Khi
yêu Chúa thật, chúng ta sẽ tìm ra giờ để cầu nguyện
Khi yêu Chúa thật, chúng ta sẽ tìm ra giờ để cầu nguyện. Một con tim
có tình yêu thương đối với Thiên
Chúa biến thành lời cầu nguyện cả một tư tưởng không lời, hay một lời khẩn cầu trước một ảnh tượng thánh
hay một nụ hôn gửi về phía nhà
thờ.
ĐTC Phanxicô đã nói như trên với hơn 30.000 tín hữu và du khách hành hương năm châu trong buổi tiếp kiến chúng
sáng thứ tư hôm qua tại quảng trường thánh
Phêrô. Ngoài các đoàn hành hương đến từ các nước Bắc Mỹ Hoà Kỳ và
Canada, có nhiều đoàn hành hương đến từ các nước Âu châu
như Pháp, Đức, Áo, Anh, Đan Mạch, Tây
Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ba Lan, cũng có các nhóm tín hữu đến từ Trung Quốc, Dubai,
Nigeria, hay từ Mỹ Latinh như Brasil.
Trong bài huấn dụ ĐTC đã
khai triển đề tài giáo lý thời giờ cầu nguyện trong
gia đình. Đề cập đến lời than
thông thường nhất liên quan tới việc cầu nguyện ĐTC nói:
Lời than thông thường nhất của các kitô
hữu liên quan tời thời giờ là: “Con
muốn cầu nguyện nhiều hơn… con muốn làm điều đó, nhưng con thiếu giờ”. Sự khó chịu này chắc chắn là thành
thật, bởi vì trái tim con người luôn
luôn kiếm tìm lời cầu nguyện, cả khi không
biết nó. Và nếu nó không tìm ra lời cầu nguyện, nó
không có sự bình an. Nhưng để gặp nhau, cần phải vun trồng trong
con tim một tình yêu “nồng cháy” đối với
Thiên Chúa, một tình yêu trìu mến.
Chúng ta có thể tự đặt cho mình
một câu hỏi rất đơn sơ. Tin nơi Thiên Chúa với tất cả con tim,
tốt rồi, hy vọng rằng Chúa trợ giúp
chúng ta trong các khó khăn, tốt rồi, cảm thấy có bổn phận phải cám ơn Chúa, tốt rồi. Tất cả đều chính
đáng. Nhưng chúng ta có yêu Chúa một chút không? Tư tưởng về Thiên
Chúa có làm cho chúng ta cảm động không,
có khiến chúng ta ngạc nhiên không, có làm cho chúng ta
hiền dịu không?
Chúng ta hãy nhớ tới công thức của giới răn lớn nâng đỡ mọi giới răn
khác: “Con hãy yêu Chúa Thiên Chúa của con với hết con tim,
hết linh hồn và sức lực con”
(Đnl 6,5, x. Mt 22,37). Công thức dùng ngôn ngữ mạnh mẽ của tình
yêu, bằng cách đổ dồn nó về cho Thiên
Chúa. Đó, tất cả tinh thần của lời cầu nguyện trước hết là ở đây. Và nếu nó ở đây, thì
nó chiếm hữu tất cả thời gian và
không bao giờ ra khói đó nữa.
Tiếp tục bài huấn dụ ĐTC nói:
Chúng ta có thành công nghĩ tới Thiên Chúa như cái vuốt ve giữ gìn chúng
ta sống, mà trước đó không có gì không? Một cái vuốt ve mà
không gì, kể cả cái chết, có thể tách rời chúng ta
không? Hay chúng ta chỉ nghĩ Thiên Chúa là Đấng Toàn
Năng đã làm ra mọi sư, là vị Thẩm Phán kiểm soát mọi hành động của chúng
ta? Dĩ nhiên tất cả đều đúng. Nhưng chỉ khi
Thiên Chúa là sự trìu mến của tất cả mọi trìu mến của chúng
ta, ý nghĩa của các lời này mới tràn đầy. Khi đó
chúng ta cảm thấy hạnh phúc và
cũng hơi xấu hổ một chút, bởi vì Ngài
nghĩ tới chúng ta và nhất là yêu thương chúng ta. Đây lại không phải là điều hay đẹp sao?
Ngài đã có thể làm cho mình được nhận biết một cách đơn sơ như Đấng Tối Cao, ban
các giới răn và chờ đợi các kết quả thôi. Nhưng Thiên Chúa đã và đang làm hơn điều này, một cách vô
tận.
Nếu lòng trìu mến đối với Thiên
Chúa không thắp lên ngon lửa, tinh thần cầu nguyện không suởi ấm thời gian.
Chúng ta cũng có thể thêm “nhiều lời” như dân ngoại làm, như Chúa Giêsu nói; hay cả đến trình bầy các lễ nghi của chúng ta
“như các người Pharisêu
làm” (x. Mt 6,5.7). Rồi ĐTC miêu tả một con tim
có Chúa ngự trị như sau:
Một con tim được ở bởi sự trìu mến đối với Thiên
Chúa, nó biến thành lời cầu nguyện cả môt tư tưởng không lời, hay một khẩn cầu trước ảnh tuợng thánh,
hoặc một nụ hôn gửi tới nhà thờ. Thật đẹp biết bao khi
các bà mẹ dậy cho các con nhỏ gửi một cái hôn
tới cho Chúa Giêsu hay Đức Mẹ. Trong
lúc đó trái tim của các trẻ em biến thành nơi cầu nguyện. Và đây
là một ơn của Chúa
Thánh Thần. Chúng ta đừng bao giờ quên xin ơn này cho từng người trong
chúng ta! Thần Khí của Thiên Chúa có kiểu đặc biệt nói
trong con tim chúng ta “Abba Cha ơi” như Chúa Giêsu nói, một kiểu mà chúng
ta sẽ không bao giờ một mình tìm
ra được (x. Gl 4,6). Ơn này của Chúa
Thánh Thần chính trong gia đình mà chúng ta học xin và
đánh giá cao. Nếu bạn học nó với cùng sự tự phát, mà
bạn học gọi “mẹ “ hay
“cha”, bạn đã học được luôn
mãi. Khi điều này xảy ra, thòi gian của toàn cuộc sống gia
đình bị lôi cuốn vào cung lòng tình yêu của Thiên
Chúa và tự động tìm ra giờ cầu nguyện.
ĐTC nói thêm trong bài huấn dụ: Chúng ta
biết thời giờ của gia đình
là một thời giờ phức tạp và đầy sinh hoạt, bận rộn và lo lắng. Nó
luôn luôn ít, và không bao giờ đủ. Ai có một gia đình
thì mau chóng học giải quyết một phương trình mà cả các nhà
toán học giỏi nhất cũng
không giải được: trong vòng 24 giờ người ta làm
cho nó thành gấp đôi. Có những người cha và
người mẹ đáng lãnh giải Nobel về diều này!
Tinh thần cầu nguyện trả lại thời giờ cho Thiên
Chúa, nó ra khỏi nỗi ám ảnh của một cuộc sống luôn
luôn thiếu thời giờ, tìm lại được niềm an bình
của các việc cần thiết, và khám
ra niềm vui của các món quà không chờ đợi. Hai chị em Marta
và Maria, mà Phúc Âm nói tới, là những người hướng dẫn tốt trong việc này. Họ học được từ Thiên
Chúa sự hài hòa của các tiết nhịp gia
đình: vẻ đẹp của các ngày
lễ, sự thanh thản của công việc làm,
tinh thần cầu nguyện (x. Lc
10,38-42). Cuộc viếng thăm của Chúa
Giêsu mà họ rất yêu mến đã là
ngày lễ của họ. Tuy
nhiên, một ngày kia Marta học biết rằng sự hiếu khách,
tuy quan trọng, nhưng không là tất cả, nhưng lắng nghe
Chúa, như Maria đã làm, đã là điều thực sự nòng cốt, là phần nhất của thời gian. Lời cầu nguyện vọt lên từ việc lắng nghe
Chúa Giêsu, từ việc đọc Tin Mừng, từ chỗ tin tưởng nơi lời Chúa.
Trong gia đình có sự tin tưởng này
không? Chúng ta có sách Phúc Âm trong nhà không? Chúng ta có thỉnh thoảng mở ra để đọc chung với nhau
không? Chúng ta có suy gẫm trong khi lần hạt Mân Côi
không? Tin Mừng được đọc và suy gẫm trong
gia đình giống như bánh ngon dưỡng nuôi
con tim của mọi người. Vào ban
sáng và ban chiều, khi chúng ta ngồi vào bàn
ăn, hãy tập cũng nhau đọc một lời cầu nguyện rất đơn sơ: đó là Chúa Giêsu đến giữa chúng
ta, như Ngài đã đến nhà của Marta,
Maria và Ladarô vậy.
Trong lời cầu nguyện của gia
đình, trong những lúc mạnh khỏe cũng như trong những lúc khó
khăn, chúng ta hãy tín thác nơi nhau, mỗi người được gìn giữ bởi tình yêu
của Thiên Chúa.
ĐTC đã chào các nhóm hành hương và cầu mong chuyến viếng thăm
Roma củng cố đức tin và
giúp họ đồng cảm với Giáo Hội. Ngài
cũng xin mọi người cầu nguyện cho gia
đình.
Trong số các nhóm tiếng Ý ĐTC
chào các nữ tu dòng Thánh Nhan và các nữ tu
Preziosine tỉnh Monza, cả hai dòng đang tham dự tổng tu nghị, cũng như các thành viên Tu hội đời Gia đình
Phan sinh nhỏ”.
Ngài nhắc cho mọi người biết hôm nay
lễ nhớ thánh nữ Monica, mẹ của thánh
Agostino. Chúng ta hãy phó thác các đôi tân hôn và cha mẹ kitô cho
lời bầu cử của hai
thánh, để họ noi gương các ngài đồng hành với con cái
qua gương sống và lời cầu nguyện. Ngài
cũng phó thác cho các vị các anh chị em đau yếu và những người cần ủi an và
chú ý. Ngài cầu mong các bạn trẻ noi gương thánh Agostino hướng tới Chân Lý
và tình Yêu tràn đầy.
Buổi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lạy Cha và
phép lành toà thánh ĐTC ban cho mọi người
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét