Thượng Hội Đồng về Tuổi Trẻ: Phúc Trình của Nhóm A nói tiếng Pháp
Vũ Văn An
10/Oct/2018
Phúc Trình của Nhóm A nói tiếng
Pháp
1. Nhìn trước khi nghe
Nhìn người trẻ để họ nhìn Chúa Kitô
Lắng nghe người trẻ để họ lắng nghe Chúa Kitô
Tài Liệu Làm Việc nhấn mạnh tới sự cần thiết phải lắng nghe người trẻ. Tuy nhiên, nó cũng gợi lên tầm quan trọng của việc nhìn. Phần đầu tiên của nó mang tựa đề "nhận ra". Nhận ra, nghĩa là, khám phá ra thực tại của sự vật và con người, giả thiết trước nhất phải nhìn cách Chúa Kitô, Đấng, bằng một ánh mắt, đã làm chứng cho lòng thương xót của Thiên Chúa và mời gọi bước vào Giao Ước, cũng như cuộc gặp gỡ của Người với người phụ nữ Samaria ra sao (Ga 4: 5-42).
Ngay trước lời nói và việc nghe, chính nhờ cái nhìn mà mối liên hệ đã được tạo ra. Đây chính là mục đích của Thượng Hội Đồng này: giúp người trẻ gặp gỡ cái nhìn của Chúa Kitô, qua Giáo Hội vốn là nhiệm thể của Người, để họ tự khám phá thấy mình được Người yêu thương, lắng nghe và cam kết theo Người.
Nếu chúng ta đồng ý rằng tất cả chúng ta phải cùng nhau biện phân các nẻo đường trên đó các bạn trẻ sẽ có thể gặp được cái nhìn của Chúa Kitô và bắt đầu lắng nghe Người, chúng ta phải xác định, trong phần đầu này, rằng Đấng Thiên Chúa mà chúng ta đang nói về này là Thiên Chúa của Chúa Giêsu Kytô, chính Chúa Giêsu Kytô dẫn đến Chúa Cha bằng quyền năng của Chúa Thánh Thần. Người là Đấng đã tỏ lòng thương xót, biết xoa dịu các vết thương, nhưng Người cũng là Đấng đã tố cáo điều trái với Mạc Khải và kêu gọi sự cam kết triệt để đi theo Người.
Như thế, điều cần thiết là phần đầu này, chủ yếu có tính xã hội học, phải mạnh mẽ xác định rằng nó nhằm phục vụ sứ mệnh của Giáo Hội, một giáo hội, nói cho chính xác, phải nhìn người trẻ bằng cái nhìn của Chúa Kitô, để họ hướng cái nhìn của họ về Người và lắng nghe Người: "Lạy Chúa, chúng con biết đi với ai? Chúa có lời ban sự sống đời đời "(Ga 6, 68). Thật vậy, nhiều người trẻ không biết Chúa Kitô và thậm chí không tìm kiếm Người. Việc xác định này cũng sẽ cho thấy mối quan tâm của Giáo Hội là mang Tin Mừng đến cho người trẻ: Giáo Hội là "Mater et Magistra" (Mẹ và Cô Giáo).
Phần đầu này mang một cái nhìn rộng rãi về người trẻ và nếu nó làm nổi bật sự đa dạng lớn lao của họ, thì nó cũng xác định khá nhiều điểm tương đồng: mong muốn của họ được lắng nghe và nhìn nhận, tầm quan trọng của gia đình, khát vọng của họ được làm tác nhân của cuộc sống mình trong thế gian và trong Giáo Hội: họ nói với chúng ta: chúng tôi là Giáo Hội! ... Người trẻ cũng có cùng những câu hỏi về việc làm, tính dục, bảo vệ sáng thế ... Họ tìm kiếm ý nghĩa đem đến cho cuộc sống họ và là nhân chứng không mệt mỏi của hy vọng.
2. Gia đình trong đời sống người trẻ
Tài Liệu Làm Việc nhắc đến mối liên kết giữa hai thượng hội đồng trước đây về gia đình và thượng hội đồng này (n ° 11). Nhưng chúng tôi muốn dây liên kết này được minh giải hơn nữa và tầm quan trọng của gia đình được tái khẳng định, trong chiều hướng sự kết hợp ổn định giữa một người đàn ông và một người đàn bà, cả hai mở lòng ra đón nhận hồng ân sự sống, vì cách thức người trẻ tự xây dựng họ phần lớn tùy thuộc vào những gì họ nhận được hay không nhận được trong gia đình họ. Cũng thế, điều cần thiết là đưa ra các đề xuất biết trân qúi lý tưởng gia đình bằng cách chứng tỏ rằng đời sống của cặp vợ chồng và của gia đình như Giáo Hội đề xuất là điều có thể, và là con đường để chu toàn ơn gọi của mình.
Ngoài ra, vì gia đình không phải là một ý niệm trừu tượng, nên cần nhớ rằng nếu các gia đình để cho mình bị tan hòa vào mô hình duy cá nhân hiện hành, họ sẽ gặp những mối nguy hiểm lớn. Các gia đình mãi trung thành với sứ mệnh của họ là những gia đình, một cách kiên nhẫn, với dòng thời gian, học cách tự chào đón mình, cha mẹ và con cái, chào đón cuộc sống dưới mọi hình thức của nó, và làm chứng cho tình yêu của họ bằng cách dấn thân cho công lý và phẩm giá của mỗi con người, đặc biệt những người yếu ớt nhất. Chắc chắn vì các lý do này mà phần lớn người trẻ vẫn gắn bó với giá trị gia đình.
3. Một thế hệ "được kết nối"?
Tài Liệu Làm Việc quả quyết rằng "thực tại các phương tiện truyền thông kỹ thuật số và các mạng xã hội hiện diện khắp nơi giữa giới trẻ" (# 34). Như thế là quên rằng nhiều người trẻ không được kết nối. Chúng ta có thể nói rằng ở bình diện thế giới, tùy theo quốc gia hoặc sự kiện người trẻ sống ở các thành phố hoặc khu vực nông thôn, có một sự "gián đoạn kỹ thuật số".
Tài Liệu Làm Việc, trong khi nêu bật những phương tiện để thành công và tiềm năng kinh khủng được các phương tiện truyền thông và các mạng xã hội cung cấp, cũng cho thấy các giới hạn và sự nguy hiểm của chúng. Chúng ta có thể tưởng tượng được gì để, tuy không hạ nhục các phương tiện truyền thông mới này, nhưng đào tạo những người trẻ tuổi và người lớn đồng hành với họ trở thành các nhân chứng của đức tin và đức cậy trong các mạng kỹ thuật số?
4. Người di dân trẻ
Chúng tôi muốn báo hiệu ở đây các âu lo của các cộng đồng Kitô Giáo Trung và Cận Đông, những người đang thắc mắc về tương lai của họ khi họ thấy người trẻ của họ ra đi, cũng như sự phức tạp của vấn đề di dân. Việc di dân như đang diễn ra hôm nay là một hiện tượng chưa từng có. Bên cạnh các di dân trẻ, những người ra đi để tránh chiến tranh và bách hại, có những người tự để mình bị quyến rũ bởi ảo ảnh phương Tây và được khuyến khích ra đi. Họ không đo lường được các hậu quả của việc tách rời khỏi mảnh đất của họ, gia đình của họ, văn hóa của họ. Làm thế nào Giáo hội có thể đồng hành với những người trẻ này để giúp họ khám phá ra rằng Thiên Chúa đang mở ra cho họ một con đường thành đạt ở ngay các quốc gia nơi họ sinh ra? Cũng thế, làm thế nào các nước chào đón nhiều di dân, có thể giúp các tín hữu Công Giáo sống lòng hiếu khách theo Tin Mừng khi họ thiếu tài nguyên và sự quân bình xã hội dường như đang bị đe dọa? Đặc biệt ở châu Âu, chúng tôi lo lắng nhìn thấy việc lớn mạnh của tâm tình bài ngoại.
Đức Thánh Cha, qua lời kêu gọi tiếp nhận người di dân, mời gọi chúng ta lắng nghe những gì Thiên Chúa đang nói với chúng ta qua họ. Những di dân trẻ đang hy vọng tất cả bất chấp tất cả. Há đó không phải là một lực lượng mà Giáo Hội phải nhìn bằng con mắt tiên tri hay sao? Những người trẻ này đang mang một dự án sống, trong khi những người khác, những người vẫn ở lại, sa vào ma túy, bạo lực ... Như vậy, làm thế nào Giáo Hội có thể giúp đỡ họ, tại các nước di dân họ đã chọn, để thể hiện dự án của họ, tới chỗ, tại sao không, cho phép họ khám phá ra dự án của Thiên Chúa dành cho họ?
5. Xây dựng hòa bình bằng đối thoại liên tôn, tìm kiếm hợp nhất
Chúng tôi đã chia sẻ những kinh nghiệm đẹp đẽ của tiền thượng hội đồng ở Libăng, quy tụ đại diện trẻ của các giáo phận Maronite, các nước Ả Rập và lưu vong, cũng như đại diện của các Giáo Hội khác và người Hồi giáo. Các người Công Giáo trẻ đang bắc nhiều cầu nối với các truyền thống tôn giáo khác trong nhiều sáng kiến, cũng như với các giáo phái Kitô giáo khác. Lời mời gọi này kết nhập nhiều người khác, thuộc nhiều nước khác, đang tìm cách cổ vũ đối thoại và "sống chung". Điều tối thiết là Giáo Hội hỗ trợ họ.
Chúng tôi cũng đã nhấn mạnh ước muốn của người trẻ được dấn thân tìm kiếm sự hợp nhất Kitô giáo. Họ công phẫn trước các chia rẽ. Một ước muốn đã được phát biểu: Từ hơn 40 năm nay, các Kitô hữu đã yêu cầu lễ Phục Sinh được cử hành trong cùng một ngày. Đây sẽ là một bằng chứng rất mạnh mẽ để các quốc gia nơi các Kitô hữu thuộc các tín phái khác nhau sống gần gũi với nhau.
6. Mong muốn của các cộng đồng Kitô giáo chân chính
Giáo hội là thân thể Chúa Kitô và mỗi chi thể của nó đều cần thiết cho đời sống và sứ mệnh của nó (1 Cr 12), đó là lý do tại sao kinh nghiệm cộng đồng là yếu tố cấu thành căn tính người môn đệ của Chúa Kitô. Hay, chúng tôi nhận thấy những khó khăn mà người trẻ đôi khi gặp phải để được tiếp đón và nhận được chỗ đứng trong các cộng đồng Kitô giáo (giáo xứ, phong trào, vv). Do đó, chúng ta phải trau chuốt khái niệm "cộng đồng" trên bình diện thần học và mục vụ, để cung cấp cho giới trẻ một " Giáo hội gia đình " làm nhà của họ.
Những người trẻ rất hào hứng trước các thời điểm mạnh của giáo hội trong đó, họ hiệp thông trong cùng một đức tin. Chúng là điều chủ yếu cho sự tăng trưởng trong đức tin và khơi dậy ơn gọi. Tuy nhiên, do vậy, một số người cảm thấy khó khăn khi phải tự ý tham dự hành trình tâm linh thực sự với những người khác. Do đó, cần phải nêu rõ những thời điểm mạnh này bằng các đề xuất cho các người trẻ trong suốt một năm.
Đón đọc: Phúc Trình của Nhóm B nói tiếng Pháp
Nhìn người trẻ để họ nhìn Chúa Kitô
Lắng nghe người trẻ để họ lắng nghe Chúa Kitô
Tài Liệu Làm Việc nhấn mạnh tới sự cần thiết phải lắng nghe người trẻ. Tuy nhiên, nó cũng gợi lên tầm quan trọng của việc nhìn. Phần đầu tiên của nó mang tựa đề "nhận ra". Nhận ra, nghĩa là, khám phá ra thực tại của sự vật và con người, giả thiết trước nhất phải nhìn cách Chúa Kitô, Đấng, bằng một ánh mắt, đã làm chứng cho lòng thương xót của Thiên Chúa và mời gọi bước vào Giao Ước, cũng như cuộc gặp gỡ của Người với người phụ nữ Samaria ra sao (Ga 4: 5-42).
Ngay trước lời nói và việc nghe, chính nhờ cái nhìn mà mối liên hệ đã được tạo ra. Đây chính là mục đích của Thượng Hội Đồng này: giúp người trẻ gặp gỡ cái nhìn của Chúa Kitô, qua Giáo Hội vốn là nhiệm thể của Người, để họ tự khám phá thấy mình được Người yêu thương, lắng nghe và cam kết theo Người.
Nếu chúng ta đồng ý rằng tất cả chúng ta phải cùng nhau biện phân các nẻo đường trên đó các bạn trẻ sẽ có thể gặp được cái nhìn của Chúa Kitô và bắt đầu lắng nghe Người, chúng ta phải xác định, trong phần đầu này, rằng Đấng Thiên Chúa mà chúng ta đang nói về này là Thiên Chúa của Chúa Giêsu Kytô, chính Chúa Giêsu Kytô dẫn đến Chúa Cha bằng quyền năng của Chúa Thánh Thần. Người là Đấng đã tỏ lòng thương xót, biết xoa dịu các vết thương, nhưng Người cũng là Đấng đã tố cáo điều trái với Mạc Khải và kêu gọi sự cam kết triệt để đi theo Người.
Như thế, điều cần thiết là phần đầu này, chủ yếu có tính xã hội học, phải mạnh mẽ xác định rằng nó nhằm phục vụ sứ mệnh của Giáo Hội, một giáo hội, nói cho chính xác, phải nhìn người trẻ bằng cái nhìn của Chúa Kitô, để họ hướng cái nhìn của họ về Người và lắng nghe Người: "Lạy Chúa, chúng con biết đi với ai? Chúa có lời ban sự sống đời đời "(Ga 6, 68). Thật vậy, nhiều người trẻ không biết Chúa Kitô và thậm chí không tìm kiếm Người. Việc xác định này cũng sẽ cho thấy mối quan tâm của Giáo Hội là mang Tin Mừng đến cho người trẻ: Giáo Hội là "Mater et Magistra" (Mẹ và Cô Giáo).
Phần đầu này mang một cái nhìn rộng rãi về người trẻ và nếu nó làm nổi bật sự đa dạng lớn lao của họ, thì nó cũng xác định khá nhiều điểm tương đồng: mong muốn của họ được lắng nghe và nhìn nhận, tầm quan trọng của gia đình, khát vọng của họ được làm tác nhân của cuộc sống mình trong thế gian và trong Giáo Hội: họ nói với chúng ta: chúng tôi là Giáo Hội! ... Người trẻ cũng có cùng những câu hỏi về việc làm, tính dục, bảo vệ sáng thế ... Họ tìm kiếm ý nghĩa đem đến cho cuộc sống họ và là nhân chứng không mệt mỏi của hy vọng.
2. Gia đình trong đời sống người trẻ
Tài Liệu Làm Việc nhắc đến mối liên kết giữa hai thượng hội đồng trước đây về gia đình và thượng hội đồng này (n ° 11). Nhưng chúng tôi muốn dây liên kết này được minh giải hơn nữa và tầm quan trọng của gia đình được tái khẳng định, trong chiều hướng sự kết hợp ổn định giữa một người đàn ông và một người đàn bà, cả hai mở lòng ra đón nhận hồng ân sự sống, vì cách thức người trẻ tự xây dựng họ phần lớn tùy thuộc vào những gì họ nhận được hay không nhận được trong gia đình họ. Cũng thế, điều cần thiết là đưa ra các đề xuất biết trân qúi lý tưởng gia đình bằng cách chứng tỏ rằng đời sống của cặp vợ chồng và của gia đình như Giáo Hội đề xuất là điều có thể, và là con đường để chu toàn ơn gọi của mình.
Ngoài ra, vì gia đình không phải là một ý niệm trừu tượng, nên cần nhớ rằng nếu các gia đình để cho mình bị tan hòa vào mô hình duy cá nhân hiện hành, họ sẽ gặp những mối nguy hiểm lớn. Các gia đình mãi trung thành với sứ mệnh của họ là những gia đình, một cách kiên nhẫn, với dòng thời gian, học cách tự chào đón mình, cha mẹ và con cái, chào đón cuộc sống dưới mọi hình thức của nó, và làm chứng cho tình yêu của họ bằng cách dấn thân cho công lý và phẩm giá của mỗi con người, đặc biệt những người yếu ớt nhất. Chắc chắn vì các lý do này mà phần lớn người trẻ vẫn gắn bó với giá trị gia đình.
3. Một thế hệ "được kết nối"?
Tài Liệu Làm Việc quả quyết rằng "thực tại các phương tiện truyền thông kỹ thuật số và các mạng xã hội hiện diện khắp nơi giữa giới trẻ" (# 34). Như thế là quên rằng nhiều người trẻ không được kết nối. Chúng ta có thể nói rằng ở bình diện thế giới, tùy theo quốc gia hoặc sự kiện người trẻ sống ở các thành phố hoặc khu vực nông thôn, có một sự "gián đoạn kỹ thuật số".
Tài Liệu Làm Việc, trong khi nêu bật những phương tiện để thành công và tiềm năng kinh khủng được các phương tiện truyền thông và các mạng xã hội cung cấp, cũng cho thấy các giới hạn và sự nguy hiểm của chúng. Chúng ta có thể tưởng tượng được gì để, tuy không hạ nhục các phương tiện truyền thông mới này, nhưng đào tạo những người trẻ tuổi và người lớn đồng hành với họ trở thành các nhân chứng của đức tin và đức cậy trong các mạng kỹ thuật số?
4. Người di dân trẻ
Chúng tôi muốn báo hiệu ở đây các âu lo của các cộng đồng Kitô Giáo Trung và Cận Đông, những người đang thắc mắc về tương lai của họ khi họ thấy người trẻ của họ ra đi, cũng như sự phức tạp của vấn đề di dân. Việc di dân như đang diễn ra hôm nay là một hiện tượng chưa từng có. Bên cạnh các di dân trẻ, những người ra đi để tránh chiến tranh và bách hại, có những người tự để mình bị quyến rũ bởi ảo ảnh phương Tây và được khuyến khích ra đi. Họ không đo lường được các hậu quả của việc tách rời khỏi mảnh đất của họ, gia đình của họ, văn hóa của họ. Làm thế nào Giáo hội có thể đồng hành với những người trẻ này để giúp họ khám phá ra rằng Thiên Chúa đang mở ra cho họ một con đường thành đạt ở ngay các quốc gia nơi họ sinh ra? Cũng thế, làm thế nào các nước chào đón nhiều di dân, có thể giúp các tín hữu Công Giáo sống lòng hiếu khách theo Tin Mừng khi họ thiếu tài nguyên và sự quân bình xã hội dường như đang bị đe dọa? Đặc biệt ở châu Âu, chúng tôi lo lắng nhìn thấy việc lớn mạnh của tâm tình bài ngoại.
Đức Thánh Cha, qua lời kêu gọi tiếp nhận người di dân, mời gọi chúng ta lắng nghe những gì Thiên Chúa đang nói với chúng ta qua họ. Những di dân trẻ đang hy vọng tất cả bất chấp tất cả. Há đó không phải là một lực lượng mà Giáo Hội phải nhìn bằng con mắt tiên tri hay sao? Những người trẻ này đang mang một dự án sống, trong khi những người khác, những người vẫn ở lại, sa vào ma túy, bạo lực ... Như vậy, làm thế nào Giáo Hội có thể giúp đỡ họ, tại các nước di dân họ đã chọn, để thể hiện dự án của họ, tới chỗ, tại sao không, cho phép họ khám phá ra dự án của Thiên Chúa dành cho họ?
5. Xây dựng hòa bình bằng đối thoại liên tôn, tìm kiếm hợp nhất
Chúng tôi đã chia sẻ những kinh nghiệm đẹp đẽ của tiền thượng hội đồng ở Libăng, quy tụ đại diện trẻ của các giáo phận Maronite, các nước Ả Rập và lưu vong, cũng như đại diện của các Giáo Hội khác và người Hồi giáo. Các người Công Giáo trẻ đang bắc nhiều cầu nối với các truyền thống tôn giáo khác trong nhiều sáng kiến, cũng như với các giáo phái Kitô giáo khác. Lời mời gọi này kết nhập nhiều người khác, thuộc nhiều nước khác, đang tìm cách cổ vũ đối thoại và "sống chung". Điều tối thiết là Giáo Hội hỗ trợ họ.
Chúng tôi cũng đã nhấn mạnh ước muốn của người trẻ được dấn thân tìm kiếm sự hợp nhất Kitô giáo. Họ công phẫn trước các chia rẽ. Một ước muốn đã được phát biểu: Từ hơn 40 năm nay, các Kitô hữu đã yêu cầu lễ Phục Sinh được cử hành trong cùng một ngày. Đây sẽ là một bằng chứng rất mạnh mẽ để các quốc gia nơi các Kitô hữu thuộc các tín phái khác nhau sống gần gũi với nhau.
6. Mong muốn của các cộng đồng Kitô giáo chân chính
Giáo hội là thân thể Chúa Kitô và mỗi chi thể của nó đều cần thiết cho đời sống và sứ mệnh của nó (1 Cr 12), đó là lý do tại sao kinh nghiệm cộng đồng là yếu tố cấu thành căn tính người môn đệ của Chúa Kitô. Hay, chúng tôi nhận thấy những khó khăn mà người trẻ đôi khi gặp phải để được tiếp đón và nhận được chỗ đứng trong các cộng đồng Kitô giáo (giáo xứ, phong trào, vv). Do đó, chúng ta phải trau chuốt khái niệm "cộng đồng" trên bình diện thần học và mục vụ, để cung cấp cho giới trẻ một " Giáo hội gia đình " làm nhà của họ.
Những người trẻ rất hào hứng trước các thời điểm mạnh của giáo hội trong đó, họ hiệp thông trong cùng một đức tin. Chúng là điều chủ yếu cho sự tăng trưởng trong đức tin và khơi dậy ơn gọi. Tuy nhiên, do vậy, một số người cảm thấy khó khăn khi phải tự ý tham dự hành trình tâm linh thực sự với những người khác. Do đó, cần phải nêu rõ những thời điểm mạnh này bằng các đề xuất cho các người trẻ trong suốt một năm.
Đón đọc: Phúc Trình của Nhóm B nói tiếng Pháp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét