Chúa Nhật 18 Quanh Năm Năm C
(Phần
II)
Giáo Lý Phúc Âm Chúa Nhật XVIII Quanh
Năm C ngày 4.8. 2013
CHÚA NHẬT XVIII QUANH NĂM
C
Sách Giảng Viên 1.2; 2,
21-23; Thư Thánh Phaolô gửi tín hữu Côlôssê 3.1-5.9-11
và Phúc Âm Thánh Luca
12. 13-21
I. Giáo Huấn P.Â.:
Mạng sống không bảo đảm
nhờ của cải: Tiền của dư dả không làm con người ta sống lâu, sống an toàn hay
sống hạnh phúc.
Thiên Chúa là chủ cả của
cải vật chất và mạng sống con người:
Của cải được ban cho để
làm giàu trước mặt Thiên chúa tức phải dùng của cải làm việc từ thiện bác ái và
lập công phúc trước mặt Chúa.
II. Vấn
nạn P.Â.
1) Vấn đề chia gia tài trong Kinh Thánh Cựu Ước như
thế nào?
Trong sách Đệ Nhị Luật
chương 21 từ câu 15-17 nói về quyền trưởng nam trong việc phân chia gia tài như
thế nầy:
15 Khi một người đàn ông có hai vợ, một vợ
được yêu, một vợ không được yêu, và cả người được yêu lẫn người không được yêu
đều sinh con cho người ấy, mà con trai trưởng lại là con của người không được
yêu,
16 thì
khi chia gia tài cho các con, người đàn ông ấy không được dành quyền trưởng nam
cho đứa con của người vợ mình yêu, khiến đứa con của người vợ không được yêu,
là con trai trưởng, bị thiệt.
17 Trái
lại người đàn ông ấy phải nhìn nhận đứa con của người vợ không được yêu là
trưởng nam, mà chia cho nó hai phần sản nghiệp: nó là hoa quả đầu đời trai
tráng của người ấy, nên nó được quyền trưởng nam.
Như vậy theo Kinh Thánh
Cựu Ước, con trưởng nam không thừa hưởng toàn bộ sản nghiệp nhưng là gấp đôi so
với những đứa con trai khác. Thí dụ, nếu gia đình có bốn con trai, con trai
trưởng nam được hưởng 40% gia sản, ba con trai còn lại mỗi người được 20%.
Người ta cho rằng không
công bình. Nhưng đó là luật chia gia tài được qui định trong Đệ Nhị Luật. Xét
về mặt đời sống, trưởng nam là người cao tuổi nhất. Người cao tuổi nhất bình
thường là người chết trước. Nên thời gian hưởng gia tài không dài bằng những
đứa em của mình. Do đó, phần nào hợp lý khi anh con trưởng nam được hưởng nhiều
gấp đôi so với người khác.
Phúc Âm Thánh Luca tường
thuật: Có người trong đám đông yêu cầu “Thưa thầy, xin Thầy bảo anh tôi chia
gia tài cho tôi!” Chúa không thoả đáp yêu cầu vì “ai đã đặt tôi làm người xử
kiện và chia gia tài!” Nhân yêu cầu làm người xử kiện trong việc chia gia tài,
Chúa dạy rằng:
Phải giữ mình khỏi mọi
thứ tham lam.
Phải biết giá trị đích
thật của tiền của:
Tiền của không làm con
người sống thọ
Tiền của không làm con
người hạnh phúc.
Thiên Chúa là chủ của
tiền của và cũng là chủ của mạng sống.
Vì Chúa Giêsu chỉ
mượn việc yêu cầu chia gia tài để nói về giá trị của tiền của. Nên chúng ta
không giải đáp được vấn nạn: Tại sao “người trong đám đông” nầy lại yêu cầu
Chúa phân xử chuyện chia gia tài? Anh ta được chia hay không được chia? Hay anh
ta được chia, nhưng không hài lòng chăng? Những vấn nạn không có giải đáp. Vì
Phúc Âm cho một giải đáp ở bình diện siêu nhiêu: Tiền của tạm bợ chóng qua và
không đem hạnh phúc vĩnh cửu. Cũng có thể qua lời giảng và dụ ngôn người phú hộ
toan tính xây thêm nhà kho mà Chúa muốn trả lời cho người yêu cầu làm quan xét
chia của là: Bỏ quách đi! Không sống lâu đâu! Tranh phần hơn thua chút ít mà
làm gì!
2) Chúa dựng nên con người và cho con người có lòng
ước muốn hay ham muốn có nhiều của cái vật chất, cũng như ai là con người cũng
có ước muốn tự nhiên thoả mãn đòi hỏi tình dục. Sao Chúa lại bảo “Phải giữ mình
khỏi mọi thứ tham lam”?
Tham lam (Latinh:
Avaritia hay Cupiditas) khác với ước muốn tự nhiên và bình thường
(desiderium hay votum) của con người.
Ước muốn được định nghĩa là: ao ước, mong mỏi, cầu mong cho có điều
mình muốn hay yêu cầu mong thoả đáp. Cách chung ước muốn là khát vọng tự nhiên
và mang ý nghĩa tích cực.
Thí dụ: Thiên Chúa muốn có ánh sáng tức thì liền
có ánh sáng. Chúa có ước muốn và Chúa luôn có ước muốn tốt vì bản tính Chúa là
tốt tuyệt đối, là hoàn hảo. Nên Chúa không thể có ước ước muốn xấu. Nói khác đi
Chúa không thể có tính tham lam.
Thí dụ khác: Ai cũng có ước muốn sống thọ và hạnh
phúc. Tuy nhiên, con người không có bản tính tốt tuyệt đối. Nên thường đi xa
hơn ước muốn tốt tự nhiên để sang bình diện tham lam, được liệt kê trong tam
độc của Phật Giáo: Tham Sân Si
Ước muốn thường tự nhiên và tốt: Ước muốn thoả
mãn đòi hỏi bản năng tính dục hay ước muốn có đời sống vật chất sung túc và
thoải mái. Ước muốn về tình dục trong bậc sống mình chọn là điều tốt. Thí dụ
người chồng ước muốn giao hợp với vợ mình vừa là điều tốt, vừa là quyền lợi và
bổn phận.
Có người tự khoe rằng: Tôi ghét nhìn phụ nữ đẹp
hay Phụ nữ đẹp không gây trong tôi một ấn tượng gì cả! Đó là nói dối hay đó là
người đàn ông bất bình thường.
Ước muốn sống thọ và cuộc sống hạnh phúc. Đây là
những ước muốn hay khát vọng chính đáng và được khuyến khích để thực hiện.
Kinh Thánh cho chúng ta định nghĩa thế nào là
tham lam như thế nầy:
Người tham lam là người luôn bị ám ảnh để thu
tích của cải vật chất. Điều nầy được nói trong Phúc Âm Luca 12.15, tức
Phúc Âm hôm nay.
Người tham lam là người đánh giá của cải vật chất
hơn Chúa hay hơn những giá trị tinh thần. Được đề cập trong sách Tiên Tri Isaia
56.11
Người tham lam là người sẵn sàng lừa đảo, gian
dối hay phương tiện bất chính để đạt của cải vật chất. Phúc Âm Luca 11. 39 và
Cách Ngôn 21.25
Người tham lam là người không bao giờ bằng lòng
hay thoả mãn với những gì mình có. Người Việt Nam nói: túi tham không đáy là
vậy.
Hệ quả xấu của người mang tính tham lam sẽ
là: Dối trá - Phàm ăn - Dâm đảng – trần tục vật chất và lười biếng. Điều nầy
được Thánh Phaolô đề cập nhiều trong thư gửi Giáo Đoàn Rôma chương 7.
Avaritia hay cupiditas chính là lòng dục được đề
cập trong lý thuyết nhà Phật. Thường chúng ta hiều rằng, thuyết diệt dục của
nhà Phật có nghĩa là từ chối hay dẹp bỏ những ước muốn tự nhiên và chính đáng.
Không phải thế, thuyết diệt dục của Phật giáo chính là “Phải giữ mình khỏi mọi
thứ tham lam” mà Chúa nói trong Phúc Âm hôm nay. Tham lam là một trong những
Tam Độc được Hoà Thượng Thích Tam Từ trong website Phật Tử Việt Nam phân tích
nhu sau:
Tam độc là ba thứ ác độc mang đau khổ đến cho con
người, phá hoại mọi hạnh phúc an vui của con người. Theo thứ tự thông thường
của nó là Tham, Sân, Si; song đặt đúng trật tự từ gốc ra ngọn phải nói Si,
Tham, Sân.
Si: Si là si mê. Không biết đúng lẽ thật giả,
không nhận ra phải trái, không thấy được tà chánh, ngu tối mờ mịt là tướng
trạng của Si. Cái si mê căn bản nhất là nhận lầm thân giả dối làm cái ta chân
thật, tâm sanh diệt làm cái ta vĩnh cửu. Nơi ta đã nhận lầm thì đối tất cả đều
lầm, phát sanh bao nhiêu thứ tội lỗi về sau đều gốc từ cái lầm này mà ra.
Tham: Do chấp thân
là thật nên khởi tham lam mọi nhu cầu vật chất cho thân. Lòng tham là cái hang
không cùng, cái túi không đáy, cho nên không biết đến đâu là đủ. Không có, tham
lam muốn có; đã có, tham lam muốn thật nhiều, càng được lại càng tham. Tham mà
không toại nguyện liền nổi sân. Quả thật tham là nhân đau khổ vô hạn, con người
đến khi sắp tắt thở vẫn chưa thỏa mãn lòng tham.
Sân: Sân là nóng
giận. Do tham lam mà không toại nguyện, hoặc bị ngăn trở liền nổi sân.Một khi
nổi sân thì mọi tội ác nào cũng dám làm, mọi khổ đau nào cũng dám tạo. Tất cả
sự hung tợn dữ dằn ác độc đều do sân mà phát sanh. Sân có loại bộc phát, có
loại thầm kín.
3) Tại sao Ông nhà giàu dự tính xây thêm nhà kho
chứa thóc lúa và bị quở mắng là “Đồ ngốc! Nội đêm nay, người ta sẽ đòi lại mạng
ngươi, thì những gì ngươi sắm sẵn đó sẽ về tay ai?”
Thường chúng ta hiểu người ngốc nghếch hay ngu dốt là
người không có đủ trí khôn, hay đần độn không biết ứng xử hợp tình hợp lý.
Nhưng Ông Phú Hộ trong Phúc Âm xem chừng không ngốc nghếch và đần độn chút nào:
Ông biết làm cho có của cải vật chất dư dả và Ông biết huy hoạch để lưu trữ dài
hạn và hậu bị cho cuộc sống an nhàn tương lai. Tại sao ông lại bị quở mắng là
ngu ngốc.
Ông ngu ngốc vì lầm tưởng rằng: Của cải vật chất là cùng
đích và Ông làm chủ hoàn toàn của cải và mạng sống mình. Nhưng kỳ thực, Chúa là
chủ của của cải vật chất và làm chủ cả mạng sống con người. Cái ngu ngốc của
Ông nhà giàu là không biết mình là ai và mình được ban của cải vật chất để làm
gì?
Giáo Lý Công Giáo dạy rằng: Ta sống ở đời này để tìm hạnh phúc, và hạnh phúc
thật là được hiệp thông với Thiên Chúa. Hạnh phúc ấy chỉ có nơi Thiên Chúa, Vì
ta được Thiên Chúa tạo dựng, nên khao khát hiệp thông với Người, như lời Thánh
Augustinô nói: "Lạy Chúa, Chúa đã tạo dựng con cho Chúa, và lòng con những
khắc khoải cho tới khi được an nghỉ trong Chúa". (Giáo Lý Công Giáo Chương
I, số 27-49)
Không có hạnh phúc thật
và trọn vẹn trong cuộc sống trần gian. Ai tưởng rằng của cải vật chất trần gian
là hạnh phúc trọn vẹn của thiên quốc là đồ ngốc như Ông Phú Hộ trong dụ ngôn
hôm nay. Thật sự chúng ta không làm chủ của cải vật chất, nhưng quản lý
những của cải Chúa ban để nuôi sống bản thân và phân phát cho những ai cần.
Điều nầy được tìm thấy trong nhiều chương, đoạn trong Kinh Thánh.
Phúc Âm Matthêô 25.15-30,
dụ ngôn về những nén bạc. Chúng ta là những người được nhận những của cải vật
chất để sinh lời cho Chúa. Phúc Âm Matthêô 6. 20, đề cập đến kho tàng không hư
mất trên thiên đàng. Người khôn là người dùng những gì hay hư mất, tức của cải
trần gian để mua lấy của cải không hư mất trên thiên đàng. Phúc Âm Luca 10.
30-37 nói về dụ ngôn người Samaritanô nhân hậu. Anh ta biết dùng những gì mình
có để giúp người lâm nạn cần giúp đỡ.
Ai nghĩ mình làm chủ hoàn toàn trên của cải vật chất,
sống ích kỷ chỉ biết lo cho bản thân mình và không biết chia sẻ với người chung
quanh giống như Ông nhà giàu trong dụ ngôn là người ngu ngốc. Trong thực tế
không thiếu người ngu ngốc như Ông nhà giàu trong Phúc Âm hôm nay vì lầm tưởng
rằng:
Mình giàu có, dư dật của cải vật chất là hoàn toàn do tài
kinh bang tế thế của mình. Mình có quyền xử dụng của cải vật chất cho bất cứ
mục đích nào mình muốn, dù là tội lỗi hay bất nhân. Nhiều người ngu ngốc không
nghĩ là mình có thể chết bất cứ lúc nào, vì “đêm nay, mạng sống người sẽ bị đòi
lại!”. Ai đòi? Ai cho thì người ấy đòi. Chúa ban cho sự sống và Chúa là người
có thể kết thúc hay “đòi lại mạng sống người ngay đêm nay!”
Nên Ông nhà giàu trong dụ ngôn bị mắng ngu ngốc vì: tưởng
rằng của cải vật chất là lẽ sống và là cùng đích đời sống. Vì những tưởng rằng
mình làm chủ hoàn toàn trên của cải và mạng sống. Vì tiêu pha cả đời, thu tích
nhiều của cải vật chất để rồi bỏ lại cho người khác hưởng. Vì không lo làm giàu
trước mặt Chúa tức không chia sẻ cho người cùng khổ đang cần.
III. Thực Hành P.Â.
1. Việt Nam phô bày rõ rệt hai giai cấp giàu nghèo.
Ngồi ăn sáng trong một nhà hàng bên đường phố Sàigòn cho tôi cơ hội chứng kiến
tận mắt cảnh giàu nghèo. Một cán bộ nhà nước chỉ chừng bốn mươi tuổi, mặt
veston, rời khỏi xe hơi, tháp tùng bởi ba người khác. Tất cả, béo tốt, trịnh
trọng bước vào quán. Bồi bàn đon đã cúi mọp chào lễ phép và kéo ghế mời “quan
lớn” ngồi. Thức ăn đã chuẩn bị trước, chỉ chừng đôi ba phút sau, bàn dành riêng
đã đầy thức ăn ngon bốc khói. Những thực khách sang trọng bắt đầu ăn uống thật
hùng hồn như sắp vào trận chiến. Những tiếng húp nước hủ tiếu xì sụp, những âm
thanh nhai nhóc nhách nghe rõ mồn một. Họ thật giàu sang nhưng xem chừng
chưa hề học cách ăn uống sao cho có lịch sự. Họ là những người giàu có, nhiều
tiền lắm của và đang tìm cách để phân tán tài sản nhằm tìm một bảo đảm cho
tương lai lâu dài.
Anh tài xế cho quan lớn
thật tội nghiệp. Thân gầy teo, nhưng Quan lớn không cho bước vào trong quán.
Anh ngồi chồm hổm bên lể đường trông chừng chiếc xe hơi bóng láng của Ông chủ.
Thỉnh thoảng anh lấy giẻ lau những chỗ bám bụi. Gần với anh tài xế làm công nầy
là vài người ăn xin, đang xoè tay xin tiền thực khách. Những người ăn xin tự
động bưng húp những tô hủ tiếu khách ăn bỏ dỡ. Những người ăn xin tự nhiên chụp
lấy và nhai ngấu nghiến những xương heo, những cù lẵng mà thực khách đã ăn và
bỏ lại trong tô.
Tôi buồn vô hạn khi chứng
kiến cảnh đời đầy trớ trêu và cay đắng giữ giàu và nghèo nầy. Tại sao anh cán
bộ chính phủ kia lại giàu có, ăn uống thừa mứa, đi xe hơi có tài xế và mặt mày
kênh kiệu coi thường mọi người? Tại sao anh kia lại phải làm tài xế, trông
chừng xe cho chủ ăn sáng. Tại sao lại có cảnh ăn xin quá thương tâm thế nầy?
Tôi thầm kêu trách Chúa:
Chúa có thấy cảnh thưong tâm nầy không? Ai tạo nên cảnh bất công nầy?
Chắc chắn là Chúa không tạo nên. Tất cả là con cái Chúa thì làm sao Chúa đối xử
thiên vị với con cái mình, cho đứa thật giàu và cho đứa thật nghèo. Không! Bất
công do con người gây ra, do tham sân si, do con người ngu ngốc nghĩ rằng: Mình
làm chủ hoàn toàn trên của cải vật chất, mình tiêu xài hay xử dụng như thế nào
tuỳ ý và quên chia sớt cho người đói khổ. Anh cán bộ chính phủ kia đáng để bị
mắng “ngu ngốc” vì đã không biết tích chứa cho mình của cải đời sau hay làm
giàu trước mặt Thiên Chúa.
Trông người mà nghĩ đến
ta. Tôi cũng ngu ngốc khi quên rằng mình có ngày chết và cứ mong sao cho đủ
tiền để hưu trí. Không chừng ngay đêm nay, Chúa sẽ bào tôi “Ta sẽ đòi mạng
người”! Chương trình hưu trí tương lai sụp đỗ!
2. Đời
sống đơn sơ: gương Cha Louis Viel
Đức Cha tôi hay nói về
một simple life, về đời sống đơn sơ như thế nầy: Một chiếc xe tốt đôi ba chục
ngàn, chạy lâu dài, bền bỉ, một văn phòng ngăn nắp thứ tự, một căn hộ tiện nghi
và thoải mái, chỉ mua sắm những thứ gì cần xài hay cần cho công việc và phải có
giờ dâng lễ và cầu nguyện.
Đối với Đức Cha tôi: đơn
giản hay đơn sơ sẽ cho mình thoải mái và nhiều giờ tự do hơn. Nhờ được tự do và
thoải mái, mình sẽ có giờ học hỏi hay làm việc hiệu quả hơn. Người sống đơn sơ
sẽ ít lo âu và sống thọ hơn. Thí dụ: Nuôi chó và mèo trong phòng hay trong nhà
không có gì xấu cả, tuy nhiên chó mèo tạo thêm công việc cho mình. Mình phải
chăm sóc, đi mua thức ăn, cho ăn và đôi khi phải mang đi thú y. Linh mục thật
không có giờ để dành cho chuyện nuôi chó mèo.
Cha Louis Viel trong địa
phận tôi là mẫu gương của một người có nếp sống đơn sơ. Cha sinh năm 1923, chịu
chức linh mục năm 1951, lúc mà tiền lương tháng linh mục chỉ có $25. Cha Louis
làm việc tận tuỵ và có nếp sống rất đơn sơ: Ăn sáng, một quả trứng và hai mìếng
bánh mì. Những đồ vật cá nhân cũng rất tương đối, không bao giờ nghe Ngài trách
phiền hay cằn nhằn về những khó khăn trong đời sống hay gây phiền hà cho người
chung quanh.
Ngài chết ngày 19.1.2009 và
sau đó tôi nhận được giấy báo của luật sư cho biết là Cha Louis Viel đã để lại
cho quỹ hưu trí linh mục địa phận số tiền là bốn trăm ngàn. Tôi sửng sờ và suy
nghĩ thật nhiều về con người Cha Louis Viel: Sống đơn sơ và dành cả đời chuẩn
bị cho mình của cải không hư mất. Cha thực sự đã làm giàu trước mặt Chúa bằng
những hy sinh bác ái trong đời mình. Đáng khâm phục và đáng bắt chước!
Lm. Phêrô Trần thế
Tuyên
Nguy hại của việc tham lam của
cải
Bài
Phúc âm hôm nay tựu trung có thể nhắc chúng ta nhớ lại một điểm quan trọng, đó
là người đồ đệ của Chúa cần phải xây dựng đời sống của mình trên chính Chúa, chứ
không phải trên những của cải lợi ích vật chất. Lời xin của một người vô danh,
một người trong đám đông đến nghe Chúa Giêsu giảng: “Xin Thầy bảo anh tôi chia
gia tài cho tôi”. Lời xin này xem ra là một yêu cầu hết sức hợp lý từ quan điểm
của người đến xin Chúa Giêsu.
Theo
thói quen trong xã hội Do thái thời Chúa Giêsu, những vị thông luật, những biệt
phái lãnh đạo dân chúng thường có vai trò như những thẩm phán của xã hội của
chúng ta ngày nay. Họ giúp dân chúng giải quyết những tranh tụng hàng ngày. Vả
lại, Chúa Giêsu cũng rao giảng Tin Mừng của công bằng, tình thương, bác ái. Vì
thế, người đến xin Chúa: “Xin Thầy bảo anh tôi chia gia tài cho tôi”. Để nhìn về
Chúa Giêsu như là một người có uy tín, một vị trọng tài uy tín có thể giúp anh
giải quyết vấn đề với người anh trong gia đình, anh có quyền nghĩ như thế và
đòi như thế. Vì Chúa Giêsu giảng dạy sự khôn ngoan, giảng dạy lẽ phải và sự
công bằng. Nhưng chúng ta hơi ngạc nhiên khi thấy Chúa Giêsu từ chối lời yêu cầu
của anh: “Ai đặt tôi làm trọng tài xét xử những việc này” Nhưng thật ra đây
không phải là lời từ chối, nhưng những gì Chúa Giêsu kể tiếp về dụ ngôn cho
chúng ta thấy là Chúa Giêsu giúp anh hay giúp mỗi người chúng ta giải quyết những
vấn đề vật chất của mình.
Chúa
Giêsu kể tiếp dụ ngôn về người giàu có chỉ biết xây dựng đời mình trên của cải
vật chất mà quên đi mối liên hệ sâu xa hơn với Chúa, mối liên hệ của cuộc sống
đời này và hạnh phúc đời sau. Chúa Giêsu nhắc lại một sự thật căn bản là đời sống
con người không phải chỉ giới hạn trên trần gian này mà thôi, và cũng không phải
chỉ được xây dựng trên của cải vật chất.
Nếu
quả thật đời sống con người chỉ có trần gian này mà thôi thì nếp sống của chúng
ta có thể sẽ phải như là nếp sống mà một nhà hiền triết Hy Lạp đã nói: “Cà phê
đi em, hãy hưởng thụ cho đã rồi thôi”. Nhưng không phải chỉ có thế, đời sống
con người trên trần gian này là một giai đoạn của một cuộc sống mãi mãi trong
Chúa. Đây là sự thật căn bản mà Chúa Giêsu muốn nhắc lại cho tất cả mọi người
cũng như cho người đến xin Chúa giải quyết một trường hợp cụ thể trong cuộc sống
hàng ngày là chia gia tài cho tôi.
Đặt
cuộc sống con người trong viễn tượng đời đời mà mỗi người chúng ta cần thực hiện
điều này luôn luôn trong mọi giây phút. Chúng ta cần đặt cuộc sống của mình
trong viễn tượng đời đời, để rồi từ đó chúng ta mới có thể nhận được sự soi
sáng mà dễ dàng giải quyết những xung đột nhỏ nhoi, những tranh chấp, ganh tị,
thù hận làm mất sự bình an trong tâm hồn.
Chúng
ta hãy xác tín rằng, Phúc âm Chúa đòi buộc ta sống công bằng, chia sẻ và yêu
thương. Nhưng đòi buộc này không phải là chỉ đòi buộc những việc cụ thể bên
ngoài mà thôi, mà đòi buộc ăn sâu vào trong lương tâm mỗi người chúng ta. Phúc
âm Chúa không phải chỉ là trọng tài để giải quyết những xung đột của nhau,
nhưng là giúp cho mọi người sống trọn giới luật yêu thương.
Áp
dụng vào trường hợp của Giáo Hội hôm nay, chúng ta cũng có thể nói Giáo Hội
trong thời đại chúng ta đang sống cũng bị thách thức như Chúa Giêsu ngày xưa.
Có những người muốn Giáo Hội dấn thân thật cụ thể vào trong một đảng phái chính
trị, bênh vực lập trường của đảng phái chính trị nào đó, trình bày những giải
đáp kỹ thuật cụ thể cho những vấn đề được đặt ra trong xã hội.
Đôi
khi đây cũng là những cám dỗ cho những người đồ đệ của Chúa, cho mỗi người
chúng ta. Nhưng ơn gọi và sứ mạng của Giáo Hội là một cái gì sâu xa hơn, ăn sâu
vào trong lương tâm của mỗi người. Giáo Hội được mời gọi rao giảng, nhắc nhở
cho mỗi người sống về sự thật căn bản mà Chúa đã mạc khải. Đời sống con người
không hạn hẹp trên trần gian này, nhưng là một mở rộng hướng về cõi đời đời và
được tiếp tục trong cõi đời đời.
Giáo
Hội được mời gọi đề nghị và bảo vệ một tinh thần, tinh thần Phúc âm và tinh thần
này tác động sâu xa nơi từng lương tâm con người. Giáo Hội mà mỗi người chúng
ta không nên để mình bị ràng buộc bởi những chế độ, bởi những lợi ích của phe
nhóm. Chúng ta không đến với Chúa để xin Chúa bảo anh tôi chia gia tài cho tôi.
Mặc dù đây là một yêu cầu hết sức hợp lý, nhưng chúng ta hãy đến với Chúa để
Chúa soi sáng cho mỗi người chúng ta được nhận thức rằng, đời sống con người của
chúng ta trên trần gian này là một chuẩn bị để đi về trời, để bước vào cõi đời
với Chúa.
Trong
viễn tượng, mỗi người chúng ta được mời gọi sử dụng những của cải, những tài
năng Chúa ban cho để phục vụ cho anh chị em và xây dựng một xã hội tốt đẹp. Và
cũng trong viễn tượng này mà mỗi người chúng ta được mời gọi giải quyết những
xung đột nhỏ nhoi, những tranh chấp, những ganh tị, những thù hận làm mất đi sự
bình an trong tâm hồn.
Một
khi đã đặt cuộc đời mình trong cuộc sống đời đời, trong viễn tượng cuộc sống đời
đời; một khi đã đặt cuộc sống mình trên nền tảng là Chúa Giêsu thì chúng ta sẽ
biết giải quyết dễ dàng những xung đột hằng ngày xảy ra trong cuộc sống. Xin
Chúa giúp mỗi người chúng ta được trưởng thành trong đức tin mà giờ đây chúng
ta cùng nhau tuyên xưng qua kinh tin kính.
Veritas
(Trích dẫn từ ‘Hãy Ra Khơi’)
Lectio: Chúa Nhật XVIII Thường Niên (C)
Chúa Nhật, 4 Tháng 8,
2013
Mối lo
lắng về sự giàu sang
làm
chúng ta xa rời Thiên Chúa và
ngăn
trở chúng ta trong việc phục vụ tha nhân
Lc
12:13 – 21
1.
Chúng ta hãy lắng đọng tâm hồn trong lời cầu nguyện – Statio
Lạy Chúa Thánh Thần, chúng con đang tụ họp nhau đây trước mặt
Chúa; chúng con cảm thấy gánh nặng của sự yếu đuối chúng con, nhưng tất cả
chúng con đã tụ tập nhau đây trong danh thánh Chúa; xin Chúa hãy đến với chúng
con, xin giúp chúng con; xin hiện diện trong lòng chúng con, xin dạy cho chúng
con biết chúng con phải làm gì, xin hãy chỉ cho chúng con đường lối chúng con
nên theo, xin hãy thực hiện những gì Chúa đã đòi hỏi nơi chúng con. Chỉ có Chúa
là Đấng đề nghị và hướng dẫn các quyết định của chúng con, bởi vì chỉ có Chúa,
cùng với Đức Chúa Cha và Chúa Con có một danh thánh và vinh hiển; xin đừng để
sự công chính bị tổn thương vì chúng con, Chúa là Đấng yêu chuộng trật tự và
hòa bình; nguyện xin cho những điều kém hiểu biết không làm cho chúng con xa
rời Chúa; nguyện xin cho sự cảm thông thường tình loài người không khiến chúng
con trở nên thiên vị, hay những trách nhiệm hoặc bản thân cũng không làm ảnh
hưởng đến chúng con; xin gìn giữ chúng con gần bên Chúa để chúng con không thể
lìa xa sự thật trong bất cứ điều gì; xin Chúa hãy giúp chúng con là những người
đang tụ họp nhau đây nhân danh Chúa, biết làm thế nào để chiêm niệm sự tốt lành
cùng với sự dịu dàng, để chúng con có thể làm mọi việc hợp với thánh ý Chúa,
trong niềm hy vọng rằng bằng vào việc trung thành chu toàn bổn phận của chúng
con, chúng con có thể được hưởng phúc đời đời trong tương lai. Amen.
2.
Đọc và cầu nguyện Lời Chúa – Lectio
Tin
Mừng theo thánh Luca:
13 Khi
ấy, có người trong đám đông thưa cùng Chúa Giêsu rằng: “Lạy Thầy,
xin Thầy bảo anh tôi chia gia tài cho tôi.” 14 Người
bảo kẻ ấy rằng: “Hỡi người kia, ai đã đặt Ta làm quan xét, hoặc làm
người chia gia tài cho các ngươi?” 15 Rồi Người bảo
họ rằng: “Các ngươi hãy coi chừng giữ mình tránh mọi thứ tham
lam: vì chẳng phải sung túc mà đời sống được của cải bảo đảm cho
đâu.” 16 Người lại nói với họ dụ ngôn này
rằng: “Một người phú hộ kia có ruộng đất sinh nhiều hoa lợi, 17 nên
suy tính trong lòng rằng: ‘Tôi sẽ làm gì đây, vì tôi còn chỗ đâu mà
tích trữ hoa lợi?’ 18 Đoạn người ấy nói: ‘Tôi sẽ làm
thế này là phá các kho lẫm của tôi, mà xây những cái lớn hơn, rồi chất tất cả
lúa thóc và của cải tôi vào đó, 19 và tôi sẽ bảo linh hồn
tôi rằng: ‘Hỡi linh hồn, ngươi có nhiều của cải dự trữ cho nhiều
năm; ngươi hãy nghỉ ngơi, ăn uống vui chơi đi.’ 20 Nhưng
Thiên Chúa bảo nó rằng: ‘Hỡi kẻ ngu dại, đêm nay người ta sẽ đòi
linh hồn ngươi, thế thì những của cải ngươi tích trữ sẽ để lại cho
ai?’ 21 Vì kẻ tích lũy của cải cho mình mà không làm
giàu trước mặt Chúa thì cũng như vậy.”
3. Suy
niệm Lời Chúa – Meditatio
3.1 Chìa
khóa dẫn đến bài đọc:
Bài Tin
Mừng Phụng Vụ cho Chúa Nhật thứ 18 Thường Niên là một phần của một bài giảng
khá dài của Chúa Giêsu về sự tín thác vào Thiên Chúa sẽ xua đuổi được mọi nỗi
lo sợ (Lc 12:6-7) và về việc tin tưởng vào Thiên Chúa Quan Phòng (Lc
12:22-23). Một cách chính xác, đoạn Tin Mừng hôm nay thực sự ở giữa
hai đoạn sau. Ở đây là một số bài giáo huấn của Chúa Giêsu, lần
trước Người bị làm gián đoạn bởi “có người trong đám đông” (Lc 12:13), về việc
tin tưởng và từ bỏ này:
Lc
12:4-7: “Thầy nói cho các con là bạn hữu của Thầy được
biết: Các con đừng sợ những kẻ giết thân xác, mà sau đó không thể
làm gì hơn được nữa. Thầy sẽ chỉ các con biết phải sợ
ai: hãy sợ Đấng đã giết rồi, lại có quyền ném vào hỏa ngục. Thật
vậy, Thầy nói cho các con biết: các con hãy sợ Đấng
ấy. Năm con chim sẻ chỉ bán được hai hào, phải không? Thế
mà không một con nào bị bỏ quên trước mặt Thiên Chúa. Ngay đến tóc
trên đầu các con cũng được đếm cả rồi. Các con đừng sợ, các con còn
quý giá hơn muôn vàn chim sẻ.
Lc
12:11-12: “Khi người ta đưa các con ra trước hội đường, trước
mặt những người lãnh đạo và những người cầm quyền, thì các con đừng lo phải bào
chữa làm sao, hoặc phải nói gi, vì ngay trong giờ đó, Thánh Thần sẽ dạy cho các
con biết những điều phải nói.”
Tại
chính vào lúc này người đàn ông đã làm gián đoạn bài giảng của Chúa Giêsu, cho
thấy mối quan tâm của anh ta về vấn đề thừa kế (Lc 12:13). Chúa
Giêsu giảng dạy và nói đừng “sợ những kẻ giết thân xác mà sau đó không thể làm
gì hơn được nữa” (Lc 12:4) và người này không nhận thức được ý nghĩa của những
lời Chúa Giêsu muốn nói với những người mà Chúa gọi là “bạn hữu của Thầy” (Lc
12:4). Theo Tin Mừng của Gioan chúng ta biết rằng một người bạn của
Chúa Giêsu là một người phải biết Chúa Giêsu. Nói cách khác, biết
tất cả mọi việc mà Chúa đã được nghe từ nơi Đức Chúa Cha (Ga
15:15). Bạn của Chúa Giêsu thì nên biết rằng Thầy của anh ta có gốc
rễ sâu xa từ Thiên Chúa (Ga 1:1) và rằng mối quan tâm duy nhất của Người là tìm
cách để thi hành Thánh Ý của Đấng đã sai Người (Ga 4:34). Lời khuyên
và ví dụ của Chúa Giêsu đã gửi cho bạn hữu của Người là đừng lo lắng hay bối
rối cho những thứ vật chất bởi vì “mạng sống thì trọng hơn của ăn và thân thể
thì trọng hơn áo mặc” (Mt 6:25). Trong một bối cảnh của ngày sau
hết, Chúa Giêsu nhắc nhở: “Các con phải đề phòng, chớ để lòng mình
ra nặng nề vì chè chén say sưa, lo lắng sự đời, kẻo ngày ấy như một chiếc lưới
bất thần chụp xuống đầu các con” (Lc 21:34).
Đây là
lý do tại sao câu hỏi của người nhờ Chúa Giêsu nói với “người anh để chia phần
thừa kế của gia đình mình” (Lc 12:13) là một việc không cần thiết trước mặt
Chúa. Chúa Giêsu từ chối làm quan tòa cho đôi bên (Lc 12:14) cũng
như trong trường hợp của người đàn bà ngoại tình (Ga 8:2-11). Chúng
ta có thể thấy rằng đối với Chúa Giêsu là chuyện ai đúng ai sai chẳng quan
trọng. Người vẫn giữ thái độ trung lập trước lời yêu cầu giữa hai
anh em bởi vì Nước của Người không thuộc về thế gian này (Ga
18:36). Thái độ này của Chúa Giêsu phản ảnh hình ảnh mà Luca cho chúng
ta thấy về Chúa, hiền lành và khiêm nhường. Việc tích lũy của cải
vật chất, thừa kế tài sản, danh vọng, quyền lực, không hề thuộc vào một phần
các cấp bậc giá trị của Chúa Giêsu. Trong thực tế, Người dùng câu
hỏi của hai anh em để lập lại và xác nhận rằng “đời sống không lệ thuộc vào của
cải vật chất” (Lc 12:15) ngay cả lúc dư thừa.
Như
thường lệ, ở đây Chúa Giêsu cũng giảng dạy bằng cách dùng dụ ngôn, trong đó
Người nói về “một người phú hộ” (Lc 12:16); chúng ta có thể nói một người phú
hộ với lòng tham vô độ, không bao giờ hài lòng, người không biết phải làm gì
với số của cải thừa mứa của ông ta (Lc 12:17). Người phú hộ này gợi
cho chúng ta nhớ lại về người giàu có chỉ biết sống cho mình mà không nhận thấy
được sự khốn cùng của người nghèo Lagiarô (Lc 16:1-31). Có điều chắc
chắn rằng chúng ta không thể xác định người phú hộ này là người công bằng hay
không. Người công bằng là người giống như sách Gióp đã viết là biết chia xẻ với
người nghèo khổ những của cải nhận được sự Quan Phòng của Thiên Chúa: “bởi
vì tôi trợ giúp người nghèo khổ kêu cầu, và trẻ mồ côi không ai giúp
đỡ. Tôi được người hấp hối chúc lành, và tôi đem lại niềm vui cho
lòng góa phụ” (G 29:12-13). Người phú hộ của dụ ngôn là một người
ngu dại (Lc 12:20), người mà lòng chỉ nghĩ đến của cải đã có được, quên hẳn
Thiên Chúa, Đấng Tối Thượng và Duy Nhất tốt lành. Ông ta “tích lũy
của cải kho tàng cho mình, nhưng không làm giàu trước mặt Chúa” (Lc
12:21). Sự ngu dại của ông ta là đã không nhận thức được rằng tất cả
mọi thứ có được là nhờ việc ban cho nhưng không từ sự Quan Phòng của Thiên
Chúa, không chỉ những của cải của ông ta mà chính cả mạng sống của ông ta
nữa. Các từ ngữ được dùng trong dụ ngôn làm chúng ta lưu ý điều này:
- Hoa
lợi: “Ruộng đất sinh nhiều hoa lợi” (Lc
12:16)
- Mạng
sống: “Đêm nay người ta sẽ đòi linh hồn ngươi” (Lc
12:20)
Sự giàu
có chính nó không tạo thành sự ngu dại của người này nhưng chính lòng hám lợi
và tham lam đã làm tiết lộ sự ngu ngốc của ông ta. Thật ra, “người
ấy nói: “Hỡi linh hồn, ngươi có nhiều của cải dự trữ cho nhiều năm;
ngươi hãy nghỉ ngơi, ăn uống vui chơi đi.” (Lc 12:19)
Thái độ
của người khôn ngoan thì sẽ rất khác. Ví dụ chúng ta thấy điều này
được hiển hiện trong con người của ông Gióp là người với cuộc sống không cầu
lợi ông, kêu lên rằng: “Thân trần truồng sinh từ lòng mẹ, tôi sẽ trở
về đó cũng trần truồng. Đức Chúa đã ban cho, Đức Chúa lại lấy
đi. Xin chúc tụng danh Đức Chúa!” (G 1:21). Sự khôn ngoan
truyền thống đã được truyền cho hậu thế hoặc truyền đạt cho chúng ta một số lời
khuyên dạy về thái độ đúng đắn phải có trước sự giàu có: Pr 27:1; Si 11:19; Gv
2:17-23, 5:17, 6:2. Sách Tân Ước cũng khuyên răn về điểm
này: Mt 6:19-23; 1Cr 15:32; Gb 4:13-15; Kh 3:17-18.
3.2 Câu
hỏi quy hướng cho việc suy gẫm và áp dụng:
- Điều gì đã đánh
động bạn nhất trong đoạn Tin Mừng này và trong việc suy gẫm?
- Việc Chúa Giêsu
có thái độ trung lập trước câu hỏi của người phú hộ mang ý nghĩa gì đối
với bạn?
- Bạn có tin rằng
tính tham lam hoàn toàn có liên hệ đến điều kiện sinh sống trong xã hội
của người ta không?
- Bạn có tin vào
việc Quan Phòng của Thiên Chúa không?
- Bạn có ý thức
hay nhận thức được rằng những gì bạn đang có là được trao ban từ Thiên
Chúa không, hay bạn cảm thấy chính mình là người chủ tuyệt đối những của
cải của trong tay bạn?
4. Cầu
Nguyện – Oratio
1 Sử
Biên Niên 29:10-19
"Lạy CHÚA, là Thiên
Chúa Israel, tổ phụ chúng con, xin dâng lên Ngài lời chúc
tụng, từ muôn thuở đến muôn ngàn đời!
Lạy CHÚA, Ngài vĩ đại quyền năng, Ngài oai vệ, vinh quang, rực rỡ, vì mọi sự trên trời dưới đất thuộc về Ngài.
Ngài nắm giữ vương quyền, lạy CHÚA, và địa vị tối cao, vượt trên tất cả.
Ngài cũng là nguồn phú quý vinh quang. Chính Chúa làm bá chủ muôn loài: nắm trong tay dũng lực quyền năng, nhờ tay Ngài, tất cả lớn lên và mạnh sức.
Giờ đây, lạy Thiên Chúa chúng con thờ, xin dâng Ngài muôn câu cảm tạ, và ca tụng Danh Thánh hiển vinh.
Quả thật, con là ai và dân của con là gì, mà chúng con cả lòng tự ý dâng hiến như vậy, vì mọi sự chúng con dâng lên Ngài, đều do Ngài mà có bởi tay Ngài mà ra. Trước mặt Ngài, chúng con chỉ là ngoại kiều và khách trọ, như tất cả cha ông chúng con. Ngày đời của chúng con trên mặt đất như chiếc bóng thoáng qua, không để lại dấu vết.
Lạy CHÚA, Ngài vĩ đại quyền năng, Ngài oai vệ, vinh quang, rực rỡ, vì mọi sự trên trời dưới đất thuộc về Ngài.
Ngài nắm giữ vương quyền, lạy CHÚA, và địa vị tối cao, vượt trên tất cả.
Ngài cũng là nguồn phú quý vinh quang. Chính Chúa làm bá chủ muôn loài: nắm trong tay dũng lực quyền năng, nhờ tay Ngài, tất cả lớn lên và mạnh sức.
Giờ đây, lạy Thiên Chúa chúng con thờ, xin dâng Ngài muôn câu cảm tạ, và ca tụng Danh Thánh hiển vinh.
Quả thật, con là ai và dân của con là gì, mà chúng con cả lòng tự ý dâng hiến như vậy, vì mọi sự chúng con dâng lên Ngài, đều do Ngài mà có bởi tay Ngài mà ra. Trước mặt Ngài, chúng con chỉ là ngoại kiều và khách trọ, như tất cả cha ông chúng con. Ngày đời của chúng con trên mặt đất như chiếc bóng thoáng qua, không để lại dấu vết.
Lạy ĐỨC
CHÚA, Thiên Chúa của chúng con, tất cả những của cải mà chúng con thu góp đây
để xây dựng một ngôi nhà kính thánh danh Ngài, đều bởi tay Ngài mà có: tất cả
là của Ngài.
Lạy
Thiên Chúa của con, con biết Ngài là Đấng dò xét tâm can và ưa thích điều chính
trực. Vì thế, với tấm lòng thành, con đã tự nguyện dâng hiến Ngài tất cả những
của đó. Và bây giờ con vui mừng nhận thấy rằng dân của Ngài đang có mặt nơi đây
cũng tự nguyện dâng hiến cho Ngài như vậy.
Lạy ĐỨC
CHÚA là Thiên Chúa của Abraham, Isaác và Israel tổ phụ
chúng con, xin mãi gìn giữ những ý nguyện và tâm tình ấy trong lòng dân của
Ngài và làm cho họ luôn hướng lòng về Ngài. Xin ban cho Salômôn con
của con, một quả tim tinh tuyền để nó tuân giữ và thi hành mọi huấn lệnh, chỉ
thị và quy tắc của Ngài, và để nó xây Đền Thờ con đã chuẩn bị dâng kính
Ngài."
5.
Chiêm Niệm – Comtempatio
Thánh
Vịnh 119:36-37
Xin
hướng lòng con nghiêng về thánh ý,
không ngả theo lợi lộc tiền tài.
Xin giữ mắt này khỏi nhìn theo những gì hư ảo,
và cho con được sống nhờ đường lối của Ngài.
không ngả theo lợi lộc tiền tài.
Xin giữ mắt này khỏi nhìn theo những gì hư ảo,
và cho con được sống nhờ đường lối của Ngài.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét