Phân tích tóm tắt Thông Điệp Ánh Sáng Đức Tin của
Đức Phanxicô
Thông điệp, dù được viết bởi vị giáo hoàng có
ngôn từ đơn giản và trực tiếp như Đức Phanxicô, vẫn không phải là dễ đọc. Để
giúp bạn đọc, nhất là những bạn đọc lần đầu tiên đọc một thông điệp của giáo
hoàng, chúng tôi xin phân tích tóm tắt các ý chính theo từng phần, từng chương
và từng đoạn của cả thông điệp. Các số trong [] là số đoạn
Phần Nhập Đề [1-7]: Ngược với người duy tục cho rằng đức tin là mù quáng, liên kết với bóng tối [các số 2-3], Đức GH nhắc lại lời Chúa Giêsu khẳng định “Ai tin Ta sẽ không còn ở trong bóng tối nữa” vì Người là “ánh sáng bước vào trần gian” (Ga 12:46). Nên ai tin, sẽ thấy [số 1]. Vì đức tin là ánh sáng, một ánh sáng có khả năng chiếu rọi mọi khía cạnh của nhân sinh [số 4]. Nhiệm vụ của GH là củng cố đức tin của anh em mình. Nên Đức Bênêđíctô đã lập ra Năm Đức Tin [số 5] song song với năm kỷ niệm Vatican II, một công đồng của đức tin [số 6]. Và nay, Đức Phanxicô ban hành Lumen Fidei, từng được khởi đầu bởi vị tiền nhiệm [số 7).
Chương Một [8-22]: Đường đi của Đức Tin
Đức GH vẽ lại đường đi của Đức Tin. Bắt đầu với Ápraham, cha ta trong đức tin: ông đã nghe, và đáp lại, nên đức tin của ông là đức tin bản vị, là lời đáp trả đối với một lời đích thân nói với ông [số 8]. Lời nói với ông này vừa kêu gọi (lià bỏ quê hương) vừa hứa hẹn (1 dân vĩ đại) [số 9]. Ápraham tín thác vào lời này vì Thiên Chúa là Đấng tín trung [số 10].Vả lại, Đấng kêu gọi ông còn là Thiên Chúa sự sống, nguồn gốc mọi sự [số 11].
Sau đó, TĐ nói tới đức tin của Israel: dân này được mời gọi lên đường thờ phượng Chúa tại Sinai và thừa hưởng đất hứa [số 2]; nhưng họ đã rơi vào ngẫu thần. Với ngẫu thần là tan tác. Với đức tin là thống nhất đời sống [số 13]. Người môi giới giữa TC và Israel là Môsê. Đức tin cá nhân tìm được chỗ đứng trong cộng đồng, trong gặp gỡ người khác [số 14].
Nhưng đức tin chỉ viên mãn với Chúa Giêsu, Đấng là tâm điểm mà mọi con đường trên đều hướng về. Kitô Giáo tuyên xưng Người là Chúa, là Con Thiên Chúa làm người, sống lại từ cõi chết. Đức tin này là đức tin hoàn hảo. Tại sao? Vì a) Chúa Giêsu là căn cứ để TC can thiệp dứt khoát, là biểu hiệu tối cao cho tình yêu của Người, lời TC nói với ta trong Chúa Giêsu là lời trường cửu; b) tin vào một tình yêu có khả năng biến đổi thế giới và biến đổi diễn biến lịch sử của nó [số 15]. Chúa Giêsu đáng tin vì a) đã chết cho ta [số 16] và đã sống lại [số 17]. Nhưng Người không những là Đấng ta tin mà còn là Đấng ta kết hợp với, để cùng nhìn cái nhìn của Người, để chào đón Người vào đời ta [số 18].
Đến đây, TĐ nhắc tới câu bất hủ của Thánh Phaolô: Cứu rỗi nhờ đức tin chứ không nhờ việc làm của ta (thư Ep. 2:8). Nghĩa là gì? Mọi sự thiện đều do TC ban cho, kể cả sự cứu rỗi; tin là mở lòng nhìn nhận quyền tối thượng của hồng ân TC [số 19]. Nhờ thế, tình yêu Chúa Kitô sẽ vào trong ta, biến đổi ta từ bên trong, khiến ta biết nhìn bằng con mắt Chúa Kitô, chia sẻ tâm trí Người, chia sẻ thiên hướng con thảo của Người [số 20-21].
Nhưng đức tin vào Chúa Kitô này luôn có tính Giáo Hội: tin không phải là việc riêng tư, nó phát sinh từ việc nghe, một việc nghe nhằm được phát biểu thành lời và được tuyên xưng; tuyên xưng trong Giáo Hội [số 22].
Chương Hai [23-36]: Có tin mới hiểu
A. Đức tin và sự thật [23-31] : TĐ nhắc lại câu bất hủ của Isaia 7:9: “Có tin mới hiểu”. Tuy nhiên đây là theo Bản Hy Lạp (Bản Bẩy Mươi), chứ bản Hípri viết khác: “có tin mới đứng vững” [số 23]. TĐ nhận cả hai khía cạnh này của đức tin: hiểu biết sự thật mới đứng vững [số 24]. Tuy nhiên, thời nay chỉ chuộng sự thật kỹ thuật và sự thật chủ quan của cá nhân. Họ hoài nghi chân lý phổ quát, coi nó đồng nghĩa với độc tài áp chế. Hậu quả: duy tương đối, bác bỏ mối liên kết giữa tôn giáo và chân lý, quên cả nguồn gốc mọi hiện hữu [số 25].
Trong khi đó, cái biết của đức tin là cái biết của trái tim (Rm 10:10), một cái biết giữ cho mọi chiều kích kết hợp với nhau, vì các chiều kích như thân xác và tinh thần, trí hiểu, ý chí và cảm xúc đều hội tụ nơi trái tim. Cái biết này phát khởi khi ta nhận được tình yêu bao la của Thiên Chúa [số 26].
Tình yêu không phải là xúc cảm phù du. Mà là xúc cảm dẫn ta ra khỏi ta để hướng về một người khác, để xây dựng 1 liên hệ bản thân lâu dài. Nó là đường hướng tương quan trong cách nhìn thế giới, 1 cái nhìn qua mắt người khác và là cách nhìn chung về mọi sự vật hiện hữu. Tình yêu phải dựa trên sự thật mới bền vững. Mà sự thật cũng cần tình yêu mới khỏi lạnh lùng áp chế [số 27]. Tình yêu như thế là nguồn của hiểu biết. Điều này thấy rõ trong tình yêu của bất cứ người nam người nữ nào. Lịch sử Israel cũng chứng minh điều đó: nhờ biết rằng vì TC yêu họ nên mới chọn họ, Israel đã hiểu được tính thống nhất toàn diện trong kế hoạch TC đối với họ và đối với thế giới [số 28].
Giao ước với Israel cũng cho thấy: Đức tin gồm cả nghe lẫn nhìn: nghe lời TC luôn kèm theo ước muốn được thấy mặt Người. Nghe nhấn mạnh tới ơn gọi và đáp trả bản thân. Nhìn cho ta thấy cái toàn bộ của hành trình, định vị nó trong kế hoạch toàn diện của TC [số 29]. Tin Mừng Gioan làm nổi bật cả nghe lẫn nhìn của đức tin [số 30]. Và cả rờ mó nữa (1Ga 1:1) [số 31]
B. Đức tin và lý trí [32-34] . Nhờ đối thoại với triết lý Hy Lạp [số 32], Thánh Augustinô tìm ra mô thức ánh sáng: ánh sáng từ trên cao soi sáng mọi loài là TC; mọi loài đều có 1 độ sáng nào đó, phản chiếu được sự tốt lành của TC. Nhờ thế, lý trí ta có khả năng nhận ra sự ác và hướng về sự thiện. Thánh Augustinô cũng tổng hợp cả nhìn (ánh sáng) và nghe (cầm lấy mà đọc): “lời (nghe) sáng lên (nhìn) từ bên trong” [Số 33].
Áp dụng vào thời ta, đức tin có thể giải đáp các vấn nạn về chân lý. Nó không độc tài, vì xây trên tình yêu. Nó không xa lạ với thế giới vật chất, mà soi sáng cho nó, tin tưởng trật tự nội tại của nó, theo lời mời gọi của nó bước vào 1 con đường mỗi ngày một tốt hơn. Nó đem lợi ích cho khoa học: khuyến khích khoa học gia cởi mở với thực tại, tiếp tục tìm kiếm, luôn bỡ ngỡ trước mầu nhiệm thiên nhiên [số 34].
C. [35]. Đức tin và việc tìm kiếm Thiên Chúa: ai thành thực tìm kiếm TC đều có thể tìm thấy Người: a) trong kinh nghiệm sống hàng ngày; b) trong chu kỳ bốn mùa; c) trong sự mầu mỡ của trái đất; d) trong chuyển vần của vũ trụ; e) nhất là trong Chúa Kitô. Nhưng a) phải lên đường như Ba Vua; b) bắt đầu làm việc thiện cho người khác [số 35].
D. [36]. Đức Tin và thần học: Không có đức tin, không có thần học, vì thần học là tìm hiểu sâu xa việc TC từ từ tỏ mình Người ra. Nó không phải là suy diễn của ta mà là chấp nhận để hiểu sâu xa hơn lời TC tỏ với ta về chính Người. Ngoài ra, thần học phải phục vụ đức tin tín hữu và tôn trọng huấn quyền [số 36].
Chương Ba [37-49]: Phúc âm hóa: Chương này tập trung vào việc phúc âm hóa, trình bày chi tiết qua các tiểu mục sau
A. [37-39]: Giáo Hội, mẹ đức tin ta: Nhận được lời, không giữ cho riêng mình, phải chuyển giao [số 37]. Ta nhận được mọi sự nhờ người khác, trong đó có đức tin: ta khám phá ra tình yêu Chúa Kitô nhờ ký ức Giáo Hội. Chính Mẹ Giáo Hội duy trì ký ức về tình yêu ấy và dạy dỗ ta về nó [số 38]. Không ai tự mình tin. Nó luôn diễn ra trong hiệp thông GH. Điều này thấy rõ trong hình thức hỏi thưa của kinh tin kính trong Phép Rửa: đức tin là đáp trả một một lời mời [số 39].
B. [40-45]: Được thông truyền bằng các bí tích: Giáo Hội dùng các bí tích cử hành trong phụng vụ để thông truyền đức tin, vì bí tích vận dụng được cả tâm trí, ý chí và mọi xúc cảm ta; chúng thông truyền ký ức nhập thể, nối kết với mọi thời điểm và địa điểm đời ta, biến các thực tại hữu hình đời ta vượt quá chúng để hướng về mầu nhiệm trường cửu [số 40]. Nhờ Phép Rửa, ta có sự sống mới, thành tạo vật mới, trong hiệp thông mới là Giáo Hội [số 41].
TĐ sau đó nói tới các yếu tố trong Phép Rửa: a) kêu cầu thánh danh Ba Ngôi trên dự tòng, biến họ thành con thảo; b) dìm trong nước vừa chỉ chết cho mình vừa chỉ sống vào sự sống mới. Phép này vì thế cho ta thấy cấu trúc nhập thể của đức tin: nó vào sâu hữu thể ta và biến đổi hữu thể này, cho nó tham dự vào bản thể TC [số 42]. Còn Phép Rửa trẻ em thì nhấn mạnh tới chiều kích cộng đoàn của đức tin, vì các em không tự mình tuyên xưng đức tin được [số 43].
Tiếp nối, TĐ nói đến Phép Thánh Thể, biểu thức cao nhất của đức tin, vì ở đây, 2 chiều kích của Đức Tin gặp nhau: a) chiều lịch sử: hành vi tưởng niệm nhưng lại làm thành hiện tại một quá khứ có khả năng mở ra 1 tương lai, tiên báo một thành tựu tối hậu; b) chiều từ hữu hình bước vào vô hình: bánh rượu thành Mình Máu Chúa [số 44].
Trong cử hành BT, GH luôn tuyên xưng Đức Tin qua kinh tin kính: mọi chân lý của kinh chỉ về mầu nhiệm sự sống mới, hiểu như cuộc hành trình hiệp thông với TC hằng sống [số 45].
C. [46]: Thông truyền bằng cầu nguyện và Mười Giới Răn: Ngoài ra, GH còn dựa vào Kinh Lạy Cha và Mười Điều Răn để thông truyền đức tin: kinh Lạy Cha dạy ta biết nhìn mọi sự bằng con mắt Chúa Giêsu; Mười Giới Răn dạy ta ra khỏi cái tôi vị kỷ để bước vào cuộc đối thoại với TC và người khác (số 46].
D. [47-49]: Tính hợp nhất và nguyên tuyền của đức tin: Phải thông truyền đức tin cách trọn vẹn vì đức tin là một. Không là một, không phải là đức tin (Lêô Cả). Tại sao là một? a) TC là duy nhất; b) đức tin nào cũng hướng về TC duy nhất (ngộ đạo tin có 2 đức tin); c) được toàn thể GH chia sẻ [số 47]. Phải thông truyền nguyên vẹn, vì Đức Tin được ví như 1 cơ thể, hay 1 trinh nữ trung trinh với phu quân [số 48]. Chúa ban Tông Truyền để phục vụ tính hợp nhất và tính nguyên tuyền của Đức Tin. Huấn quyền đáng tin vì a) luôn vâng lời TC; b) tin tưởng lời ấy, duy trì và trình bày nó [số 49].
Chương Bốn: [50-60]: Đức tin trong thế giới: Chương này giải thích sự liên kết giữa đức tin và công ích, dẫn tới việc tạo ra môi trường để con người sống với người khác.
A. [50-51]: Đức tin và thiện ích chung: Các tổ phụ vừa tin vừa xây dựng. Kinh thành con người vững chắc nhờ xây trên niềm tin vào TC tín trung. Đức tin cũng rọi sáng mọi liên hệ nhân bản nữa [số 50]. Đức tin đặc biệt phục vụ công lý, luật pháp và hòa bình [số 51].
B. [52-53]: Đức tin và gia đình: Khung cảnh đầu tiên để đức tin soi sáng cho xã hội con người là gia đình, xây dựng trên hôn nhân, hiểu như sự kết hợp 1 người nam và 1 người nữ trong yêu thương vĩnh viễn. Mà tình yêu chỉ vĩnh viễn khi ta nhận ra 1 kế hoạch lớn hơn ta; kế hoạch này nâng đỡ ta và giúp ta có khả năng trao phó trọn tương lai cho người yêu [số 52].
Đức tin đi theo mọi tuổi sống trong gia đình; vì thế, gia đình cần cùng nhau phát biểu đức tin; gần gũi và nâng đỡ đức tin con cái, giúp chúng biết biểu lộ niềm vui của Đức Tin, gặp gỡ Chúa Kitô, khám phá ra lời mời gọi yêu thương [số 53].
C. [54-55]: Cuộc sống xã hội cần ánh sáng đức tin: Đức tin cổ vũ tình huynh đệ. Huynh đệ bình đẳng? Đúng, nhưng 1 huynh đệ qui chiếu TC như cha chung tối hậu. Đức tin giúp ta hiểu phẩm giá độc đáo của mỗi người, khiến ta phải tôn trọng mọi sự sống [số 54].
Đức tin giúp ta tôn trọng thiên nhiên, phát triển hợp lý, tạo ra các hình thức cai trị biết phục vụ ích chung, khả thể tha thứ nhằm hợp nhất. Hệ luận: phải nhìn nhận TC cách công khai [số 55].
D. [56-57]: Đức tin và đau khổ: Trong đau khổ, ta công bố Tin Mừng cách thuyết phục hơn cả, vì khám phá ra: sức mạnh TC giúp ta chiến thắng mọi yếu đuối của ta. Đau khổ giúp ta lớn lên trong đức tin, phó thác hơn trong tay TC [số 56].
Đức tin không làm ta sao lãng đau khổ của thế giới. Nó giúp ta thấy Chúa nơi người đau khổ, như Thánh Phanxicô và Mẹ Têrêxa. TC không giải đáp mọi đau khổ nhưng đồng hành với người đau khổ. Đau khổ hướng ta về hy vọng: đời này tan đi, đời sau sẽ rực sáng [số 57].
E. [58-60]: Phúc cho người tin: Đức Mẹ=mẫu mực hoàn hảo của đức tin: nghe, trân giữ, suy niệm trong lòng... theo chân Chúa tận thánh giá [số 58]. Đức Mẹ cũng cho thấy: người tin được hoàn toàn thấm nhập vào điều họ tuyên xưng [số 59].
Và cuối cùng TĐ ngỏ lời xin Đức Mẹ phù giúp đức tin ta, để nghe, bước theo, tín thác, hân hoan, không thấy cô đơn, biết nhìn bằng con mắt Chúa Giêsu, luôn gia tăng đức tin [số 60]
Phần Nhập Đề [1-7]: Ngược với người duy tục cho rằng đức tin là mù quáng, liên kết với bóng tối [các số 2-3], Đức GH nhắc lại lời Chúa Giêsu khẳng định “Ai tin Ta sẽ không còn ở trong bóng tối nữa” vì Người là “ánh sáng bước vào trần gian” (Ga 12:46). Nên ai tin, sẽ thấy [số 1]. Vì đức tin là ánh sáng, một ánh sáng có khả năng chiếu rọi mọi khía cạnh của nhân sinh [số 4]. Nhiệm vụ của GH là củng cố đức tin của anh em mình. Nên Đức Bênêđíctô đã lập ra Năm Đức Tin [số 5] song song với năm kỷ niệm Vatican II, một công đồng của đức tin [số 6]. Và nay, Đức Phanxicô ban hành Lumen Fidei, từng được khởi đầu bởi vị tiền nhiệm [số 7).
Chương Một [8-22]: Đường đi của Đức Tin
Đức GH vẽ lại đường đi của Đức Tin. Bắt đầu với Ápraham, cha ta trong đức tin: ông đã nghe, và đáp lại, nên đức tin của ông là đức tin bản vị, là lời đáp trả đối với một lời đích thân nói với ông [số 8]. Lời nói với ông này vừa kêu gọi (lià bỏ quê hương) vừa hứa hẹn (1 dân vĩ đại) [số 9]. Ápraham tín thác vào lời này vì Thiên Chúa là Đấng tín trung [số 10].Vả lại, Đấng kêu gọi ông còn là Thiên Chúa sự sống, nguồn gốc mọi sự [số 11].
Sau đó, TĐ nói tới đức tin của Israel: dân này được mời gọi lên đường thờ phượng Chúa tại Sinai và thừa hưởng đất hứa [số 2]; nhưng họ đã rơi vào ngẫu thần. Với ngẫu thần là tan tác. Với đức tin là thống nhất đời sống [số 13]. Người môi giới giữa TC và Israel là Môsê. Đức tin cá nhân tìm được chỗ đứng trong cộng đồng, trong gặp gỡ người khác [số 14].
Nhưng đức tin chỉ viên mãn với Chúa Giêsu, Đấng là tâm điểm mà mọi con đường trên đều hướng về. Kitô Giáo tuyên xưng Người là Chúa, là Con Thiên Chúa làm người, sống lại từ cõi chết. Đức tin này là đức tin hoàn hảo. Tại sao? Vì a) Chúa Giêsu là căn cứ để TC can thiệp dứt khoát, là biểu hiệu tối cao cho tình yêu của Người, lời TC nói với ta trong Chúa Giêsu là lời trường cửu; b) tin vào một tình yêu có khả năng biến đổi thế giới và biến đổi diễn biến lịch sử của nó [số 15]. Chúa Giêsu đáng tin vì a) đã chết cho ta [số 16] và đã sống lại [số 17]. Nhưng Người không những là Đấng ta tin mà còn là Đấng ta kết hợp với, để cùng nhìn cái nhìn của Người, để chào đón Người vào đời ta [số 18].
Đến đây, TĐ nhắc tới câu bất hủ của Thánh Phaolô: Cứu rỗi nhờ đức tin chứ không nhờ việc làm của ta (thư Ep. 2:8). Nghĩa là gì? Mọi sự thiện đều do TC ban cho, kể cả sự cứu rỗi; tin là mở lòng nhìn nhận quyền tối thượng của hồng ân TC [số 19]. Nhờ thế, tình yêu Chúa Kitô sẽ vào trong ta, biến đổi ta từ bên trong, khiến ta biết nhìn bằng con mắt Chúa Kitô, chia sẻ tâm trí Người, chia sẻ thiên hướng con thảo của Người [số 20-21].
Nhưng đức tin vào Chúa Kitô này luôn có tính Giáo Hội: tin không phải là việc riêng tư, nó phát sinh từ việc nghe, một việc nghe nhằm được phát biểu thành lời và được tuyên xưng; tuyên xưng trong Giáo Hội [số 22].
Chương Hai [23-36]: Có tin mới hiểu
A. Đức tin và sự thật [23-31] : TĐ nhắc lại câu bất hủ của Isaia 7:9: “Có tin mới hiểu”. Tuy nhiên đây là theo Bản Hy Lạp (Bản Bẩy Mươi), chứ bản Hípri viết khác: “có tin mới đứng vững” [số 23]. TĐ nhận cả hai khía cạnh này của đức tin: hiểu biết sự thật mới đứng vững [số 24]. Tuy nhiên, thời nay chỉ chuộng sự thật kỹ thuật và sự thật chủ quan của cá nhân. Họ hoài nghi chân lý phổ quát, coi nó đồng nghĩa với độc tài áp chế. Hậu quả: duy tương đối, bác bỏ mối liên kết giữa tôn giáo và chân lý, quên cả nguồn gốc mọi hiện hữu [số 25].
Trong khi đó, cái biết của đức tin là cái biết của trái tim (Rm 10:10), một cái biết giữ cho mọi chiều kích kết hợp với nhau, vì các chiều kích như thân xác và tinh thần, trí hiểu, ý chí và cảm xúc đều hội tụ nơi trái tim. Cái biết này phát khởi khi ta nhận được tình yêu bao la của Thiên Chúa [số 26].
Tình yêu không phải là xúc cảm phù du. Mà là xúc cảm dẫn ta ra khỏi ta để hướng về một người khác, để xây dựng 1 liên hệ bản thân lâu dài. Nó là đường hướng tương quan trong cách nhìn thế giới, 1 cái nhìn qua mắt người khác và là cách nhìn chung về mọi sự vật hiện hữu. Tình yêu phải dựa trên sự thật mới bền vững. Mà sự thật cũng cần tình yêu mới khỏi lạnh lùng áp chế [số 27]. Tình yêu như thế là nguồn của hiểu biết. Điều này thấy rõ trong tình yêu của bất cứ người nam người nữ nào. Lịch sử Israel cũng chứng minh điều đó: nhờ biết rằng vì TC yêu họ nên mới chọn họ, Israel đã hiểu được tính thống nhất toàn diện trong kế hoạch TC đối với họ và đối với thế giới [số 28].
Giao ước với Israel cũng cho thấy: Đức tin gồm cả nghe lẫn nhìn: nghe lời TC luôn kèm theo ước muốn được thấy mặt Người. Nghe nhấn mạnh tới ơn gọi và đáp trả bản thân. Nhìn cho ta thấy cái toàn bộ của hành trình, định vị nó trong kế hoạch toàn diện của TC [số 29]. Tin Mừng Gioan làm nổi bật cả nghe lẫn nhìn của đức tin [số 30]. Và cả rờ mó nữa (1Ga 1:1) [số 31]
B. Đức tin và lý trí [32-34] . Nhờ đối thoại với triết lý Hy Lạp [số 32], Thánh Augustinô tìm ra mô thức ánh sáng: ánh sáng từ trên cao soi sáng mọi loài là TC; mọi loài đều có 1 độ sáng nào đó, phản chiếu được sự tốt lành của TC. Nhờ thế, lý trí ta có khả năng nhận ra sự ác và hướng về sự thiện. Thánh Augustinô cũng tổng hợp cả nhìn (ánh sáng) và nghe (cầm lấy mà đọc): “lời (nghe) sáng lên (nhìn) từ bên trong” [Số 33].
Áp dụng vào thời ta, đức tin có thể giải đáp các vấn nạn về chân lý. Nó không độc tài, vì xây trên tình yêu. Nó không xa lạ với thế giới vật chất, mà soi sáng cho nó, tin tưởng trật tự nội tại của nó, theo lời mời gọi của nó bước vào 1 con đường mỗi ngày một tốt hơn. Nó đem lợi ích cho khoa học: khuyến khích khoa học gia cởi mở với thực tại, tiếp tục tìm kiếm, luôn bỡ ngỡ trước mầu nhiệm thiên nhiên [số 34].
C. [35]. Đức tin và việc tìm kiếm Thiên Chúa: ai thành thực tìm kiếm TC đều có thể tìm thấy Người: a) trong kinh nghiệm sống hàng ngày; b) trong chu kỳ bốn mùa; c) trong sự mầu mỡ của trái đất; d) trong chuyển vần của vũ trụ; e) nhất là trong Chúa Kitô. Nhưng a) phải lên đường như Ba Vua; b) bắt đầu làm việc thiện cho người khác [số 35].
D. [36]. Đức Tin và thần học: Không có đức tin, không có thần học, vì thần học là tìm hiểu sâu xa việc TC từ từ tỏ mình Người ra. Nó không phải là suy diễn của ta mà là chấp nhận để hiểu sâu xa hơn lời TC tỏ với ta về chính Người. Ngoài ra, thần học phải phục vụ đức tin tín hữu và tôn trọng huấn quyền [số 36].
Chương Ba [37-49]: Phúc âm hóa: Chương này tập trung vào việc phúc âm hóa, trình bày chi tiết qua các tiểu mục sau
A. [37-39]: Giáo Hội, mẹ đức tin ta: Nhận được lời, không giữ cho riêng mình, phải chuyển giao [số 37]. Ta nhận được mọi sự nhờ người khác, trong đó có đức tin: ta khám phá ra tình yêu Chúa Kitô nhờ ký ức Giáo Hội. Chính Mẹ Giáo Hội duy trì ký ức về tình yêu ấy và dạy dỗ ta về nó [số 38]. Không ai tự mình tin. Nó luôn diễn ra trong hiệp thông GH. Điều này thấy rõ trong hình thức hỏi thưa của kinh tin kính trong Phép Rửa: đức tin là đáp trả một một lời mời [số 39].
B. [40-45]: Được thông truyền bằng các bí tích: Giáo Hội dùng các bí tích cử hành trong phụng vụ để thông truyền đức tin, vì bí tích vận dụng được cả tâm trí, ý chí và mọi xúc cảm ta; chúng thông truyền ký ức nhập thể, nối kết với mọi thời điểm và địa điểm đời ta, biến các thực tại hữu hình đời ta vượt quá chúng để hướng về mầu nhiệm trường cửu [số 40]. Nhờ Phép Rửa, ta có sự sống mới, thành tạo vật mới, trong hiệp thông mới là Giáo Hội [số 41].
TĐ sau đó nói tới các yếu tố trong Phép Rửa: a) kêu cầu thánh danh Ba Ngôi trên dự tòng, biến họ thành con thảo; b) dìm trong nước vừa chỉ chết cho mình vừa chỉ sống vào sự sống mới. Phép này vì thế cho ta thấy cấu trúc nhập thể của đức tin: nó vào sâu hữu thể ta và biến đổi hữu thể này, cho nó tham dự vào bản thể TC [số 42]. Còn Phép Rửa trẻ em thì nhấn mạnh tới chiều kích cộng đoàn của đức tin, vì các em không tự mình tuyên xưng đức tin được [số 43].
Tiếp nối, TĐ nói đến Phép Thánh Thể, biểu thức cao nhất của đức tin, vì ở đây, 2 chiều kích của Đức Tin gặp nhau: a) chiều lịch sử: hành vi tưởng niệm nhưng lại làm thành hiện tại một quá khứ có khả năng mở ra 1 tương lai, tiên báo một thành tựu tối hậu; b) chiều từ hữu hình bước vào vô hình: bánh rượu thành Mình Máu Chúa [số 44].
Trong cử hành BT, GH luôn tuyên xưng Đức Tin qua kinh tin kính: mọi chân lý của kinh chỉ về mầu nhiệm sự sống mới, hiểu như cuộc hành trình hiệp thông với TC hằng sống [số 45].
C. [46]: Thông truyền bằng cầu nguyện và Mười Giới Răn: Ngoài ra, GH còn dựa vào Kinh Lạy Cha và Mười Điều Răn để thông truyền đức tin: kinh Lạy Cha dạy ta biết nhìn mọi sự bằng con mắt Chúa Giêsu; Mười Giới Răn dạy ta ra khỏi cái tôi vị kỷ để bước vào cuộc đối thoại với TC và người khác (số 46].
D. [47-49]: Tính hợp nhất và nguyên tuyền của đức tin: Phải thông truyền đức tin cách trọn vẹn vì đức tin là một. Không là một, không phải là đức tin (Lêô Cả). Tại sao là một? a) TC là duy nhất; b) đức tin nào cũng hướng về TC duy nhất (ngộ đạo tin có 2 đức tin); c) được toàn thể GH chia sẻ [số 47]. Phải thông truyền nguyên vẹn, vì Đức Tin được ví như 1 cơ thể, hay 1 trinh nữ trung trinh với phu quân [số 48]. Chúa ban Tông Truyền để phục vụ tính hợp nhất và tính nguyên tuyền của Đức Tin. Huấn quyền đáng tin vì a) luôn vâng lời TC; b) tin tưởng lời ấy, duy trì và trình bày nó [số 49].
Chương Bốn: [50-60]: Đức tin trong thế giới: Chương này giải thích sự liên kết giữa đức tin và công ích, dẫn tới việc tạo ra môi trường để con người sống với người khác.
A. [50-51]: Đức tin và thiện ích chung: Các tổ phụ vừa tin vừa xây dựng. Kinh thành con người vững chắc nhờ xây trên niềm tin vào TC tín trung. Đức tin cũng rọi sáng mọi liên hệ nhân bản nữa [số 50]. Đức tin đặc biệt phục vụ công lý, luật pháp và hòa bình [số 51].
B. [52-53]: Đức tin và gia đình: Khung cảnh đầu tiên để đức tin soi sáng cho xã hội con người là gia đình, xây dựng trên hôn nhân, hiểu như sự kết hợp 1 người nam và 1 người nữ trong yêu thương vĩnh viễn. Mà tình yêu chỉ vĩnh viễn khi ta nhận ra 1 kế hoạch lớn hơn ta; kế hoạch này nâng đỡ ta và giúp ta có khả năng trao phó trọn tương lai cho người yêu [số 52].
Đức tin đi theo mọi tuổi sống trong gia đình; vì thế, gia đình cần cùng nhau phát biểu đức tin; gần gũi và nâng đỡ đức tin con cái, giúp chúng biết biểu lộ niềm vui của Đức Tin, gặp gỡ Chúa Kitô, khám phá ra lời mời gọi yêu thương [số 53].
C. [54-55]: Cuộc sống xã hội cần ánh sáng đức tin: Đức tin cổ vũ tình huynh đệ. Huynh đệ bình đẳng? Đúng, nhưng 1 huynh đệ qui chiếu TC như cha chung tối hậu. Đức tin giúp ta hiểu phẩm giá độc đáo của mỗi người, khiến ta phải tôn trọng mọi sự sống [số 54].
Đức tin giúp ta tôn trọng thiên nhiên, phát triển hợp lý, tạo ra các hình thức cai trị biết phục vụ ích chung, khả thể tha thứ nhằm hợp nhất. Hệ luận: phải nhìn nhận TC cách công khai [số 55].
D. [56-57]: Đức tin và đau khổ: Trong đau khổ, ta công bố Tin Mừng cách thuyết phục hơn cả, vì khám phá ra: sức mạnh TC giúp ta chiến thắng mọi yếu đuối của ta. Đau khổ giúp ta lớn lên trong đức tin, phó thác hơn trong tay TC [số 56].
Đức tin không làm ta sao lãng đau khổ của thế giới. Nó giúp ta thấy Chúa nơi người đau khổ, như Thánh Phanxicô và Mẹ Têrêxa. TC không giải đáp mọi đau khổ nhưng đồng hành với người đau khổ. Đau khổ hướng ta về hy vọng: đời này tan đi, đời sau sẽ rực sáng [số 57].
E. [58-60]: Phúc cho người tin: Đức Mẹ=mẫu mực hoàn hảo của đức tin: nghe, trân giữ, suy niệm trong lòng... theo chân Chúa tận thánh giá [số 58]. Đức Mẹ cũng cho thấy: người tin được hoàn toàn thấm nhập vào điều họ tuyên xưng [số 59].
Và cuối cùng TĐ ngỏ lời xin Đức Mẹ phù giúp đức tin ta, để nghe, bước theo, tín thác, hân hoan, không thấy cô đơn, biết nhìn bằng con mắt Chúa Giêsu, luôn gia tăng đức tin [số 60]
8/16/2013(vietcatholic)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét