Cuộc canh tân của Đức Phanxicô đã khởi sự
Nhiều quan sát viên đang tỏ ra sốt
ruột trước viễn ảnh canh tân giáo triều nói riêng và canh tân Giáo Hội
nói chung của Đức Phanxicô. Theo Sandro Magister, gần đây, Đức HY Dolan, một người rất mộ mến đức Tân Giáo Hoàng Phanxicô, nhưng cũng
đành đứng vào số
những người
sốt ruột này với
câu tuyên bố giống hệt hai môn đệ
trên đường Emmau xưa:
“chúng tôi muốn một vị có kỹ
năng quản trị tốt và kỹ
năng lãnh đạo nữa, nhưng
cho đến nay, việc
này chưa được hiển nhiên”.
Nhưng theo John L. Allen, cách mạng là chuyện
nực cười. Có những
cuộc cách mạng
do nhóm này phát động nhưng
bị nhóm khác cướp mất, như
trường hợp Ai Cập,
nơi các
nhà dân
chủ cấp tiến trở thành khách bàng quan đối với cuộc tranh đua thực sự giữa quân đội
và Huynh Đệ Hồi Giáo. Lại
có những cuộc
cách mạng phát sinh từ một chủ nghĩa lý tưởng
vĩ đại nhưng đã
mau chóng trở thành màn khói che đậy giả hình, như
nhiều cuộc nổi dậy của cộng sản. Và nhiều
cuộc cách mạng
chỉ đơn giản xì hơi
mất dạng, trong khi một số ít khác cuối
cùng đã tạo ra được
những hệ thống mới, những
hệ thống dù vẫn
có yếu điểm nhưng thực
sự đã biến
đổi thế giới, đó là cách mạng Pháp hay cách mạng Mỹ.
Hiện còn quá sớm để biết chắc đường đi của
cuộc canh tân do Đức Phanxicô chủ xướng. Một
phần vì ở
bình diện cơ cấu và nhân sự,
ngài chưa đưa ra được
thay đổi “ngoạn
mục” nào. Một
phần khác, vì việc so sánh xem ra không chính xác chút nào: dù sao, Đạo Công Giáo cũng là một gia đình của niềm tin, chứ
không phải một hội chính trị.
Nhưng có
lẽ điều chắc chắn duy nhất
hiện nay là cuộc
cách mạng, hay canh tân, của Đức Phanxicô đã đang khởi sự rồi. Hồi giữa tháng Bẩy,
tạp chí tin tức
L’Espresso của Ý đã cho chạy hàng tít ở trang bìa với câu: "Ce la farà?" tạm dịch là “liệu
ngài có làm được không?”. Làm được gì? Không cần giải thích, ai cũng hiểu là cố gắng canh tân Giáo Hội Công Giáo.
Trong số các cải tiến hàm ý ở
đây, có việc Đức Phanxicô quyết định không đi nghỉ vào mùa hè này, mà ở lại Vatican, chứ không tới dinh mùa hè Castel Gandolfo. Tuy nhiên,
người ta vẫn
cho rằng tháng Tám là tháng êm ả, sau cuộc tông du mệt
nhọc tại Ba Tây để
chủ tọa Ngày Giới
Trẻ Thế Giới, một êm ả
của bản nhạc dạo dẫn vào những
hành động đáng kể
trong mùa thu.
Đã có thay đổi
Nhiều người xác tín rằng
trong các vấn đề đáng lưu
ý, sự thay đổi
đã diễn ra rồi.
Điều rõ ràng nhất là chưa đầy 4 tháng, Đức Phanxicô đã vực dậy tăm tiếng
quốc tế của ngôi vị
giáo hoàng và vốn liếng thiêng liêng của nó. Ấn bản Ý của
Vanity Fair mới đây đã bầu
ngài làm “Người Của Năm”, với
những trích dẫn
nhằm ca ngợi
của những giới
hết sức đáng ngạc
nhiên như Elton John, người cho rằng Đức Giáo Hoàng là “một phép lạ khiêm nhường
trong thời đại hư danh”.
Các cuộc thăm dò tại nhiều
nơi trên
thế giới cho thấy
tỷ lệ ca ngợi
cao đến làm các chính khách và những người nổi tiếng phải
thèm thuồng. Một
cuộc thăm dò mới
đây ở Ý cho thấy
mức tiếng tăm của
Đức Phanxicô lên tới 85%, đem lại cho Giáo Hội một hiệu quả trông thấy;
tỷ lệ người Ý cho biết
họ tin tưởng
Giáo Hội đã lên tới
63% so với 46% hồi
tháng Giêng, dưới triều
giáo hoàng của Đức Bênêđíctô XVI.
Một quan sát viên Vatican kỳ cựu
là Marco Politi, hiện giữ một mục trên nhật
báo Il Fatto Quotidiano, cho hay: “Đã có sự thay đổi
thái độ khắp trên thế
giới đối với ngôi vị
giáo hoàng kể từ ngày Đức
Phanxicô được bầu. Quả
có sự bộc lộ cảm tình lớn
lao, không những chỉ
từ các tín hữu
mà từ cả những người
có tinh thần thế tục và xa cách Giáo Hội nhất”.
Thiển nghĩ, Politi không hề nói quá. Nói theo kiểu chính trị, Đức Phanxicô không thua gì Nelson Mandela,
một nhân vật
mà thế giá tinh thần không bị ai nghi vấn.
Người ta cho hay trong chuyến tông du Ba Tây vừa qua, những
người chủ đạo cuộc bất ổn trên phố
xá nước này dẵm
lên nhau để thấy rõ ai được
người ta kính mến
và tôn trọng hơn.
Người ta cũng cho rằng Đức Phanxicô là một “giáo hoàng không dính” (Teflon pope) theo nghĩa không điều xấu nào xem ra dính chặt (stick) cả. Bất cứ khi nào có chuyện tai tiếng xẩy ra, người
ta đều không đổ
cho Đức Giáo Hoàng, ngược lại còn coi đó như một bằng chứng
nữa cho thấy
ngài là người cần thiết.
Đây là một dẫn chứng: cuối
tháng Bẩy, một tờ báo Ý tường
trình rằng vị giáo phẩm
mà Đức Phanxicô đích thân chọn lựa để cải tổ Ngân Hàng Vatican từng dính líu tới một vụ ái tình đồng
tính lộ liễu lúc còn phục vụ tại tòa sứ
thần ở Uruguay, hơn
một thập niên trước.
Những ai có khuynh hướng chấp nhận tường trình này theo giá trị bề mặt thì coi nó như một bằng chứng
chứng tỏ có “nhóm vận
động đồng tính” tại
Vatican mà Đức Phanxicô sẽ lật úp; những
ai có khuynh hướng bác bỏ
tường trình này thì cho rằng đây chỉ là bằng
chứng cho thấy
cuộc cải tổ của Đức Phanxicô đang gặp chống đối. Nhưng
ai cũng nhất trí rằng Đức Phanxicô là giải pháp chứ không phải
vấn đề.
Nói cho ngay, phần lớn người bình dân không lưu ý
chi tới những trò chơi
nội bộ ấy. Các nhà quan sát Vatican rất có thể bị ám ảnh bởi những câu hỏi
như Đức Phanxicô sẽ cử vị nào làm Hồng
Y quốc vụ khanh hay ngài sẽ đưa ra cải
tổ nào đối
với Viện Các Công Trình Tôn Giáo (Ngân Hàng
Vatican); vấn đề của họ về một vị giáo hoàng thường là ngài có gây cảm hứng hay không?
Cho tới nay, câu trả lời là có. Xét vì tất cả các tai tiếng,
báo chí xấu và tranh cãi mà Giáo Hội Công Giáo phải kinh qua suốt một thập niên qua, thì nếu đây không phải là cách mạng,
thì còn là gì nữa?
Tại Rôma, các dấu hiệu cũng cho thấy rõ một trật tự mới đã được
tạo ra. Các giáo sĩ từng phản đối điều bị họ cho là càng ngày càng khó khăn chi li về phụng vụ dưới thời hai Đức
Gioan Phaolô II và Bênêđíctô XVI, chẳng hạn, vì khi tới
tham dự thánh lễ
của Đức Giáo Hoàng thường bị phê phán là không mặc phẩm phục xứng đáng. Các phê phán như thế từ giữa tháng Ba đã không còn nữa.
Lối sống đơn giản của Đức Phanxicô đang gây ảnh hưởng dây chuyền.
Người ta thường
thấy các vị
hoàng tử của Giáo Hội
ngày nay mặc bộ áo chùng đen đơn giản của giáo sĩ hơn
là các
phẩm phục sang trọng
mà trước đây các vị
quen mặc, và một
số vị ký tên trên các thư từ chính thức
chỉ đơn giản với tên thông thường, bỏ hẳn các tước
vị như đức này đức
nọ (His Eminence)...
Điều đáng nói nữa là chính những người ăn xin quanh Vatican cũng cảm thấy có điều
gì thay đổi lớn đang xẩy
ra tại đây. Các viên chức Vatican cho hay khi từ chối lời xin tiền
lẻ của những người
này, họ thường được nghe những
câu đáp lễ tương tự như thế này "Cosa direbbe Papa
Francesco?" – nghĩa là, "Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ nói gì đây?”
Trò chơi
đã
kết thúc
Tất cả những chuyện
trên có thể bị coi là chuyện tầm phào, thuộc
phong thái hời hợt, không đáng kể, nhưng không ai chối cãi hiện
đang có việc thay đổi
ở một bình diện
sâu xa hơn.
Chỉ cần đơn cử trường hợp sau: tại
Vatican trước đây vẫn
từ lâu đã có sự phân biệt trong nhóm/ngoài nhóm, giữa nhóm đa số đi làm đúng giờ và làm hết mình, và nhóm thiểu số ưu đãi
điều khiển
“trò chơi”,
chiếm độc quyền
việc lui tới
với Đức Giáo Hoàng, kiểm soát việc phân phối
nhân sự và tài nguyên, ngoài ra còn giật dây quyền hành trên căn bản đỡ đầu và quen biết chính trị.
Mới 4 tháng trước đây thôi, trò chơi ấy rất thịnh hành. Các nhân viên có tham vọng biết rất chính xác phải làm thân với ai, phải
dự những buổi
tiếp tân nào, phải tránh phong trào nào, phải
tận tụy với ai. Nhiều
viên chức Vatican thấy chuyện ấy tởm gớm, nhưng
không thiếu
người tìm cách đẩy nó tới chỗ tuyệt hảo...
Hiện nay, sự phân biệt
tay trong/tay ngoài này gần như không
còn nữa. Qua việc
sống tại Casa Sancta Marta, tự gọi điện thoại
lấy, không cần
các “người canh cửa”
thông thường, Đức
Phanxicô cho thấy rõ không ai được độc quyền
nói nhỏ vào tai ngài.
Omar Bello, một nhà báo Công Giáo, người Á Căn Đình và là tác giả một cuốn sách mới
về Đức Giáo Hoàng, cho hay: “ngài rất dễ thương, nhưng
cũng rất hay kiểm
soát, giống mọi người cầm quyền
khác”.
Các cố gắng phát hiện
bè đảng quanh Đức
Giáo Hoàng đã hoàn toàn thất bại. Trong tháng Năm và tháng Sáu, chẳng hạn, người
ta thấy Đức Phanxicô hay xuất hiện cạnh Đức TGM người
Ý Rino Fisichella, chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Cổ Vũ Tân Phúc Âm Hóa, khiến nhiều người cho rằng
vị TGM này có thể đã trở thành nhân vật gây ảnh hưởng lớn. Nhưng
sau đó không lâu,
vào ngày
22 tháng Sáu, ngài đâu
có để vị TGM này bên cạnh ngài trong một buổi hòa nhạc
tại Vatican.
Điều được các quan sát viên của Vatican nhận ra là mọi
cố gắng tìm xem ai lên ai xuống đã không còn chỗ đứng nữa. Điều
mới lạ là kiểu
trò chơi vốn được hiểu và được
chơi xưa nay đã kết thúc rồi.
Các viên chức Vatican dấu tên nhiều
lần cho hay Đức
Phanxicô là người của riêng ngài, tự thu lượm lấy tin tức
và tự đưa ra các quyết định; theo một
nghĩa nào đó, cung cách quản trị của ngài vẫn
là cung cách của một cha giám tỉnh Dòng Tên thuở nào. Không có cố vấn hậu trường (eminence grise), và những khuôn mặt như Đức Cha (nay là Hồng Y) Stanislaw Dziwisz dưới
thời Đức Gioan Phaolô II hay Đức Cha (nay là TGM) Georg Gänswein dưới thời Đức Bênêđíctô XVI, những người đóng vai quyền lực đàng sau ngôi tòa.
Với Đức Phanxicô, bạn thấy gì thì căn bản chính là cái đó.
Các đặc
điềm của
trật tự
mới
Theo Allen, trật tự mới có bốn
đặc điểm rõ rệt
sau đây.
Thứ nhất, Đức Phanxicô cương quyết phá bỏ
tính độc quyền
của người Ý trong việc cai quản toàn thể
Giáo Hội. Ngài đã thiết lập ba cơ
chế để lên xương
thịt cho cuộc
canh tân của ngài: nhóm 8 Hồng Y giúp ngài trong việc cai quản,
một ủy ban điều
tra Ngân Hàng Vatican, và một Ủy Ban Giáo Hoàng để nghiên cứu các cơ
cấu kinh tế
và hành chánh của Vatican. Nói chung lại, ba cơ chế này bao gồm
21 người hiện đang nắm
các chức vụ gây ảnh
hưởng thực
sự, nhưng trong đó, chỉ có 3 người
là người Ý thôi. Tuy nhiên, có người còn cho rằng chỉ
có 2 người Ý rưỡi
thôi, vì người Ý được
chỉ định vào ủy
ban canh tân kinh tế và hành chính, một nữ tín hữu
giáo dân tên Francesca Immacolata Chaouqui, thực
ra là con của một người mẹ Ý còn cha là người Ai Cập!
Bên dưới sự kiện trên có thể là một tính toán không thể không có đối với việc canh tân, nhất là canh tân tài chánh. Như
một vị Hồng Y không phải người Ý từng
nói với tờ National Catholic Reporter: “Muốn có sự trong sáng về tiền bạc, bạn đừng lấy Ý làm mẫu
gương”.
Thứ hai, rõ ràng Đức Phanxicô muốn nâng cao vai trò giáo dân, không hẳn cho có hình thức mà là nhằm
cải cách Vatican và cách cai quản Giáo Hội. Ủy Ban do ngài thiết lập để nghiên cứu
các cơ cấu kinh tế
và hành chánh, chẳng hạn, gồm 8 người,
trong đó chỉ có một
giáo sĩ là Đức Ông Lucio Angel Vallejo Balda, người Tây Ban Nha, hiện là thư
ký của Phủ Doãn Kinh Tế Sự Vụ tại Vatican, và vốn là thành viên của Hội Linh Mục
Thánh Giá, một chi nhánh của Opus Dei. Bẩy người kia đều
là giáo dân thuộc các lãnh vực kinh tế, luật pháp và quản trị kinh doanh.
Nói theo luận lý học, thì đây rõ ràng hàm ý việc tỉa bớt vây cánh của “các ông trùm” giáo sĩ. Trên tờ báo Ý La Repubblica, ký giả
Marco Ansaldo gọi ủy ban là cuộc
“lật nhào” Giáo Triều Rôma hoàn toàn. Vì các thành viên này không phải báo cáo cho các viên chức
quyền lực của Vatican, mà báo cáo thẳng lên Đức Giáo Hoàng.
Bốn tháng trước đây, nếu
ai muốn ảnh hưởng tới các hoạt
động tài chánh của Vatican, họ phải nói chuyện
với một vị Hồng Y người
Ý. Nay họ được khuyên nên gọi cho nhà kinh tế học người Malta tức
Joseph F.X. Zahra, người đứng đầu Ủy Ban.
Cách tính sổ
mới
Thứ ba, Đức Phanxicô đang phát sinh ra nền văn hóa tính sổ mới, dẫn tới cái hiểu
của người Anglo-Saxon vốn cho rằng “tính sổ”
(accountability) có nghĩa một ai đó có thể bị sa thải
thực sự.
Động thái quan trọng là hai đơn
từ chức vào ngày 2 tháng Bẩy của các viên chức cao cấp của Ngân Hàng Vatican: giám đốc Paolo Cipriani và phó giám đốc
Massimo Tulli, cũng như việc huyền
chức vào đầu
tháng Sáu của Đức Ông Nunzio Scarano, một kế toán gia tại
cơ quan Quản
Trị Di Sản
Tòa Thánh. Không bao lâu sau, Scarano đã bị bắt giam vì có liên quan tới việc nhập lậu gần 30 triệu
dollars vào Ý, ngoài ra còn bị điều tra thêm về tội rửa tiền liên quan tới các trương mục của ngài tại
Ngân Hàng Vatican.
Lịch sử trước đây cho hay ít có ai bị sa thải tại Vatican, một phần vì chính sách bảo vệ lao động
nghiêm ngặt, và một
phần vì Giáo Hội
vốn là một
gia đình hơn là
một đại công ty.
Bất chấp có nhiều
giá trị, nhưng người
hiểu chuyện
vẫn nhấn mạnh rằng hệ thống trên có khuynh hướng làm nản lòng những
người sẵn sàng “thổi
còi” vì tin rằng những
người làm bậy
chả bao giờ
phải chịu hậu quả cả.
Scarano là một điển hình. Người
trong cuộc hiểu rõ lương
Vatican mỗi tháng 2,000 dollars không thể đủ cho lối
sống khá xa hoa của ngài, một lối sống, mà theo các công tố viên Ý, bao gồm các bộ
sưu tầm đắt giá của
những danh họa
như Giorgio de Chirico và Marc Chagall.
Hai viên chức Vatican dấu tên, và biết rõ Scarano, cho tờ National Catholic Reporter hay họ luôn thấy có điều
gì đó bất ổn về vị giáo sĩ này, nhưng không
bao giờ báo cáo cả
vì thấy rồi cũng huề
cả làng. Họ
cho hay nay thì đã khác rồi và họ
sẵn sàng báo cáo.
Thứ tư, bất kể là do bản
năng hay do chiến thuật
hữu ý, Đức
Phanxicô cho thấy ngài đang đem Giáo Hội trở lại phe giữa
của chính trị,
sau một thời gian khá dài bị nhiều quan sát viên cho là nghiêng về phía hữu.
Nhà báo Ý kỳ cựu Ý, là Sandro Magister, gần
đây có nhận xét: “Không phải là chuyện tình cờ
khi, sau 120 ngày đầu triều
giáo hoàng của ngài, Đức
GH Phanxicô vẫn chưa nói
các chữ như phá
thai, an tử, hôn nhân đồng tính”... Ấy thế nhưng, ngài không
im lặng như
thế đối với chủ đề chính trị
khác như nghèo
đói, môi
sinh và di trú. Quả đáng lưu
ý trong lần
đầu du hành ra ngoài Rôma, Đức Phanxicô đã chọn Lampudesa, một hòn đảo phía nam Địa Trung Hải, nơi dừng chân chính của các di dân Phi Châu và Trung Đông khốn cùng trên đường đi tìm tương
lai ở Âu Châu. Đức
Phanxicô kêu gọi phải thương cảm nhiều
hơn đối với các di dân này, lên án thế giới về thái độ
dửng dưng phổ
quát của nó.
Dù chuyến đi này nói chung được nhiều
giới ca tụng,
nhưng phe hữu
bài di dân tại Âu Châu rất
bất bình. Erminio Boso, một phát ngôn viên của Liên Đoàn Phía Bắc thuộc phe cực
tả Ý, cho rằng
“Tôi bất cần để ý tới giáo hoàng... Điều tôi yêu cầu là ngài cung cấp tiền bạc và đất
đai cho những người
bên ngoài cộng đồng này”. Ông ta có ý chỉ các di dân không có giấy tờ.
Việc trở lại cánh giữa
này xem ra cũng đúng cả về phương diện
Giáo Hội nữa. Tại Rôma, hiện
nay người ta cảm
thấy những vị môi giới
quyền lực có chủ
trương ôn
hòa như Đức HY Oscar Rodríguez Maradiaga của Honduras, phối trí viên của Ủy Ban 8 Hồng
Y, đang gây được nhiều
ảnh hưởng, trong khi những vị có chủ
trương tân
bảo thủ hay bảo
thủ như Đức HY Raymond Burke của Mỹ, đứng đầu tòa án tối
cao của Vatican, đang mất dần ảnh hưởng. Giáo Hội
rất có thể
xoay chuyển trong các liên minh chính trị của mình, nhưng
xem ra, trong cuộc chiến
văn hóa, có sự ưa thích
rõ rệt đối với Tin Mừng
xã hội.
Các điểm trên rõ ràng có ý nghĩa đủ
để tạo ra một
cuộc canh tân, nhưng còn
nhiều điều nữa sẽ xẩy ra trong một tương lai gần,
nhất là khi các ủy ban có nhiệm vụ nghiên cứu
việc cải tổ hoàn thành các phúc trình của họ.
Vũ Văn An 8/13/2013(vietcatholic)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét