Khác
biệt giữa Đức Biển Đức 16 và Phanxicô về đại kết
BONN.
Trong lãnh vực đại kết Kitô, ĐGH Phanxicô ít
chú trọng về đối thoại thần học và nhấn mạnh nhiều hơn đến quan hệ thân hữu, huynh đệ và sự cộng tác, nhất là trong lãnh vực xã hội.
Trên
đây là nhận định của ĐHY Kurt Koch, người Thụy Sĩ, Chủ tịch Hội đồng đại kết các Giáo Hội Kitô, trong cuộc phỏng vấn dành cho mạng Công Giáo
”katholische.de” truyền
đi từ thành phố Bonn hôm 24-8-2015.
ĐHY
Koch nói: ”Trong lãnh vực
đại kết, ĐGH Phanxicô theo đuổi một lối tiếp cận khác với vị tiền nhiệm. Ngài nhấn mạnh nhiều hơn đến việc cầu nguyện chung, những hoạt động chung và những cuộc gặp gỡ. Qua đó có hàm chứa một nhận định thực tiễn, theo đó trong lãnh vực đại kết, chúng ta không thể chỉ tiến bước với cuộc đối thoại thần học”. Những tương quan huynh đệ là điều kiện phải có trước đó để có thể đi vào những vấn đề thần học khó khăn”.
Đối với ĐGH Phanxicô, điều quan trọng là một Giáo Hội thừa sai, mang Tin Mừng đến cho thế giới. ”Và ĐGH muốn rằng chúng ta làm tất cả những gì có thể làm chung, cả những gì chúng ta đã cộng tác với nhau”.
Các
Giáo Hội Kháng Cách
Về các Giáo Hội Kháng Cách
(Protestant), ĐHY Koch nhận
xét rằng thế giới Tin Lành hiện nay đang có một ”sự phân hóa kinh khủng: càng này càng có những Giáo Hội mới được khai sinh”. Thêm vào
đó có sự gia tăng mới mẻ của các phong trào Tin
Lành (Evangelical), Phong trào Ngũ Tuần. Hiện nay các Giáo Hội Ngũ Tuần (Pentekostalismus) đứng thứ hai sau Giáo Hội Công Giáo về số tín đồ. Có lẽ người ta phải nói đến một hình thức thứ tư của Giáo Hội: Công Giáo, Chính Thống, Thệ Phản và Pentecostal”. Trong
các Phong trào này có những
thành kiến kinh khủng chống ĐGH và Giáo Hội Công Giáo. Ở đây ĐGH Phanxicô cũng
có những tiếp xúc bản thân.
Trong
cuộc đối thoại với các tín hữu Luther, Giáo Hội Công Giáo theo đuổi mục đích đạt tới một lập trường chung về Giáo Hội, về Thánh Thể và chức vụ trong Giáo Hội. ”Tôi hy vọng sẽ có một tuyên ngôn chung, trên
bình diện hoàn cầu, giữa Liên hiệp các Giáo Hội Luther thế giới và Giáo Hội Công Giáo”. Đây sẽ là một bước tiến mới và rất lớn, sau tuyên ngôn chung
liên quan đến Giáo lý về sự công chính hóa hồi năm 1999”.
Công
Giáo và Do thái
ĐHY
Koch, 63 tuổi, cũng là Chủ tịch Ủy ban Tòa Thánh liên lạc với Do thái giáo. Ngài mô
tả quan hệ này ”ổn đỉnh đến độ có thể cùng nhau đáp ứng và giải quyết những đòi hỏi và những vấn đề đang nảy sinh”. Trong số các Rabbi Do thái có một ước muốn mạnh mẽ, không những nói về các vấn đề chính trị và lịch sử, nhưng còn
bàn
về các vấn đề thần học một cách khẩn trương hơn”.
Quan
hệ với Chính Thống giáo
ĐHY
Kurt Koch nhận định rằng ”những vấn đề căng thẳng nội bộ của Chính Thống giáo đang chặn đứng cuộc đối thoại đại kết”. ĐHY hy vọng Công đồng Liên Chính Thống giáo dự kiến sẽ bắt đầu họp từ lễ Chúa Thánh Thần 2016 sẽ giúp đào sâu sự hiệp nhất giữa các tín hữu Chính Thống.
G.
Trần Đức Anh OP
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét