Vai trò của Đức Bênêđíctô XVI trong đại
kết
ĐTGM. Bruno Forte |
Nhân cuộc viếng thăm ad limina gần đây, Đức TGM kiêm
thần học gia Bruno Forte đã dành cho Zenit một cuộc phỏng vấn về vai trò của
Đức Bênêđíctô XVI trong việc đại kết.
Theo Đức TGM Forte, trong bài diễn văn khai mạc Công Đồng Vatican II, Đức Chân Phúc Giáo Hoàng Gioan XXIII đã nhấn mạnh tới tầm quan trọng của việc khắc phục sự ngờ vực lẫn nhau và phải dùng đức tin nhận ra hành động của Thiên Chúa trong lịch sử. Ngài cho rằng sự hợp nhất giữa các Kitô hữu là một ưu tiên của công đồng. Dĩ nhiên, sự hợp nhất này không thể có được nếu không có sự hợp nhất sâu sắc với chính Thiên Chúa. Theo một nghĩa nào đó, thì đại kết không phải là việc một giáo hội nào đó quay về với một giáo hội khác mà là việc mọi người rửa tội quay trở về với Chúa Kitô.
Thành thử, Đức TGM Forte nhận ra một sự liên tục sâu sắc giữa các giáo huấn của Đức Bênêđíctô XVI và giáo huấn của Vatican II. Đức TGM cho rằng vị giáo hoàng hiện nay là một nhà cải cách và cải cách theo quan điểm nền tảng của Công Đồng, tức theo đức tin. Ngài kêu gọi Giáo Hội tự canh tân, không phải về phương diện quản trị mà là quay về với Chúa Kitô, qua việc khẳng nhận tính tối thượng tuyệt đối của Người, bước chân theo Người và làm chứng cho Người. Giáo hội càng chu toàn chương trình này, chúng ta càng có thể nói rằng con đường đại kết chắc chắn sẽ phát triển.
Khía cạnh khác cần được xem sét là các dị biệt giữa các giáo hội: nếu đôi lúc, thành quả của đối thoại chưa đem tới cho ta một diễn trình hợp nhất hay ít nhất một cuộc xích lại gần nhau ngay tức khắc, như một số người ngây thơ mong đợi, thì cũng chính vì việc suy niệm sự thật đã dẫn chúng ta tới việc nhận ra các dị biệt này. Dĩ nhiên, dưới sự soi sáng của Chúa Thánh Thần và đức tin, các dị biệt này không bị coi như những nhân tố không thể vượt qua mà là để hiểu rằng bất chấp chúng được nhận ra một cách sáng suốt, rõ mồn một như thế nào, ta vẫn có thể khám phá ra cái nguồn sâu xa hơn đem chúng ta tới hợp nhất, cả trên bình diện tín lý nữa.
Đi vào cụ thể, Đức TGM Forte cho hay: đối với các giáo hội Chính Thống, Ủy Ban Đối Thoại Thần Học Hỗn Hợp giữa Giáo Hội Công Giáo và Giáo Hội Chính Thống, mà Đức TGM vốn là một thành viên, đã cho công bố Văn Kiện Ravenna, trong đó, lần đầu tiên, mọi giáo hội Chính Thống tự trị đều nhìn nhận rằng nguyên tắc căn bản của giáo hội học Đông Phương đã được phát biểu ở số 21 của Các Qui Điển Tông Đồ. Nguyên tắc này dạy rằng tại hạ tầng có vị giám mục, trên đó là vị tổng giám mục và trên hết là vị thượng phụ. Từ trước đến nay, nguyên tắc này vốn luôn được áp dụng trên bình diện giáo hội địa phương, nay cũng được áp dụng trên bình diện giáo hội phổ quát nữa. Nghĩa là cần thiết phải có một vị đứng thứ nhất và cầm đầu giáo hội phổ quát. Vị này phải là tiếng nói của toàn thể Giáo Hội, và vị đứng hàng đầu này được anh em Chính Thống nhìn nhận không là ai khác mà là chính Giám Mục Rôma, vì Rôma vốn là Giáo Hội thứ nhất trong năm giáo hội thượng phụ vĩ đại của thế giới cổ thời. Tuy nhiên, dù cuộc đối thoại này đôi lúc có tiếng vang tại hạ tầng, nhưng một số cộng đồng Chính Thống vẫn cho rằng các thượng phụ của họ quá nhân nhượng đối với Rôma. Nên ta phải coi đây là con đường vĩ đại để ta lắng nghe nhau và lắng nghe Thiên Chúa và phải dùng đức ái làm trợ lực cho các cố gắng đại kết.
Đối với diễn trình này, vào đầu triều đại của ngài, Đức Bênêđíctô XVI vốn bị coi là người gây trở ngại cho nó. Nhưng thực ra, điều trái ngược đã xẩy ra. Đức TGM Forte cho rằng: trước nhất, ta phải nhấn mạnh tới mối liên kết sâu xa giữa giáo huấn của Đức Bênêđíctô XVI và Vatican II. Ngài vốn là một chuyên viên thần học của Công Đồng và là người từng nhiều lần quả quyết, như Chân Phúc Gioan XXIII, rằng Vatican II chính là chiếc “la bàn của thời ta”. Ngài cũng là vị giáo hoàng muốn tái phát động Vatican II, nhưng tái phát động nó theo lối chính đáng, nghĩa là không chồng đống phiến diện giữa “gián đoạn” và “liên tục”, như thể Vatican II là một ly khai đối với truyền thống Công Giáo. Trái lại, ngài muốn chứng tỏ rằng tại Vatican II, Chúa Thánh Thần luôn hành động trong Giáo Hội, nhờ thế, nhờ trung thành với bản sắc và nguyên tắc của mình là chính Chúa Kitô hằng sống, Giáo Hội có thể được canh tân để công bố Tin Mừng một cách toàn bộ và hữu hiệu cho mọi người nam nữ thời nay.
Theo Đức TGM Forte, trong bài diễn văn khai mạc Công Đồng Vatican II, Đức Chân Phúc Giáo Hoàng Gioan XXIII đã nhấn mạnh tới tầm quan trọng của việc khắc phục sự ngờ vực lẫn nhau và phải dùng đức tin nhận ra hành động của Thiên Chúa trong lịch sử. Ngài cho rằng sự hợp nhất giữa các Kitô hữu là một ưu tiên của công đồng. Dĩ nhiên, sự hợp nhất này không thể có được nếu không có sự hợp nhất sâu sắc với chính Thiên Chúa. Theo một nghĩa nào đó, thì đại kết không phải là việc một giáo hội nào đó quay về với một giáo hội khác mà là việc mọi người rửa tội quay trở về với Chúa Kitô.
Thành thử, Đức TGM Forte nhận ra một sự liên tục sâu sắc giữa các giáo huấn của Đức Bênêđíctô XVI và giáo huấn của Vatican II. Đức TGM cho rằng vị giáo hoàng hiện nay là một nhà cải cách và cải cách theo quan điểm nền tảng của Công Đồng, tức theo đức tin. Ngài kêu gọi Giáo Hội tự canh tân, không phải về phương diện quản trị mà là quay về với Chúa Kitô, qua việc khẳng nhận tính tối thượng tuyệt đối của Người, bước chân theo Người và làm chứng cho Người. Giáo hội càng chu toàn chương trình này, chúng ta càng có thể nói rằng con đường đại kết chắc chắn sẽ phát triển.
Khía cạnh khác cần được xem sét là các dị biệt giữa các giáo hội: nếu đôi lúc, thành quả của đối thoại chưa đem tới cho ta một diễn trình hợp nhất hay ít nhất một cuộc xích lại gần nhau ngay tức khắc, như một số người ngây thơ mong đợi, thì cũng chính vì việc suy niệm sự thật đã dẫn chúng ta tới việc nhận ra các dị biệt này. Dĩ nhiên, dưới sự soi sáng của Chúa Thánh Thần và đức tin, các dị biệt này không bị coi như những nhân tố không thể vượt qua mà là để hiểu rằng bất chấp chúng được nhận ra một cách sáng suốt, rõ mồn một như thế nào, ta vẫn có thể khám phá ra cái nguồn sâu xa hơn đem chúng ta tới hợp nhất, cả trên bình diện tín lý nữa.
Đi vào cụ thể, Đức TGM Forte cho hay: đối với các giáo hội Chính Thống, Ủy Ban Đối Thoại Thần Học Hỗn Hợp giữa Giáo Hội Công Giáo và Giáo Hội Chính Thống, mà Đức TGM vốn là một thành viên, đã cho công bố Văn Kiện Ravenna, trong đó, lần đầu tiên, mọi giáo hội Chính Thống tự trị đều nhìn nhận rằng nguyên tắc căn bản của giáo hội học Đông Phương đã được phát biểu ở số 21 của Các Qui Điển Tông Đồ. Nguyên tắc này dạy rằng tại hạ tầng có vị giám mục, trên đó là vị tổng giám mục và trên hết là vị thượng phụ. Từ trước đến nay, nguyên tắc này vốn luôn được áp dụng trên bình diện giáo hội địa phương, nay cũng được áp dụng trên bình diện giáo hội phổ quát nữa. Nghĩa là cần thiết phải có một vị đứng thứ nhất và cầm đầu giáo hội phổ quát. Vị này phải là tiếng nói của toàn thể Giáo Hội, và vị đứng hàng đầu này được anh em Chính Thống nhìn nhận không là ai khác mà là chính Giám Mục Rôma, vì Rôma vốn là Giáo Hội thứ nhất trong năm giáo hội thượng phụ vĩ đại của thế giới cổ thời. Tuy nhiên, dù cuộc đối thoại này đôi lúc có tiếng vang tại hạ tầng, nhưng một số cộng đồng Chính Thống vẫn cho rằng các thượng phụ của họ quá nhân nhượng đối với Rôma. Nên ta phải coi đây là con đường vĩ đại để ta lắng nghe nhau và lắng nghe Thiên Chúa và phải dùng đức ái làm trợ lực cho các cố gắng đại kết.
Đối với diễn trình này, vào đầu triều đại của ngài, Đức Bênêđíctô XVI vốn bị coi là người gây trở ngại cho nó. Nhưng thực ra, điều trái ngược đã xẩy ra. Đức TGM Forte cho rằng: trước nhất, ta phải nhấn mạnh tới mối liên kết sâu xa giữa giáo huấn của Đức Bênêđíctô XVI và Vatican II. Ngài vốn là một chuyên viên thần học của Công Đồng và là người từng nhiều lần quả quyết, như Chân Phúc Gioan XXIII, rằng Vatican II chính là chiếc “la bàn của thời ta”. Ngài cũng là vị giáo hoàng muốn tái phát động Vatican II, nhưng tái phát động nó theo lối chính đáng, nghĩa là không chồng đống phiến diện giữa “gián đoạn” và “liên tục”, như thể Vatican II là một ly khai đối với truyền thống Công Giáo. Trái lại, ngài muốn chứng tỏ rằng tại Vatican II, Chúa Thánh Thần luôn hành động trong Giáo Hội, nhờ thế, nhờ trung thành với bản sắc và nguyên tắc của mình là chính Chúa Kitô hằng sống, Giáo Hội có thể được canh tân để công bố Tin Mừng một cách toàn bộ và hữu hiệu cho mọi người nam nữ thời nay.
Chính trong tinh thần này, Đức Bênêđíctô XVI đã đầy xác tín biến chính nghĩa hợp nhất Kitô Giáo thành của riêng ngài. Mọi sáng kiến cũng như trong nhiều dịp của các năm gần đây cho thấy ngài không coi đại kết như một hoạt động trong các hoạt động khác, nhưng là chiều kích nền tảng của đời sống Giáo Hội. Bởi thế, thay vì chỉ nghĩ đến việc thay đổi lối suy nghĩ về Công Đồng trong lãnh vực đại kết, như một số người vẫn cho như thế, vị giáo hoàng đương nhiệm muốn đưa ra một diễn trình thâm hậu hóa nó, một diễn trình khác hẳn.
Vấn đề đối với ngài là tiếp nhận các tiến bộ vĩ đại của Công Đồng và đem chúng trở về với các nguồn cội sâu xa nhất của chúng, tức cái nhìn Ba Ngôi về Giáo Hội, một cái nhìn hướng ta tới căn cội Ba Ngôi. Nơi Ba Ngôi, có ba vị, và mỗi vị vẫn là chính mình như thế nào, thì cũng có sự hợp nhất sâu xa như thế trong Giáo Hội Công Giáo, một sự hợp nhất được thể hiện trong cái đa diện phong phú của nhiều giáo hội đặc thù hay trong chiều kích lịch sử của mầu nhiệm Giáo Hội duy nhất này.
Không cần phải đưa ra các quyết định vội vã, nhưng cần tin tưởng và hy vọng vào con đường sẽ dẫn ta tới việc thể hiện trọn vẹn kế hoạch của Thiên Chúa. Nhìn theo cách này, các giáo huấn của Đức Bênêđictô XVI, trong mọi nét sâu sắc và phong phú của chúng, được coi là liên tục với sứ điệp của Vatican II.
Nói về các cơ cấu như toà bản quyền vốn được Đức Thánh Cha thiết lập để chào đón anh em Anh Giáo, đấy có phải là một giải pháp đối với các cộng đồng không Công Giáo khác hay không? Đối với Đức TGM Forte, bên dưới các cơ cấu này là trực giác sáng suốt của Chân Phúc Gioan Phaolô II, đấng mà trong Ut unum sint, từng cho rằng mình sẵn sàng duyệt lại việc thi hành quyền tối thượng, để quyền này được các tín hữu của các truyền thống Kitô Giáo khác chấp nhận. Ý tưởng làm nền là cần phân biệt một bên là nội dung chân lý thần học của việc hợp nhất Giáo Hội, vốn được ủy nhiệm cho Giám Mục Rôma, và một bên là phương cách thi hành nội dung ấy, một phương cách đương nhiên mỗi lúc một khác tùy theo kinh nghiệm lịch sử.
Hiện đang có một tinh thần hợp nhất khiến Giáo Hội La Tinh chín mùi hơn và cũng có một tinh thần hợp nhất đang liên kết các giáo hội Đông Phương với Tòa Thánh. Đàng khác, cũng có những hình thức khác như hình thức thử nghiệm là tòa bản quyền dành cho anh em cựu Anh Giáo. Công thức tòa bản quyền này có thể có ích đối với những anh em cựu Anh Giáo nào đặc biệt gắn bó với các truyền thống đặc thù của Anh Giáo trong lãnh vực phụng vụ, cầu nguyện mà không vì thế xâm phạm tới sự hiệp thông về tín lý và mục vụ với Giáo Hội Rôma. Vì thế, ta phải cởi mở đối với tính đa diện trong các khả thể, nghĩa là đối với một hiệp thông trọn vẹn với Giáo Hội Công Giáo mà không từ bỏ các thiện ích từng tiếp nhận được nơi truyền thống Anh Giáo, trái lại đem chúng tới chỗ toàn thành trong Giáo Hội Công Giáo. Tuy nhiên, cũng có nhiều anh em cựu Anh Giáo muốn hiệp thông trọn vẹn với Giáo Hội Công Giáo mà không cần giữ lại một vài yếu tố từng lên đặc điểm cho bản sắc và truyền thống của họ. Với quyết định của ngài, Đức Bênêđíctô XVI muốn chứng tỏ rằng ngài cởi mở đối với mọi khả thể, ủng hộ các khả thể này và khích lệ chúng để ý nguyện hợp nhất Kitô Giáo của Chúa Giêsu được thể hiện.
Nhưng đối với Đức Bênêđíctô XVI, nếu có chút thành công nào trong lãnh vực này, thì đó hoàn toàn là do công trình của Chúa Thánh Thần, và dù sao, thì đó cũng chỉ là những thành công nhỏ nhoi so với điều Chúa Giêsu mong đợi nơi Giáo Hội. Đây quả là thái độ của một con người có đức tin biết nhìn sự việc trong viễn tượng tối hậu và không bao giờ tán tụng thái quá các thành quả đã đạt được từ trước đến nay. Nói cách khác, vẫn còn rất nhiều điều cần phải làm. Đại kết vẫn là lời hứa và lời gọi vĩ đại, và theo một vài khía cạnh nào đó, nó cũng là một thách đố hết sức lớn lao. Cơn cám dỗ nguy hiểm nhất là sự nản chí nản lòng, vì nghĩ rằng việc hợp nhất này sẽ không bao giờ đạt được. Bởi thế, vị giáo hoàng đương nhiệm mời gọi ta phải phản ứng một cách đầy tin tưởng vào việc làm và ý muốn của Thiên Chúa. Cơn cám dỗ ngược lại là vội vàng, bằng mọi giá, đạt cho được sự hợp nhất này, với những bước đi chỉ có thể biện minh nhờ hoà giải hơn là nhờ vâng phục đức tin. Về điểm này, Đức Bênêđíctô XVI lưu ý chúng ta: hợp nhất chỉ có thể xây dựng trên sự thật. Đàng khác, việc hợp nhất Kitô Giáo không thể bị tách biệt khỏi sự thật, nên hợp nhất - sự thật - đức ái là ba cái cọc của con đường duy nhất giữ cho chúng kết hợp với nhau.
Còn về việc hòa giải với Hội Thánh Piô X, theo Đức TGM Forte, Đức Bênêđíctô XVI xưa nay vốn tỏ rõ một đức ái và một cởi mở rất lớn. Summorum Pontificum và các qui tắc áp dụng nó giúp người nào muốn sống một cách trọn vẹn sứ điệp Công Giáo vẫn có thể trung thành với gia tài phụng vụ của quá khứ. Đức TGM Forte xác tín rằng nền phụng vụ của Vatican II vừa thực sự phong phú vừa có tính truyền thống; do đó, ngài không hiểu tại sao những niềm hoài cổ kia lại có thể đã phát sinh ra được; tuy nhiên, chúng đã được phát sinh ra và đang hiện hữu thực sự. Nên vị giáo hoàng đương nhiệm đã tỏ rõ một lòng tôn kính và chấp nhận chúng. Nhưng có một điểm không thể thay đổi mà cộng đồng do Đức TGM Lefèbre thiết lập sẽ phải cân nhắc và lượng giá mình đó chính là việc phải xác tín và trọn vẹn chấp nhận nội dung tín lý của Vatican II. Bác bỏ Công Đồng không phải là bác bỏ một khoảnh khắc riêng rẽ trong đời sống Giáo Hội: việc chấp nhận nó là thành phần cấu tạo nên việc chấp nhận Giáo Hội Công Giáo như một toàn bộ.
Trên bình diện giáo phận và giáo xứ, đại kết phải được coi là chủ yếu. Dĩ nhiên, mỗi cộng đồng sống đại kết một cách khác: có những giáo phận phải đối diện với người Chính Thống và anh em Tin Lành hằng ngày tại chính lãnh thổ của mình, nhiều giáo phận ít tiếp xúc với họ hơn. Tuy nhiên, các nguyên tắc nền tảng cần được mọi nơi tuân theo. Chính vì thế, theo Đức TGM Forte, Tuần Lễ Cầu Nguyện Cho Sự Hợp Nhất Kitô Giáo cần luôn được trân trọng. Trong các thừa tác vụ dành cho người trẻ và người trưởng thành cũng như các thừa tác vụ giáo lý, cần dành nhiều quan trọng hơn cho việc cầu nguyện này.
Tại giáo phận Chieti-Vasto, vốn là giáo phận của Đức TGM Forte, ngài đã dành một nhà thờ cho một linh mục Chính Thống, theo lời yêu cầu của Đức TGM Dervos. Tại cộng đoàn Adventist, vị mục sư sở tại đã đón tiếp Đức TGM Forte một cách đầy ân cần và thương yêu, còn mời ngài nói chuyện tại phân khoa thần học của họ tại Florence, về Lời Chúa… Với các cộng đồng quá khích như Chứng Nhân Giêhôva chẳng hạn thì khó có những cuộc đối thoại vì họ không muốn như thế; không những vậy, có khi, họ còn trốn chạy khỏi đối thoại nữa, nhất là khi họ gặp phải những Kitô hữu được đào luyện cẩn thận. Trong những trường hợp này, chính sự chín mùi trong cuộc sống Kitô giáo mới có sức thuyết phục hơn lời nói. Nhờ thế, Đức TGM đã chứng kiến được nhiều cuộc trở về của các cựu chứng nhân Giêhôva. Khi được hỏi lý do của cuộc trở về, một cựu chứng nhân đã thú thực: “vì chúng con cảm thấy được tự do trong Giáo Hội”. Thiên Chúa của người Kitô hữu không phải là vị Thiên Chúa làm ta hãi sợ hay chuyên áp đặt ý muốn lên ta, mà là vị Thiên Chúa mời gọi ta bằng sợi dây yêu thương và điều này đem lại một niềm vui khôn tả.
Được hỏi đâu là ý nghĩa sâu xa của Tuần Lễ Cầu Nguyện Cho Sự Hợp Nhất Kitô Giáo năm nay, Đức TGM Forte cho hay: Năm nay, chủ đề của Tuần Lễ là câu trích tiên tri Mica: “Tôi sẽ mang gì vào chầu Thiên Chúa?” (Mk 6:6-8). Nền tảng của suy niệm này, vốn do một ủy ban hỗn hợp gồm cả người Công Giáo, Chính Thống lẫn Thệ Phản chọn lựa, là ý muốn thể hiện điều Thiên Chúa muốn cho ta. Có ba định mức nền tảng ở đây: định mức thứ nhất là lòng đạo hạnh (piety). Đạo hạnh là thái độ sâu sắc muốn phó thác cho Thiên Chúa, hoàn toàn tín thác vào quyền tối thượng tuyệt đối của Người. Mica muốn cầu xin để quyền tối thượng của Thiên Chúa này được nhìn nhận như là cội nguồn và điểm qui chiếu cho mọi chọn lựa của ta. Đây là ý niệm chủ yếu được Đức Thánh Cha nhấn mạnh rất nhiều. Nơi Mica, việc tín thác vào lòng thương xót là dấu chỉ sự cố gắng liên tục muốn lấy ý Thiên Chúa làm thước đo chính ta.
Định mức thứ hai là công lý. Như các lời bình luận đại kết đã chứng tỏ, công lý cũng được hiểu trong chiều kích xã hội mạnh mẽ của nó. Quyền lợi của người nghèo và người yếu thế phải được nhìn nhận. Đôi khi sự hợp tác trong việc phục vụ người nghèo và đạt công lý vẫn có thể thực hiện được, dù sự hiệp thông tín lý không có chi tiến triển vì thiếu phương tiện.
Định mức sau cùng là lòng khiêm tốn: chúng ta không phải là những người chủ đạo của hợp nhất: hợp nhất phát xuất từ Thiên Chúa và điều đòi hỏi nơi ta trước nhất là khẩn cầu công trình của Thiên Chúa. Thiển nghĩ không có lòng khiêm nhường, ta sẽ không bao giờ thể hiện được sự hợp nhất mà Chúa yêu cầu. Chính vì thế, bản văn của Mica trở thành chương trình đại kết quan trọng, nhất là vào lúc này, lúc mà một số người gọi là “mùa đông đại kết”, lúc ta càng cần phải nhìn bằng con mắt đức tin, bởi vì ở cửa ngõ mùa xuân, hạt giống đang chết đi kia sẽ trổ sinh hoa trái.
1/29/2013(vietcatholic.org)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét