NGÀY
15 THÁNG 8
LỄ ĐỨC MẸ
HỒN XÁC LÊN TRỜI
(Lễ Trọng)
(phần II)
(GM Giuse Vũ Duy Thống)
Cách đây ít lâu, khi đọc báo hằng ngày, tình cờ
tôi ghi nhận được một mẩu tin là lạ. Đó là mẩu bố cáo đăng ký địa chỉ trên cung
trăng. Ai muốn đứng tên chủ quyền một thửa đất trên gương mặt chị hằng bảo đảm
có bằng khoán giấy tờ công chứng đường hoàng, hãy mau mau đăng ký, chọn vị trí
trên bản đồ và nộp tiền đầy đủ. Bảo đảm, chỉ vài ngày sau là được trao tận tay
sổ hồng sổ đỏ, để cứ mỗi đêm trăng sáng là có quyền vác kính viễn vọng ra ngắm
nghía chỉ trỏ giới thiệu với bạn bè về dự án tương lai địa chỉ trên cao của
mình.
Thấy mẩu tin ngồ ngộ, tôi ghi nhận, và hôm nay lễ
Đức Maria Mông Triệu, nghe vẳng bên tai bài hát “Như một vầng trăng tuyệt vời,
muôn ngàn tia sáng lung linh chốn thiên cung” ca ngợi Đức Maria, bỗng dưng nhớ
lại và liên tưởng: mỗi tín hữu cũng có một địa chỉ trên cao, địa chỉ ấy mang
tên Maria.
1. Đức Maria: một địa chỉ thiết định cho lòng tin
Đây không phải là điều huyền hoặc do trí tưởng
tượng con người bịa ra trong một giờ cao hứng, đây cũng không phải là sản phẩm
mang nặng cảm tính do lòng đạo đức của giới lớp bình dân, đây càng không phải
là do nhất trí đồng ý giơ tay tán thành theo kiểu vào hùa mà không cần biết đến
có tự do hay không.
Không phải thế, mà là kết quả suy tư lâu dài tìm
kiếm của đời sống Giáo Hội. Trước năm 1950, người ta có quyền bán tín bán nghi,
tin hay không tin cũng chẳng hề hấn gì, như thánh Tôma tiến sĩ; nhưng kể từ
ngày lễ Các Thánh năm 1950, khi Đức Giáo Hoàng công bố sự kiện Đức Maria Mông
Triệu như một tín điều, người ta không còn có thể dửng dưng được nữa, mà nhất
thiết phải reo lên vui mừng, vì đã sáng tỏ: trên cao, Đức Maria chính là địa
chỉ của lòng tin Công Giáo.
Thật vậy, Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, nên không thể
chịu hậu quả của Tội nguyên tổ là phải chết. Mẹ trọn đời Đồng Trinh nên cứ lý
cũng trọn đời trinh nguyên tồn tại. Mẹ cung cấp chất liệu xác thân cho Ngôi Hai
Thiên Chúa bước xuống đồng hành với con người trong kiếp phận loài người, thì
khi Phục Sinh về trời vinh quang, Thiên Chúa cũng giữ gìn cho Mẹ mình thoát
khỏi cảnh hư nát thân xác. Mẹ là Đấng đầy ơn phúc, nếu đã được Thiên Chúa yêu
thương gìn giữ từ thuở đời đời bằng đặc ân Vô Nhiễm Nguyên Tội, thì cũng được
Thiên Chúa giữ gìn cho đến muôn đời bằng đặc ân Mông Triệu tuyệt diệu hơn mọi
người trần.
Cách khác, Mẹ Hồn Xác Lên Trời là một ngôn ngữ mang
tính dấu chỉ dễ đọc của một địa chỉ trên cao, vốn đã có sẵn trong mầu nhiệm
Phục Sinh của Đức Kitô.
2. Đức Maria: một địa chỉ thiết thân của đời tín
hữu
Ngày nay có thể có người nghĩ rằng: Đức Mari Mông
Triệu chỉ là một tín điều, nghĩa là một điều được Giáo Hội xác lập như đối
tượng phải tin; lại nữa, cũng chỉ được định tín cách nay chưa lâu, mới từ năm
1950, có chi mà quan trọng?
Giữa cộng đoàn, xin được cùng với Giáo Hội nhắc
lại rằng: đây không phải là chuyện thuần tuý quy ước, mà đúng là chuyện thiết
thân với mọi con người. Khi gọi một chiếc xe là “xe máy” thì nó là “xe máy” dù
chẳng có chút máy móc nào mà chỉ là “xe đạp”. Đó là quy ước. Thế nhưng, khi tín
điều thiết định thì khác, vì ở đó cả vận mệnh đời sống của những kẻ tin cũng
được định hình theo.
Đức Maria về trời, nhưng không về với đôi tay
trắng, mà là nặng trĩu vận mệnh của cả Giáo Hội, Đức Kitô là Đầu, mà vinh quang
của Đầu tiến đến đâu thì vinh quang của Thân Mình cũng tỏ hiện đến đó, nhưng
qua việc Đức Maria về trời, tín hữu nhận thấy rõ hơn vận mệnh đời mình.
Mẹ là người đi đầu cho ta được tiếp bước. Mẹ được
đưa về trời là tiền đề cho lòng tin người tín hữu: nếu sống như Mẹ, họ cũng sẽ
được về trời với Mẹ. Mẹ như người đi trước cho ta được theo sau. Mẹ được đưa về
trời là tiền đề cho lòng tin người tín hữu: nếu sống như Mẹ, họ cũng sẽ được về
trời với Mẹ. Mẹ như người đi trước cho ta được theo sau. Mẹ được đưa về trời là
khuôn mẫu cho niềm hy vọng: bên kia địa chỉ trần thế này là một địa chỉ trên
cao của cuộc sống phong phú đời đời. Mẹ là người đi mau cho ta được níu kéo dắt
dìu. Mẹ về trời xác lập một hướng đi cho lòng yêu mến: yêu trung thành hôm nay
sẽ được dẫn tới bến bờ yêu thương tinh ròng vĩnh phúc. Thế đó, Đức Maria địa
chỉ trên cao thiết thân cho mệnh đời tín hữu.
3. Đức Maria: một địa chỉ thiết thực cho mỗi cảnh
đời
Vấn đề được đặt ra ở đây không chỉ là chuyện hiểu
biết và tin tưởng, nghĩa là dừng lại trong nhận thức, cho dẫu đó là bước đầu
không thể thiếu được, nhưng quan trọng hơn, là hỏi xem địa chỉ trên cao kia có
để lại âm hưởng gì trong đời sống hằng ngày? Có một bài hát “Kinh Tin Kính” kết
thúc bằng câu quyết tâm “Tin những gì Hội Thánh dạy con”. Tốt lắm, nhưng nghe
sao vẫn cứ ngờ ngợ, tin tất cả mà không lo chuyển hoá niềm tin vào cuộc sống
thiết thực, thì tự nó đã hàm chứa một nguy cơ của sự cả tin. Giống như một cha
sở cử hành Bí tích Xức Dầu cho một nữ bệnh nhân tân tòng trọng tuổi, với những
công thức tuyên tín dài dòng, bệnh nhân ấy trong cơn đau đớn đã thốt lên: “Cha
nói thánh tướng nào con cũng tin cả”. Thành thử, hôm nay, khi tuyên xưng Đức
Maria hồn xác về trời chính là lúc ta phải nỗ lực tổ chức xây dựng đời sống nơi
địa chỉ trần thế sao cho phù hợp tương thích với địa chỉ trên cao mà ta tin yêu
hy vọng.
Làm sao có thể về trời thanh nhàn khi cuộc đời
này chưa thanh sạch tâm hồn, chưa thanh bạch nếp sống, chưa thanh luyện ý chí,
chưa thanh thoát tư duy, chưa thanh cao tình cảm, chưa thanh thản nỗi đau đời
và chưa thanh thoả nhiệm vụ người người với nhau? Làm sao có thể về trời thênh
thang khi cuộc sống hôm nay vẫn còn bận bịu bỏ neo nơi những khuynh hướng đam
mê sùng bái, như là dục vọng buông lơi lòng tham không đáy hay quyền bính vô
độ? Và làm sao có thể về trời với Mẹ khi ta hằng ngày vẫn còn gặp mình trên
những lo toan tính toán làm ăn không chỉ dừng lại ở mức “lương thực hằng ngày”
“cầu vừa đủ xài” của Kinh Lạy Cha, mà còn mong có mọi sự nhiều thêm nữa, trừ
một sự là có điểm dừng? Muốn có địa chỉ trên cao, hãy tích cực đăng ký xây dựng
ngay từ địa chỉ trần thế này.
Qua một bài báo về kỹ thuật hàng không, được biết
rằng người ta đang tính tới chuyện bay cao bay xa và bay nhanh hơn. Điều này
đòi hỏi phải giải quyết ba thông số kỹ thuật: giảm nhẹ thân tàu, tăng cường sức
đẩy động cơ và trang bị bộ phận định hướng tốt. Bất giác tôi nghĩ đến chuyến bay
đời người về địa chỉ trên cao, cũng cần trút nhẹ lo toan, gia tăng ơn thánh, và
nỗ lực định hướng theo gương Đức Mẹ. Như vậy, chuyến bay ấy chắc chắn sẽ cao xa
nhanh an toàn. Chúc mọi người luôn biết dâng cao tin yêu hy vọng, để làm quen
với địa chỉ trên cao ngay từ cuộc sống xem ra còn nhiều lũng thấp hôm nay.
Đức Maria địa chỉ trên cao, dạy cho con biết qua
bao tháng ngày, biết đường sống thánh từ nay, ngày mai sẽ được thẳng bay về
trời.
15/08/13 THỨ NĂM TUẦN 19 TN
Đức Mẹ Lên Trời
Lc 1,39-56
Đức Mẹ Lên Trời
Lc 1,39-56
LÒNG MẸ VẪN CHƯA YÊN
“”Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi biết bao điều cao cả. . .Người
nâng cao mọi kẻ khiêm nhường . . .(Lc 1,49.52)
Suy niệm: Chúa đưa Đức Maria về trời cả hồn và xác,
không chỉ vì muốn thưởng công Mẹ, không chỉ là đặc ân dành riêng cho Mẹ, nhưng
còn vì Mẹ là người đầu tiên xứng đáng lãnh nhận tròn đầy hiệu quả tất yếu của
Ơn Cứu Độ. Về trời “đoàn tụ” với Chúa Giêsu Con Mẹ, nhưng lòng Mẹ vẫn chưa yên,
vì dưới chân Thánh Giá, Mẹ đã sinh ra Hội Thánh khi nhận Thánh Gioan làm con.
Đoàn con này vẫn còn đang trên đường lữ hành, không ngừng réo gọi Mẹ. Càng
hưởng vinh quang hạnh phúc cõi trời bên cạnh Chúa Giêsu, Mẹ càng nôn nao thao
thức kêu gọi con cái kẻo chúng lạc đường. Đây phải chăng là mục đích của những
lần Mẹ hiện ra đây đó, để thức tỉnh đoàn con. Muốn theo gót Mẹ về quê trời,
chúng ta phải tiếp bước Mẹ trên đường dương thế. Bước đi khiêm tốn đầy tâm tình
tạ ơn.
Mời Bạn: Trên
đường lữ hành, Bạn có biết: Mình đang đi đâu, về đâu? Ai là bạn đồng hành? Ai
là người hướng đạo? Bạn đang ở vị trí nào và có đi đúng hướng không?
Chia sẻ: Khi
Bạn tiếp tay làm đẹp thế giới này, đừng bao giờ quên rằng Thiên Chúa còn chuẩn
bị cho Bạn một chỗ đẹp hơn. Hãy tỏ ra xứng đáng với Ơn Ngài.
Sống Lời Chúa: Cuộc
sống này có thật đẹp, thật vui, cũng là để chuẩn bị cho một thế giới đẹp hơn mà
chúng ta đang hướng về. Xin Mẹ cùng đồng hành.
Cầu nguyện: Lạy Mẹ vinh quang, đầy tình Mẫu Tử Thần Thiêng, xin dẫn dắt chúng
con trên con đường Mẹ đã đi qua, để chúng con cũng đạt tới cõi vĩnh hằng cùng
với Mẹ, để ca tụng vinh quang Thiên Chúa cho đến muôn thuở muôn đời.
ĐỨC
MARIA ĐỒNG
TRINH, HỒN
XÁC LÊN TRỜI
Kinh Thánh im lặng về những ngày sau hết của cuộc đời Mẹ Chúa. Sau lời trối Chúa Giêsu trao Mẹ cho Gioan thì “từ giờ đó, môn đệ này đã lãnh nhận Mẹ Chúa về nhà mình (Ga 19,27).
Sách Công vụ nói
đến việc “Maria, Mẹ Chúa Giêsu cùng với các môn đệ đồng tâm nhất trí cầu nguyện” (Cv 1,11) để nhận lãnh Chúa Thánh Thần.
Chúa Giêsu về trời, Mẹ cũng rút vào âm thầm cầu nguyện và suy niệm những kỷ niệm đã ghi trong lòng”
(Lc 2,51). Mẹ
không còn xuất hiện, để các tông đồ lãnh nhận sứ mệnh của mình trước mặt thế gian như Chúa đã
truyền:
“Các con sẽ chịu lấy quyền năng của Chúa Thánh Thần rồi sẽ đi làm chứng cho Thầy” (Cv 1,8). Nhưng Mẹ vẫn hiện diện giữa cộng đoàn tông đồ để khích lệ tinh thần và đồng thời cũng giúp lời cầu nguyện cho các Ngài, vì Mẹ bao giờ cũng coi mình như là “nữ tỳ Thiên Chúa”.
Mẹ về sống ở Ephesô với thánh Gioan, sau khi
thánh Giacôbê bị vua
Hêrôdê giết
vào năm 42 vì Giêrusalem không còn là nơi an toàn nữa. Theo lời truyền khẩu,
Ngài đã qua đời
vào khoảng
năm 54, hưởng
thọ 72
tuổi.
Cái chết của Mẹ Chúa là cuộc vuợt qua để về với Chúa. “Đức Trinh Nữ Maria được đưa lên hưởng vinh quang trên trời cả hồn lẫn xác và được Thiên Chúa tôn làm nữ vương vũ trụ để nên giống Con Ngài trọn vẹn hơn” (GH
59).
Niềm
tin Đức
Trinh Nữ
Maria hồn
xác lên trời đã
có từ lâu
đời. Từ thế kỷ VI, người ta đã mừng lễ này với danh hiệu lễ Đức Mẹ ngủ. Đến ngày 1 tháng 11 năm
1950, Đức
Piô XII đã long trọng
tuyên bố tín
điều Đức Maria Đồng Trinh hồn xác về trời. Diễn biến sự kiện này như sau:
Khoảng từ năm 1849 đến năm 1940, Tòa Thánh
đã nhận được 1505 thỉnh nguyện tự phát xin định tín việc Mẹ hồn xác lên trời. Ngay trong Công đồng Vaticanô I, gần 200 nghị phụ cũng xin định tín. Sau thế chiến thứ II, từ năm 1945 đến năm 1950, do lần nữa 852 thỉnh nguyện được gửi tới Đức Thánh Cha do các
giám mục,
các bề
trên dòng, các đại học Công giáo. Các nhà
thần học của 30 quốc gia cũng đã gửi các thỉnh nguyện tập thể. Ngày 1 tháng 5 năm
1946, Đức
Piô XV đã gửi
cho mọi
giám mục một lá thư, xin các ngài trả lời cho câu hỏi sau đây:
“Theo sự khôn ngoan chín chắn của Đức Cha, Đức Cha có ý kiến gì cho việc Đức Maria hồn xác lên trời được đề ra và xác quyết như một tín điều hay không? Đức Cha với hàng giáo sĩ và dân
chúng có muốn điều đó hay không ?”
Đã có 1191 thư trả lời, trong đó 1169 thư ưng thuận, 16 thư nghi ngại về tính cách hợp thời của việc tuyên bố tín điều, 6 thư đưa những vấn nạn ngược lại. Tất cả giám mục của 17 Giáo Hội Đông phương hợp nhất với Tòa Thánh Roma trả lời ưng thuận. Ngày 30 tháng 10
năm 1950, đã có một hội nghị công khai với 700 vị trong hàng giáo phẩm tham dự. Đức Thánh Cha Piô XII lại hỏi ý kiến. Tất cả mọi vị đều trả lời ưng thuận. Như thế là đã có một sư đồng ý theo luận lý của mọi giám mục. Sự đồng ý này là một bày tỏ rõ ràng của giáo huấn thông thường. Do sự đồng ý này của quyền giáo huấn hợp với tín điều Công giáo.
Ngày 1 tháng 11 năm 1950, Đức Piô XII trong sắc lệnh
công bố tín
điều,
đã nhắc lại những sự kiện trên. Chúng ta chung
một niềm tin với Giáo Hội vì:
- Đã có một liên hệ mật
thiết giữa hồn xác lên trời với sự thụ thai vô nhiễm và muôn đời đồng trinh của Đức Maria. Vậy Mẹ đã toàn thắng tội lỗi và đáng được lên trời hồn xác.
- Việc
lên trời hồn xác của Mẹ cũng liên hệ với chức vụ làm Mẹ Thiên Chúa. Mẹ đã không bao giờ làm hư hại sự toàn vẹn xác thể nên xác thân mẹ không thề hư hoại.
- Sau nữa, Mẹ đã
được cứu chuộc hoàn toàn, nên hiệu qủa của ơn cứu rỗi là sự tôn vinh của con Mẹ cũng được hưởng (Rm 8,29-30; 2Cr
5,2-5) .
“Lễ
Mông Triệu,
ngày 15 tháng, ngày Maria đầy ơn Chúa, đầy hạnh phúc, hồn vô nhiễm và xác trinh trong của Mẹ được vinh hiển, ngày Mẹ được giống Chúa phục sinh cách hoàn toàn
nhất. Lễ này làm cho Giáo Hội và nhân loại thấy được hình ảnh của hy vọng cuối cùng của chúng ta, là tất cả những ai được Chúa Kitô, một anh em Người thông phần máu thịt với Người sẽ được hoàn toàn vinh
quang” (Dt 2,14) (Marialis Cultus).
Lectio: Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời (C)
Thứ Năm, 15 Tháng 8, 2013
Đức Maria đi viếng bà thánh Êlisabéth
Lc 1:39-56
1. Bài Đọc
a) Lời nguyện mở đầu:
Lạy Chúa Thánh Thần, Thần Khí của sự Khôn
Ngoan, của Khoa Học, của Tri Thức, của Khuyên Bảo, xin Chúa hãy đổ tràn đầy
chúng con. Chúng con cầu xin cùng với sự hiểu biết Lời Chúa, xin đổ tràn
đầy chúng con với mọi sự khôn ngoan và trí thông minh tinh thần, để chúng con
có thể hiểu thấu Lời Chúa. Nguyện xin cho chúng con, dưới sự hướng
dẫn của Chúa, có thể hiểu được đoạn Tin Mừng trang trọng này về Đức Trinh Nữ
Maria. Lạy Chúa Thánh Thần, chúng con cần Chúa, vì Chúa là Đấng duy
nhất đúc nặn chúng con một cách liên tục theo giống hình ảnh và hình thể của
Chúa Giêsu. Và chúng con hướng về Đức Maria, Mẹ của Chúa Giêsu và Mẹ
của Giáo Hội, Mẹ là người đã sống say sưa và hoàn toàn trong sự hiện diện của
Chúa Thánh Thần, Mẹ là người đã có kinh nghiệm về quyền năng của Chúa Thánh
Thần trong Mẹ, Mẹ là người đã thấy Chúa Thánh Thần hoạt động nơi Chúa Giêsu,
con Mẹ, từ lúc còn ở trong lòng Mẹ. Xin hãy mở rộng tâm trí chúng
con, để chúng con có thể ngoan ngoãn lắng nghe Lời Chúa.
b) Bài Tin Mừng:
Trong những ngày ấy, bà Maria chỗi dậy, vội vã
ra đi lên miền núi, đến một thành xứ Giuđêa. Bà vào nhà ông Giacaria
và chào bà Êlisabéth. Sau khi bà Êlisabéth nghe lời chào của Maria,
thì hài nhi nhảy mừng trong lòng bà và bà Êlisabéth được đầy Chúa Thánh
Thần. Bà kêu lớn tiếng rằng: “Em được chúc phúc hơn mọi
người nữ và con lòng em cũng được chúc phúc. Bởi đâu tôi được Mẹ
Thiên Chúa tôi đến viếng thăm? Vì này, tai tôi vừa nghe lời em chào,
hài nhi liền nhảy mừng trong lòng tôi. Phúc cho em là kẻ đã tin rằng
lời Chúa phán cùng em sẽ được thực hiện.”
Và bà Maria nói: “Linh hồn tôi ngợi
khen Chúa,
và thần trí tôi hoan hỉ trong Thiên Chúa Đấng
Cứu Độ tôi,
vì Chúa đã đoái nhìn đến phận hèn tớ nữ của
Chúa.
Này từ nay muôn thế hệ sẽ khen tôi có phước,
vì Đấng toàn năng đã làm cho tôi những sự trọng đại và danh Ngài là
thánh.
Lòng thương xót Chúa trải qua đời nọ đến đời
kia dành cho những người kính sợ Chúa.
Chúa đã vung cánh tay ra oai thần lực, dẹp tan
những ai thần trí kiêu căng.
Chúa lật đổ người quyền thế xuống khỏi ngai
vàng và nâng cao những người phận nhỏ.
Chúa đã cho người đói khát no đầy ơn phước, và
để người giàu có trở về tay không.
Chúa săn sóc Israel tôi tớ Chúa, bởi nhớ lại
lòng thương xót của Ngài.
Như Chúa đã phán cùng các tổ phụ chúng tôi,
cho Abraham và dòng dõi người đến muôn đời.”
Maria ở lại với bà Êlisabéth độ ba tháng, đoạn
người trở về nhà mình.
c) Giây phút thinh lặng cầu nguyện
Thinh lặng là một đặc tính của những ai biết
làm thế nào để lắng nghe Thiên Chúa. Bạn hãy cố gắng tạo cho mình
một bầu không khí của an bình và tôn thờ im lặng. Nếu bạn có khả
năng thinh lặng trước Thiên Chúa, bạn sẽ có thể lắng nghe hơi thở của Người đó
là Sự Sống.
2. Suy gẫm
a) Chìa khóa dẫn đến bài đọc:
Em được chúc phúc hơn mọi người nữ
Trong phần đầu của bài Tin Mừng hôm nay, những
lời của bà Êlisabéth kêu lớn tiếng: “Em được chúc phúc hơn mọi người
nữ”, được dẫn trước bởi một cuộc di chuyển không gian. Mẹ Maria rời
Nagiarét, một làng nằm ở phía bắc của đất Palestine, để đi về phía nam, khoảng
chừng năm mươi cây số, đến một nơi mà theo tương truyền đã xác định là vùng Ain
Karem ngày nay, không xa thành Giêrusalem bao nhiêu. Việc di chuyển
thể lý cho thấy sự nhạy cảm nội tâm của Mẹ Maria, người không sống cho riêng
mình, để chiêm niệm, trong một cách riêng tư và thân mật, mầu nhiệm của Mẹ
Thiên Chúa đang được hoàn thành trong người của Mẹ, nhưng Mẹ lại chọn con đường
hướng về lòng yêu thương tha nhân. Mẹ đã lên đường để giúp cho người
chị họ cao tuổi. Việc đi thăm bà Êlisabéth của Mẹ Maria đã được tăng
thêm ý nghĩa với những chữ “trong vội vã” mà thánh Ambrose đã diễn giải như
sau: “Mẹ Maria vội vã ra đi đến vùng cao nguyên, không phải vì Mẹ
không tin lời tiên báo hay vì Mẹ không chắc chắn về lời thông báo của Thiên Sứ
hay nghi ngờ về bằng chứng, mà vì Mẹ đã vui mừng với lời hứa và mong muốn làm
tròn sứ vụ một cách tân tụy, với sự thôi thúc Mẹ đã nhận được từ niềm hân hoan
mật thiết trong lòng của Mẹ …. Ân huệ của Chúa Thánh Thần không gây
ra sự chậm chạp”. Tuy nhiên, người đọc biết rằng lý do thực sự của
chuyến đi đã không được nhắc tới, nhưng có thể nhận thấy nó qua các dữ kiện rút
ra từ bối cảnh. Thiên thần đã truyền tin cho Đức Maria biết về việc
mang thai của bà Êlisabéth, đã được sáu tháng (xem câu 37). Ngoài
ra, Mẹ Maria ở lại đó ba tháng (xem câu 56), đúng thời điểm để hài nhi có thể
sinh ra, giúp chúng ta hiểu được rằng Đức Maria có ý định muốn giúp người chị
họ. Mẹ Maria chạy, và đi về nơi có nhu cầu cấp thiết, nhu cầu cần
được giúp đỡ, theo cách này, cho thấy một cảm giác rõ ràng và lòng sẵn sàng cụ
thể.
Cùng với Mẹ Maria, thai nhi Giêsu, trong lòng
Mẹ, cùng đi với Người. Từ đây thật dễ dàng suy ra giá trị Kitô giáo
của việc đi thăm người chị họ của Đức Maria: hơn hết cả, sự chú ý
được hướng về Chúa Kitô. Thoạt tiên, mọi việc hình như có vẻ chú
trọng vào hai người phụ nữ; thực ra, điều quan trọng đối với tác giả Phúc Âm là
sự kiện phi thường hiện hữu trong việc thụ thai của họ. Mẹ Maria có
khuynh hướng chăm sóc, như trong thí dụ vừa rồi, để có cuộc gặp gỡ giữa hai người
phụ nữ.
Ngay khi Mẹ Maria vào nhà và chào bà
Êlisabéth, thai nhi Gioan nhảy mừng trong lòng mẹ. Theo một số
người, việc nhảy mừng này không thể so sánh với việc chuyển mình của thai nhi,
mà mọi phụ nữ mang thai thường trải qua. Luca xử dụng một động từ
chữ Hy Lạp mà một cách chính xác có nghĩa là “nhảy”. Với mong muốn giải
thích động từ này theo nghĩa đen một chút, nó có thể được hiểu với nghĩa “nhảy
múa”, vì vậy ngoại trừ một hiện tượng vật lý mà thôi. Có người đã
nghĩ rằng động từ “nhảy” này có thể được coi như là một hình thức “tỏ lòng cung
kính” của thai nhi Gioan dành cho Chúa Giêsu, từ lúc bắt đầu, mặc dù chưa được
sinh ra, thái độ của sự kính trọng và khuất phục sẽ là đặc điểm của cuộc đời
Gioan: “Có Đấng quyền thế hơn tôi đang đến sau tôi, tôi không đáng
cúi xuống cởi quai dép cho Người” (Mc 1:7). Rồi một ngày, chính
Gioan sẽ là người chứng: “Ai cưới cô dâu, người ấy là chú rể. Còn
người bạn của chú rể đứng đó nghe chàng, thì vui mừng hớn hở vì được nghe tiếng
nói của chàng. Đó là niềm vui của ta, niềm vui ấy bây giờ đã trọn
vẹn. Người phải nổi bật lên, còn ta phải lu mờ đi”
(Ga 3:29-30). Vì thế thánh Ambrose đã nhận định: “Bà Êlisabéth
là người đầu tiên được nghe tiếng nói, nhưng Gioan lại là người đầu tiên nhận
lãnh ân sủng”. Chúng ta tìm thấy một sự xác nhận của lời giải thích
này trong những chữ dùng của bà Êlisabéth, một động từ Hy-Lạp trong câu 41, đã
được lập lại trong câu 44: “Hài nhi liền nhảy mừng trong lòng
tôi”. Thánh sử Luca, với những chi tiết cụ thể này, đã muốn gợi lên
những điều kỳ diệu đã xảy ra tại nơi thân thiết Nagiarét. Chỉ đến
bây giờ, nhờ vào cuộc đối thoại với một người khác, mầu nhiệm Mẹ Thiên Chúa mới
mặc khải sự bí mật và những gì thuộc về cá nhân để trở nên một thực tế đáng chú
ý, và đối tượng của sự nhận thức và khen ngợi.
Theo lời của bà Êlisabéth: “Em được
chúc phúc hơn mọi người nữ và con lòng em cũng được chúc phúc. Bởi
đâu tôi được Mẹ Thiên Chúa tôi đến viếng thăm?” (các câu 42-43). Với
cách diễn tả của người Do-Thái, các chữ này tương đương với một bậc cao trọng
(“trong số các người nữ”), tác giả muốn thu hút sự chú ý của người đọc về chức
phận của Đức Maria: là “Mẹ Thiên Chúa”. Và sau đó, một ân
sủng đã dành riêng cho Mẹ (“Em được chúc phúc”) và một chân phúc đã được
ban. Việc này bao gồm những gì? Nó thể hiện việc Mẹ Maria
tuân theo Thánh Ý Thiên Chúa. Mẹ Maria không chỉ là người nhận lãnh
một kế hoạch mầu nhiệm làm cho Mẹ được chúc phúc, mà Mẹ còn là người biết chấp
nhận và tuân theo ý Chúa. Mẹ Maria là một tạo vật có lòng tin, bởi
vì Mẹ đã tin tưởng vào lời nói đơn sơ và ký thác vào câu trả lời “xin vâng” vì
tình yêu của Mẹ. Và bà Êlisabéth nhận biết được sứ vụ tình yêu này,
xác định Mẹ là “được chúc phúc làm mẹ và được chúc phúc làm người tin vào quyền
năng Thiên Chúa”.
Trong khi đó, thai nhi Gioan nhận thức được sự
hiện diện của Chúa và mừng rỡ hân hoan, biểu lộ với việc nhảy múa trong lòng mẹ
để từ đó liên hệ với ơn cứu độ. Mẹ Maria sẽ là người thông dịch cho
sự kiện đó trong bài thánh ca Magnificat.
Trong bài ca này Mẹ Maria coi mình như một
phần của những kẻ nghèo khó, “người nghèo của Thiên Chúa”, của những người
“kính sợ Thiên Chúa”, đặt tất cả mọi tin tưởng vào Người, và hy vọng, vì trong
mức độ hiểu biết của con người, họ không được hưởng bất kỳ một quyền lợi hay sự
ưu đãi nào. Tinh thần của những kẻ nghèo khó có thể được tổng hợp
với những lời của Thánh Vịnh 37, các câu 7-9: “Hãy thinh lặng trước
mặt Chúa và đợi trông Người”, bởi vì “những ai trông đợi Chúa, sẽ được đất hứa
làm gia nghiệp”.
Trong Thánh Vịnh 86, câu 6, người ta cầu
nguyện, hướng về Thiên Chúa mà rằng: “Xin hãy ban cho người tôi tớ
Chúa nguồn trợ lực của Người”. Thuật ngữ “tôi tớ” ở đây diễn tả
người ấy đã bị khất phục, cũng như cảm nghĩ thuộc về Thiên Chúa, của cảm giác
được an toàn với Người.
Kẻ nghèo khó, theo sát nghĩa của Thánh Kinh,
là những ai đặt niềm tin vào Thiên Chúa một cách vô điều kiện; đây là lý do tại
sao họ được đoái hoài tới, về phẩm chất, phần tốt nhất, của dân tộc Do-Thái.
Thay vào đó, những kẻ tự hào là những ai lại
đặt tất cả tin tưởng của họ vào bản thân mình.
Bây giờ, theo bài ca Kinh Ngợi Khen (Magnificat),
người nghèo có một ngàn lý do để vui mừng, bởi vì Thiên Chúa ban cho kẻ nghèo
hèn được vẻ vang (Tv 149:4) và những kẻ khiêm tốn được hãnh diện. Một hình
ảnh được trích từ Tân Ước diễn tả rất rõ thái độ của người nghèo hèn trong Cựu
Ước, là trong đó người thu thuế giàu có đã tự khiêm nhường đấm ngực, trong khi
người Biệt Phái lại tự mãn với các công lao của mình và đang để cho niềm tự mãn
chi phối (Lc 19:9-14). Một cách dứt khoát, Mẹ Maria ca tụng tất cả
những việc Thiên Chúa đã thực hiện trong người Mẹ và tất cả những việc Người đã
làm cho mọi tạo vật. Niềm hân hoan và lòng biết ơn là đặc tính của
bài thánh ca này về ơn cứu độ công nhận sự cao cả của Thiên Chúa, mà cũng làm
cho người hát bài hát đó trở nên tuyệt vời.
c) Một vài câu hỏi gợi ý:
- Lời cầu nguyện của tôi, hơn tất cả, là sự biểu hiện
tình cảm hay là việc tán dương và xác nhận hoạt động của Thiên Chúa?
- Đức Maria được xem như là người tin vào Lời của
Chúa. Tôi đã dành bao nhiêu thời gian để chỉ lắng nghe Lời
Chúa?
- Lời cầu nguyện của bạn có đã được nuôi dưỡng từ Thánh
Kinh, như lời cầu nguyện của Mẹ Maria không? Hay đúng hơn tôi
đã siêng năng dâng sùng kính với những lời kinh cầu liên tục nhạt nhẽo và
buồn tẻ? Bạn có tin rằng tìm về lời cầu nguyện trong Kinh Thánh
là sự bảo đảm để tìm thấy sự nuôi dưỡng chắc chắn, như Mẹ Maria đã chọn?
- Bạn có nhận thấy được lý lẽ của thánh ca Magnificat đã
tán tụng niềm hân hoan của sự cho đi, đánh mất để được tìm thấy, của sự
nhận lãnh, niềm hạnh phúc của sự tưởng thưởng, của biếu tặng?
3. Cầu Nguyện
a) Thánh Vịnh 44 (45)
Phần thứ hai này của bài Thánh Vịnh, ca ngợi
Nữ hoàng. Trong bài Phụng Vụ hôm nay những câu Thánh Vịnh này được
áp dụng cho Mẹ Maria và tán dương vẻ đẹp và sự cao trọng của Mẹ.
Hàng cung nữ, có những vì công chúa,
bên hữu ngài, hoàng hậu sánh vai,
trang điểm vàng Ô-phia lộng lẫy.
Tôn nương hỡi, xin hãy nghe nào,
đưa mắt nhìn và hãy lắng tai,
quên dân tộc, quên đi nhà thân phụ.
Sắc nước hương trời, Quân Vương sủng ái,
hãy vào phục lạy: "Người là Chúa của bà."
Đẹp lộng lẫy, này đây công chúa,
mặc xiêm y dệt gấm thêu vàng,
phục sức huy hoàng, được dẫn tới Quân Vương,
cùng các trinh nữ theo sau hầu cận.
Lòng hoan hỷ, đoàn người tiến bước,
vẻ tưng bừng, vào tận hoàng cung.
b) Lời nguyện kết
bên hữu ngài, hoàng hậu sánh vai,
trang điểm vàng Ô-phia lộng lẫy.
Tôn nương hỡi, xin hãy nghe nào,
đưa mắt nhìn và hãy lắng tai,
quên dân tộc, quên đi nhà thân phụ.
Sắc nước hương trời, Quân Vương sủng ái,
hãy vào phục lạy: "Người là Chúa của bà."
Đẹp lộng lẫy, này đây công chúa,
mặc xiêm y dệt gấm thêu vàng,
phục sức huy hoàng, được dẫn tới Quân Vương,
cùng các trinh nữ theo sau hầu cận.
Lòng hoan hỷ, đoàn người tiến bước,
vẻ tưng bừng, vào tận hoàng cung.
b) Lời nguyện kết
Lời nguyện sau đây là một đoạn suy gẫm ngắn
gọn về vai trò làm mẹ của Đức Maria trong đời sống của người tín hữu: “Lạy
Mẹ Maria, Mẹ là người phụ nữ biết thế nào để vui mừng, người biết thế nào để
hân hoan, người đã để cho được chiếm hữu bởi sự an ủi hoàn toàn của Chúa Thánh
Thần, xin hãy dạy cho chúng con cách cầu nguyện để chúng con có thể khám phá ra
nguồn gốc của sự hân hoan. Trong nhà bà Êlisabéth, chị họ của Mẹ,
cảm giác được chấp nhận và được thông hiểu về bí mật thâm kín nhất của Mẹ, Mẹ
đã thốt lên một bài thánh ca của lòng hân hoan, nói về Thiên Chúa, nói về mối
quan hệ của Mẹ với Chúa, và về một cuộc phiêu lưu chưa từng có đã bắt đầu là
làm Mẹ Thiên Chúa và là mẹ của chúng con, dân thánh của Thiên Chúa. Xin
Mẹ hãy dạy cho chúng con biết dâng lên lời nguyện của nhịp điệu hy vọng và
những rung động của niềm hân hoan, những khi chúng con kiệt sức bởi than vãn
đắng cay và thấm tràn với sầu muộn gần như là nghĩa vụ. Phúc Âm nói
với chúng con về Mẹ và bà Êlisabéth: cả hai đều giữ trong lòng một
điều gì đó mà cả hai không dám hoặc không muốn tỏ lộ cho bất cứ ai. Nhưng
trong mỗi người, cảm nghiệm được thông hiểu bởi người đối diện, trong ngày đã
được nói trước về việc Thăm Viếng và Mẹ đã thốt lên những lời của cầu nguyện và
của ngày lễ hội. Cuộc gặp gỡ của Mẹ đã trở nên phần Phụng Vụ tạ ơn
và ngợi ca Thiên Chúa khôn tả của Mẹ. Mẹ, người phụ nữ với niềm vui
sâu sắc, đã xướng lên bài Kinh Ngợi Khen Magnificat, trong sự sung sướng và
ngạc nhiên trước tất cả những gì Chúa đã sắp đặt nơi người tôi tớ khiêm cung
của Người. Bài ca Magnificat là tiếng hò reo, lời nổ bừng
của mừng vui, nổ tung trong mỗi người chúng ta, khi người ta cảm thấy được chấp
nhận và được thấu hiểu”.
4. Chiêm Niệm
Lạy Đức Trinh Nữ Maria, đền thờ của Chúa Thánh
Thần, được chấp nhận với niềm tin tưởng vào Lời Chúa và hoàn toàn quy phục vào
quyền năng Tình Yêu. Vì chính điều này Mẹ đã trở nên biểu tượng của
nội tâm, tất cả mọi việc được nhớ lại dưới cái nhìn của Thiên Chúa và chìm đắm
vào quyền năng của Đấng Tối Cao. Mẹ Maria đã giữ im lặng về chính
mình, bởi vì tất cả mọi việc trong người Mẹ có thể nói lên những việc kỳ diệu
lạ lùng của Chúa trong cuộc đời của Mẹ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét