Đối thoại năm đức tin: Thiên Chúa chỉ là hình ảnh
con người tạo ra ?
8/28/2013
8/28/2013
ĐỐI THOẠI NĂM ĐỨC TIN
VẤN ĐỀ 11: Thiên Chúa chỉ là hình ảnh con người tạo ra. Nói cách khác, con người đã tưởng tượng ra một vị Thiên Chúa, rồi gán cho Thiên Chúa những gì thấy nơi chính mình. Thực sự ngoài con người không còn một thần thánh nào cả.
TRẢ LỜI:
1.LỜI CHÚA: “Thiên Chúa là Tình Yêu : Ai ở lại trong tình yêu thì ở lại trong Thiên Chúa, và Thiên Chúa ở lại trong người ấy” (1 Ga 4,16).
2.TRÌNH BÀY:
I.ĐẶT VẤN ĐỀ:
Một số người quá đề cao con người: chỉ công nhận những gì có thể cảm nghiệm được trong con người, và không nhận những thực tại siêu nhiên ngoài con người. Từ đó, họ phủ nhận sự hiện hữu của Thiên Chúa và giải thích mọi sự theo lăng kính tự nhiên của con người:
- Hégel (1770-1831): Một triết gia người Đức thuộc trường phái duy tâm, do chịu ảnh hưởng của lối giải nghĩa Thánh Kinh tự do theo ý riêng cá nhân của đạo Tin Lành, nên ông đã đi đến chỗ phủ nhận sự mặc khải của Thiên Chúa. Theo Hégel: Thực sự không có một Đấng nào khác gọi là Thiên Chúa ở ngoài con người cả. Thánh Kinh cũng không phải do sự mặc khải của Thiên Chúa như nhiều người lầm tưởng, mà chỉ là một lối tự thức của con người. Con người đã nói về mình mà cứ tưởng là do Thiên Chúa mặc khải về bản tính Ngài. Nói cách khác: con người đã gán cho một vị Thiên Chúa mà họ tưởng tượng ra những gì thấy có nơi chính mình. Tư tưởng của Hégel về Thiên Chúa tương tự như câu nói của một triết gia Hy Lạp cổ điển ngày xưa. “ Nếu bò và ngựa biết tạc tượng thì chúng sẽ tạc tượng thần linh theo hình bò, ngựa”.
- Ludwig Feuerbach (1804-1872): còn đi xa hơn trong việc chối bỏ sự hiện hữu thực sự của Thiên Chúa. Theo ông: con người nhận thấy mình có khả năng nhận biết, có sức hoạt động, có khả năng yêu đương…Nhưng những điều ấy ở nơi con người đều hạn hẹp và gặp những trở ngại không sao trở nên hoàn hảo được. Từ đó, con người đã quan niệm rằng: Phải có một vị Thiên Chúa có tất cả những khả năng ấy và có một cách hoàn hảo vô cùng, quyền phép vô cùng và là hiện thân của tình thương…cũng chỉ là bản tính của con người được tuyệt đối hóa. Nếu công nhận một vị Thiên Chúa như thế tức là con người đã đánh mất bản tính làm người của mình và sẽ ở trong tình trạng bị vong thân. Vậy, muốn làm người hoàn toàn thì cần phải phủ nhận Thiên Chúa.
- Friedrich Nietzsche (1844–1900): Một triết gia người Phổ Nietzsche, tác giả thuyết siêu nhân, cũng chia sẽ lập trường của hai triết gia nói trên khi ông mạnh dạn tuyên bố: “Thiên Chúa đã chết, tôi đã giết chết Thiên Chúa.” Theo ông đã đến lúc con người phải sống đời người của mình, tự nắm lấy vận mệnh của mình chứ đừng tin nhảm, quá ỷ nại vào một quyền lực siêu phàm nào khác ở ngoài mình: “ Hẳn bạn biết rõ, con quỷ hèn nhát trong người bạn chỉ thích chắp tay và khoanh tay nhìn, và muốn sống một đời sống dễ dãi hơn. Con quỷ hèn nhát ây bảo bạn: có Thiên Chúa”.
- Jean-Paul Sartre (1905–1980) là nhà triết học hiện sinh, nhà soạn kịch, nhà biên kịch, tiểu thuyết gia và là nhà hoạt động chính trị người Pháp. Ông là một trong những nhân vật nòng cốt trong hệ thống triết học của chủ nghĩa hiện sinh, một triết gia hiện sinh vô thần, cũng đồng tư tưởng phải phủ nhận Thiên Chúa để con người thực sự làm người: “Nếu có Thiên Chúa, con người là số không”. Theo ông: con người hãy chú ý đến đời sống hiện tại, đời sống của một con người xứng đáng. Ông noi: “ Alleluia, không có trời nữa, không có địa ngục nữa mà chỉ còn có trái đất”.
- Maurice Merleau-Ponty (1908-1961): “Đưa cái tuyệt đối vào trung tâm tư tưởng của loài người là làm cho mọi hoạt động của tư tưởng bị dừng lại. Bởi vì con người chính là đấng tối cao của con người” (Karl Marx). Bởi thế, cần phải thu hồi tất cả nghị lực của nhân loại đã hoài công hướng về một vị Thiên Chúa không tưởng, chỉ là sự phóng rọi mối nhớ tiếc của chúng ta, chỉ là rác rưởi của mơ mộng hão huyền (Edmond Rostand). Phải đem lại cho con người sự giải phóng khỏi tình trạng bị tôn giáo hóa, phải để cho con người ý thức được sự cao cả của họ, sự can đảm của thân phận kiếp người.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
Thực ra, tư tưởng của các triết gia nói trên thiếu tính khách quan. Do muốn đề cao con người cách tuyệt đối, nên đã đi đến quyết tâm phủ nhận Thiên Chúa, trình bày Thiên Chúa một cách lố bịch: coi Thiên Chúa như một ông chủ độc đoán hà khắc mà con người phải hoàn toàn bị lệ thuộc như tôi tớ phải lệ thuộc vào ông chủ. Ông chủ Thiên Chúa ấy lại quá tham lam khi chiếm đoạt cho mình mọi sự vật, kể cả con người. Thiên Chúa lại còn chà đạp các tạo vật của mình cách thích thú như một bạo chúa độc ác bất công. Từ đó họ đi đến kết luận: con người cần phải vùng lên lật đổ Vị Thiên Chúa độc đoán ấy để giành lại quyền làm chủ cuộc đời của mình. Nhưng thử hỏi: Thiên Chúa mà các tín hữu tôn thờ có phải là ông chủ hà khắc mà các triết gia vô thần đã tưởng tượng như trên hay không ? Bản tính của Ngài ra sao ? Và con người làm thế nào để biết được bản tính ấy của Thiên Chúa ?
1.Người tín hữu phủ nhận lối trình bày lố bịch về Thiên Chúa: Thiên Chúa của chúng ta tôn thờ là một Đấng hiện hữu thực sự, siêu việt, là Đấng Tạo Hóa đã sáng tạo ra vạn vật và con người chứ không phải con người đã sáng tạo ra Thiên Chúa và tưởng tượng ra các thuộc tính của Ngài. Con người không bao giờ có thể chiếm địa vị của Thiên Chúa vì họ luôn ý thức mình có những giới hạn không thể vượt qua được như: tội ác, đau khổ, bất công, bệnh tật và cái chết…
“Mặc dù loài người không tin Thiên Chúa nữa, Thiên Chúa cũng không vì thế mà không hiện hữu” (Graham Henry Greene). Nhiều người muốn bắt được quả tang Thiên Chúa đang hiện hữu.
Một số nguồn tin đã khẳng định rằng: vào ngày 12/04/1961, phi hành gia Yuri Gagarin của Liên Xô, sau khi lái chiếc phi thuyền Vostok 1 (Phương Đông) ba vòng trở về mặt đất đã phát biểu: “Tôi đã lên tận chín tầng trời nhưng không thấy Thiên Chúa đâu cả!”.
Tuy nhiên, ngày nay người ta cho rằng: không có lời nào như vậy xuất hiện trong hồ sơ theo nguyên văn của cuộc trò chuyện của Gagarin. Trong một cuộc phỏng vấn năm 2006, Đại tá Valentin Petrov người bạn thân của Gagarin nói rằng các phi hành gia không bao giờ nói những lời như vậy, và cho biết lời nói trên có nguồn gốc từ Nikita Khrushchev: Tại Hội nghị của Ủy ban Trung ương Liên Xô về chiến dịch chống tôn giáo, trong đó nói rằng: "Gagarin bay vào không gian, nhưng không nhìn thấy Thiên Chúa đâu cả". Valentin Petrov còn cho biết thêm: Gagarin đã được chịu phép rửa tội gia nhập vào Giáo Hội Chính Thống ngay từ khi còn bé. Một bài viết trên tạp chí Foma 2011 cũng trích dẫn lời của vị đứng đầu Giáo Hội Chính thống thành phố Sao nói: "Gagarin đã cho con gái cả của ông là Yelena chịu phép rửa tội ngay trước chuyến bay vào không gian của ông, và gia đình ông vẫn mừng lễ Giáng Sinh và Phục Sinh hằng năm và có trang trí các biểu tượng tôn giáo trong nhà”. (Nguồn: Wikipedia, bách khoa toàn thư).
Theo thánh Tôma: “Thiên Chúa không hiển nhiên. Nếu Thiên Chúa hiển nhiên thì đã chẳng còn ai dám phủ nhận Ngài. Thiên Chúa vẫn luôn hiện hữu, nhưng Ngài hiện hữu qua các dấu vết của Ngài để lại trong thiên nhiên. Khi thấy một vết chân trên mặt cát ẩm ướt ngoài bãi biển, ta dễ dàng nhận biết một người hoặc một vật nào đó vừa đi qua, thì khi nhìn vào những thực tại tốt đẹp, các thiên thể trong vũ trụ chuyển động cách trật tự và vô cùng chính xác… ta có thể nhận ra có bàn tay Thiên Chúa đã sáng tạo và an bài mọi sự. Vì thế, con người có trí khôn thuộc bất kỳ thời đại nào, ở bất cứ nơi đâu… cũng đều công nhận sự hiện hữu của Thiên Chúa. Nhà hiền triết Platon của Hy Lạp cổ đại đã nói: “Tất cả những ai có một chút trí khôn đều kêu cầu thần linh lúc khởi sự công việc của họ, bất luận việc to hay việc nhỏ”. Cicéron, một đại văn hào La Mã cũng quả quyết rằng: “Không một dân tộc nào dù thô lỗ man rợ đến đâu mà lại không tin có thần linh, dù rằng họ có thể bị nhầm lẫn về bản tính của ngài”. Các nhà thám hiểm, các vị thừa sai đã đi truyền giáo khắp nơi trên thế giới đều có chung một nhận định: khắp năm châu bốn bể và mọi nơi trên mặt đất, các dân tộc đều tin nhận Thượng Đế, cho dù quan niệm về Ngài có khác nhau. Do đó, người ta thường định nghĩa: “Con người là một con vật có tôn giáo”.
2.Nhưng bản tính Thiên Chúa ra sao ? Phải chăng Ngài cũng có những tâm tình của loài người, cũng yêu, buồn, giận, ghét… như một con người ?
Có người chủ trương: Thiên Chúa bất khả tri và người ta không thể biết điều gì về Ngài, vì không thể trông thấy, sờ thấy hoặc đem Thiên Chúa ra thí nghiệm được, nên những điều người ta tưởng nghĩ về Thiên Chúa đều không đúng, mà chúng chỉ là những thuộc tính của con người được gán cho Ngài mà thôi, như có người đã quả quyết: “Tất cả những gì người ta nói về Thiên Chúa đều không phải là Thiên Chúa”.
Thực ra, con người tuy không hiểu biết hoàn toàn về Thiên Chúa, nhưng vẫn có thể hiểu biết phần nào về bản tính của Ngài, nhờ sự quan sát, suy luận và nhất là nhờ mặc khải của Ngài được ghi chép trong Thánh Kinh:
a)Nhờ trí khôn suy luận: Với lý trí tự nhiên người ta cũng có thể nhận ra phần nào về bản tính của Thiên Chúa, khi quan sát những dấu tích Ngài để lại trong vũ trụ thiên nhiên và nơi con người. Khi tìm hiểu về Thiên Chúa người ta thường theo hai phương pháp như sau:
Phương pháp tiêu cực: gạt bỏ ra khỏi bản tính Thiên Chúa những gì là khuyết điểm, thiếu sót tìm thấy nơi tạo vật.
Phương pháp tích cực: Qui về cho Thiên Chúa tất cả những gì là hoàn hảo, tốt đẹp tìm thấy nơi mọi thụ tạo, sau khi đã nhân lên cấp độ tuyệt đối.
Sự suy luận về bản tính Thiên Chúa nói trên tuy không hoàn toàn chính xác, nhưng cũng là điều hợp lý. Thực vậy, người ta thường nói: “xem quả biết cây”: Nhìn một chiếc xe hơi ta có thể nhận biết phần nào về tài năng và tính tình của viên kỹ sư sáng chế, hoặc của các người thợ đã thi công lắp ráp: Tài giỏi nhiều hay ít ? Làm việc cẩn thận hay bừa bãi ? Kỹ thuật lắp ráp lành nghề hay đang tập việc ?... Thế thì khi nhìn vào vũ trụ thiên nhiên trong toàn thể cũng như từng chi tiết, chúng ta lại không nhận ra trí thông minh và tài năng siêu việt của Đấng Hóa Công hay sao ? Sau đây là một số ưu phẩm của Thiên Chúa được loài người nhận biết nhờ trí khôn suy luận từ thiên nhiên:
+Thiên Chúa có ý chí: Chúng ta biết rằng tất cả mọi hoạt động đều phải do ý chí điều khiển, vì nếu không muốn thì làm sao có hành động ? Vậy mà vũ trụ là tạo vật của Thiên Chúa lại luôn chuyển động, nên dĩ nhiên sự chuyển động ấy đòi phải do một ý chí điều động. Từ đó suy ra Thiên Chúa phải có ý chí.
+Thiên Chúa là Đấng thông minh: Chúng ta cũng biết rằng: ngẫu nhiên chỉ sinh ra hỗn loạn, và ở đâu có trật tự thì ở đó đã phải có một trí khôn sắp xếp. Thế mà khi nhìn vào vũ trụ, chúng ta thấy có một trật tự lạ lùng: đâu đâu cũng do định luật chi phối hoạt động cho hài hòa với nhau theo một định hướng chung. Chẳng hạn: Thành phần của không khí gồm 21% dưỡng khí, 78% đạm khí và 1% các khí chất khác. Nếu thay đổi thành phần đó thì sẽ gây ra nhiều rắc rối cho các sinh thực vật. Thế mà từ xưa tới nay vẫn có một sự xếp đặt để các thành phần trong không khí nói trên ổn định không chút thay đổi. Nói xếp đặt, lề luật, trật tự… tức là nói đến trí thông minh vậy. Từ đó, chúng ta suy biết: Thiên Chúa là Đấng thông minh.
+Thiên Chúa là Đấng vô cùng: Vũ trụ mà mắt ta có thể quan sát được thực bao la: càng ngày với những viễn vọng kính tối tân hơn, người ta lại càng nhìn được xa hơn và càng thấy sự mênh mông vô tận của vũ trụ nhiều hơn. Ngay trái đất chúng ta đang sống thật là to lớn biết bao! Thế mà mặt trời còn lớn hơn trái đất tới 1.300.000 lần! Một ngôi sao gần chúng ta nhất cũng cách xa tới 4 năm rưỡi ánh sáng (4,5 x 9.460 tỷ km). Ngày nay người ta đã biết được những tinh tú cách chúng ta hàng tỷ quang niên. Thế mà cho đến nay các nhà bác học vẫn chưa biết hết những giải ngân hà trong vũ trụ. Càng ngày người ta càng khám phá thêm có những giải ngân hà mới, mỗi ngân hà có từ 50 đến 80 tỷ ngôi sao: Hơn nữa, đâu đâu chúng ta cũng thấy có sự xếp đặt trật tự, từ cái cực to đến cái cực nhỏ. Thế thì Đấng tạo dựng nên vũ trụ với những đặc tính vô cùng lớn lao kỳ diệu như vậy cũng phải có ý chí và trí thông minh vô cùng.
+Thiên Chúa là Đấng thiêng liêng: Nghĩa là Thiên Chúa không phải là vật chất. Ngài không có hình hài thể xác như loài người nên chúng ta không thể thấy Ngài như thấy một vật thể hữu hình được. Thiên Chúa không phải vật chất vì Vật chất thì không hoàn hảo và có thể đổi thay, đang khi Thiên Chúa là Đấng hoàn hảo nên không thể đổi thay, không thể thêm bớt gì nữa. Do đó, có thể quả quyết Thiên Chúa là Đấng thiêng liêng vô hình.
+Thiên Chúa là Đấng toàn năng: Nghĩa là Ngài làm được mọi sự. Ngài muốn thế nào thì lập tức xảy ra như vậy. Ngài có thể sáng tạo ra trăm ngàn vũ trụ khác hoặc tiêu hủy tất cả mọi vật đang hiện hữu cách dễ dàng. Chính vũ trụ bao la vô tận, do những định luật lạ lùng chi phối từ các thiên thể lớn nhất đến các nguyên tử nhỏ nhất là bằng chứng về sự toàn năng của Ngài.
+Thiên Chúa ở khắp mọi nơi: Nghĩa là không nơi nào không có Thiên Chúa. Vì Chúa thiêng liêng và toàn năng nên Ngài hiện diện ở mọi nơi. Ngài hiện diện bằng quyền năng để gìn giữ và an bài cho mọi sự xảy ra đúng theo ý Ngài. Do đó Ngài có mặt ở khắp mọi nơi.
+Thiên Chúa thông biết mọi sự: Vì toàn năng và ở khắp mọi nơi, nên Thiên Chúa phải hiểu biết mọi sự. Ngay cả tư tưởng thầm kín trong lòng ta thì Ngài cũng thấu suốt hết.
Tuy nhiên, phải công nhận rằng: tất cả những ưu phẩm của Thiên Chúa do các triết gia suy luận nói trên đều không mấy chính xác. Đối với loài người: Thiên Chúa vẫn là Đấng khôn tả và chỉ mình Ngài mới có thể hiểu biết rõ ràng chính xác về mình mà thôi. Đây cũng là điều hợp lý như Hồng Y Jean Daniélou đã nói: “Một Thiên Chúa mà con người có thể hiểu biết tường tận thì chắc không phải là một Thiên Chúa chân thực” (Daniélou: Dieu et nous tr.57).
b)Nhờ sự mạc khải của Thiên Chúa trong Thánh Kinh.
Để bù đắp những khuyết điểm thiếu sót trong việc dùng lý trí suy luận tìm hiểu về bản tính Thiên Chúa, con người còn có một phương cách để tìm hiểu về Ngài cách chắc chắn và không sợ bị sai lạc là Lơi Chúa mặc khải trong Sách Thánh. Thánh Kinh chính là Lời Thiên Chúa bày tỏ về bản tính và hoạt động của Ngài cho loài người như tác giả thư Do thái đã viết: “Thưở xưa, nhiều lần nhiều cách, Thiên Chúa đã phán dạy cha ông chúng ta qua các ngôn sứ. Nhưng vào thời sau hết này, Thiên Chúa đã phán dạy chúng ta qua Thánh Tử. Thiên Chúa đã nhờ Người mà dựng nên vũ trụ, đã đặt Người làm Đấng thừa hưởng muôn vật muôn loài” (Dt 1,1-2).
Toàn bộ Kinh Thánh là lịch sử của Lời sáng tạo và cứu độ. Con người đã dần dần nhận biết về Thiên Chúa cách sâu xa và chắc chắn nhờ lời Chúa dạy hơn là nhờ trí khôn suy luận:
**CỰU ƯỚC:
Trong Cựu Ước, Thiên Chúa xuất hiện như một nhân vật sống động. Ngài chủ động nối lại mối dây liên lạc với loài người đã bị tội lỗi cắt đứt từ thời nguyên tổ. Các tác giả Kinh Thánh đã dùng từ ngữ của loài người để diễn tả những chân lý siêu việt của Thiên Chúa: Thiên Chúa đã hiện ra nói chuyện thân mật với ông A-đam, đã bày tỏ khuôn mặt, giơ tay… Kinh Thánh cũng diễn tả những tâm tình của Thiên Chúa giống như con người: Ngài thấy thỏa mãn trước công trình sáng tạo, giận dữ khi bị con người phản bội, hối tiếc vì đã dựng nên loài người…
Trong Thánh Kinh, Thiên Chúa không phải chỉ là một Vị Thần trừu tượng, khô khan lạnh lùng như các triết gia tưởng tượng, nhưng Ngài là một nhân vật có mối bang giao thân hữu với các tổ phụ. Qua Thánh Kinh Thiên Chúa đã tự mặc khải về Ngài như sau:
-Ngài là Đấng duy nhất: Mô-sê dạy: "Nghe đây, hỡi Ít-ra-en! Ðức Chúa, Thiên Chúa chúng ta, là Ðức Chúa duy nhất. Hãy yêu mến Ðức Chúa Thiên Chúa của anh em, hết lòng hết dạ, hết sức anh em" (Ðnl 6,4-5).
-Ngài là Đấng toàn năng: “Chúa chúng ta ngự trên trời, Ngài làm tất cả những gì Ngài muốn” (x. Tv 115,1-8). Ngài đã hiện ra với Mô-sê giữa sấm sét oai hùng. Tư tưởng và dự định của Ngài không ai có thể biết được.
-Ngài là Đấng chân thật: “Lời Chúa phán quả là ngay thẳng” (Tv 32). Chúa chống lại sự dối trá (x. Is 30,8-18).
-Ngài là Đấng Thánh thiện tuyệt đối: Chúa phán: “Hãy nên thánh, vì Ta là Đấng Thánh” (Lv 11,45). Ngôn sứ Êdêkien cũng tuyên sấm lời Đức Chúa phán như sau: “Ta sẽ biểu dương danh thánh thiện vĩ đại của Ta đã bị xúc phạm giữa chư dân, danh mà các ngươi đã xúc phạm ở giữa chúng. Bấy giờ chư dân sẽ nhận biết chính Ta là Ðức Chúa khi Ta biểu dương sự thánh thiện của Ta nơi các ngươi ngay trước mắt chúng (Ed 36,23). Thiên Chúa là Đấng thánh thiện tuyệt đối, nên người phàm không thể tới gần Ngài mà không kính sợ.
-Ngài là Thiên Chúa hằng hữu: “Trước khi có sông núi, trước khi trời đất sinh ra, Lạy Chúa, Chúa hằng có”; “Giavê hằng sống”; Là “Thiên Chúa đang sống” (x. Cn 8,22-31)
-Ngài hiên diện ở khắp mọi nơi: “Con lên trời thì có Chúa đó. Con xuống âm phủ thì Chúa cũng có ở đó. Nếu con bay về chân trời và nếu con đến tận cùng nước biển, tại đó cũng có bàn tay Chúa dẫn đưa con đến” (Tv 139,7-10)…
Những đặc tính ấy như đào sâu một cái hố ngăn cách sâu xa giữa Thiên Chúa và loài thụ tạo, sâu đến nỗi không ai có thể lấp đầy được. Tuy nhiên, Thiên Chúa vẫn luôn hiện diện trong chúng ta. Ngài luôn trung thành với lời đã phán hứa, và là Đấng từ bi nhân hậu: âu yếm như một bà mẹ với đứa con thơ (x. Is 49,15), ân cần lo lắng như một mục tử tốt lành đối với bày chiên (x. Ez 34,16), đam mê như một tình nhân (x. Hs 2,16.19.20)…
**TÂN ƯỚC:
“Không ai đã thấy Thiên Chúa bao giờ, nhưng Con Một là Thiên Chúa, và là Đấng hằng ở nơi cung lòng Chúa Cha, chính Người đã tỏ cho chúng ta biết” (Ga 1,18). Mầu nhiệm về Thiên Chúa mà các ngôn sứ đã đề cập đến trong Cựu Ước thì lại được mặc khải cách rõ ràng nhờ Con Thiên Chúa xuống thế làm người (x. Ga 1,14).
Thiên Chúa của thời Tân Ước do Đức Giê-su mặc khải mang nhiều ưu phẩm như sau:
-Là Cha Yêu Thương: Tác giả thư 1 Gio-an viết: “Thiên Chúa là Tình Yêu” (1 Ga 4,16).
-Là Đấng hoàn hảo: Đức Giê-su nói: “Vậy anh em hãy nên hoàn thiện, như Cha anh em trên trời là Đấng hoàn thiện” (Mt 5,48).
-Là Đấng tối cao: Ngài trổi vượt trên mọi người mọi vật như lời sứ thần truyền tin nói với Đức Ma-ri-a vê thai nhi Cứu Thế Giê-su: “Người sẽ nên cao cả và sẽ được gọi là Con Đấng Tối Cao” (Lc 1,32).
-Là Đấng toàn năng: Đức Ma-ri-a nói: “Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi biết bao điều cao cả., danh Người thật chí thánh chí tôn” (Lc 1,49); “Đối với con người thì thật là khó nhưng đối với Thiên Chúa thì khác: vì không có điều gì Ngài không làm được” (Mc 10,27).
-Là Đấng giàu lòng từ bi thương xót: Như mục tử không bỏ rơi đoàn chiên nhưng quyết tâm đi tìm kiếm từng con chiên lạc cho tới khi tìm được (x Lc 15,4), như người phụ nữ cố gắng đi tìm đồng bạc bị rơi mất (x Lc 15,8), như người cha sẵn sàng tha thứ cho đứa con bỏ nhà đi hoang và vui mưng đón nhận khi nó hồi tâm sám hối trở về (x Lc 15,20).
-Là Cha luôn quan tâm chăm sóc và thỏa mãn các nhu cầu chính đáng của con cái: Đức Giê-su dạy môn đệ cầu nguyện với Thiên Chúa như con cái thưa chuyện với người cha thân yêu: “Lạy cha chúng con ở trên trời” (Mt 6,9); Người cũng dạy môn đệ phải biết tin cậy phó thác vào tình yêu quan phòng của Chúa Cha: “Phần anh em, đừng lo tìm cho có gì để ăn, có gì để uống, và đừng băn khoăn. Vì tất cả những thứ đó, dân ngoại trên thế gian vẫn tìm kiếm, nhưng Cha của anh em thừa biết anh em cần những thứ đó” (Lc 12,29-30).
-Là Thiên Chúa duy nhất, nhưng có Ba Ngôi là Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần: Chúa Giê-su sai các môn đệ đi truyền giáo trước khi lên trời: “Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần” (Mt 28,19; Cv 1,8)…
Như vậy, sự nhận biết các ưu phẩm của Thiên Chúa nhờ sự mặc khải của Ngài qua các ngôn sứ Cựu Ước và nhất là qua Con Một Ngài là Đức Giê-su trong Tân Ước, khác với những kiến thức do trí khôn suy luận của loài người, như Tác giả Tin Mừng Gio-an viết như sau: “Lề Luật đã được Thiên Chúa ban qua ông Mô-sê, còn ân sủng và sự thật thì nhờ Đức Giê-su Ki-tô mà có. Không ai đã thấy Thiên Chúa bao giờ. Nhưng Con Một là Thiên Chúa và là Đấng hằng ở nơi cung lòng Chúa Cha. Chính Người đã tỏ cho chúng ta biết” (Ga 1,17-18). Pascal cũng nói: “Chỉ có Thiên Chúa mới có thể nói về Ngài cách chính xác mà thôi”.
TÓM LẠI: Thiên Chúa không phải chỉ là kết quả do trí tưởng tượng của con người. Nhờ có trí khôn, con người đã nhận biết có Thiên Chúa là Đấng đã sáng tạo nên trời đất muôn vật… và nhờ quan sát thiên nhiên, con người cũng có thể suy luận để hiểu biết phần nào sự thật về Thiên Chúa. Nhưng phải nhờ mặc khải của Thiên Chúa qua các ngôn sứ trong Cựu Ước, nhất là qua Con Một Ngài là Đức Giê-su, loài người mới hiểu biết sự thật toàn vẹn về Thiên Chúa, về chương trình sáng tạo và cứu độ loài người. Rồi đến ngày tận thế, loài người chúng ta còn được hiểu biết sự thật toàn vẹn về Thiên Chúa khi được gặp gỡ Ngài “diện đối diện” như lời thánh Phao-lô dạy: “Bây giờ chúng ta thấy lờ mờ như trong một tấm gương. Mai sau sẽ được mặt giáp mặt. Bây giờ tôi biết chỉ có ngần có hạn. Mai sau tôi sẽ được biết hết như Thiên Chúa biết tôi” (I Cor 13,12).
3.THẢO LUẬN: 1)Việc nhận biết các ưu phẩm của Thiên Chúa dựa vào sự quan sát suy luận trong vũ trụ thiên nhiên có hợp lý và đầy đủ không ? Tại sao ? 2)Chúng ta cần dựa vào đâu để hiểu biết chính xác đầy đủ về bản tính Thiên Chúa ? 3)Muốn được hưởng ơn cứu độ của Thiên Chúa ban qua Đức Giê-su, các tín hữu phải làm gì ?
4.LỜI CẦU:
Lạy Thiên Chúa Cha giầu lòng từ bi thương xót. Cha đã tạo dựng nên muôn loài muôn vật, trong đó có loài người chúng con. Cha thấu suốt tâm can và lòng trí chúng con. Cha nhìn thấy mọi tư tưởng, lời nói việc làm của chúng con. Giờ đây chúng con xin dâng lên Cha tâm tình biết ơn và xin phó thác cả cuộc đời chúng con trong bàn tay quan phòng yêu thương của Cha. Xin Cha đổ đầy Thần Khí xuống trên chúng con, để nhờ ơn Thánh Thần, chúng con có thể tin thờ Cha và luôn sống hiếu thảo đẹp lòng Cha. Chúng con cầu xin Cha, nhờ Đức Ki-tô Con Cha và là Chúa chúng con.- AMEN.
LM ĐAN VINH
VẤN ĐỀ 11: Thiên Chúa chỉ là hình ảnh con người tạo ra. Nói cách khác, con người đã tưởng tượng ra một vị Thiên Chúa, rồi gán cho Thiên Chúa những gì thấy nơi chính mình. Thực sự ngoài con người không còn một thần thánh nào cả.
TRẢ LỜI:
1.LỜI CHÚA: “Thiên Chúa là Tình Yêu : Ai ở lại trong tình yêu thì ở lại trong Thiên Chúa, và Thiên Chúa ở lại trong người ấy” (1 Ga 4,16).
2.TRÌNH BÀY:
I.ĐẶT VẤN ĐỀ:
Một số người quá đề cao con người: chỉ công nhận những gì có thể cảm nghiệm được trong con người, và không nhận những thực tại siêu nhiên ngoài con người. Từ đó, họ phủ nhận sự hiện hữu của Thiên Chúa và giải thích mọi sự theo lăng kính tự nhiên của con người:
- Hégel (1770-1831): Một triết gia người Đức thuộc trường phái duy tâm, do chịu ảnh hưởng của lối giải nghĩa Thánh Kinh tự do theo ý riêng cá nhân của đạo Tin Lành, nên ông đã đi đến chỗ phủ nhận sự mặc khải của Thiên Chúa. Theo Hégel: Thực sự không có một Đấng nào khác gọi là Thiên Chúa ở ngoài con người cả. Thánh Kinh cũng không phải do sự mặc khải của Thiên Chúa như nhiều người lầm tưởng, mà chỉ là một lối tự thức của con người. Con người đã nói về mình mà cứ tưởng là do Thiên Chúa mặc khải về bản tính Ngài. Nói cách khác: con người đã gán cho một vị Thiên Chúa mà họ tưởng tượng ra những gì thấy có nơi chính mình. Tư tưởng của Hégel về Thiên Chúa tương tự như câu nói của một triết gia Hy Lạp cổ điển ngày xưa. “ Nếu bò và ngựa biết tạc tượng thì chúng sẽ tạc tượng thần linh theo hình bò, ngựa”.
- Ludwig Feuerbach (1804-1872): còn đi xa hơn trong việc chối bỏ sự hiện hữu thực sự của Thiên Chúa. Theo ông: con người nhận thấy mình có khả năng nhận biết, có sức hoạt động, có khả năng yêu đương…Nhưng những điều ấy ở nơi con người đều hạn hẹp và gặp những trở ngại không sao trở nên hoàn hảo được. Từ đó, con người đã quan niệm rằng: Phải có một vị Thiên Chúa có tất cả những khả năng ấy và có một cách hoàn hảo vô cùng, quyền phép vô cùng và là hiện thân của tình thương…cũng chỉ là bản tính của con người được tuyệt đối hóa. Nếu công nhận một vị Thiên Chúa như thế tức là con người đã đánh mất bản tính làm người của mình và sẽ ở trong tình trạng bị vong thân. Vậy, muốn làm người hoàn toàn thì cần phải phủ nhận Thiên Chúa.
- Friedrich Nietzsche (1844–1900): Một triết gia người Phổ Nietzsche, tác giả thuyết siêu nhân, cũng chia sẽ lập trường của hai triết gia nói trên khi ông mạnh dạn tuyên bố: “Thiên Chúa đã chết, tôi đã giết chết Thiên Chúa.” Theo ông đã đến lúc con người phải sống đời người của mình, tự nắm lấy vận mệnh của mình chứ đừng tin nhảm, quá ỷ nại vào một quyền lực siêu phàm nào khác ở ngoài mình: “ Hẳn bạn biết rõ, con quỷ hèn nhát trong người bạn chỉ thích chắp tay và khoanh tay nhìn, và muốn sống một đời sống dễ dãi hơn. Con quỷ hèn nhát ây bảo bạn: có Thiên Chúa”.
- Jean-Paul Sartre (1905–1980) là nhà triết học hiện sinh, nhà soạn kịch, nhà biên kịch, tiểu thuyết gia và là nhà hoạt động chính trị người Pháp. Ông là một trong những nhân vật nòng cốt trong hệ thống triết học của chủ nghĩa hiện sinh, một triết gia hiện sinh vô thần, cũng đồng tư tưởng phải phủ nhận Thiên Chúa để con người thực sự làm người: “Nếu có Thiên Chúa, con người là số không”. Theo ông: con người hãy chú ý đến đời sống hiện tại, đời sống của một con người xứng đáng. Ông noi: “ Alleluia, không có trời nữa, không có địa ngục nữa mà chỉ còn có trái đất”.
- Maurice Merleau-Ponty (1908-1961): “Đưa cái tuyệt đối vào trung tâm tư tưởng của loài người là làm cho mọi hoạt động của tư tưởng bị dừng lại. Bởi vì con người chính là đấng tối cao của con người” (Karl Marx). Bởi thế, cần phải thu hồi tất cả nghị lực của nhân loại đã hoài công hướng về một vị Thiên Chúa không tưởng, chỉ là sự phóng rọi mối nhớ tiếc của chúng ta, chỉ là rác rưởi của mơ mộng hão huyền (Edmond Rostand). Phải đem lại cho con người sự giải phóng khỏi tình trạng bị tôn giáo hóa, phải để cho con người ý thức được sự cao cả của họ, sự can đảm của thân phận kiếp người.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
Thực ra, tư tưởng của các triết gia nói trên thiếu tính khách quan. Do muốn đề cao con người cách tuyệt đối, nên đã đi đến quyết tâm phủ nhận Thiên Chúa, trình bày Thiên Chúa một cách lố bịch: coi Thiên Chúa như một ông chủ độc đoán hà khắc mà con người phải hoàn toàn bị lệ thuộc như tôi tớ phải lệ thuộc vào ông chủ. Ông chủ Thiên Chúa ấy lại quá tham lam khi chiếm đoạt cho mình mọi sự vật, kể cả con người. Thiên Chúa lại còn chà đạp các tạo vật của mình cách thích thú như một bạo chúa độc ác bất công. Từ đó họ đi đến kết luận: con người cần phải vùng lên lật đổ Vị Thiên Chúa độc đoán ấy để giành lại quyền làm chủ cuộc đời của mình. Nhưng thử hỏi: Thiên Chúa mà các tín hữu tôn thờ có phải là ông chủ hà khắc mà các triết gia vô thần đã tưởng tượng như trên hay không ? Bản tính của Ngài ra sao ? Và con người làm thế nào để biết được bản tính ấy của Thiên Chúa ?
1.Người tín hữu phủ nhận lối trình bày lố bịch về Thiên Chúa: Thiên Chúa của chúng ta tôn thờ là một Đấng hiện hữu thực sự, siêu việt, là Đấng Tạo Hóa đã sáng tạo ra vạn vật và con người chứ không phải con người đã sáng tạo ra Thiên Chúa và tưởng tượng ra các thuộc tính của Ngài. Con người không bao giờ có thể chiếm địa vị của Thiên Chúa vì họ luôn ý thức mình có những giới hạn không thể vượt qua được như: tội ác, đau khổ, bất công, bệnh tật và cái chết…
“Mặc dù loài người không tin Thiên Chúa nữa, Thiên Chúa cũng không vì thế mà không hiện hữu” (Graham Henry Greene). Nhiều người muốn bắt được quả tang Thiên Chúa đang hiện hữu.
Một số nguồn tin đã khẳng định rằng: vào ngày 12/04/1961, phi hành gia Yuri Gagarin của Liên Xô, sau khi lái chiếc phi thuyền Vostok 1 (Phương Đông) ba vòng trở về mặt đất đã phát biểu: “Tôi đã lên tận chín tầng trời nhưng không thấy Thiên Chúa đâu cả!”.
Tuy nhiên, ngày nay người ta cho rằng: không có lời nào như vậy xuất hiện trong hồ sơ theo nguyên văn của cuộc trò chuyện của Gagarin. Trong một cuộc phỏng vấn năm 2006, Đại tá Valentin Petrov người bạn thân của Gagarin nói rằng các phi hành gia không bao giờ nói những lời như vậy, và cho biết lời nói trên có nguồn gốc từ Nikita Khrushchev: Tại Hội nghị của Ủy ban Trung ương Liên Xô về chiến dịch chống tôn giáo, trong đó nói rằng: "Gagarin bay vào không gian, nhưng không nhìn thấy Thiên Chúa đâu cả". Valentin Petrov còn cho biết thêm: Gagarin đã được chịu phép rửa tội gia nhập vào Giáo Hội Chính Thống ngay từ khi còn bé. Một bài viết trên tạp chí Foma 2011 cũng trích dẫn lời của vị đứng đầu Giáo Hội Chính thống thành phố Sao nói: "Gagarin đã cho con gái cả của ông là Yelena chịu phép rửa tội ngay trước chuyến bay vào không gian của ông, và gia đình ông vẫn mừng lễ Giáng Sinh và Phục Sinh hằng năm và có trang trí các biểu tượng tôn giáo trong nhà”. (Nguồn: Wikipedia, bách khoa toàn thư).
Theo thánh Tôma: “Thiên Chúa không hiển nhiên. Nếu Thiên Chúa hiển nhiên thì đã chẳng còn ai dám phủ nhận Ngài. Thiên Chúa vẫn luôn hiện hữu, nhưng Ngài hiện hữu qua các dấu vết của Ngài để lại trong thiên nhiên. Khi thấy một vết chân trên mặt cát ẩm ướt ngoài bãi biển, ta dễ dàng nhận biết một người hoặc một vật nào đó vừa đi qua, thì khi nhìn vào những thực tại tốt đẹp, các thiên thể trong vũ trụ chuyển động cách trật tự và vô cùng chính xác… ta có thể nhận ra có bàn tay Thiên Chúa đã sáng tạo và an bài mọi sự. Vì thế, con người có trí khôn thuộc bất kỳ thời đại nào, ở bất cứ nơi đâu… cũng đều công nhận sự hiện hữu của Thiên Chúa. Nhà hiền triết Platon của Hy Lạp cổ đại đã nói: “Tất cả những ai có một chút trí khôn đều kêu cầu thần linh lúc khởi sự công việc của họ, bất luận việc to hay việc nhỏ”. Cicéron, một đại văn hào La Mã cũng quả quyết rằng: “Không một dân tộc nào dù thô lỗ man rợ đến đâu mà lại không tin có thần linh, dù rằng họ có thể bị nhầm lẫn về bản tính của ngài”. Các nhà thám hiểm, các vị thừa sai đã đi truyền giáo khắp nơi trên thế giới đều có chung một nhận định: khắp năm châu bốn bể và mọi nơi trên mặt đất, các dân tộc đều tin nhận Thượng Đế, cho dù quan niệm về Ngài có khác nhau. Do đó, người ta thường định nghĩa: “Con người là một con vật có tôn giáo”.
2.Nhưng bản tính Thiên Chúa ra sao ? Phải chăng Ngài cũng có những tâm tình của loài người, cũng yêu, buồn, giận, ghét… như một con người ?
Có người chủ trương: Thiên Chúa bất khả tri và người ta không thể biết điều gì về Ngài, vì không thể trông thấy, sờ thấy hoặc đem Thiên Chúa ra thí nghiệm được, nên những điều người ta tưởng nghĩ về Thiên Chúa đều không đúng, mà chúng chỉ là những thuộc tính của con người được gán cho Ngài mà thôi, như có người đã quả quyết: “Tất cả những gì người ta nói về Thiên Chúa đều không phải là Thiên Chúa”.
Thực ra, con người tuy không hiểu biết hoàn toàn về Thiên Chúa, nhưng vẫn có thể hiểu biết phần nào về bản tính của Ngài, nhờ sự quan sát, suy luận và nhất là nhờ mặc khải của Ngài được ghi chép trong Thánh Kinh:
a)Nhờ trí khôn suy luận: Với lý trí tự nhiên người ta cũng có thể nhận ra phần nào về bản tính của Thiên Chúa, khi quan sát những dấu tích Ngài để lại trong vũ trụ thiên nhiên và nơi con người. Khi tìm hiểu về Thiên Chúa người ta thường theo hai phương pháp như sau:
Phương pháp tiêu cực: gạt bỏ ra khỏi bản tính Thiên Chúa những gì là khuyết điểm, thiếu sót tìm thấy nơi tạo vật.
Phương pháp tích cực: Qui về cho Thiên Chúa tất cả những gì là hoàn hảo, tốt đẹp tìm thấy nơi mọi thụ tạo, sau khi đã nhân lên cấp độ tuyệt đối.
Sự suy luận về bản tính Thiên Chúa nói trên tuy không hoàn toàn chính xác, nhưng cũng là điều hợp lý. Thực vậy, người ta thường nói: “xem quả biết cây”: Nhìn một chiếc xe hơi ta có thể nhận biết phần nào về tài năng và tính tình của viên kỹ sư sáng chế, hoặc của các người thợ đã thi công lắp ráp: Tài giỏi nhiều hay ít ? Làm việc cẩn thận hay bừa bãi ? Kỹ thuật lắp ráp lành nghề hay đang tập việc ?... Thế thì khi nhìn vào vũ trụ thiên nhiên trong toàn thể cũng như từng chi tiết, chúng ta lại không nhận ra trí thông minh và tài năng siêu việt của Đấng Hóa Công hay sao ? Sau đây là một số ưu phẩm của Thiên Chúa được loài người nhận biết nhờ trí khôn suy luận từ thiên nhiên:
+Thiên Chúa có ý chí: Chúng ta biết rằng tất cả mọi hoạt động đều phải do ý chí điều khiển, vì nếu không muốn thì làm sao có hành động ? Vậy mà vũ trụ là tạo vật của Thiên Chúa lại luôn chuyển động, nên dĩ nhiên sự chuyển động ấy đòi phải do một ý chí điều động. Từ đó suy ra Thiên Chúa phải có ý chí.
+Thiên Chúa là Đấng thông minh: Chúng ta cũng biết rằng: ngẫu nhiên chỉ sinh ra hỗn loạn, và ở đâu có trật tự thì ở đó đã phải có một trí khôn sắp xếp. Thế mà khi nhìn vào vũ trụ, chúng ta thấy có một trật tự lạ lùng: đâu đâu cũng do định luật chi phối hoạt động cho hài hòa với nhau theo một định hướng chung. Chẳng hạn: Thành phần của không khí gồm 21% dưỡng khí, 78% đạm khí và 1% các khí chất khác. Nếu thay đổi thành phần đó thì sẽ gây ra nhiều rắc rối cho các sinh thực vật. Thế mà từ xưa tới nay vẫn có một sự xếp đặt để các thành phần trong không khí nói trên ổn định không chút thay đổi. Nói xếp đặt, lề luật, trật tự… tức là nói đến trí thông minh vậy. Từ đó, chúng ta suy biết: Thiên Chúa là Đấng thông minh.
+Thiên Chúa là Đấng vô cùng: Vũ trụ mà mắt ta có thể quan sát được thực bao la: càng ngày với những viễn vọng kính tối tân hơn, người ta lại càng nhìn được xa hơn và càng thấy sự mênh mông vô tận của vũ trụ nhiều hơn. Ngay trái đất chúng ta đang sống thật là to lớn biết bao! Thế mà mặt trời còn lớn hơn trái đất tới 1.300.000 lần! Một ngôi sao gần chúng ta nhất cũng cách xa tới 4 năm rưỡi ánh sáng (4,5 x 9.460 tỷ km). Ngày nay người ta đã biết được những tinh tú cách chúng ta hàng tỷ quang niên. Thế mà cho đến nay các nhà bác học vẫn chưa biết hết những giải ngân hà trong vũ trụ. Càng ngày người ta càng khám phá thêm có những giải ngân hà mới, mỗi ngân hà có từ 50 đến 80 tỷ ngôi sao: Hơn nữa, đâu đâu chúng ta cũng thấy có sự xếp đặt trật tự, từ cái cực to đến cái cực nhỏ. Thế thì Đấng tạo dựng nên vũ trụ với những đặc tính vô cùng lớn lao kỳ diệu như vậy cũng phải có ý chí và trí thông minh vô cùng.
+Thiên Chúa là Đấng thiêng liêng: Nghĩa là Thiên Chúa không phải là vật chất. Ngài không có hình hài thể xác như loài người nên chúng ta không thể thấy Ngài như thấy một vật thể hữu hình được. Thiên Chúa không phải vật chất vì Vật chất thì không hoàn hảo và có thể đổi thay, đang khi Thiên Chúa là Đấng hoàn hảo nên không thể đổi thay, không thể thêm bớt gì nữa. Do đó, có thể quả quyết Thiên Chúa là Đấng thiêng liêng vô hình.
+Thiên Chúa là Đấng toàn năng: Nghĩa là Ngài làm được mọi sự. Ngài muốn thế nào thì lập tức xảy ra như vậy. Ngài có thể sáng tạo ra trăm ngàn vũ trụ khác hoặc tiêu hủy tất cả mọi vật đang hiện hữu cách dễ dàng. Chính vũ trụ bao la vô tận, do những định luật lạ lùng chi phối từ các thiên thể lớn nhất đến các nguyên tử nhỏ nhất là bằng chứng về sự toàn năng của Ngài.
+Thiên Chúa ở khắp mọi nơi: Nghĩa là không nơi nào không có Thiên Chúa. Vì Chúa thiêng liêng và toàn năng nên Ngài hiện diện ở mọi nơi. Ngài hiện diện bằng quyền năng để gìn giữ và an bài cho mọi sự xảy ra đúng theo ý Ngài. Do đó Ngài có mặt ở khắp mọi nơi.
+Thiên Chúa thông biết mọi sự: Vì toàn năng và ở khắp mọi nơi, nên Thiên Chúa phải hiểu biết mọi sự. Ngay cả tư tưởng thầm kín trong lòng ta thì Ngài cũng thấu suốt hết.
Tuy nhiên, phải công nhận rằng: tất cả những ưu phẩm của Thiên Chúa do các triết gia suy luận nói trên đều không mấy chính xác. Đối với loài người: Thiên Chúa vẫn là Đấng khôn tả và chỉ mình Ngài mới có thể hiểu biết rõ ràng chính xác về mình mà thôi. Đây cũng là điều hợp lý như Hồng Y Jean Daniélou đã nói: “Một Thiên Chúa mà con người có thể hiểu biết tường tận thì chắc không phải là một Thiên Chúa chân thực” (Daniélou: Dieu et nous tr.57).
b)Nhờ sự mạc khải của Thiên Chúa trong Thánh Kinh.
Để bù đắp những khuyết điểm thiếu sót trong việc dùng lý trí suy luận tìm hiểu về bản tính Thiên Chúa, con người còn có một phương cách để tìm hiểu về Ngài cách chắc chắn và không sợ bị sai lạc là Lơi Chúa mặc khải trong Sách Thánh. Thánh Kinh chính là Lời Thiên Chúa bày tỏ về bản tính và hoạt động của Ngài cho loài người như tác giả thư Do thái đã viết: “Thưở xưa, nhiều lần nhiều cách, Thiên Chúa đã phán dạy cha ông chúng ta qua các ngôn sứ. Nhưng vào thời sau hết này, Thiên Chúa đã phán dạy chúng ta qua Thánh Tử. Thiên Chúa đã nhờ Người mà dựng nên vũ trụ, đã đặt Người làm Đấng thừa hưởng muôn vật muôn loài” (Dt 1,1-2).
Toàn bộ Kinh Thánh là lịch sử của Lời sáng tạo và cứu độ. Con người đã dần dần nhận biết về Thiên Chúa cách sâu xa và chắc chắn nhờ lời Chúa dạy hơn là nhờ trí khôn suy luận:
**CỰU ƯỚC:
Trong Cựu Ước, Thiên Chúa xuất hiện như một nhân vật sống động. Ngài chủ động nối lại mối dây liên lạc với loài người đã bị tội lỗi cắt đứt từ thời nguyên tổ. Các tác giả Kinh Thánh đã dùng từ ngữ của loài người để diễn tả những chân lý siêu việt của Thiên Chúa: Thiên Chúa đã hiện ra nói chuyện thân mật với ông A-đam, đã bày tỏ khuôn mặt, giơ tay… Kinh Thánh cũng diễn tả những tâm tình của Thiên Chúa giống như con người: Ngài thấy thỏa mãn trước công trình sáng tạo, giận dữ khi bị con người phản bội, hối tiếc vì đã dựng nên loài người…
Trong Thánh Kinh, Thiên Chúa không phải chỉ là một Vị Thần trừu tượng, khô khan lạnh lùng như các triết gia tưởng tượng, nhưng Ngài là một nhân vật có mối bang giao thân hữu với các tổ phụ. Qua Thánh Kinh Thiên Chúa đã tự mặc khải về Ngài như sau:
-Ngài là Đấng duy nhất: Mô-sê dạy: "Nghe đây, hỡi Ít-ra-en! Ðức Chúa, Thiên Chúa chúng ta, là Ðức Chúa duy nhất. Hãy yêu mến Ðức Chúa Thiên Chúa của anh em, hết lòng hết dạ, hết sức anh em" (Ðnl 6,4-5).
-Ngài là Đấng toàn năng: “Chúa chúng ta ngự trên trời, Ngài làm tất cả những gì Ngài muốn” (x. Tv 115,1-8). Ngài đã hiện ra với Mô-sê giữa sấm sét oai hùng. Tư tưởng và dự định của Ngài không ai có thể biết được.
-Ngài là Đấng chân thật: “Lời Chúa phán quả là ngay thẳng” (Tv 32). Chúa chống lại sự dối trá (x. Is 30,8-18).
-Ngài là Đấng Thánh thiện tuyệt đối: Chúa phán: “Hãy nên thánh, vì Ta là Đấng Thánh” (Lv 11,45). Ngôn sứ Êdêkien cũng tuyên sấm lời Đức Chúa phán như sau: “Ta sẽ biểu dương danh thánh thiện vĩ đại của Ta đã bị xúc phạm giữa chư dân, danh mà các ngươi đã xúc phạm ở giữa chúng. Bấy giờ chư dân sẽ nhận biết chính Ta là Ðức Chúa khi Ta biểu dương sự thánh thiện của Ta nơi các ngươi ngay trước mắt chúng (Ed 36,23). Thiên Chúa là Đấng thánh thiện tuyệt đối, nên người phàm không thể tới gần Ngài mà không kính sợ.
-Ngài là Thiên Chúa hằng hữu: “Trước khi có sông núi, trước khi trời đất sinh ra, Lạy Chúa, Chúa hằng có”; “Giavê hằng sống”; Là “Thiên Chúa đang sống” (x. Cn 8,22-31)
-Ngài hiên diện ở khắp mọi nơi: “Con lên trời thì có Chúa đó. Con xuống âm phủ thì Chúa cũng có ở đó. Nếu con bay về chân trời và nếu con đến tận cùng nước biển, tại đó cũng có bàn tay Chúa dẫn đưa con đến” (Tv 139,7-10)…
Những đặc tính ấy như đào sâu một cái hố ngăn cách sâu xa giữa Thiên Chúa và loài thụ tạo, sâu đến nỗi không ai có thể lấp đầy được. Tuy nhiên, Thiên Chúa vẫn luôn hiện diện trong chúng ta. Ngài luôn trung thành với lời đã phán hứa, và là Đấng từ bi nhân hậu: âu yếm như một bà mẹ với đứa con thơ (x. Is 49,15), ân cần lo lắng như một mục tử tốt lành đối với bày chiên (x. Ez 34,16), đam mê như một tình nhân (x. Hs 2,16.19.20)…
**TÂN ƯỚC:
“Không ai đã thấy Thiên Chúa bao giờ, nhưng Con Một là Thiên Chúa, và là Đấng hằng ở nơi cung lòng Chúa Cha, chính Người đã tỏ cho chúng ta biết” (Ga 1,18). Mầu nhiệm về Thiên Chúa mà các ngôn sứ đã đề cập đến trong Cựu Ước thì lại được mặc khải cách rõ ràng nhờ Con Thiên Chúa xuống thế làm người (x. Ga 1,14).
Thiên Chúa của thời Tân Ước do Đức Giê-su mặc khải mang nhiều ưu phẩm như sau:
-Là Cha Yêu Thương: Tác giả thư 1 Gio-an viết: “Thiên Chúa là Tình Yêu” (1 Ga 4,16).
-Là Đấng hoàn hảo: Đức Giê-su nói: “Vậy anh em hãy nên hoàn thiện, như Cha anh em trên trời là Đấng hoàn thiện” (Mt 5,48).
-Là Đấng tối cao: Ngài trổi vượt trên mọi người mọi vật như lời sứ thần truyền tin nói với Đức Ma-ri-a vê thai nhi Cứu Thế Giê-su: “Người sẽ nên cao cả và sẽ được gọi là Con Đấng Tối Cao” (Lc 1,32).
-Là Đấng toàn năng: Đức Ma-ri-a nói: “Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi biết bao điều cao cả., danh Người thật chí thánh chí tôn” (Lc 1,49); “Đối với con người thì thật là khó nhưng đối với Thiên Chúa thì khác: vì không có điều gì Ngài không làm được” (Mc 10,27).
-Là Đấng giàu lòng từ bi thương xót: Như mục tử không bỏ rơi đoàn chiên nhưng quyết tâm đi tìm kiếm từng con chiên lạc cho tới khi tìm được (x Lc 15,4), như người phụ nữ cố gắng đi tìm đồng bạc bị rơi mất (x Lc 15,8), như người cha sẵn sàng tha thứ cho đứa con bỏ nhà đi hoang và vui mưng đón nhận khi nó hồi tâm sám hối trở về (x Lc 15,20).
-Là Cha luôn quan tâm chăm sóc và thỏa mãn các nhu cầu chính đáng của con cái: Đức Giê-su dạy môn đệ cầu nguyện với Thiên Chúa như con cái thưa chuyện với người cha thân yêu: “Lạy cha chúng con ở trên trời” (Mt 6,9); Người cũng dạy môn đệ phải biết tin cậy phó thác vào tình yêu quan phòng của Chúa Cha: “Phần anh em, đừng lo tìm cho có gì để ăn, có gì để uống, và đừng băn khoăn. Vì tất cả những thứ đó, dân ngoại trên thế gian vẫn tìm kiếm, nhưng Cha của anh em thừa biết anh em cần những thứ đó” (Lc 12,29-30).
-Là Thiên Chúa duy nhất, nhưng có Ba Ngôi là Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần: Chúa Giê-su sai các môn đệ đi truyền giáo trước khi lên trời: “Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần” (Mt 28,19; Cv 1,8)…
Như vậy, sự nhận biết các ưu phẩm của Thiên Chúa nhờ sự mặc khải của Ngài qua các ngôn sứ Cựu Ước và nhất là qua Con Một Ngài là Đức Giê-su trong Tân Ước, khác với những kiến thức do trí khôn suy luận của loài người, như Tác giả Tin Mừng Gio-an viết như sau: “Lề Luật đã được Thiên Chúa ban qua ông Mô-sê, còn ân sủng và sự thật thì nhờ Đức Giê-su Ki-tô mà có. Không ai đã thấy Thiên Chúa bao giờ. Nhưng Con Một là Thiên Chúa và là Đấng hằng ở nơi cung lòng Chúa Cha. Chính Người đã tỏ cho chúng ta biết” (Ga 1,17-18). Pascal cũng nói: “Chỉ có Thiên Chúa mới có thể nói về Ngài cách chính xác mà thôi”.
TÓM LẠI: Thiên Chúa không phải chỉ là kết quả do trí tưởng tượng của con người. Nhờ có trí khôn, con người đã nhận biết có Thiên Chúa là Đấng đã sáng tạo nên trời đất muôn vật… và nhờ quan sát thiên nhiên, con người cũng có thể suy luận để hiểu biết phần nào sự thật về Thiên Chúa. Nhưng phải nhờ mặc khải của Thiên Chúa qua các ngôn sứ trong Cựu Ước, nhất là qua Con Một Ngài là Đức Giê-su, loài người mới hiểu biết sự thật toàn vẹn về Thiên Chúa, về chương trình sáng tạo và cứu độ loài người. Rồi đến ngày tận thế, loài người chúng ta còn được hiểu biết sự thật toàn vẹn về Thiên Chúa khi được gặp gỡ Ngài “diện đối diện” như lời thánh Phao-lô dạy: “Bây giờ chúng ta thấy lờ mờ như trong một tấm gương. Mai sau sẽ được mặt giáp mặt. Bây giờ tôi biết chỉ có ngần có hạn. Mai sau tôi sẽ được biết hết như Thiên Chúa biết tôi” (I Cor 13,12).
3.THẢO LUẬN: 1)Việc nhận biết các ưu phẩm của Thiên Chúa dựa vào sự quan sát suy luận trong vũ trụ thiên nhiên có hợp lý và đầy đủ không ? Tại sao ? 2)Chúng ta cần dựa vào đâu để hiểu biết chính xác đầy đủ về bản tính Thiên Chúa ? 3)Muốn được hưởng ơn cứu độ của Thiên Chúa ban qua Đức Giê-su, các tín hữu phải làm gì ?
4.LỜI CẦU:
Lạy Thiên Chúa Cha giầu lòng từ bi thương xót. Cha đã tạo dựng nên muôn loài muôn vật, trong đó có loài người chúng con. Cha thấu suốt tâm can và lòng trí chúng con. Cha nhìn thấy mọi tư tưởng, lời nói việc làm của chúng con. Giờ đây chúng con xin dâng lên Cha tâm tình biết ơn và xin phó thác cả cuộc đời chúng con trong bàn tay quan phòng yêu thương của Cha. Xin Cha đổ đầy Thần Khí xuống trên chúng con, để nhờ ơn Thánh Thần, chúng con có thể tin thờ Cha và luôn sống hiếu thảo đẹp lòng Cha. Chúng con cầu xin Cha, nhờ Đức Ki-tô Con Cha và là Chúa chúng con.- AMEN.
LM ĐAN VINH
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét