CHÚA NHẬT 01/09/2013
Chúa Nhật 22 Thường Niên Năm C
(Phần
II)
Giáo Lý Phúc Âm Chúa Nhật XXII Quanh
Năm C ngày 1.9.2013
CHÚA NHẬT XXII QUANH NĂM,
NĂM C
Sách Huấn Ca
3.17-20,28-29; Thư Thánh Phaolô gửi tín hữu Do Thái 12.18-19, 22-14
và Phúc Âm Thánh Luca
14. 1,7-14
I. Giáo Huấn P.Â.:
Giáo lý Phúc Âm dạy sống
khiêm tốn:
Khiêm tốn là chọn chỗ
thầp nhất trong đám tiệc: Chỗ ngồi không làm nên giá trị con người,
nhưng con người có giá trị tự tại: được dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa và
được Con Thiên Chúa khiêm tốn sinh làm con người và hy sinh mạng sống
mình để mang ơn cứu độ cho con người.
Khiêm tốn là thi ơn mà
không mong được đáp trả: Hãy làm bạn và ban ơn bố đức cho hết mọi người, nhất
là những người thật sự cần và họ không có cơ hội đáp trả.
II.
Vấn nạn P.Â.
Thói háo danh của người
Do Thái, đặc biệt nơi những nhóm chính trị và tôn giáo thời
bấy giờ.
Phúc Âm tường thuật rằng: “Đức Giêsu đến nhà một Ông thủ lãnh nhóm
Pharisêu để dùng bữa: họ cố ý dò xét Người….. Người nhận thấy khách dự tiệc cứ
chọn chỗ nhất mà ngồi, nên Ngài nói với họ dụ ngôn nầy . . . ” Dò xét hay dòm
ngó …. Tất cả diễn tả tà tâm và ác ý muốn hại người khác. Nuôi ác tâm hại người là bộc lộ tính ganh tị hay hiềm thù. Sự
ganh tị nặng nề nhất nơi con người do háo danh và ích kỷ. Người Do Thái, đặc biệt những phe nhóm chính trị và tôn giáo thời bấy giờ rất háo danh,
rất chuộng tiếng khen. Họ dò xét và dòm ngó Chúa Giêsu với sự hiềm thù và ganh tị vì Chúa Giêsu đang được dân
chúng ngưỡng mộ và
muốn suy tôn Ngài làm lãnh tụ.
Một
vài phe nhóm chính trị và tôn
giáo xôi thịt và háo danh thời Chúa Giêsu thường được đề cập:
Nhóm Sađốc:
Nguyên ngữ Do Thái
là tsaddiqim, có nghĩa những người công chính. Tên gọi
Sađốc lấy từ tên thượng tế Zadok thời vua Davít (Sách các Vua quyển I, 1:26)
lúc đó nhiều người trong nhóm Sađốc là tư tế. Thời Chúa Giêsu họ là những người giàu có và có thế lực cả
chính trị cũng như tôn giáo. Hội đồng tôn giáo của đền thờ Giêrusalem cũng như
Hội Đồng dân sự Do Thái đều bị chi phối bởi thế lực và tiền bạc của nhóm
Sađốc. Điều
nầy có thể tìm thấy trong Tông Đồ
Công Vụ 4:1; 5;17; 23:6. Họ không tin có sự sống mai sau, không tin có thiên thần
hay tinh thần như trong Phúc Âm Matcô 12,18-27; Luca 20:27 và Tông đồ Công Vụ
23,8 diễn tả. Họ và nhóm Pharisêu
luôn rình rập để ám hại Chúa Giêsu, nhưng nhóm Sađốc cũng chấp nhận niềm tin
truyền khẩu của bè Pharisêu và những mạc khải mới.
Nhóm
Pharisêu
Nhóm
Pharisêu xuất hiện vào thế kỷ thứ hai trước Chúa Giêsu. Pharisêu trong tiếng Do
Thái có nghĩa “được tách biệt” để diễn tả chủ trương giữ luật Môsê thật nhiệm
nhặt của nhóm, đặc biệt giữ ngày lễ nghỉ, giữ luật thanh tẩy, luật đóng thuế
thập phân và luật kiêng cử những thức ăn mà họ cho là ô uế.
Đa
số thành phần Pharisêu là thứ dân, nhưng cũng khi có cả thành viên Hội Đồng
Công Nghi Do Thái như trong Tông Đồ Công Vụ 5:34. Họ không những giữ luật Môsê
nhưng cả truyền thống của tiền nhân như được nói trong Matcô 7,1-13 và
Matthêô 15,1-20. Những nhà lãnh đạo nhóm được gọi là Rabbi hay sư phụ như trong
trường hợp Nicôđêmô trong Gioan 3,1-10; 7:50: 19:39 và Gamalien trong Tông Đồ
Công Vụ 5,34; 22.3
Họ
hoàn toàn đối nghịch với Chúa Giêsu vì Chúa có ảnh hưởng lớn nơi dân chúng.
Chúa vạch trần thói giả hình xấu xa của họ. Họ toa rập với nhóm Hêrôđê để tìm
cách ám hại Chúa như trong Marcô 3:6. Nhóm Pharisêu tin sự sống lại sau khi
chết như trong Tông Đồ Công Vụ 23,1-8. Bản thân Thánh Phaolô cũng là Pharisêu
như Ngài tự nhận trong thư gửi Giáo Đoàn Philipphê 3,5 và trong Tông Đồ Công Vụ
23,6 và 26,5
Nhóm Ký lục hay luật sĩ
Đó
là những người được học chuyên về luật và có ảnh hưởng trong việc giải thích
luật và những nguyên tắc phải giữ trong đời sống. Thật sự họ không có khả năng
tự lập mà phải lệ thuộc vào nhóm Pharisêu. Nên họ được coi như luật sĩ của nhóm
Pharisêu như trong Phúc Âm Matcô 2,.16 hay Tông Đồ Công Vụ 23,9.
Phúc
Âm Thánh Luca gọi nhóm người nầy là luật sĩ như trong Luca 7:30 và 10, 25 Còn
Matcô và Matthêu gọi họ là ký lục. Cách chung, không quá đáng như Pharisêu,
nhưng họ vẫn được xếp vào thành phần đố kỵ với Chúa Giêsu như trong Matcô 11,27
Nhóm thượng tế, tư tế và Lê vi.
Phát
xuất từ chi tộc Lêvi chuyên đặc trách chuyện tế tự, phượng tự và bảo quản đền
thờ. Phúc Âm diễn tả nhóm người nầy vào số những người ganh tỵ và tìm cách ám
hại Chúa Giêsu.
Nhóm Ái Quốc cực đoan:
Chống
đối đế quốc Rôma thật mạnh mẽ và họ tin rằng Thiên Chúa sẽ ban Đấng Cứu Thế đến
để tiêu diệt Rôma. Simon, một trong những môn đệ của Chúa Giêsu được gọi là
Simon nhiệt thành, là người thuộc nhóm nầy.
Ngoài
ra cũng có một vài nhóm khác như nhóm Hêrôđê, được thành lập để bảo vệ Herôđê
Antipa, toàn quyền Galilê và Pêrê từ năm thứ 4 trước Công Nguyên cho đến năm 39
sau công nguyên.
Những
nhóm vừa kể trên, nhất là nhóm Pharisêu rất nặng thói háo danh, giả hình và phô
trương. Đang khi họ cố dò xét, lùng tìm những sai sót của Chúa để ám hại Chúa.
Họ không thấy gì! Chúa lại thấy rõ những sai sót và thói hư tật xấu nơi họ,
nhất là thói háo danh “Ai cũng muốn ngồi chỗ nhất!”Không phải vì chỗ nhất ăn ngon hơn mà vì chỗ đó
danh dự hơn. Chỗ ngồi là danh dự. Chỗ ngồi và người ngồi cái nào quan trọng hơn
? Có câu chuyện kể về một người chủ nhà mở một bữa tiệc và mời nhiều người đến
dự. Trong số khách đến dự có một học giả nổi tiếng tên là Daniel. Khi Daniel
đến, chủ nhà mời ông ngồi bàn trên. Nhưng Daniel từ chối và nói rằng ông muốn
ngồi chung với những người bình dân nghèo hèn. Sau Daniel còn có nhiều khách
lần lượt đến. Ai cũng giành ngồi bàn trên và những bàn gần phía trên. Chỉ có
cái bàn tận cuối cùng, bàn của Daniel đang ngồi là còn trống chỗ. Sau cùng, ông
thị trưởng đến. Vì không còn ghế trống ở bất kỳ bàn nào khác nên chủ nhà buộc
lòng mời ông thị trưởng ấy đến ngồi bàn cuối chung với bàn của Daniel. Vị thị
trưởng thắc mắc: nhưng đây là bàn cuối cùng mà ! Chủ nhà nhanh trí đáp : thưa không, đây
là bàn danh dự vì là bàn có ông Daniel đang ngồi. Vị thị trưởng hết thắc mắc và
ngồi vào chỗ chủ nhà chỉ. Ý nghĩa câu chuyện là: không phải chỗ ngồi làm cho
người ngồi được vinh dự, ngược lại, chính người ngồi làm cho chỗ ngồi được vinh
dự.
Như
vậy, thực chất của con người không là chỗ nhất nơi bàn tiệc nhưng là con người
đích thực của mình: Khiêm tốn nhìn nhận sự thấp hèn nơi mình để Chúa sẽ cất
nhấc người đó lên chỗ nhất. Chỗ nhất được Chúa dành cho con người có giá trị
đích thực mới làm cho con người được vinh dự trước mặt Chúa và người khác. Nên
chỗ nhất không làm con người có giá trị. Tên ăn trộm hay người bất lương cũng
có thể ngồi chỗ nhất trong đám tiệc. Nhưng chỗ đó không làm họ hết bất lương.
Trái lại người công chính và đạo đức sẽ làm cho chỗ ngồi thấp hèn thành chỗ
nhất trong bàn tiệc thiên quốc.
Khiêm
Nhường trong Triết Lý Đông Phương và trong Kinh Thánh:
Kinh Dịch, quyển sách cơ bản của đạo học Đông phương, rất
chú trọng đến đức Khiêm Quẻ thứ 15 trong Kinh Dịch là Địa Sơn Khiêm, nghĩa là
núi tuy cao nhưng chịu nhún nhường nằm dưới đất, hoặc nói cách khác đất tuy
thấp nhưng trong lòng lại có chứa núi, có ý nói về người có bản lãnh nhưng cư
xử ôn nhu, khiêm tốn. Trong quẻ chứa những câu dạy dỗ rất hay về đức Khiêm. Xin
trích một đoạn trong tác phẩm của Nguyễn Hiến Lê: Kinh Dịch, đạo của
người quân tử: Khiêm là đạo của trời, đất và người. Trời có
đức khiêm vì ở trên đi xuống chỗ thấp mà sáng tỏ; đất có đức khiêm vì chịu ở
duới mà đi lên. Đạo trời, cái gì đầy thì làm cho khuyết đi, cái gì thấp kém
(khiêm) thì bù đắp cho (Thiên đạo khuy doanh nhi ích khiêm: Đạo đất, đạo quỉ
thần cũng vậy. Còn đạo người, thì ghét kẻ đầy, tức sự kiêu căng thỏa mãn, mà
thích kẻ khiêm tốn (Nhân đạo ố doanh nhi hiếu khiêm. Trong Địa Sơn Khiêm,
chúng ta còn được nhắc dù gặp hoàn cảnh khó khăn cách mấy như vượt sông lớn, cứ
cố giữ đức khiêm nhường rồi kết quả vẫn tốt: khiêm khiêm quân tử, dụng
thiệp đại xuyên, cát.
Kinh
Thánh:
Khiêm nhường là nhìn nhận sự thấp bé, giới
hạn và yếu hèn của mình. Khiêm nhường là coi trọng người khác, thấy ở bất cứ người nào cũng có những điều
chúng ta có thể học hỏi được; biết nhìn nhận khuyết điểm hay lỗi lầm của mình.
Khi nghe những lời phê bình về mình mà nóng mặt, hay sôi máu là coi chừng mình
thiếu sự khiêm nhường. Đức Chúa Giêsu dạy môn đồ phải khiêm nhường như em bé trong Phúc Âm Matthêô 18:3-4
Khiêm
nhường là hy sinh phục vụ: Chúa Giêsu kêu các môn
đệ mình đến và dạy: “ai muốn làm đầu, thì
phải làm rốt hết và làm tôi tớ mọi người” Matthêô 9:35 “Kẻ nào tôn mình lên thì sẽ bị hạ xuống, còn kẻ nào hạ mình
xuống thì sẽ được tôn lên” trong Matthêô 23:12. Chính Chúa đã đích thân rửa chân cho 12 môn đồ để dạy bài học khiêm nhường trong phục vụ.
Khiêm nhường là làm vui
lòng Chúa, khiêm nhường sẽ nhận được sự dẫn dắt của Ngài. Người khiêm nhường
sống trong hòa bình. Họ không tranh thắng, không cãi cọ với anh em mình để dành
phần phải. Họ không tạo kẻ thù một cách vô ích. Khi biết làm mếch lòng ai, họ
sẵn sàng hạ mình xin lỗi. Khi ai làm mếch lòng họ, họ không bận tâm và tha thứ
ngay khi người đến xin lỗi. Vì “chúng ta thảy đều vấp phạm nhiều cách
lắm” Thư
Thánh Giacôbê 3:2. Thánh
Phaolô khuyên: Trong vòng anh em phải ở cho hiệp ý nhau; đừng ao ước sự cao
sang, nhưng phải ưa thích sự khiêm nhượng. Chớ cho mình là khôn ngoan trong
Thư Thánh Phaolô gửi giáo đoàn Rôma 12:16.
Hãy nhớ lời dạy của
người cha trong KinhThánh: “Hãy để cho kẻ khác khen ngợi con, miệng con chẳng
nên làm; Để cho người ngoài tán mỹ con, môi con đừng làm” Sách Châm Ngôn 27:2. Tục ngữ Việt cũng nói “Mèo khen mèo dài đuôi” hay câu ngạn ngữ
của Âu châu: Con khỉ càng leo cao thì càng hở mông” ngụ ý chê
người hay khoe mình, tự cao tự đại. Càng khoe khang tự đại, càng bộc bạch sự
yếu kém và sai sót của bản thân.
Khoe khoang là kiêu ngạo.
Thánh Kinh cho rằng con người không có một cơ sở nào để hợm mình, khoe khoang
về những gì mình có, hay những gì mình thực hiện được; vì tất cả là quà Thiên
Chúa ban cho. Trong một bức
thư gửi cho Giáo
đoàn Côrintô, thánh Phaolô
nhắc: “Ai bảo là anh chị em hơn người khác? Có gì anh chị em có mà không phải
là quà tặng đâu? Và nếu là quà tặng thì tại sao anh chị em tự hào như thể quà
đó do tay mình làm ra?” trong I Côrinh 4:7 Người kiêu ngạo chỉ thấy mình là tất cả,
mình hay hơn, khôn hơn người khác, ý của mình luôn đúng, văn thơ mình luôn hay,
họ không thấy trời cao đất rộng, như ếch ngồi đáy giếng coi trời bằng vung. Thiên
Chúa ghét người quyền thế, kiêu căng và cho họ về tay không. Chúa thương yêu và
nâng cao người phận nhỏ yếu hèn trong Kinh Magnificat mà Đức Mẹ đã trả lời Bà
Elisabeth khi được bà tôn vinh Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa. Thiên Chúa quở trách những người kiêu căng “Bọn kiêu căng, Chúa tởm kinh, căm ghét” trong
sáchChâm Ngôn 16:5.
Người kiêu ngạo là tự dối mình:
“Nếu người nào tưởng mình quan trọng lắm, mà thật ra chẳng là gì cả, thì người
ấy đã tự lừa dối lấy mình” như trong thư Thánh Phaolô gửi giáo đoàn
Galata 6:3. Thánh Kinh cũng phân biệt rõ: “Sự kiêu ngạo của
người sẽ làm hạ người xuống; nhưng ai có lòng khiêm nhượng sẽ được tôn vinh” như
trong sách Châm Ngôn 29:23.
III. Thực hành
P.Â.:
Khiêm nhường (trích
bài giảng của Đức Cha GB. Bùi Tuần)
“Sống đạo đòi nhiều nhân
đức. Bởi vì sống đạo thì phải sống đức. Một trong những nhân đức cần để sống
đạo là đức khiêm nhường. Khiêm nhường ví như một thứ muối thiêng. Nếu các nhân
dức ví được như những món ăn nuôi dưỡng tâm hồn, thì nhân đức nào cũng cần có
chút muối thiêng đó. Trái lại, kiêu ngạo là một thứ thuốc độc. Việc lành nào
bất cứ, nếu bị pha một chút thuốc độc kiêu ngạo vào, tất sẽ ra hư.
Có thứ khiêm nhường thật.
Có thứ khiêm nhường giả.
Khiêm nhường giả. Khiêm
nhường giả thường là một hình ảnh mơ tưởng tự tạo. Coi khiêm nhường như một
vinh quang, kết quả của những cố gắng tự sức. Để rồi có cớ nảy sinh tự đắc, lợi
dụng trên đường danh lợi. Thỉnh thoảng người ta soi mình vào hình ảnh tự tạo
đó, để tìm thích thú và thèm muốn được khen. Nếu không cảnh giác, thì thứ khiêm
nhường giả như thế sẽ rất nguy hiểm. Vì nó sẽ dễ trở thành thứ nọc độc có thể
pha trộn vào mọi ý hướng đạo đức. Để rồi, sau cùng họ dùng việc đạo để tìm vinh
quang ảo cho mình, từ những việc nhỏ đến cả những việc lớn bề ngoài mặc vẻ đạo
đức. Hành trình của nó thường mang nhiều giả dối và mưu lược.
Khiêm nhường thật. Trái
lại, khiêm nhường thật thường phải trải qua những hành trình có nhiều phấn đấu.
Phấn đấu với chính mình. Phấn đấu với lối sống cạnh tranh xấu của thế gian.
Nhất là phấn đấu với ma quỉ, loại kẻ thù có nhiều xảo quyệt. Satan vốn bị Kinh
Thánh coi là cha của kiêu ngạo, luôn tìm cách phá đức khiêm nhường. Chính Chúa
Thánh Thần tác động, làm nên sự khiêm nhường thật. Có thể nhận ra bằng những
dấu chỉ này: Con người cảm nhận sâu sắc mình yếu kém, hèn hạ. Họ rất thành thực
nhận mình tội lỗi. Họ xem mình như người thu thuế cúi đầu cầu nguyện. Thực sự
nghèo nàn. Thực sự khốn khó. Thực sự khiêm tốn: “Lạy Chúa, xin thương xót con
là kẻ tội lỗi” (Lc 18,13).
Sự cầu nguyện cậy trông
Chúa phát xuất từ ơn Chúa cùng với sự cảm nhận sức mình yếu đuối. Ơn cậy trông
đến dần dần một cách lặng lẽ, và kéo linh hồn về với Chúa một cách rất tế nhị.
Nó làm cho linh hồn cảm thấy mình không ngừng cần phải đổi mới, để đón nhận
được ơn cậy trông lôi kéo đó thường xuyên. Từ sự cậy trông lôi kéo đó, linh hồn
khát khao tìm kiếm chính Chúa. Sự gặp gỡ Chúa sẽ đem lại cho họ sự sám hối, tâm
tình cảm tạ và thờ phượng. Đồng thời, khi gần gũi Chúa, họ cảm thấy mình gần
gũi mọi người. Có một tâm tình đồng cảm linh thiêng. Họ thấy mình chẳng có gì
đáng gọi là đạo đức. Họ thấy mọi người đều là những người yếu đuối, nhưng được
Chúa xót thương đỡ nâng tha thứ. Với cảm nghiệm đó, họ nhận ra mình có bổn phận
phục vụ mọi người, người công chính cũng như người tội lỗi yếu đuối, theo gương
Cha trên trời, là “Đấng cho mặt trời của Người mọc lên soi sáng kẻ xấu cũng như
người tốt, và cho mưa xuống trên người công chính cũng như kẻ bất chính” (Mt
5,45). Vài hoa trái của khiêm nhường.
Như vậy, sự khiêm nhường
thật sẽ đem lại cho người sám hối sự bình an và hoan lạc. Sự khiêm nhường, khi
đúng là hoa quả của ơn Chúa Thánh Thần, sẽ không gây nên những ray rứt dằn vặt
cho ta, dù ta có một quá khứ đầy lỗi lầm. Những dằn vặt bối rối này nhiều khi
do ma quỉ khuấy lên, để ta không nhận ra được dung mạo đầy tình yêu thương xót
của Cha nhân lành, Đấng vui mừng sung sướng, khi có dịp tha thứ cho những đứa
con biết trở về. Sự khiêm nhường thật cũng đem lại cho con người tâm tình vâng
phục Lời Chúa một cách đơn sơ tin tưởng, cho dù dư luận muốn kéo họ về hướng
khác. Thí dụ: về việc bố thí, làm việc từ thiện, cầu nguyện và ăn chay, Chúa
Giêsu dạy hãy làm kín đáo. Vì Cha trên trời, Đấng hiện diện nơi kín đáo thấu
suốt mọi sự kín đáo sẽ trả công cho họ (Mt 6,16-18). Họ vâng lời Chúa, cho dù
nhiều cám dỗ giục làm khác đi. Sự khiêm nhường thật cũng thường gây cho chúng
ta được ý thức tự trọng chính đáng, và nhận thức được bổn phận tìm cách khéo
léo giúp các người thuộc về mình sống trong sự thực một cách khiêm nhường.
Thú thực là riêng tôi cũng đang phải phấn đấu từng
giờ với nhiều khó khăn tinh thần và thể xác, để có thể nói như thánh vương
David: “Chúng xô đẩy tôi, mong tôi té ngã. Nhưng Chúa đã phù trợ thân này. Chúa
là sức mạnh tôi, là Đấng tôi ca ngợi, chính Người cứu độ tôi” (Tv 118,13-14).
Tôi mong rằng: Những gì tôi vừa chia sẻ sẽ được coi là những hạt giống nhỏ về
Tin Mừng mùa chay. Tôi xin phép được gieo rắc chúng trong một thời điểm đang có
những chân trời chinh chiến đau buồn, mang nhiều đe doạ khủng khiếp cho cả phần
hồn phần xác. Ta hãy nhìn lên Chúa Giêsu chịu đóng đinh trên thánh giá. Hãy xem
Người khiêm nhường thế nào và khiêm nhường đến mức nào. Người đang dạy chúng
ta: “Hãy học với Thầy, vì Thầy có lòng hiền lành và khiêm nhường” (Mt 11,29).
Chúng ta cũng tin vào Lời Chúa phán xưa: “Chúng con hãy tỉnh thức, vì chúng con
không biết ngày nào giờ nào” (Mt 25,13). Sau cùng, chúng ta đừng quên lời thánh
Phêrô: “Anh em hãy lấy đức khiêm nhường mà đối xử với nhau. Vì Chúa chống lại
kẻ kiêu ngạo, nhưng ban ơn cho kẻ khiêm nhường” (1 Pr 5,5).”
Lm. Phêrô Trần thế Tuyên
Một hôm Dương Chư sang
nước Tống, vào ở trọ một nhà kia. Người chủ nhà có hai nàng hầu, một nàng đẹp,
một nàng xấu. Để ý quan sát, Dương Chu thấy trong nhà ai cũng quý trọng người
thiếp xấu mà khinh rẻ người thiếp đẹp. Lấy làm lạ, ông mới dò hỏi cậu bé giúp
việc.
Cậu bé tiết lộ:
- Người thiếp đẹp hay
kênh kiệu, tự cho mình là đẹp nên mất đẹp. Chúng tôi chẳng ai còn nhìn ra cái
đẹp của nàng. Trái lại, người thiếp xấu, tự biết mình xấu, sống hồn nhiên vô tư
với mọi người, nên không ai còn nhìn thấy cái xấu của nàng nữa.
Dương Chu liền gọi học
trò đến dặn:
- Các con hãy ghi nhớ
lời này: Giỏi mà bỏ được cái thói tự cho mình giỏi, thì đâu mà chẳng được người
yêu quý tôn trọng.
“Ai tôn mình lên sẽ bị
hạ xuống; còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên” (Lc 14,11). Đức Giêsu rất ưa thích sự
khiêm nhường mà còn làm gương trước cho mọi người. Là một vị Thiên Chúa quyền
năng, nhưng Người đã khiêm hạ mình làm kiếp phàm nhân. Là bậc thầy trong thiên
hạ, lại quỳ xuống rửa chân cho các đệ tử. Chỗ của Người là “chỗ nhất” trên trời
cao, nhưng lại chọn “chỗ cuối” dưới chân con người.
Đức Giêsu tự hạ mình
xuống như thế không phải là để được tôn lên, vì dưới vòm trời này ngôi báu nào
có thể chứa được Người. Người khiêm nhường đến tự huỷ như thế cũng là để phục
vụ con người đến hết mình, và để yêu thương họ cho đến cùng. Vì thế, khiêm
nhường để gây chú ý, để được tiếng khen, để được tôn lên, mà không nhằm phục
vụ, yêu thương thì chỉ là kiêu ngạo trá hình mà thôi.
Có thể nói, khiêm nhường
như Chúa dạy, chính là “tự nhận mình là không và Chúa là tất cả”, nên chỉ cậy dựa vào Chúa mà hy sinh, mà phục
vụ và yêu thương mọi người. Chỉ có những ai hạ mình xuống như thế mới đáng được
Chúa tôn lên.
Thánh Giuse đã khiêm
nhường phục vụ, yêu thương Đức Mẹ và Đức Giêsu tại quê nghèo Nadarét, nên đã
được tôn làm cha nuôi Chúa Cứu Thế.
Đức Maria đã khiêm
nhường nhận mình là nữ tỳ của Thiên Chúa, nên đã được tôn làm Mẹ Thiên Chúa.
Noi gương Chúa, biết bao
con người đang âm thầm xả thân cho đồng loại, họ khiêm nhường làm những công
việc dơ dáy hôi tanh, để chăm sóc cho những người phong cùi lở loét, những bệnh
nhân nan y bất trị, những người hấp hối nhặt đưọc từ đường phố, những trẻ em
nghèo đói, thương tật trong các nước chiến tranh, lạc hậu.
Chính khi yêu thương vô
vị lợi, chính khi chúng ta “đãi tiẹc những kẻ nghèo khó, tàn tật, què quặt, đui
mù, những kẻ không có khả năng mời lại”, thì chúng ta “mới thật có phúc”, vì
chính Thiên Chúa sẽ trả công cho chúng ta. Người không có ý phân biệt giàu
nghèo, thân sơ, vì trước mắt Thiên Chúa, chúng ta là anh em. Nhưng Người muốn
lưu ý chúng ta rằng: dù người được mời giàu hay nghèo, thân hay không thân,
chúng ta cũng đừng mong họ đáp trả lại theo kiểu “ăn miếng trả miếng”. Đó là
lòng bác ái vô vị lợi mà Chúa muốn dạy chúng ta hôm nay.
Có thể chúng ta thực thi
việc bác ái cho anh em chỉ vì vụ lợi, vì khoe khoang, vì muốn hơn người, vì
trách nhiệm, hay vì phần thưởng. Nhưng sự trao ban đích thực chính là trao ban
vì yêu thương. Thánh Gioan viết: “Thiên Chúa yêu thương thế gian đến nỗi đã
trao ban Con Một Người” (Ga 3,16). Chỉ những ai trao ban vô vị lợi, mới trở nên
giống Thiên Chúa.
Lạy Chúa, Chúa thương
những kẻ khiêm nhường, vì họ luôn nhận mình yếu hèn và chỉ cậy dựa vào Chúa mà
thôi.
Xin Chúa dạy chúng con
biết khiêm nhường mà phục vụ, dấn thân và trao ban mà không mảy may tính toán,
vì Chúa sẽ yêu thương chúng con nhiều hơn. Amen.
Thiên Phúc
(Trích trong ‘Như Thầy Đã
Yêu’)
Lectio: Chúa Nhật XXII Thường Niên (C)
Chúa Nhật, 1 Tháng 9,
2013
Dụ ngôn
chỗ nhất và chỗ rốt hết:
Vì hễ
ai tự nâng mình lên thì sẽ bị hạ xuống
Lc
14:1, 7-14
1. Lắng
Nghe Lời Chúa
a) Lời
nguyện mở đầu:
Lạy Chúa, tất cả chúng con có một nỗi khao khát được lắng nghe
Chúa, và Chúa biết điều ấy, bởi vì chính Chúa đã tạo dựng nên chúng con như
thế. “Chỉ có Chúa mới có lời ban sự sống đời đời” (Ga 6:68). Chúng con tin
vào những Lời này, chúng con đang đói và khát cho những Lời này; vì những Lời
này, trong sự khiêm nhường và lòng yêu thương, chúng con cam nguyện với tất cả
lòng trung thành chúng con. “Lạy Chúa, xin hãy phán, tôi tớ Chúa
đang lắng nghe” (1Sm 3:9). Đây là lời cầu nguyện khẩn thiết của
Samuel là người không biết; trường hợp chúng con có phần khác, nhưng đó chính
là tiếng nói của Chúa, Lời của Chúa, mà đã thay đổi sự run sợ của lời cầu
nguyện cổ xưa thành niềm khao khát được hiện thông của một người con nài van
cha nó: Xin cha hãy nói vì con cha đang lắng nghe.
b) Tin
Mừng:
1 Khi
ấy, trong ngày Sabbát, Chúa Giêsu vào nhà một thủ lãnh các người Biệt Phái để
dùng bữa; và họ dò xét Người. 7 Người nhận thấy cách
những kẻ được mời, chọn chỗ nhất, nên nói với họ dụ ngôn này rằng: 8 “Khi
có ai mời ngươi dự tiệc cưới, ngươi đừng ngồi vào chỗ nhất, kẻo có người trọng
hơn ngươi cũng được mời dự tiệc với ngươi, 9 và chủ tiệc
đã mời ngươi và người ấy, đến nói với ngươi rằng: ‘Xin ông nhường chỗ cho người
này.’ Bấy giờ ngươi sẽ phải xấu hổ đi ngồi vào chỗ rốt hết. 10 Nhưng
khi ngươi được mời, hãy đi vào chỗ ngồi rốt hết, để khi người mời ngươi đến,
nói với ngươi rằng: ‘Hỡi bạn, xin mời bạn lên trên.’ Bấy
giờ ngươi sẽ được danh dự trước mặt những người dự tiệc. 11 Vì
hễ ai nhắc mình lên, sẽ phải hạ xuống, và ai hạ mình xuống, sẽ được nhắc
lên.’ 12 Rồi Người lại nói với kẻ đã mời Người
rằng: “Khi ông dọn bữa ăn trưa hay tối, thì đừng mời bạn bè, anh em,
bà con hay láng giềng giàu có, kẻo đến lượt họ cũng mời ông, và như thế ông đã
được trả lễ rồi. 13 Nhưng
khi làm việc, hãy mời những người nghèo khó tàn tật, què quặt, và đui mù;14 ông sẽ có phúc, bởi họ không có gì trả lễ. Vì ông sẽ
được trả lễ khi những người công chính sống lại.”
c) Giây
phút thinh lặng cầu nguyện:
Để được
thấm nhuần Lời của Chúa Kitô và để Lời Chúa trở nên có thật, là Đức Kitô, có
thể ngự trị trong lòng chúng ta và để chúng ta có tuân giữ các Lời ấy, thật là
cần thiết rằng có sự lắng nghe và im lặng sâu sắc.
2. Lời
Chúa được soi sáng (Lectio)
a) Bối
cảnh:
Dụ ngôn
về sự chọn chỗ được kể lại, trong một ngày thứ bảy khi Chúa Giêsu đã đến thành
Giêrusalem, nơi Mầu Nhiệm Vượt Qua sẽ được hoàn tất, nơi Phép Thánh Thể của
Giao Ước Mới sẽ được cử hành, mà sau đó cuộc gặp gỡ với Đấng hằng sống và sự ủy
thác sứ vụ của các môn đệ để nối tiếp sứ vụ lịch sử của Đức Giêsu. Ánh
sáng của Lễ Vượt Qua làm cho tất cả những ai được gọi để đại diện Người như là
người tôi tớ, phó tế (diakonos), trong cộng đoàn, trong các cuộc
tập họp quây quần bên bàn ăn, để xem thấy con đường mà Chúa sẽ
đi qua. Đó là chủ đề của các khách mời tại bàn tiệc hoặc sống vui vẻ
cùng nhau của thánh Luca. Chúa Giêsu đã nhận ra thực tế đẹp đẽ nhất,
được công bố và giảng dạy tại bàn tiệc trong một khung cảnh hòa đồng vui vẻ.
Trong
chương 14, thánh Luca, với nghệ thuật một người kể chuyện có khả năng của ông,
vẽ nên một bức tranh, trong đó ông đã chồng hai hình ảnh lên nhau: Đức
Giêsu tại bàn ăn xác định khuôn mặt của cộng đồng mới, được mời đến chung quanh
bàn tiệc Thánh Thể. Trang này được phân chia thành hai cảnh: cảnh
thứ nhất, lời mời ăn tối tại nhà một thủ lãnh các người Biệt Phái, vào một ngày
lễ, ngày thứ bảy (Lc 14:15-16), mà cũng mối quan tâm đến vấn đề của các khách
mời: ai sẽ tham gia vào bàn tiệc trên nước Trời? Điều này chuẩn bị
bắt đầu ngay từ bây giờ trong mối quan hệ với Chúa Giêsu, Đấng mời gọi những
người chung quanh gia nhập vào trong cộng đoàn-Giáo Hội.
b) Lời
chú giải:
- Thứ
bảy, một ngày lễ và ngày giải thoát
Đây là
đoạn trong Tin Mừng theo Luca: “Trong ngày Sabbát, Chúa Giêsu vào
nhà một thủ lãnh các người Biệt Phái để dùng bữa; và họ dò xét Người” (Lc
14:1). Trong một ngày lễ, Chúa Giêsu được mời bởi một người là
kẻchịu trách nhiệm về phong trào của các người
tuân giữ lề luật hoặc người Biệt Phái. Chúa Giêsu đang ngồi tại
bàn. Cảnh thứ nhất diễn ra trong bối cảnh này: việc chữa lành một
người đàn ông bị bệnh phù thủng đã bị cản trở bởi sự tàn
phế thân thể nên không thể ngồi dự
tiệc. Những người bị bệnh trong thân thể bị gạt bỏra
khỏi cộng đoàn bởi những người biệt phái theo lề luật Qumran. Bữa
ăn trong ngày Thứ Bảy mang đặc tính ngày lễ hội và thiêng
liêng đặc biệt đối với người tuân thủ theo lề luật. Thực
ra, vào ngày Thứ Bảy, có sự tưởng nhớ hàng
tuần của việc rời bỏ đất Ai Cập và sự tao dựng trời đất. Chúa Giêsu,
một cách chính xácvào ngày Thứ Bảy đã đem lại sự tự do và việc tái
hội nhập xã hội với đầy đủ sức khỏe cho người bị bệnh phù
thủng.
Vì thế,
Chúa đã dùng những lời sau đây để chứng minh cho việc làm của mình trước các
giảng viên và các người biệt phái: “Trong số các ông ở đây nếu có
con lừa hoặc con bò của mình bị rơi xuống giếng mà không kéo
nó lên dù rằng trong ngày Sabbát?” Thiên Chúa quan tâm đến loài
người và không phải chỉ vì của cải hoặc các tài sản của người
ta. Ngày Thứ Bảy không chỉ là ngày phải tuân giữ các lề
luật về sự nghỉ ngơi thiêng liêng bên ngoài, nhưng đó còn là ngày có ích lợi
cho con người. Với mối quan tâm hướng về loài người,
nó cũng được ban cho chiếc chìa khóa để định nghĩa các tiêu chuẩn cho
việc hội họp trong cộng đoàn này với biểu tượng là bàn
tiệc: Làm cách nào để chọn vị
trí chỗ ngồi? Ai được mời và ai tham gia cuối cùng trong Bàn Tiệc
Nước Trời? Cử chỉ của Chúa Giêsu là một chương trình: Thứ
bảy là ngày tạo ra cho loài người. Vào ngàyThứ
Bảy, Chúa đã làm đúng theo ý nghĩa căn bản của việc cử
hành ngày kỷ niệm rời khỏi đất Ai-Cập và sự tạo dựng trời đất.
- Về
việc chọn chỗ ngồi và các khách mời
Các
tiêu chuẩn để chọn vị trí chỗ ngồi không dựa trên
địa vị, chức tước, hoặc danh tiếng, nhưng được đặt để bởi việc làm của Thiên
Chúa khuyến khích những người sau rốt, “bởi vì ai nâng mình lên
sẽ bị hạ xuống và ai hạ mình xuống sẽ được nâng lên” (Lc
14:11). Nguyên tắc này kết thúc bài dụ ngôn về các nghi lễ mới, đã
làm đảo ngược các tiêu chuẩn đã có của thế gian, nói về việc
làm của Thiên Chúa qua hình thức thụ động “sẽ
được nhắc lên”. Thiên Chúa cất nhắc những người bé nhỏ và nghèo
hèn như Chúa Giêsu đã làm cho người đàn ông bị bệnh phù thủng, người đã bị gạt
bỏ ra ngoài, đem người ấy đến bàn tiệc và cùng ngồi ăn với ông ta
trong ngày lễ Sabbát.
Sau đó
chúng ta có tiêu chuẩn cho việc chọn lựa những khách mời. Tiêu chuẩn
của việc giới thiệu và sự quen biết trong cùng giai cấp đã bị loại bỏ: “Đừng
mời bạn bè, anh em, bà con hay láng giềng giàu có…” “Ngược lại, khi
ngươi có một bữa tiệc, hãy mời những người nghèo khó, tàn tật, què quặt, và đui
mù…” (Lc 14:12-13).
Danh
sách bắt đầu với những người nghèo khó, những người mà trong sách Tin Mừng Luca
là những người thừa hưởng các Mối Phúc Thật: “Phúc cho ai có tinh
thần nghèo khó, vì nước Trời là của họ”. Trong danh sách những
khách mời, những người nghèo khó được đề cập đến như là những người bị tật phế
về thể chất, người tàn tật, bị loại trừ ra khỏi tình bạn bè của các người Biệt
Phái và khỏi các cuộc tế lễ (2Sm 5:8; Lv 21:18).
Danh
sách này cũng được tìm thấy trong dụ ngôn về buổi tiệc lớn: kẻ nghèo khó, người
tàn tật, kẻ mù lòa, què quặt được đặt vào chỗ những người khách quý (Lc 14:21).
Dụ ngôn
thứ hai về tiêu chuẩn chọn lựa khách mời được loan báo với lời công bố
này: “Ông sẽ có phúc, bởi họ không có gì trả lễ. Vì
ông sẽ được trả lễ khi những người công chính sống lại” (Lc 14:14),
vào lúc tận thế Thiên Chúa sẽ chứng tỏ quyền tối cao của mình bằng cách chia sẻ
sự sống đời đời. Tại thời điểm này có một thành ngữ nói về những
khách mời như một món quà lưu niệm giữa hai dụ ngôn nhỏ và dụ ngôn buổi tiệc
lớn: “Phúc thay ai được dự tiệc trong Nước Thiên Chúa!” (Lc
14:15). Lời này nhắc nhớ lại những mối Phúc Thật của Nước Trời và
điều kiện để gia nhập vào nước này qua hình ảnh của bữa tiệc, “ăn bánh”,
giới thiệu trong dụ ngôn trước đó về bữa tiệc lớn trong ý nghĩa ngày tận
thế. Nhưng bữa tiệc cuối cùng này, là Nước Thiên Chúa và sự hiệp
thông toàn vẹn với Người, được chuẩn bị từ lúc này bằng cách ngồi chung và
ăn cùng một bàn. Chúa Giêsu thuật lại dụ ngôn này để giải thích việc
tập họp mọi người với việc công bố Nước Thiên Chúa và qua các hành động mang
tính cách lịch sử của Người.
3. Suy
Gẫm Lời Chúa
a) Khi Chúa
Giêsu ở trong nhà người Biệt Phái đã mời Người đến dùng bữa, Chúa quan sát cách
mà những người được mời cố để có những chỗ ngồi trên nhất. Đó là một
thái độ rất phổ biến trong cuộc sống, không những chỉ khi người ta tại bàn
tiệc: mỗi người cũng cố để có được chỗ trước nhất về sự quan tâm và kính trọng
từ những người khác. Tất cả mọi người, bắt đầu từ chính mình, chúng
ta đều có kinh nghiệm này. Nhưng chúng ta hãy chú ý, Lời của Chúa Giêsu
khuyên nhủ tránh không chọn chỗ trên nhất không chỉ đơn giản là một lời dạy bảo
giáo dục xuông; đó là một quy luật trong cuộc sống. Đức Giêsu đã
minh xác rằng chính Thiên Chúa đã ban cho mỗi một chúng ta nhân phẩm và danh
dự; chúng ta không thể tự ban phát nó cho mình, hay tự cho đó là các giá trị
riêng của chúng ta. Giống như Người đã nói trong các Mối Phúc Thật,
Đức Giêsu đảo ngược sự xét đoán và cách cư xử của thế gian này. Ai
tự thú nhận mình là kẻ tội lỗi và khiêm hạ thì được nhắc lên bởi Thiên Chúa;
nhưng, những ai có dự định để được mọi người thừa nhận và chọn chỗ nhất thì có
nguy cơ bị loại trừ khỏi bữa tiệc này.
b) “Khi
có ai mời ngươi dự tiệc cưới, ngươi đừng ngồi vào chỗ nhất, kẻo có người trọng
hơn ngươi cũng được mời dự tiệc với ngươi … Bấy giờ ngươi sẽ phải xấu hổ đi
ngồi vào chỗ rốt hết” (Lc 14:8-9). Dường như Chúa Giêsu
muốn bông đùa về nỗ lực trẻ con của các người khách đã cố gắng dành cho được
những chỗ tốt nhất; nhưng ý định của Người có một mục đích nghiêm trọng
hơn. Nói với các thủ lãnh của người Do-thái, Chúa đã cho thấy quyền
năng nào đã tạo dựng nên mối quan hệ với Nước Trời: “Ai tự nhắc mình
lên thì sẽ bị hạ xuống và ai hạ mình xuống sẽ được nhắc lên” (Lc
14:11). Chúa nói cho họ biết “lối xử dụng quyền lực đúng đắn” được
tìm thấy trong sự khiêm nhu. Nó cũng là sức mạnh mà Thiên Chúa đã
ban phát cho nhân loại trong việc Nhập Thể: “Vì vâng theo thánh ý
của Chúa Cha, để toàn thể nhân loại được cứu rỗi, Đức Kitô đã không nghĩ phải
nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng Người đã hoàn toàn
trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, sống như người trần thế; Người lại còn
hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập giá” (Pl
2:6-8). Việc hoàn toàn trút bỏ vinh quang của Con Thiên Chúa
có khả năng chữa lành, hòa giải và giải thoát mọi tạo vật. Sự khiêm
tốn chính là động lực xây dựng Nước Trời và cộng đoàn các môn đệ, Giáo Hội.
4. Cầu
Nguyện – Thánh Vịnh 23
Bài Thánh
Vịnh dường như xoay quanh một tiêu đề: “Chúa là Đấng chăn nuôi
tôi”. Các Thánh là hình ảnh của một đoàn chiên trên đường: họ được chăn
dắt bởi sự tốt lành và lòng trung tín của Thiên Chúa, cho đến lúc họ cuối cùng
đã tiến vào nhà Chúa Cha (L. Alonso Schokel, Các Thánh Vịnh của lòng
tín thác, Sách Dehoniana, Bologna, 2006, 54).
CHÚA là
mục tử chăn dắt tôi, tôi chẳng thiếu thốn gì.
Trong đồng cỏ xanh tươi, Người cho tôi nằm nghỉ.
Người đưa tôi tới dòng nước trong lành
và bổ sức cho tôi.
Người dẫn tôi trên đường ngay nẻo chính
vì danh dự của Người.
Trong đồng cỏ xanh tươi, Người cho tôi nằm nghỉ.
Người đưa tôi tới dòng nước trong lành
và bổ sức cho tôi.
Người dẫn tôi trên đường ngay nẻo chính
vì danh dự của Người.
Lạy Chúa, dầu qua lũng âm u
con sợ gì nguy khốn, vì có Chúa ở cùng.
Côn trượng Ngài bảo vệ, con vững dạ an tâm.
Chúa
dọn sẵn cho con bữa tiệc ngay trước mặt quân thù.
Đầu con, Chúa xức đượm dầu thơm,
ly rượu con đầy tràn chan chứa.
Lòng nhân hậu và tình thương CHÚA
ấp ủ tôi suốt cả cuộc đời,
và tôi được ở đền Người
những ngày tháng, những năm dài triền miên.
Đầu con, Chúa xức đượm dầu thơm,
ly rượu con đầy tràn chan chứa.
Lòng nhân hậu và tình thương CHÚA
ấp ủ tôi suốt cả cuộc đời,
và tôi được ở đền Người
những ngày tháng, những năm dài triền miên.
Lời nguyện kết:
“Lạy Chúa, con xin cảm tạ về ánh sáng Chúa đã đổ tràn trên con,
ánh sáng tràn ngập đời con với niềm xác tín rằng con là người tội
lỗi. Con đã hiểu cặn kẽ hơn rằng Đức Giêsu, Con Một Chúa, là Đấng
Cứu Chuộc con.
Ý chí con, tâm hồn con, tất cả thể xác con xin trao trọn nơi
Người. Nguyện xin tình yêu của Đấng Toàn Năng chinh phục con, Ôi lạy
Chúa! Xin hãy đánh đổ sự phản kháng thường xuyên làm cho con nổi
loạn, nỗi luyến tiếc đã thúc đẩy con trở nên biếng nhác; nguyện xin Tình Yêu
Chúa chinh phục được tất cả để con có thể là một giải thưởng hạnh phúc cho sự
chiến thắng vinh quang của Chúa.
Niềm hy vọng của con nương tựa vào lòng trung tín của
Chúa. Cho dù con có phải lớn lên trong những cơn lốc xoáy của nền
văn minh, con đã biến đổi thành một bông hoa và người gác cổng của Chúa trong
mùa Xuân đã được nở rộ, đâm chồi nảy lộc từ Máu Con Thiên Chúa. Chúa
nhìn vào mỗi người chúng con, Chúa chăm sóc chúng con, Chúa bảo vệ chúng con;
Lạy Chúa, Đấng vun xới mùa Xuân của Cuộc Sống Đời Đời: Lạy Chúa, là Cha của Đức
Giêsu, và là Cha của chúng con; lạy Cha của con!” (ĐHY Anastasio
Ballestrero)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét