Giải đáp phụng vụ: Trong lễ cưới, linh mục được
phép nói “Cha tuyên bố hai con là vợ chồng với nhau” không?
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Trong 10 năm qua, tôi đã tham dự nhiều lễ cưới Công Giáo, và không lần nào nghe vị linh mục nói "Giờ đây cha tuyên bố hai con là vợ chồng với nhau". Điều gì sẽ xảy ra cho một lời tuyên bố đơn giản như thế, và tại sao nó bị cắt khỏi lời thề hôn phối? - G. B., Richmond, Virginia, Mỹ.
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Trong 10 năm qua, tôi đã tham dự nhiều lễ cưới Công Giáo, và không lần nào nghe vị linh mục nói "Giờ đây cha tuyên bố hai con là vợ chồng với nhau". Điều gì sẽ xảy ra cho một lời tuyên bố đơn giản như thế, và tại sao nó bị cắt khỏi lời thề hôn phối? - G. B., Richmond, Virginia, Mỹ.
Đáp: Theo tôi đã có thể đoan chắc, công thức đặc
biệt này không bao giờ là một phần trong nghi thức hôn phối Công Giáo Rôma. Lời
này, hoặc các biến thể tương tự, là phần nghi thức của hôn phối Anh Giáo, hoặc
của một số giáo phái Tin Lành khác.
Kể từ khi phương tiện truyền thông không khắt khe với chi tiết khi nói đến nghi lễ, nhiều người đã thấy và đã nghe cụm từ được cho là Công Giáo này, trong vô số phim và chương trình truyền hình. Vì lý do này, họ có thể mong đợi như thế khi tham dự một lễ cưới Công Giáo thực sự.
Những người Công Giáo cuối cùng có thể nghe một câu tương tự là người tham dự lễ cưới theo hình thức ngoại thường của nghi thức Rôma, vốn được sử dụng chung cho đến đầu thập niên 1970. Sau khi đôi hôn phối bày tỏ sự ưng thuận kết hôn, và trước khi làm phép nhẫn, linh mục nói, "Ego conjúngo vos in matrimónium. In nómine Patris, et Fílii, et Spíritus Sancti. Amen" (Cha kết hợp hai con trong bí tích hôn phối. Nhân danh Cha, và Con và Thánh Thần. Amen).
Với cải cách phụng vụ, lời trên đã được hủy bỏ khỏi nghi thức hôn phối. Trong số các lý do để hủy bỏ nó là, do việc cử hành lễ cưới được thực hiện bằng ngôn ngữ địa phương, việc sử dụng ngôi thứ nhất số ít có thể dễ dàng làm cho người ta hiểu rằng linh mục hành sử như là thừa tác viên bí tích, tương tự như cách thức ngài hành sử khi nói "Cha rửa tội cho con” hoặc “Cha tha tội cho con”. Tuy nhiên, truyền thống Latinh nói rằng chính đôi nam nữ mới là thừa tác viên của bí tích hôn phối. Sách Giáo Lý nói:
“1623. Theo truyền thống Latinh, chính đôi hôn phối là thừa tác viên ân sủng Ðức Kitô; họ ban bí tích Hôn Phối cho nhau khi họ bày tỏ sự ưng thuận kết hôn trước mặt Hội Thánh. Trong truyền thống các Giáo Hội Ðông Phương, linh mục hay Giám mục chủ lễ làm chứng việc đôi hôn phối trao đổi lời ưng thuận kết hôn (x.CCEO 817), nhưng lời chúc hôn của các ngài cũng cần thiết để bí tích thành sự (x. CCEO 828).
“1626. Hội Thánh coi việc hai người bày tỏ sự ưng thuận kết hôn là yếu tố cần thiết "làm nên hôn nhân" (x. CIC 1057, 1). Thiếu sự ưng thuận này thì không có hôn nhân.
“1627. Sự ưng thuận là "hành vi nhân linh, trong đó đôi vợ chồng tự hiến cho nhau và đón nhận nhau" (x. GS 48,1); (x. CIC 1057, 2): "Anh nhận em làm vợ"; "Em nhận anh làm chồng" (x. OcM 45). Sự ưng thuận này nối kết hai vợ chồng lại với nhau, được thể hiện trọn vẹn khi hai người "trở nên một thân thể" (x. St 2, 24; Mc 10, 8; Ep 5,31).
“1628. Sự ưng thuận phải là hành vi ý chí của mỗi người phối ngẫu, không bị cưỡng bức vì bạo lực hay quá sợ hãi do một nguyên cớ ngoại tại (x. CIC 1103). Không có thế lực nhân loại nào có thể thay thế sự ưng thuận này (x. CIC 1057, 1) . Thiếu sự tự do, hôn nhân không thành.
“1630. Linh mục (hay phó tế), chứng giám nghi thức Hôn Phối, nhân danh Hội Thánh nhận lời ưng thuận của đôi hôn phối và chúc lành cho họ. Sự hiện diện của thừa tác viên Hội Thánh (và của những người làm chứng), cho thấy rõ ràng hôn nhân là một bậc sống trong Hội Thánh.
“1631. Vì lý do này, Hội Thánh thường đòi buộc các tín hữu phải kết hôn theo thể thức của Hội Thánh (x. CÐ Trentô: DS 1813-1816; CIC 1108). Qui định này có những lý do sau:
- hôn nhân là một bậc sống trong Hội Thánh, có những nghĩa vụ và quyền lợi giữa đôi vợ chồng và đối với con cái;
- bí tích Hôn Phối là một hành vi phụng vụ. Do đó, nên cử hành trong nghi thức phụng vụ công khai của Hội Thánh;
- vì hôn nhân là một bậc sống trong Hội Thánh, nên phải có sự chắc chắn (vì thế buộc phải có những người làm chứng);
- việc công khai bày tỏ sự ưng thuận bảo vệ lời cam kết và giúp vợ chồng sống chung thủy” (Bản dịch Việt ngữ của Bộ Giáo Luật do các Linh Mục Nguyễn Văn Phương, Phan Tấn Thành, Vũ Văn Thiện, Mai Ðức Vinh thực hiện).
Vì các lý do này, linh mục không còn sử dụng ngôi thứ nhất số ít, nhưng tiếp nhận sự ưng thuận của cặp vợ chồng, bằng cách nói:
“Xin Chúa tỏ lòng nhân hậu chuẩn y sự ưng thuận các con (...) vừa tỏ bày trước mặt Hội thánh. Và xin Chúa tuôn đổ phúc lành của Ngài trên các con. Sự gì Thiên Chúa kết hợp, loài người không được phân ly”. (Zenit.org 18-1-2011)
Nguyễn Trọng Đa 8/20/2013(vietcatholic)
Kể từ khi phương tiện truyền thông không khắt khe với chi tiết khi nói đến nghi lễ, nhiều người đã thấy và đã nghe cụm từ được cho là Công Giáo này, trong vô số phim và chương trình truyền hình. Vì lý do này, họ có thể mong đợi như thế khi tham dự một lễ cưới Công Giáo thực sự.
Những người Công Giáo cuối cùng có thể nghe một câu tương tự là người tham dự lễ cưới theo hình thức ngoại thường của nghi thức Rôma, vốn được sử dụng chung cho đến đầu thập niên 1970. Sau khi đôi hôn phối bày tỏ sự ưng thuận kết hôn, và trước khi làm phép nhẫn, linh mục nói, "Ego conjúngo vos in matrimónium. In nómine Patris, et Fílii, et Spíritus Sancti. Amen" (Cha kết hợp hai con trong bí tích hôn phối. Nhân danh Cha, và Con và Thánh Thần. Amen).
Với cải cách phụng vụ, lời trên đã được hủy bỏ khỏi nghi thức hôn phối. Trong số các lý do để hủy bỏ nó là, do việc cử hành lễ cưới được thực hiện bằng ngôn ngữ địa phương, việc sử dụng ngôi thứ nhất số ít có thể dễ dàng làm cho người ta hiểu rằng linh mục hành sử như là thừa tác viên bí tích, tương tự như cách thức ngài hành sử khi nói "Cha rửa tội cho con” hoặc “Cha tha tội cho con”. Tuy nhiên, truyền thống Latinh nói rằng chính đôi nam nữ mới là thừa tác viên của bí tích hôn phối. Sách Giáo Lý nói:
“1623. Theo truyền thống Latinh, chính đôi hôn phối là thừa tác viên ân sủng Ðức Kitô; họ ban bí tích Hôn Phối cho nhau khi họ bày tỏ sự ưng thuận kết hôn trước mặt Hội Thánh. Trong truyền thống các Giáo Hội Ðông Phương, linh mục hay Giám mục chủ lễ làm chứng việc đôi hôn phối trao đổi lời ưng thuận kết hôn (x.CCEO 817), nhưng lời chúc hôn của các ngài cũng cần thiết để bí tích thành sự (x. CCEO 828).
“1626. Hội Thánh coi việc hai người bày tỏ sự ưng thuận kết hôn là yếu tố cần thiết "làm nên hôn nhân" (x. CIC 1057, 1). Thiếu sự ưng thuận này thì không có hôn nhân.
“1627. Sự ưng thuận là "hành vi nhân linh, trong đó đôi vợ chồng tự hiến cho nhau và đón nhận nhau" (x. GS 48,1); (x. CIC 1057, 2): "Anh nhận em làm vợ"; "Em nhận anh làm chồng" (x. OcM 45). Sự ưng thuận này nối kết hai vợ chồng lại với nhau, được thể hiện trọn vẹn khi hai người "trở nên một thân thể" (x. St 2, 24; Mc 10, 8; Ep 5,31).
“1628. Sự ưng thuận phải là hành vi ý chí của mỗi người phối ngẫu, không bị cưỡng bức vì bạo lực hay quá sợ hãi do một nguyên cớ ngoại tại (x. CIC 1103). Không có thế lực nhân loại nào có thể thay thế sự ưng thuận này (x. CIC 1057, 1) . Thiếu sự tự do, hôn nhân không thành.
“1630. Linh mục (hay phó tế), chứng giám nghi thức Hôn Phối, nhân danh Hội Thánh nhận lời ưng thuận của đôi hôn phối và chúc lành cho họ. Sự hiện diện của thừa tác viên Hội Thánh (và của những người làm chứng), cho thấy rõ ràng hôn nhân là một bậc sống trong Hội Thánh.
“1631. Vì lý do này, Hội Thánh thường đòi buộc các tín hữu phải kết hôn theo thể thức của Hội Thánh (x. CÐ Trentô: DS 1813-1816; CIC 1108). Qui định này có những lý do sau:
- hôn nhân là một bậc sống trong Hội Thánh, có những nghĩa vụ và quyền lợi giữa đôi vợ chồng và đối với con cái;
- bí tích Hôn Phối là một hành vi phụng vụ. Do đó, nên cử hành trong nghi thức phụng vụ công khai của Hội Thánh;
- vì hôn nhân là một bậc sống trong Hội Thánh, nên phải có sự chắc chắn (vì thế buộc phải có những người làm chứng);
- việc công khai bày tỏ sự ưng thuận bảo vệ lời cam kết và giúp vợ chồng sống chung thủy” (Bản dịch Việt ngữ của Bộ Giáo Luật do các Linh Mục Nguyễn Văn Phương, Phan Tấn Thành, Vũ Văn Thiện, Mai Ðức Vinh thực hiện).
Vì các lý do này, linh mục không còn sử dụng ngôi thứ nhất số ít, nhưng tiếp nhận sự ưng thuận của cặp vợ chồng, bằng cách nói:
“Xin Chúa tỏ lòng nhân hậu chuẩn y sự ưng thuận các con (...) vừa tỏ bày trước mặt Hội thánh. Và xin Chúa tuôn đổ phúc lành của Ngài trên các con. Sự gì Thiên Chúa kết hợp, loài người không được phân ly”. (Zenit.org 18-1-2011)
Nguyễn Trọng Đa 8/20/2013(vietcatholic)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét