Giáo hội học của Đức Phanxicô
Trong cuộc viếng thăm Ba Tây vừa qua, các bài giảng
lễ và các diễn văn của Đức Phanxicô đều có cái nét đơn giản và trực tiếp giúp
tín hữu cảm hứng được niềm tin tưởng vào tình yêu Thiên Chúa, hy vọng vào canh
tân và thương yêu người lân cận, nhất là người nghèo. Nhưng có hai bài diễn văn
của ngài vượt quá tính cách khuyên bảo mục vụ để trình bày viễn kiến cũng như
nghị trình của ngài dành cho Giáo Hội. Đó là diễn văn ngày 27 tháng Bẩy nói với
các giám mục Ba Tây và bài diễn văn vào ngày hôm sau nói với CELAM, tức hội đồng
giám mục Châu Mỹ La Tinh.
Thử hỏi: Đức Phanxicô muốn dẫn dắt Giáo Hội tới đâu? Ngài muốn các giám mục làm gì?
Giáo Hội như người hòa giải: Trong diễn văn ngỏ với các giám mục Ba Tây, Đức Phanxicô thuật lại câu truyện Đức Bà Aparecida như một dụ ngôn của Giáo Hội Châu Mỹ La Tinh. Những ngư phủ mỏi mệt, sau khi thấm thía sự thất bại ê chề trên chiếc thuyền cũ kỹ với tấm lưới rách nát, bỗng tìm được một bức tượng. Nhưng bức tượng này cần được sửa chữa. Đức Thánh Cha nói rằng “Tại Aparecida, sứ điệp của Thiên Chúa, ngay từ đầu, đã là một sứ điệp phải phục hồi lại những gì tan nát, thống nhất lại những gì bị phân chia... Các bức tường, các ngăn cách, các dị biệt hiện tồn cần phải biến đi. Giáo Hội không thể sao lãng bài học này: Giáo Hội vốn được kêu gọi trở thành phương tiện của hòa giải”.
Giáo Hội của trái tim: Đối với Đức Phanxicô, đức tin bước vào Giáo Hội qua trái tim người nghèo, chứ không qua đầu óc người trí thức. Ngài thú thực rằng “ có lẽ ta đã giản lược cách nói năng của ta về mầu nhiệm vào các giải thích duy lý, nhưng đối với người tầm thường, mầu nhiệm bước vào họ qua ngả trái tim”. Điều này khiến ngài hiểu được vai trò truyền giáo của Giáo Hội không phải để thắng một luận điểm mà là để cung hiến một điều gì đẹp đẽ. Ngài nói với các giám mục “Chỉ có vẻ đẹp của Thiên Chúa mới lôi cuốn người ta thôi. Phương thức của Thiên Chúa là phương thức lôi kéo, quyến rũ... Người làm sống lại trong ta ước muốn mời gọi người lân cận, ngõ hầu làm họ nhận ra vẻ đẹp của Người. Truyền giáo đã phát sinh từ chính sự quyến rũ thần linh đó, một quyến rũ phát sinh từ gặp gỡ”.
Một Giáo Hội với một sứ điệp đơn giản: Đức Phanxicô kết luận: “Thành quả công việc mục vụ của ta không hệ ở việc giầu tài nguyên, mà hệ ở tính sáng tạo của tình yêu”. Ngài biện luận rằng phải giữ cho sứ điệp luôn luôn đơn giản. “Đôi khi ta mất dân vì dân không hiểu ta nói gì, vì ta quên khuấy cả ngôn ngữ đơn giản để đưa vào chủ nghĩa duy trí, một chủ nghĩa hoàn toàn xa lạ đối với dân”. Giáo Hội này không nên ám ảnh với việc liệu Chúa Giêsu có “đồng bản tính” với Đức Chúa Cha hay không. Đúng hơn, Giáo Hội phải trình bày Người như lòng xót thương của Thiên Chúa.
Một Giáo Hội của Emmau: Dùng trình thuật Emmau của Tin Mừng, Đức Phanxicô nói với các giám mục về những người rời bỏ Giáo Hội vì “nay họ nghĩ rằng Giáo Hội, thành Giêrusalem của họ, không còn đem lại cho họ bất cứ điều gì có ý nghĩa và quan trọng cả”. Ngài không đổ lỗi cho văn hóa, ngài không lớn tiếng hô hào chống lại thuyết duy tương đối, thuyết duy tiêu thụ và đủ mọi thuyết “duy” khác; thay vào đó, ngài mời gọi các giám mục tự xét mình.
Có lẽ Giáo Hội tỏ ra quá yếu ớt, quá xa cách đối với các nhu cầu của họ, quá nghèo nàn trong đáp ứng đối với các quan tâm của họ, quá lạnh lùng, quá lẩn quẩn với chính mình, quá giam mình vào chính các công thức cứng ngắc của mình, có lẽ thế giới tỏ ra muốn biến Giáo Hội thành tàn dư của quá khứ, không thích đáng đối với vấn nạn nới nữa; có lẽ Giáo Hội chỉ còn có thể nói với người ở tuổi ấu thơ, chứ không nói được với những người đã lớn khôn.
Đứng trước tình thế Emmau này, Đức Phanxicô đề xuất những gì?
Ta cần một Giáo Hội không sợ phải ra ngoài lúc đêm khuya. Ta cần một Giáo Hội có khả năng gặp gỡ người ta ngay trên đường đi của họ. Ta cần một Giáo Hội có khả năng bước vào cuộc trò chuyện với họ. Ta cần một Giáo Hội có khả năng đối thoại với các môn đệ, sau khi bỏ Giêrusalem, đã lang thang vô định, cô đơn một mình, với nỗi thất vọng riêng, vỡ mộng bởi một Kitô Giáo bị coi là khô cằn, là đất vô sinh, thiếu khả năng tạo ra ý nghĩa...
Liệu ta có còn là một Giáo Hội có khả năng sưởi ấm lòng người? Một Giáo Hội có khả năng dẫn người ta trở lại Giêrusalem? Đem họ về quê hương? Giêrusalem vốn là gốc rễ của họ: Thánh Kinh, giáo lý, bí tích, cộng đồng, tình bạn với Chúa, với Đức Maria và các tông đồ... Liệu ta có còn khả năng nói về các gốc rễ này một cách làm sống dậy cảm thức thán phục trước vẻ đẹp của chúng không?
Sau đó, Đức Phanxicô trình bày các thách đố thực tiễn đối với các giám mục Ba Tây và các giám mục khác. Các thách thức này rút ra từ nền Giáo Hội học nói trên:
a. “Nếu không huấn luyện được các thừa tác viên có khả năng sưởi ấm lòng người, cùng đi với họ trong đêm thâu, biết đối thoại với các hy vọng lẫn thất vọng của họ, biết vá lành các đổ vỡ của họ, thì nào còn hy vọng gì cho cuộc hành trình hiện nay và mai sau của ta nữa?”
b. “Như thế, cần phải biết đánh giá nhiều hơn các yếu tố địa phương và miền. Nền hành chánh trung ương không đủ; cũng cần gia tăng tính hiệp đoàn và liên đới nữa”. Điều cần “không phải là sự nhất trí, nhưng là sự hợp nhất thực sự trong cái phong phú của đa dạng tính”.
c. Gia tài của Giáo Hội được lưu truyền nhờ chứng tá, và “ta cần đích thân chuyển giao nó, cần chạm tới người ta muốn trao lại, ta muốn chuyển giao gia bảo này”.
d. “Ta cần một Giáo Hội có khả năng tái khám phá dạ xót thương của người mẹ. Ngày nay, không có xót thương, ta ít có cơ may trở nên thành phần của thế giới ‘những con người bị thương tổn cần được hiểu biết, tha thứ và yêu thương’”.
e. “Ta đừng thu nhỏ phần đóng góp của nữ giới trong Giáo Hội, nhưng phải cổ vũ vai trò tích cực của họ trong cộng đồng Giáo Hội. Mất nữ giới, Giáo Hội có nguy cơ trở thành vô sinh”.
Nói với ủy ban điều hợp của CELAM, Đức Phanxicô tiếp tục lên xương thịt cho nghị trình của ngài dành cho các giám mục:
a. “Chúng ta có lo liệu để việc làm của ta và của các linh mục có tính mục vụ nhiều hơn là tính hành chánh không?”
b. “Chúng ta có đang tạo ra một tâm thức biết tiên liệu (proactive) hay không? Chúng ta có cổ vũ các cơ hội và các khả thể để biểu hiện lòng thương xót của Thiên Chúa hay không?
c. “Chúng ta có làm cho tín hữu giáo dân trở thành người chia sẻ sứ vụ hay không?”
d. Các hội đồng giáo phận và giáo xứ “bất kể là mục vụ hay tài chánh, có đem lại cho tín hữu giáo dân các cơ hội thực sự để họ tham gia vào diễn trình tham khảo, tổ chức và đặt kế hoạch mục vụ không?”
e. Chúng ta có dành cho tín hữu giáo dân “sự tự do được tiếp tục biện phân sứ vụ mà Chúa đã ủy thác cho họ một cách xứng hợp với sự lớn mạnh trong tư cách môn đệ của họ hay không?”
Trung tâm là Chúa Giêsu Kitô. Tư cách môn đệ truyền giáo không cho phép ta tập chú vào mình, lấy mình làm trung tâm. Đức Phanxicô nói rằng “nó phải hoặc là hướng về Chúa Giêsu Kitô hay là hướng về những người ta phải công bố Chúa Kitô cho”. Cả nhà truyền giáo lẫn Giáo Hội đều không phải là trung tâm. “Trung tâm là Chúa Giêsu Kitô, Đấng kêu gọi ta và sai ta đi”. Khi “tự biến mình thành trung tâm, Giáo Hội sẽ trở thành viên chức và từ từ sẽ biến thành một loại cơ quan phi chính phủ (NGO)”.
Với lòng khiêm nhường cố hữu, Đức Phanxicô nhìn nhận rằng ngài và các giám mục đang không theo kịp điều ngài gọi là “hồi tâm mục vụ” (pastoral conversion) và còn có thể làm tốt hơn nữa. Ngài nêu ra một tiêu chuẩn cao để ngài và các giám mục cùng vươn tới.
Các giám mục phải là các mục tử, gần gũi dân, là cha anh, hiền hậu, kiên nhẫn và nhân từ. Là người yêu khó nghèo, cả khó nghèo bên trong hiểu như tự do trước mặt Chúa, lẫn khó nghèo bên ngoài hiểu như sống đơn giản và khắc khổ. Là người không suy nghĩ và hành xử như “ông hoàng”. Là người không tham vọng, chỉ kết hôn với một Giáo Hội duy nhất chứ không để mắt tới bất cứ ai khác nữa. Là người có khả năng trông chừng đoàn chiên được ủy thác cho mình và bảo vệ tất cả những gì giữ cho đoàn chiên tụ lại với nhau, biết giữ gìn để người của mình khỏi phải lo lắng trước các nguy cơ đe dọa họ, nhưng trên hết, phải tạo hy vọng, để ánh sáng luôn rạng chiếu trong tâm hồn người ta. Là người có khả năng yểm trợ, một cách đầy yêu thương và nhẫn nại, các việc làm của Thiên Chúa giữa dân Người. Giám mục phải hiện diện giữa dân của mình bằng ba cách: đi trước họ để chỉ đường; ở giữa họ để giữ họ lại với nhau và ngăn không để họ tán loạn; và đi sau họ để bảo đảm không ai bị bỏ rơi, nhưng còn điều này nữa và là điều chủ yếu: làm thế nào để đoàn chiên ngửi ra những nẻo đường mới của họ.
Qua mô tả trên, ta thấy rõ: Đức Phanxicô sẽ ưu tiên xem sét các đức tính mục vụ khi bổ nhiệm các giám mục mới. Nếu ngài thành công trong việc chọn được các giám mục như trên, thì một lối lãnh đạo mới sẽ từ Rôma lan tỏa ra khắp thế giới Công Giáo.
Thử hỏi: Đức Phanxicô muốn dẫn dắt Giáo Hội tới đâu? Ngài muốn các giám mục làm gì?
Giáo Hội như người hòa giải: Trong diễn văn ngỏ với các giám mục Ba Tây, Đức Phanxicô thuật lại câu truyện Đức Bà Aparecida như một dụ ngôn của Giáo Hội Châu Mỹ La Tinh. Những ngư phủ mỏi mệt, sau khi thấm thía sự thất bại ê chề trên chiếc thuyền cũ kỹ với tấm lưới rách nát, bỗng tìm được một bức tượng. Nhưng bức tượng này cần được sửa chữa. Đức Thánh Cha nói rằng “Tại Aparecida, sứ điệp của Thiên Chúa, ngay từ đầu, đã là một sứ điệp phải phục hồi lại những gì tan nát, thống nhất lại những gì bị phân chia... Các bức tường, các ngăn cách, các dị biệt hiện tồn cần phải biến đi. Giáo Hội không thể sao lãng bài học này: Giáo Hội vốn được kêu gọi trở thành phương tiện của hòa giải”.
Giáo Hội của trái tim: Đối với Đức Phanxicô, đức tin bước vào Giáo Hội qua trái tim người nghèo, chứ không qua đầu óc người trí thức. Ngài thú thực rằng “ có lẽ ta đã giản lược cách nói năng của ta về mầu nhiệm vào các giải thích duy lý, nhưng đối với người tầm thường, mầu nhiệm bước vào họ qua ngả trái tim”. Điều này khiến ngài hiểu được vai trò truyền giáo của Giáo Hội không phải để thắng một luận điểm mà là để cung hiến một điều gì đẹp đẽ. Ngài nói với các giám mục “Chỉ có vẻ đẹp của Thiên Chúa mới lôi cuốn người ta thôi. Phương thức của Thiên Chúa là phương thức lôi kéo, quyến rũ... Người làm sống lại trong ta ước muốn mời gọi người lân cận, ngõ hầu làm họ nhận ra vẻ đẹp của Người. Truyền giáo đã phát sinh từ chính sự quyến rũ thần linh đó, một quyến rũ phát sinh từ gặp gỡ”.
Một Giáo Hội với một sứ điệp đơn giản: Đức Phanxicô kết luận: “Thành quả công việc mục vụ của ta không hệ ở việc giầu tài nguyên, mà hệ ở tính sáng tạo của tình yêu”. Ngài biện luận rằng phải giữ cho sứ điệp luôn luôn đơn giản. “Đôi khi ta mất dân vì dân không hiểu ta nói gì, vì ta quên khuấy cả ngôn ngữ đơn giản để đưa vào chủ nghĩa duy trí, một chủ nghĩa hoàn toàn xa lạ đối với dân”. Giáo Hội này không nên ám ảnh với việc liệu Chúa Giêsu có “đồng bản tính” với Đức Chúa Cha hay không. Đúng hơn, Giáo Hội phải trình bày Người như lòng xót thương của Thiên Chúa.
Một Giáo Hội của Emmau: Dùng trình thuật Emmau của Tin Mừng, Đức Phanxicô nói với các giám mục về những người rời bỏ Giáo Hội vì “nay họ nghĩ rằng Giáo Hội, thành Giêrusalem của họ, không còn đem lại cho họ bất cứ điều gì có ý nghĩa và quan trọng cả”. Ngài không đổ lỗi cho văn hóa, ngài không lớn tiếng hô hào chống lại thuyết duy tương đối, thuyết duy tiêu thụ và đủ mọi thuyết “duy” khác; thay vào đó, ngài mời gọi các giám mục tự xét mình.
Có lẽ Giáo Hội tỏ ra quá yếu ớt, quá xa cách đối với các nhu cầu của họ, quá nghèo nàn trong đáp ứng đối với các quan tâm của họ, quá lạnh lùng, quá lẩn quẩn với chính mình, quá giam mình vào chính các công thức cứng ngắc của mình, có lẽ thế giới tỏ ra muốn biến Giáo Hội thành tàn dư của quá khứ, không thích đáng đối với vấn nạn nới nữa; có lẽ Giáo Hội chỉ còn có thể nói với người ở tuổi ấu thơ, chứ không nói được với những người đã lớn khôn.
Đứng trước tình thế Emmau này, Đức Phanxicô đề xuất những gì?
Ta cần một Giáo Hội không sợ phải ra ngoài lúc đêm khuya. Ta cần một Giáo Hội có khả năng gặp gỡ người ta ngay trên đường đi của họ. Ta cần một Giáo Hội có khả năng bước vào cuộc trò chuyện với họ. Ta cần một Giáo Hội có khả năng đối thoại với các môn đệ, sau khi bỏ Giêrusalem, đã lang thang vô định, cô đơn một mình, với nỗi thất vọng riêng, vỡ mộng bởi một Kitô Giáo bị coi là khô cằn, là đất vô sinh, thiếu khả năng tạo ra ý nghĩa...
Liệu ta có còn là một Giáo Hội có khả năng sưởi ấm lòng người? Một Giáo Hội có khả năng dẫn người ta trở lại Giêrusalem? Đem họ về quê hương? Giêrusalem vốn là gốc rễ của họ: Thánh Kinh, giáo lý, bí tích, cộng đồng, tình bạn với Chúa, với Đức Maria và các tông đồ... Liệu ta có còn khả năng nói về các gốc rễ này một cách làm sống dậy cảm thức thán phục trước vẻ đẹp của chúng không?
Sau đó, Đức Phanxicô trình bày các thách đố thực tiễn đối với các giám mục Ba Tây và các giám mục khác. Các thách thức này rút ra từ nền Giáo Hội học nói trên:
a. “Nếu không huấn luyện được các thừa tác viên có khả năng sưởi ấm lòng người, cùng đi với họ trong đêm thâu, biết đối thoại với các hy vọng lẫn thất vọng của họ, biết vá lành các đổ vỡ của họ, thì nào còn hy vọng gì cho cuộc hành trình hiện nay và mai sau của ta nữa?”
b. “Như thế, cần phải biết đánh giá nhiều hơn các yếu tố địa phương và miền. Nền hành chánh trung ương không đủ; cũng cần gia tăng tính hiệp đoàn và liên đới nữa”. Điều cần “không phải là sự nhất trí, nhưng là sự hợp nhất thực sự trong cái phong phú của đa dạng tính”.
c. Gia tài của Giáo Hội được lưu truyền nhờ chứng tá, và “ta cần đích thân chuyển giao nó, cần chạm tới người ta muốn trao lại, ta muốn chuyển giao gia bảo này”.
d. “Ta cần một Giáo Hội có khả năng tái khám phá dạ xót thương của người mẹ. Ngày nay, không có xót thương, ta ít có cơ may trở nên thành phần của thế giới ‘những con người bị thương tổn cần được hiểu biết, tha thứ và yêu thương’”.
e. “Ta đừng thu nhỏ phần đóng góp của nữ giới trong Giáo Hội, nhưng phải cổ vũ vai trò tích cực của họ trong cộng đồng Giáo Hội. Mất nữ giới, Giáo Hội có nguy cơ trở thành vô sinh”.
Nói với ủy ban điều hợp của CELAM, Đức Phanxicô tiếp tục lên xương thịt cho nghị trình của ngài dành cho các giám mục:
a. “Chúng ta có lo liệu để việc làm của ta và của các linh mục có tính mục vụ nhiều hơn là tính hành chánh không?”
b. “Chúng ta có đang tạo ra một tâm thức biết tiên liệu (proactive) hay không? Chúng ta có cổ vũ các cơ hội và các khả thể để biểu hiện lòng thương xót của Thiên Chúa hay không?
c. “Chúng ta có làm cho tín hữu giáo dân trở thành người chia sẻ sứ vụ hay không?”
d. Các hội đồng giáo phận và giáo xứ “bất kể là mục vụ hay tài chánh, có đem lại cho tín hữu giáo dân các cơ hội thực sự để họ tham gia vào diễn trình tham khảo, tổ chức và đặt kế hoạch mục vụ không?”
e. Chúng ta có dành cho tín hữu giáo dân “sự tự do được tiếp tục biện phân sứ vụ mà Chúa đã ủy thác cho họ một cách xứng hợp với sự lớn mạnh trong tư cách môn đệ của họ hay không?”
Trung tâm là Chúa Giêsu Kitô. Tư cách môn đệ truyền giáo không cho phép ta tập chú vào mình, lấy mình làm trung tâm. Đức Phanxicô nói rằng “nó phải hoặc là hướng về Chúa Giêsu Kitô hay là hướng về những người ta phải công bố Chúa Kitô cho”. Cả nhà truyền giáo lẫn Giáo Hội đều không phải là trung tâm. “Trung tâm là Chúa Giêsu Kitô, Đấng kêu gọi ta và sai ta đi”. Khi “tự biến mình thành trung tâm, Giáo Hội sẽ trở thành viên chức và từ từ sẽ biến thành một loại cơ quan phi chính phủ (NGO)”.
Với lòng khiêm nhường cố hữu, Đức Phanxicô nhìn nhận rằng ngài và các giám mục đang không theo kịp điều ngài gọi là “hồi tâm mục vụ” (pastoral conversion) và còn có thể làm tốt hơn nữa. Ngài nêu ra một tiêu chuẩn cao để ngài và các giám mục cùng vươn tới.
Các giám mục phải là các mục tử, gần gũi dân, là cha anh, hiền hậu, kiên nhẫn và nhân từ. Là người yêu khó nghèo, cả khó nghèo bên trong hiểu như tự do trước mặt Chúa, lẫn khó nghèo bên ngoài hiểu như sống đơn giản và khắc khổ. Là người không suy nghĩ và hành xử như “ông hoàng”. Là người không tham vọng, chỉ kết hôn với một Giáo Hội duy nhất chứ không để mắt tới bất cứ ai khác nữa. Là người có khả năng trông chừng đoàn chiên được ủy thác cho mình và bảo vệ tất cả những gì giữ cho đoàn chiên tụ lại với nhau, biết giữ gìn để người của mình khỏi phải lo lắng trước các nguy cơ đe dọa họ, nhưng trên hết, phải tạo hy vọng, để ánh sáng luôn rạng chiếu trong tâm hồn người ta. Là người có khả năng yểm trợ, một cách đầy yêu thương và nhẫn nại, các việc làm của Thiên Chúa giữa dân Người. Giám mục phải hiện diện giữa dân của mình bằng ba cách: đi trước họ để chỉ đường; ở giữa họ để giữ họ lại với nhau và ngăn không để họ tán loạn; và đi sau họ để bảo đảm không ai bị bỏ rơi, nhưng còn điều này nữa và là điều chủ yếu: làm thế nào để đoàn chiên ngửi ra những nẻo đường mới của họ.
Qua mô tả trên, ta thấy rõ: Đức Phanxicô sẽ ưu tiên xem sét các đức tính mục vụ khi bổ nhiệm các giám mục mới. Nếu ngài thành công trong việc chọn được các giám mục như trên, thì một lối lãnh đạo mới sẽ từ Rôma lan tỏa ra khắp thế giới Công Giáo.
Vũ Văn An8/18/2013(vietcatholic)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét