Thượng Hội Đồng về Tuổi Trẻ:
Phúc Trình của nhóm D nói tiếng Anh
Vũ Văn An
10/Oct/2018
Phúc Trình của Nhóm D nói tiếng Anh
Nhóm D nói tiếng Anh đặt dưới sự điều hợp của Đức Hồng Y Daniel N. DiNARDO với Đức Cha Robert Emmet BARRON làm phúc trình viên. Sau đây là nguyên văn bản Phúc Trình:
Nhóm D nói tiếng Anh đặt dưới sự điều hợp của Đức Hồng Y Daniel N. DiNARDO với Đức Cha Robert Emmet BARRON làm phúc trình viên. Sau đây là nguyên văn bản Phúc Trình:
Thực là một đặc ân cho tôi được phúc trình thay mặt cho nhóm
nhỏ nói tiếng Anh “D”, một cộng đồng những người nói tiếng Anh cực kỳ đa dạng
và sống động từ khắp nơi trên thế giới. Để ngắn gọn, tôi sẽ làm nổi bật bảy chủ
đề từ cuộc mạn đàm có phạm vi hết sức rộng lớn.
Thứ nhất, nhóm chúng tôi mạnh mẽ đồng thuận rằng tài liệu nên bắt đầu, không phải bằng một phân tích xã hội học, mà đúng hơn bằng một hình tượng Thánh Kinh có thể dùng như một chủ đề quán xuyến (leitmotif) cho toàn bộ tài liệu. Chúng tôi cảm thấy câu truyện về cuộc gặp gỡ của Chúa Giêsu với hai môn đệ trên đường Emmaus — đã được nhắc đến trong Tài Liệu Làm Việc — sẽ là sự lựa chọn lý tưởng, vì nó trình bầy một cách đẹp đẽ Chúa Giêsu trong cả cách lắng nghe và giảng dạy của Người. Hơn nữa, hình ảnh của các môn đệ — vẫn còn được Chúa lôi cuốn ấy thế nhưng lại lang thang theo hướng sai lầm — mô tả rất thích đáng tình trạng của nhiều người trẻ ngày nay. Một khi hình tượng trau chuốt đã được định vị, chúng ta sẽ cảm thấy khuôn khổ diễn giải tổng thể “xem, xét và hành động” của Tài Liệu Làm Việc nên được duy trì.
Thứ hai, nhóm chúng tôi có một cảm thức mạnh mẽ rằng phần mở đầu của Tài Liệu Làm Việc quá tiêu cực trong âm điệu, vì tập trung quá mức vào các nguy hiểm và thách thức mà những người trẻ phải đương đầu, đặc biệt về phương diện đức tin. Chúng tôi tự hỏi liệu có nên nhấn mạnh nhiều hơn tới nhiều điển hình về những người trẻ đang hân hoan sống thực đạo Công Giáo của họ, bất chấp các khó khăn của thời điểm văn hóa này. Có gợi ý cho rằng Ngày Giới Trẻ Thế Giới vẫn còn hết sức thành công, do Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II khai mở, là một trong những dấu hiệu chính của việc dấn thân tích cực của người trẻ.
Một chủ đề thứ ba, được nhiều vị trong nhóm của chúng tôi đưa ra, đó là bản văn của Tài Liệu Làm Việc, xét theo nhiều cách, vẫn còn quá phương Tây về trọng tâm và âm điệu. Chuyên biệt hơn, nó đã bỏ qua tình hình của những người trẻ ở những nơi trên thế giới trong đó các Kitô hữu bị bách hại thực sự và, theo nghĩa đen, đang chiến đấu cho mạng sống của họ. Và nó không xét đến các cuộc đấu tranh của những người ở nhiều nước thuộc thế giới thứ ba, nơi sự hỗ trợ về kinh tế và y tế của các quốc gia giàu có hơn thường bị liên kết với sự phục tùng các giá trị đạo đức phương Tây liên quan đến tính dục và hôn nhân. Chính sách thực dân ý thức hệ này, như Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã chính xác mô tả, làm hại người trẻ một cách đặc biệt. Ngoài ra, việc quảng cáo hiện thời, một quảng cáo dạy người ta đừng hài lòng với hàng hóa họ hiện có, đóng góp mạnh mẽ vào nền văn hóa vứt bỏ, từng bị Đức Giáo Hoàng Phanxicô lên án. Động lực này đặc biệt có tính phá hoại ở các nước nghèo hơn.
Một chủ đề thứ tư của Tài Liệu Làm Việc gây âm hưởng đặc biệt nơi nhóm của chúng tôi là chủ đề làm cha làm mẹ tinh thần. Nhiều vị nghĩ rằng hình ảnh này diễn tả một cách nên thơ những gì người trẻ muốn và mong đợi từ Giáo Hội. Họ muốn có những nhà dìu dắt, hướng dẫn viên, bạn bè tâm linh sẵn lòng cùng đi với họ. Đặc biệt là tại thời điểm này, ít nhất là ở phương Tây, khi gia đình đang bị khủng hoảng, mối liên hệ đáng tin cậy giữa người trẻ và các người mẹ và người cha trong trật tự tâm linh là điều rất quan trọng. Một trong các thành viên châu Phi trong nhóm của chúng tôi nhắc nhở chúng tôi rằng trong nhiều ngôn ngữ châu Phi, không có các từ ngữ chỉ anh em họ hoặc chú hoặc dì vì mọi người trong gia đình đều được coi là anh chị em. Cùng một sự hiệp nhất và kết nối này phải đánh dấu đời sống của Giáo Hội.
Thứ năm, chúng tôi tập chú vào sự thịnh hành và ảnh hưởng của nền văn hóa kỹ thuật số. Trước tiên, chúng tôi muốn đưa ra một nhận xét về văn phong như sau: thực tại kỹ thuật số được thảo luận, đây đó, trong nhiều tiết của phần đầu. Thiển nghĩ sẽ là điều khôn ngoan khi đem tất cả vào một tựa đề. Về mặt nội dung, chúng tôi hoàn toàn nhất trí cho rằng các phương tiện truyền thông xã hội đem lại cả ánh sáng lẫn bóng tối vào đời sống của người trẻ và Tài Liệu Làm Việc đã chính xác chỉ ra điều này. Hai nhận xét đặc thù của nhóm chúng tôi đặc biệt hữu ích ở đây. Một mặt, sự đắm chìm vào thế giới ảo đã tạo ra một loại “di dân kỹ thuật số”, có thể nói, một cuộc lang thang xa rời các giá trị gia đình, văn hóa và tôn giáo để đi vào một thế giới riêng tư và tự sáng chế ra mình. Nhiều di dân cảm thấy bị bứng gốc khỏi ngôi nhà tâm linh của họ thế nào, thì rất nhiều người trẻ ở phương Tây cũng có thể trải nghiệm cùng một loại bứng gốc như thế, ngay cả khi họ vẫn còn hiện diện tại chỗ về phương diện thể lý.
Thứ sáu, chúng tôi đã dành rất nhiều thì giờ để thảo luận về cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục trong Giáo hội, đặc biệt liên quan đến các hậu quả của nó đối với việc phúc âm hóa giới trẻ. Như đã hiển nhiên đối với mọi người, tai tiếng này đã làm suy yếu công việc của Giáo Hội gần như về mọi phương diện, chính xác vì nó đã làm tổn hại đến tính khả tín của chúng ta. Một Giáo Hội không thể được tin cậy thì đơn giản không thể tiếp cận người trẻ một cách hữu hiệu. Dù một số thành viên trong nhóm thảo luận của chúng tôi cảm thấy vấn đề này nên được đề cập ngay ở đầu tài liệu, nhưng chúng tôi đồng thuận rằng nó nên tiếp tục ở lại đoạn sáu mươi sáu, nhưng nên được mở rộng một cách đáng kể. Thí dụ, dù chúng ta nhìn nhận sự hối hận và cảm giác tội lỗi của chúng ta về vấn đề này, nhưng nên nhắc đến các biện pháp rất tích cực và hữu hiệu mà Giáo Hội đã thực hiện từ năm 2002 để giải quyết vấn đề này một cách cụ thể. Và chúng ta nên minh xác rằng cam kết cải tổ, cả trong hai vấn đề tính dục và tài chính, đang có tác dụng ở mọi bình diện của đời sống Giáo Hội. Liên quan đến việc này, chúng ta phải nói rõ sự hiểu biết của Giáo Hội về các giới hạn của cơ thể và tính dục, nhưng chúng ta không nên ngần ngại sử dụng ngôn ngữ của truyền thống thần học, bao gồm cả cơ thể và linh hồn, kêu gọi giữ nhân đức, và lý tưởng khiết tịnh. Nhiều vị bày tỏ lo ngại rằng thuật ngữ của Tài Liệu Làm Việc trong lĩnh vực này bị ảnh hưởng quá rõ ràng của các phạm trù tâm lý học đương thời.
Thứ bảy và cuối cùng, chúng tôi đã có một cuộc thảo luận đặc biệt hăng say xung quanh vấn đề phức tạp là sự tương tác giữa việc lắng nghe và giảng dạy trong đời sống Giáo Hội. Một số thành viên trong nhóm của chúng tôi tự hỏi liệu sự nhấn mạnh của Tài Liệu Làm Việc đối với việc lắng nghe có gây hại hay xem nhẹ sứ mệnh giảng dạy chân chính của Giáo Hội hay không. Có nhận xét cho rằng nhiều người trẻ ngày nay, giữa nền văn hóa hậu hiện đại quá chịu ảnh hưởng của các chủ thuyết duy tương đối và thờ ơ, đang mong đợi sự rõ ràng và đáng tin của học thuyết Giáo Hội. Nhiều vị khác nhấn mạnh rằng việc nhấn mạnh tới lắng nghe và và tính tương quan là điều không thể thiếu vì xét cho cùng không có học thuyết nào, dù đẹp và đúng đến đâu, mà được chấp nhận trừ khi nó phát xuất từ một nguồn đáng tin cậy. Một thành viên nhận xét rằng tư cách làm mẹ của Giáo Hội là một hình ảnh hữu ích về phương diện này, miễn là chúng ta nhớ rằng cách thức mà một người mẹ dạy đứa con nhỏ của bà hoàn toàn khác với cách thức bà dạy đứa con đã trưởng thành. Một trong các vị cao niên hơn trong nhóm của chúng tôi nhấn mạnh rằng chúng ta nên ra khỏi bất cứ cách hiểu đối kháng nhau nào về mối liên hệ giữa lắng nghe và giảng dạy như thể hai việc này ở thế căng thẳng và cạnh tranh nhau. Thay vào đó, ngài nhấn mạnh, chúng là những khoảnh khắc gợi ý lẫn nhau trong bất cứ cuộc đàm đạo mang tính xây dựng nào. Một nhận xét đặc biệt thu hút sự chú ý của nhóm chúng tôi là, khi nói về một Giáo Hội lắng nghe người trẻ, Tài Liệu Làm Việc vô tình đã đặt giới trẻ phần nào ra ngoài Giáo Hội. Chúng ta phải luôn luôn nhớ rằng họ đang được lắng nghe, chính trong tư cách chi thể của Nhiệm Thể.
Như lời kết luận, tôi xin đề cập việc này, cùng với trình thuật Kinh Thánh về các môn đệ trên đường Emmaus, hình ảnh trái tim bồn chồn do Thánh Augustine đề xuất từ lâu vẫn còn hấp dẫn đối với những người trẻ ngày nay. Chúng ta có thể sử dụng nó như một chủ đề quán xuyến khác trong suốt tài liệu.
Đón đọc: Phúc Trình của Nhóm A nói tiếng Pháp
Thứ nhất, nhóm chúng tôi mạnh mẽ đồng thuận rằng tài liệu nên bắt đầu, không phải bằng một phân tích xã hội học, mà đúng hơn bằng một hình tượng Thánh Kinh có thể dùng như một chủ đề quán xuyến (leitmotif) cho toàn bộ tài liệu. Chúng tôi cảm thấy câu truyện về cuộc gặp gỡ của Chúa Giêsu với hai môn đệ trên đường Emmaus — đã được nhắc đến trong Tài Liệu Làm Việc — sẽ là sự lựa chọn lý tưởng, vì nó trình bầy một cách đẹp đẽ Chúa Giêsu trong cả cách lắng nghe và giảng dạy của Người. Hơn nữa, hình ảnh của các môn đệ — vẫn còn được Chúa lôi cuốn ấy thế nhưng lại lang thang theo hướng sai lầm — mô tả rất thích đáng tình trạng của nhiều người trẻ ngày nay. Một khi hình tượng trau chuốt đã được định vị, chúng ta sẽ cảm thấy khuôn khổ diễn giải tổng thể “xem, xét và hành động” của Tài Liệu Làm Việc nên được duy trì.
Thứ hai, nhóm chúng tôi có một cảm thức mạnh mẽ rằng phần mở đầu của Tài Liệu Làm Việc quá tiêu cực trong âm điệu, vì tập trung quá mức vào các nguy hiểm và thách thức mà những người trẻ phải đương đầu, đặc biệt về phương diện đức tin. Chúng tôi tự hỏi liệu có nên nhấn mạnh nhiều hơn tới nhiều điển hình về những người trẻ đang hân hoan sống thực đạo Công Giáo của họ, bất chấp các khó khăn của thời điểm văn hóa này. Có gợi ý cho rằng Ngày Giới Trẻ Thế Giới vẫn còn hết sức thành công, do Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II khai mở, là một trong những dấu hiệu chính của việc dấn thân tích cực của người trẻ.
Một chủ đề thứ ba, được nhiều vị trong nhóm của chúng tôi đưa ra, đó là bản văn của Tài Liệu Làm Việc, xét theo nhiều cách, vẫn còn quá phương Tây về trọng tâm và âm điệu. Chuyên biệt hơn, nó đã bỏ qua tình hình của những người trẻ ở những nơi trên thế giới trong đó các Kitô hữu bị bách hại thực sự và, theo nghĩa đen, đang chiến đấu cho mạng sống của họ. Và nó không xét đến các cuộc đấu tranh của những người ở nhiều nước thuộc thế giới thứ ba, nơi sự hỗ trợ về kinh tế và y tế của các quốc gia giàu có hơn thường bị liên kết với sự phục tùng các giá trị đạo đức phương Tây liên quan đến tính dục và hôn nhân. Chính sách thực dân ý thức hệ này, như Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã chính xác mô tả, làm hại người trẻ một cách đặc biệt. Ngoài ra, việc quảng cáo hiện thời, một quảng cáo dạy người ta đừng hài lòng với hàng hóa họ hiện có, đóng góp mạnh mẽ vào nền văn hóa vứt bỏ, từng bị Đức Giáo Hoàng Phanxicô lên án. Động lực này đặc biệt có tính phá hoại ở các nước nghèo hơn.
Một chủ đề thứ tư của Tài Liệu Làm Việc gây âm hưởng đặc biệt nơi nhóm của chúng tôi là chủ đề làm cha làm mẹ tinh thần. Nhiều vị nghĩ rằng hình ảnh này diễn tả một cách nên thơ những gì người trẻ muốn và mong đợi từ Giáo Hội. Họ muốn có những nhà dìu dắt, hướng dẫn viên, bạn bè tâm linh sẵn lòng cùng đi với họ. Đặc biệt là tại thời điểm này, ít nhất là ở phương Tây, khi gia đình đang bị khủng hoảng, mối liên hệ đáng tin cậy giữa người trẻ và các người mẹ và người cha trong trật tự tâm linh là điều rất quan trọng. Một trong các thành viên châu Phi trong nhóm của chúng tôi nhắc nhở chúng tôi rằng trong nhiều ngôn ngữ châu Phi, không có các từ ngữ chỉ anh em họ hoặc chú hoặc dì vì mọi người trong gia đình đều được coi là anh chị em. Cùng một sự hiệp nhất và kết nối này phải đánh dấu đời sống của Giáo Hội.
Thứ năm, chúng tôi tập chú vào sự thịnh hành và ảnh hưởng của nền văn hóa kỹ thuật số. Trước tiên, chúng tôi muốn đưa ra một nhận xét về văn phong như sau: thực tại kỹ thuật số được thảo luận, đây đó, trong nhiều tiết của phần đầu. Thiển nghĩ sẽ là điều khôn ngoan khi đem tất cả vào một tựa đề. Về mặt nội dung, chúng tôi hoàn toàn nhất trí cho rằng các phương tiện truyền thông xã hội đem lại cả ánh sáng lẫn bóng tối vào đời sống của người trẻ và Tài Liệu Làm Việc đã chính xác chỉ ra điều này. Hai nhận xét đặc thù của nhóm chúng tôi đặc biệt hữu ích ở đây. Một mặt, sự đắm chìm vào thế giới ảo đã tạo ra một loại “di dân kỹ thuật số”, có thể nói, một cuộc lang thang xa rời các giá trị gia đình, văn hóa và tôn giáo để đi vào một thế giới riêng tư và tự sáng chế ra mình. Nhiều di dân cảm thấy bị bứng gốc khỏi ngôi nhà tâm linh của họ thế nào, thì rất nhiều người trẻ ở phương Tây cũng có thể trải nghiệm cùng một loại bứng gốc như thế, ngay cả khi họ vẫn còn hiện diện tại chỗ về phương diện thể lý.
Thứ sáu, chúng tôi đã dành rất nhiều thì giờ để thảo luận về cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục trong Giáo hội, đặc biệt liên quan đến các hậu quả của nó đối với việc phúc âm hóa giới trẻ. Như đã hiển nhiên đối với mọi người, tai tiếng này đã làm suy yếu công việc của Giáo Hội gần như về mọi phương diện, chính xác vì nó đã làm tổn hại đến tính khả tín của chúng ta. Một Giáo Hội không thể được tin cậy thì đơn giản không thể tiếp cận người trẻ một cách hữu hiệu. Dù một số thành viên trong nhóm thảo luận của chúng tôi cảm thấy vấn đề này nên được đề cập ngay ở đầu tài liệu, nhưng chúng tôi đồng thuận rằng nó nên tiếp tục ở lại đoạn sáu mươi sáu, nhưng nên được mở rộng một cách đáng kể. Thí dụ, dù chúng ta nhìn nhận sự hối hận và cảm giác tội lỗi của chúng ta về vấn đề này, nhưng nên nhắc đến các biện pháp rất tích cực và hữu hiệu mà Giáo Hội đã thực hiện từ năm 2002 để giải quyết vấn đề này một cách cụ thể. Và chúng ta nên minh xác rằng cam kết cải tổ, cả trong hai vấn đề tính dục và tài chính, đang có tác dụng ở mọi bình diện của đời sống Giáo Hội. Liên quan đến việc này, chúng ta phải nói rõ sự hiểu biết của Giáo Hội về các giới hạn của cơ thể và tính dục, nhưng chúng ta không nên ngần ngại sử dụng ngôn ngữ của truyền thống thần học, bao gồm cả cơ thể và linh hồn, kêu gọi giữ nhân đức, và lý tưởng khiết tịnh. Nhiều vị bày tỏ lo ngại rằng thuật ngữ của Tài Liệu Làm Việc trong lĩnh vực này bị ảnh hưởng quá rõ ràng của các phạm trù tâm lý học đương thời.
Thứ bảy và cuối cùng, chúng tôi đã có một cuộc thảo luận đặc biệt hăng say xung quanh vấn đề phức tạp là sự tương tác giữa việc lắng nghe và giảng dạy trong đời sống Giáo Hội. Một số thành viên trong nhóm của chúng tôi tự hỏi liệu sự nhấn mạnh của Tài Liệu Làm Việc đối với việc lắng nghe có gây hại hay xem nhẹ sứ mệnh giảng dạy chân chính của Giáo Hội hay không. Có nhận xét cho rằng nhiều người trẻ ngày nay, giữa nền văn hóa hậu hiện đại quá chịu ảnh hưởng của các chủ thuyết duy tương đối và thờ ơ, đang mong đợi sự rõ ràng và đáng tin của học thuyết Giáo Hội. Nhiều vị khác nhấn mạnh rằng việc nhấn mạnh tới lắng nghe và và tính tương quan là điều không thể thiếu vì xét cho cùng không có học thuyết nào, dù đẹp và đúng đến đâu, mà được chấp nhận trừ khi nó phát xuất từ một nguồn đáng tin cậy. Một thành viên nhận xét rằng tư cách làm mẹ của Giáo Hội là một hình ảnh hữu ích về phương diện này, miễn là chúng ta nhớ rằng cách thức mà một người mẹ dạy đứa con nhỏ của bà hoàn toàn khác với cách thức bà dạy đứa con đã trưởng thành. Một trong các vị cao niên hơn trong nhóm của chúng tôi nhấn mạnh rằng chúng ta nên ra khỏi bất cứ cách hiểu đối kháng nhau nào về mối liên hệ giữa lắng nghe và giảng dạy như thể hai việc này ở thế căng thẳng và cạnh tranh nhau. Thay vào đó, ngài nhấn mạnh, chúng là những khoảnh khắc gợi ý lẫn nhau trong bất cứ cuộc đàm đạo mang tính xây dựng nào. Một nhận xét đặc biệt thu hút sự chú ý của nhóm chúng tôi là, khi nói về một Giáo Hội lắng nghe người trẻ, Tài Liệu Làm Việc vô tình đã đặt giới trẻ phần nào ra ngoài Giáo Hội. Chúng ta phải luôn luôn nhớ rằng họ đang được lắng nghe, chính trong tư cách chi thể của Nhiệm Thể.
Như lời kết luận, tôi xin đề cập việc này, cùng với trình thuật Kinh Thánh về các môn đệ trên đường Emmaus, hình ảnh trái tim bồn chồn do Thánh Augustine đề xuất từ lâu vẫn còn hấp dẫn đối với những người trẻ ngày nay. Chúng ta có thể sử dụng nó như một chủ đề quán xuyến khác trong suốt tài liệu.
Đón đọc: Phúc Trình của Nhóm A nói tiếng Pháp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét