13/08/2015
Thứ Năm sau Chúa Nhật
19 Quanh Năm
Bài
Ðọc I: (Năm I) Gs 3, 7-10a. 11. 13-17
"Hòm
giao ước của Thiên Chúa sẽ dẫn các ngươi qua sông Giođan".
Trích
sách ông Giosuê.
Trong
những ngày ấy, Chúa phán cùng Giosuê rằng: "Hôm nay Ta sẽ bắt đầu tôn ngươi
lên trước mặt toàn thể Israel, để chúng biết rằng: Ta đã ở với Môsê thế nào,
thì cũng sẽ ở với ngươi như vậy. Phần ngươi, ngươi hãy truyền lệnh này cho các
thầy tư tế mang hòm giao ước rằng: "Khi các thầy đã đến sông Giođan, các
thầy hãy đứng giữa lòng sông".
Rồi
Giosuê nói với con cái Israel rằng: "Hãy tiến lại đây mà nghe lời Chúa là
Thiên Chúa các ngươi". Và Giosuê nói: "Cứ dấu này mà các ngươi nhận
biết Thiên Chúa hằng sống ở giữa các ngươi. Ðó là hòm giao ước của Thiên Chúa,
chủ tể địa cầu, sẽ dẫn các ngươi qua sông Giođan. Khi các thầy tư tế mang hòm
giao ước của Thiên Chúa, chủ tể địa cầu, vừa đặt chân trong nước sông Giođan,
thì nước phía dưới tiếp tục chảy đi và khô cạn, còn nước phía trên thì dừng lại
thành một khối".
Vậy,
khi dân nhổ trại để qua sông Giođan, thì các thầy tư tế mang hòm giao ước đi
trước dân. Vừa khi những người mang hòm giao ước đến sông Giođan và chân họ đụng
nước, (suốt mùa gặt, sông Giođan tràn lan dọc theo hai bên bờ) thì nước từ nguồn
chảy xuống dừng lại một nơi, từ xa trông như dãy núi kéo dài, từ thành Ađam đến
luỹ Sarthan; còn phần nước phía dưới chảy vào biển Araba tức là Biển Mặn, thì
chảy cạn hết. Dân vượt qua nhắm thẳng thành Giêricô. Các thầy tư tế mang hòm
giao ước của Thiên Chúa đứng yên trên đất khô, giữa sông Giođan, và dân đi qua
lòng sông khô cạn.
Ðó
là lời Chúa.
Ðáp
Ca: Tv 113A, 1-2. 3-4. 5-6
Ðáp: Alleluia.
Xướng:
1) Hồi Israel ra khỏi Ai-cập, nhà Giacóp thoát xa dân mọi, Giuđa đã trở nên
cung thánh, Israel biến thành vương quốc của Người. - Ðáp.
2)
Biển khơi xem thấy và chạy trốn, Giođan thì bước lại đàng sau. Núi non nhảy chồm
lên như bầy dê đực, các ngọn đồi như đàn chiên con. - Ðáp.
3)
Biển ơi, can chi tới ngươi mà chạy trốn, Giođan hỡi, can chi mà bước lại đàng
sau? Núi non, can chi mà chồm lên như bầy dê đực, các ngọn đồi như đàn chiên
con? - Ðáp.
Alleluia:
Tv 110, 8ab
Alleluia,
alleluia! - Lạy Chúa, mọi giới răn Chúa được lập ra cho tới muôn ngàn đời. -
Alleluia.
Phúc
Âm: Mt 18, 21 - 19, 1
"Thầy
không bảo con phải tha đến bảy lần, nhưng đến bảy mươi lần bảy".
Tin
Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi
ấy, Phêrô đến thưa cùng Chúa Giêsu rằng: "Lạy Thầy, khi anh em xúc phạm đến
con, con phải tha thứ cho họ mấy lần? Có phải đến bảy lần không?" Chúa
Giêsu đáp: "Thầy không bảo con phải tha đến bảy lần, nhưng đến bảy mươi lần
bảy.
"Về
vấn đề này, thì Nước Trời cũng giống như ông vua kia muốn tính sổ với các đầy tớ.
Trước hết người ta dẫn đến vua một người mắc nợ mười ngàn nén bạc. Người này
không có gì trả, nên chủ ra lệnh bán y, vợ con và tất cả tài sản của y để trả hết
nợ. Người đầy tớ liền sấp mình dưới chân chủ và van lơn rằng: "Xin vui
lòng cho tôi khất một kỳ hạn, và tôi sẽ trả lại cho ngài tất cả". Người chủ
động lòng thương, trả tự do và tha nợ cho y.
"Khi
ra về, tên đầy tớ gặp một người bạn mắc nợ y một trăm bạc: Y tóm lấy, bóp cổ mà
nói rằng: "Hãy trả nợ cho ta". Bấy giờ người bạn sấp mình dưới chân
và van lơn rằng: "Xin vui lòng cho tôi khất một kỳ hạn, tôi sẽ trả hết nợ
cho anh". Y không nghe, bắt người bạn tống giam vào ngục, cho đến khi trả
nợ xong. Các bạn y chứng kiến cảnh tượng đó, rất khổ tâm, họ liền đi thuật với
chủ tất cả câu truyện. Bấy giờ chủ đòi y đến và bảo rằng: "Tên đầy tớ ác độc
kia, ta đã tha hết nợ cho ngươi, vì ngươi đã van xin ta; còn ngươi, sao ngươi
không chịu thương bạn ngươi như ta đã thương ngươi?" Chủ nổi giận, trao y
cho lý hình hành hạ, cho đến khi trả hết nợ.
"Vậy,
Cha Thầy trên trời cũng xử với các con đúng như thế, nếu mỗi người trong các
con không hết lòng tha thứ cho anh em mình".
Khi
Chúa Giêsu nói những lời đó xong, thì Người bỏ xứ Galilêa mà đến Giuđêa, bên
kia sông Giođan.
Ðó
là lời Chúa.
Suy
Niệm:
Tha
Thứ
Một
đôi vợ chồng nọ đưa nhau ra tòa xin ly dị. Vị luật sư biện hộ cho quan tòa biết:
đôi vợ chồng này sống hoàn toàn yên lặng với nhau trong suốt 12 năm liên tiếp.
Họ cũng không muốn gặp nhau nữa, nếu cần cho nhau biết điều gì, thì họ chỉ cần
viết vào một mảnh giấy để sẵn trên bàn cho người kia đọc. Ðôi vợ chồng này trước
đây đã sống hạnh phúc với nhau trong vòng 18 năm, đã nuôi nấng con cái khôn lớn,
nhưng rồi không rõ vì lý do gì, hai người đã không thèm nói chuyện với nhau, và
giờ đây họ không nhớ đã giận nhau vì lý do gì.
Những
hờn giận, phiền muộn xẩy ra trong sinh hoạt hằng ngày, nếu không được nghiêm chỉnh
giải quyết, vượt qua, thì sẽ dễ dàng chồng chất làm thành những bức tường ngăn
cách giữa cha mẹ với nhau, hay giữa cha mẹ và con cái, giữa anh chị em trong
gia đình, hoặc giữa bạn bè thân thích. Những tâm tình phiền muộn tiêu cực mỗi
ngày một ít cũng đủ ảnh hưởng đến cả cuộc sống, làm chúng ta không còn vui sống
và bình an nữa.
Lời
Chúa hôm nay mời gọi chúng ta phải tha thứ và tha thứ luôn luôn. Nhưng tại sao
phải tha thứ? Vì tha thứ là một điều cần thiết trong đời sống xã hội, trong gia
đình, trong các đoàn thể; vì tha thứ là đặc điểm của tình yêu: trong tình yêu
Chúa, chúng ta tha thứ cho nhau như Ngài đã tha thứ cho chúng ta. Tha thứ như
thế không phải là yếu nhược, mà là sức mạnh của tình yêu, là khí cụ của hòa
bình. Cuộc đời là một cuộc hành trình, nếu chúng ta cứ để mình mang nặng gánh
ưu tư, phiền muộn thì làm sao có đủ sức để đạt tới đích được. Do đó chúng ta
hãy luôn sống tha thứ để tâm hồn chúng ta được nhẹ nhàng thanh thoát trên đường
đời với niềm hy vọng và an vui.
Một
nhà tâm lý người Mỹ đã đưa ra nhận định như sau: Trên bình diện nhân bản, nếu
suy nghĩ cho cùng, thì tha thứ là giải pháp tốt nhất cho người tha thứ và kẻ được
tha thứ: sự tha thứ khai mở năng lực tinh thần con người và có tác dụng làm cho
con người sống lành mạnh vui tươi hơn. Trên bình diện thiêng liêng, sự tha thứ
có giá trị tích cực, chứng tỏ tình thương làm phát sinh nguồn an ủi trong tâm hồn;
nếu chúng ta không thật lòng tha thứ cho nhau, thì Cha trên trời cũng không tha
thứ cho chúng ta.
Xin
Chúa cho chúng ta luôn biết tha thứ cho những ai xúc phạm đến chúng ta, và như
vậy chúng ta trở thành khí cụ đem niềm vui đến cho mọi người.
Veritas Asia
Lời Chúa Mỗi Ngày
Thứ Năm Tuần 19 TN1
Bài đọc: Jos 3:7-10a, 11,
13-17; Mt 18:21-19:1.
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Thiên Chúa ban ơn đầy
đủ để con người có thể hoàn thành sứ vụ.
Có
những người vì muốn bào chữa mình, nên cho Thiên Chúa bắt con người làm chuyện
không thể; chẳng hạn: trở nên trọn lành, tha thứ cho kẻ thù, hay giữ các giới
răn. Họ quên đi một điều Thiên Chúa dựng nên con người, Ngài biết rõ con người
hoạt động làm sao và cần những gì. Nếu Thiên Chúa bắt con người Ngài làm chuyện
không thể, Ngài không còn là một Thiên Chúa uy quyền và khôn ngoan nữa.
Các
Bài Đọc hôm nay muốn dẫn chứng Thiên Chúa luôn ban ơn đầy đủ để con người có thể
hoàn tất sứ vụ Thiên Chúa trao. Trong Bài Đọc I, sau khi ông Moses qua đời,
Thiên Chúa trao cho ông Joshua sứ vụ lãnh đạo dân vào Đất Hứa. Đây là sứ vụ rất
khó khăn dưới cái nhìn của con người: làm sao con cái Israel có thể giao chiến
với những người bản xứ và chiếm xứ sở của họ được? Nhưng Thiên Chúa tỏ cho con
cái Israel biết uy quyền và việc Ngài chọn Joshua bằng việc cho họ vượt qua
sông Jordan ráo chân; biến cố này nhắc cho con cái Israel việc Ngài đã cho họ
vượt qua Biển Đỏ để họ tin vào Thiên Chúa và vào ông Joshua. Trong Phúc Âm, khi
Phêrô hỏi Chúa Giêsu về việc phải tha thứ cho anh/chị/em bao nhiêu lần là đủ?
Chúa Giêsu trả lời phải tha thứ luôn luôn và Ngài đưa ra một dụ ngôn để dẫn chứng:
con người không những có khả năng để làm việc đó, mà còn phải làm việc đó nếu
muốn vào Nước Trời.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/
Bài đọc I:
Thiên Chúa làm phép lạ cho con cái Israel vượt qua sông Jordan.
1.1/
Thiên Chúa ban ơn xứng đáng để nhà lãnh đạo có thể chu toàn sứ vụ: Đức Chúa phán với
ông Joshua: "Hôm nay, Ta bắt đầu cho ngươi được nên cao trọng trước mắt
toàn thể con cái Israel, để chúng biết là Ta sẽ ở với ngươi như Ta đã ở với
Moses. Còn ngươi, ngươi sẽ ra lệnh này cho các tư tế khiêng Hòm Bia Giao Ước:
khi đến bờ sông Jordan, các ngươi hãy đứng lại trong sông Jordan."
Thiên
Chúa biết lãnh đạo dân chúng, nhất là trong hoàn cảnh khó khăn, là điều không dễ
dàng; vì thế, Thiên Chúa vừa phải dọn lòng cho dân tin vào ông Joshua để họ
vâng lời ông, vừa phải tỏ cho dân biết cánh tay uy quyền của Ngài luôn ở với
dân, để họ có can đảm tiến vào Đất Hứa.
1.2/
Phép lạ vượt sông Jordan có thể so sánh với phép lạ trên Biển Đỏ: Được mặc khải của
Thiên Chúa, ông Joshua cho gọi con cái Israel họ và nói cho họ biết những việc
Thiên Chúa sắp làm: "Dựa vào điều này, anh em sẽ biết là Thiên Chúa hằng sống
ngự giữa anh em và Người sẽ hoàn toàn đuổi người Canaanites, Hittites, Hivites,
Perizzites, Girgashites, Amorites, và người Jebusites cho khuất mắt anh em. Này
đây, Hòm Bia Giao Ước của Vị Chúa Tể toàn cõi đất sắp dẫn đầu anh em mà qua
sông Jordan. Và khi bàn chân các tư tế khiêng Hòm Bia của Đức Chúa, Vị Chúa Tể
toàn cõi đất, vừa đặt xuống nước sông Jordan, thì nước sông Jordan, nước mạn
ngược chảy xuống, sẽ bị chặn lại và dừng lại thành một khối duy nhất."
Giống
như khi ông Moses đưa con cái Israel vượt qua Biển Đỏ, họ không có bất cứ một
phương tiện hàng hải nào để vượt sông Jordan; nhưng trông cậy hoàn toàn vào
cánh tay uy quyền của Thiên Chúa. Ngài muốn cho dân biết Ngài luôn ở với và bảo
vệ họ qua "Hòm Bia Giao Ước." Ông Joshua truyền lệnh cho các tư tế
khiêng Hòm Bia Giao Ước dẫn đầu dân. Lúc những người khiêng Hòm Bia vừa đến sông
Jordan, và chân các tư tế khiêng Hòm Bia vừa nhúng vào nước ở ven bờ, thì nước
mạn ngược chảy xuống dừng lại, dựng đứng thành một khối duy nhất trong một khoảng
rất dài, ở Asam là thành ở cạnh Zarethan; còn nước chảy xuống biển Arabah, tức
là Biển Muối, thì bị chặn hẳn lại, và dân đã qua sông, đối diện với Jericho.
Các tư tế khiêng Hòm Bia Giao Ước của Đức Chúa đứng yên tại chỗ, nơi đất khô cạn
giữa lòng sông Jordan, trong khi toàn thể Israel qua sông trên đất khô cạn, cho
đến khi toàn dân đã qua hết.
2/
Phúc Âm:
Thiên Chúa ban cho con người có khả năng để tha thứ.
2.1/
Thiên Chúa tha thứ cho con người: Bấy giờ, ông Phêrô đến gần Đức Giêsu mà hỏi rằng:
"Thưa Thầy, nếu anh em con cứ xúc phạm đến con, thì con phải tha đến mấy lần?
Có phải bảy lần không?" Đức Giêsu đáp: "Thầy không bảo là đến bảy lần,
nhưng là đến bảy mươi lần bảy." Người Việt-nam chúng ta có câu "quá
tang ba bận;" tha thứ nhiều lắm cũng chỉ tới lần thứ ba là phải làm cho ra
chuyện. Phêrô nghĩ có nhiều lắm thì cũng chỉ bảy lần là quá nhiều. Câu trả lời
của Chúa Giêsu có nghĩa bất cứ lúc nào anh em ăn năn xin tha lỗi, chúng ta phải
tha thứ hết. Câu trả lời này chắc chắn làm Phêrô và nhiều người chúng ta phải sửng
sốt, vì làm sao có thể tha thứ nhiều lần như thế? Câu chuyện Chúa Giêsu đưa ra
làm chúng ta phải suy nghĩ:
(1)
Được tha nợ nhiều: "Vì thế, Nước Trời cũng giống như chuyện một ông vua
kia muốn đòi các đầy tớ của mình thanh toán sổ sách. Khi nhà vua vừa bắt đầu,
thì người ta dẫn đến một kẻ mắc nợ vua mười ngàn yến vàng. Y không có gì để trả,
nên tôn chủ ra lệnh bán y cùng tất cả vợ con, tài sản mà trả nợ. Bấy giờ, tên đầy
tớ ấy sấp mình xuống bái lạy: "Thưa Ngài, xin rộng lòng hoãn lại cho tôi,
tôi sẽ lo trả hết." Tôn chủ của tên đầy tớ ấy liền chạnh lòng thương, cho
y về và tha luôn món nợ." Nếu chúng ta thành tâm xét mình, chúng ta đã được
Thiên Chúa tha thứ cho không biết bao nhiêu lần tội to tội nhỏ, từ ngày có trí
khôn đến giờ. Nếu chúng ta đã được Thiên Chúa rộng lượng tha thứ như thế, Ngài
có lý do để đòi chúng ta cũng phải tha thứ cho anh em.
(2)
Nhưng lại không tha nợ ít cho tha nhân: Chúa Giêsu tiếp tục kể: "Nhưng vừa
ra đến ngoài, tên đầy tớ ấy gặp một người đồng bạn, mắc nợ y một trăm quan tiền.
Bấy giờ, người đồng bạn sấp mình xuống năn nỉ: "Thưa anh, xin rộng lòng
hoãn lại cho tôi, tôi sẽ lo trả anh." Nhưng y không chịu, cứ tống anh ta
vào ngục cho đến khi trả xong nợ." Trước tiên, chúng ta nói về số tiền nợ,
100 quan tiền chỉ là món tiền quá nhỏ so với 10,000 yến vàng. Điều này chứng
minh sự keo kiệt của đương sự. Thứ đến, chúng ta xét về thái độ đối xử: y liền
túm lấy, bóp cổ mà bảo: "Trả nợ cho tao!" Đây là một kẻ tiểu nhân
mang hai mặt: khiêm nhường giả tạo trước người có quyền thế, nhưng thẳng tay
đàn áp người cô thân cô thế. Sau cùng, anh là kẻ không có lòng thương cảm, anh sẵn
sàng buộc tội và bỏ tù tha nhân vì một món nợ quá nhỏ bé.
2.2/
Thiên Chúa muốn con người phải tha thứ cho tha nhân: Anh làm như thế vì
anh tưởng không ai biết hành động tiểu nhân anh làm; nhưng anh không ngờ Thiên
Chúa có mắt. Thấy sự việc xảy ra như vậy, các đồng bạn của y buồn lắm, mới đi
trình bày với tôn chủ đầu đuôi câu chuyện. Bấy giờ, tôn chủ cho đòi y đến và bảo:
"Tên đầy tớ độc ác kia, ta đã tha hết số nợ ấy cho ngươi, vì ngươi đã van
xin ta, thì đến lượt ngươi, ngươi không phải thương xót đồng bạn, như chính ta
đã thương xót ngươi sao?" Rồi tôn chủ nổi cơn thịnh nộ, trao y cho lính
hành hạ, cho đến ngày y trả hết nợ cho ông. Rồi Chúa Giêsu kết luận: "Cha
của Thầy ở trên trời cũng sẽ đối xử với anh em như thế, nếu mỗi người trong anh
em không hết lòng tha thứ cho anh em mình."
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
-
Chúng ta phải tin vào sự khôn ngoan và uy quyền của Thiên Chúa. Khi Chúa đòi
chúng ta phải làm điều gì hay trao cho chúng ta một sứ vụ, Ngài luôn ban ơn đủ
để chúng ta có thể làm điều Ngài đòi hỏi hay chu toàn sứ vụ Ngài giao phó.
-
Chúa biết con người chúng ta yếu đuối; nhưng sức mạnh đến từ Thiên Chúa, chứ
không đến từ chúng ta. Ơn thánh của Thiên Chúa luôn hoạt động trong những yếu
đuối của con người; vì như thánh Phaolô tuyên bố: khi tôi yếu đuối là lúc tôi mạnh.
Linh mục Anthony Đinh Minh Tiên, OP
13/08/15 THỨ NĂM TUẦN 19 TN
Th. Pon-ti-a-nô, giáo hoàng và Híp-pô-li-tô, linh mục, tử đạo
Mt 18,21-19,1
Th. Pon-ti-a-nô, giáo hoàng và Híp-pô-li-tô, linh mục, tử đạo
Mt 18,21-19,1
Suy niệm: Nếu Thiên Chúa càng tỏ rõ
vinh quang và sự cao cả của Ngài khi Ngài tha thứ thì con người càng nên
giống Thiên Chúa khi biết tha thứ cho nhau. Chính vì thế mà Đức Giê-su đòi
hỏi phải tha đến bảy mươi lần bảy, nghĩa là tha thứ đến vô cùng, lúc đó mới
có thể nói “tha thứ cho nhau như Thiên Chúa đã tha thứ cho chúng ta”. Như
thế, tha thứ được xem như đòi hỏi hàng đầu không phải đối với một số thành
phần ưu tuyển mà là đối với mọi Ki-tô hữu.
Mời Bạn: Trong thực tế chúng ta đều có kinh nghiệm
rằng tha thứ như thế không phải là chuyện dễ dàng: “Tôi sẵn lòng tha thứ,
nhưng tôi sẽ không thể quên sự xúc phạm người đó đã làm cho tôi, tôi sẽ không
bao giờ tin tưởng người đó nữa.” Tha thứ như thế chưa phải là tha thứ thực
sự, chưa phải là tha thứ như Chúa đã tha: xoá sạch cả tội lỗi lẫn hình phạt
do tội gây ra và còn phục hồi cho con người địa vị và phẩm giá là người con
của Thiên Chúa.
Chia sẻ: “Để có thể tha thứ, phải có
một tình yêu lớn hơn nỗi đau vì bị xúc phạm”. Bạn hãy thảo luận trong nhóm
bạn về kinh nghiệm này.
Sống Lời Chúa: Chiêm ngắm hành vi tha thứ của Chúa Giê-su
trên thập giá để thấm nhập tinh thần của Chúa.
Cầu nguyện: Lạy
Chúa Giê-su, Chúa biết con khó tha thứ cho người anh em đã xúc phạm đến con.
Xin Chúa giúp con biết noi gương Chúa trên thập giá còn tha thứ cho kẻ đã
đóng đinh mình.
|
Bảy mươi lần bảy
Sự tha thứ và lòng thương
xót của Thiên Chúa đối với chúng ta chỉ ở lại với điều kiện là nó được chuyển
đi, chứ không giữ lại.
Suy niệm:
Có
khoảng cách rất lớn giữa mười ngàn yến vàng với một trăm quan tiền.
Mười
ngàn yến vàng bằng một trăm triệu quan tiền.
Vậy
mà người vừa được tha món tiền cực lớn ấy,
lại
không tha được cho bạn của mình một món tiền tương đối nhỏ.
Thái
độ độc ác này khiến tôi nhìn lại mình và tự hỏi tại sao.
Tại
sao tôi không tha cho anh em tôi những điều nhỏ mọn hàng ngày,
trong
khi Chúa vẫn tha cho tôi những món nợ rất lớn?
Dù
một trăm quan tiền là hơn ba tháng lương của người lao động,
nhưng
nó chẳng là gì so với món tiền lớn tôi mắc nợ Chủ tôi.
Tôi
mắc nợ Ngài sự hiện hữu của tôi trên đời và tất cả những gì tôi có.
Tôi
mắc nợ Ngài vì tình yêu bao la Ngài dành cho tôi.
Món
nợ lớn vô cùng, vì tôi là thụ tạo, còn Ngài là Tạo Hóa.
“Thưa
Ngài, xin rộng lòng hoãn lại cho tôi, tôi sẽ lo trả hết” (cc. 26. 29).
Cả
hai người đầy tớ đều sấp mình van xin như thế
khi
cả hai đều không thể nào trả ngay được món nợ.
Nhưng
hai câu trả lời nhận được lại khác nhau.
Chỉ
vị vua mới biết chạnh lòng thương xót và tha toàn bộ số nợ (c. 27).
Còn
người đầy tớ vừa được tha món nợ lớn, lại không có lòng thương xót này.
Anh
ta thích dùng sức mạnh và quyền lực để giải quyết.
Túm
lấy, bóp cổ, tống bạn mình vào ngục cho đến khi trả xong.
Lẽ
ra anh ta phải cư xử với bạn mình như ông chủ đã cư xử với anh.
Đó
chính là nội dung lời buộc tội của ông chủ giận dữ:
“Ngươi
không phải thương xót đồng bạn,
như
chính ta đã thương xót ngươi sao ?” (c. 33).
Lòng
thương xót anh nhận được đã không trở thành dòng suối mát
chảy
đến với người bạn đang cần chút xót thương.
Chính
vì thế sự tha thứ mà anh nhận được từ chủ
phút
chốc bị rút lại, bị xóa sạch.
Anh
lại bị trở về tình trạng trước đây,
bị
quân lính hành hạ, bị tù đầy cho đến khi trả hết (c. 34).
Sự
tha thứ và lòng thương xót của Thiên Chúa đối với chúng ta
chỉ
ở lại với điều kiện là nó được chuyển đi, chứ không giữ lại.
Giữ
lại đồng nghĩa với bị rút lại.
Món
quà tôi nhận được từ Cha phải trở thành món quà tôi trao cho anh em.
Trong
cuộc sống, chúng ta là con nợ của nhau, người này nợ người kia.
Trước
những xúc phạm của người anh em trong cộng đoàn,
Phêrô
nghĩ phải chăng nên tha đến bảy lần.
Đức
Giêsu mời ta tha đến bảy mươi lần bảy, nghĩa là tha đến vô cùng.
Ngài
mời ta đi vào chỗ sâu nhất trong trái tim Thiên Chúa.
Sự
tha thứ bắt nguồn từ tấm lòng, từ trái tim (c. 35).
Một
trái tim tàn nhẫn chỉ biết đến một sự công bằng cứng cỏi.
Thế
giới hôm nay cần một trái tim tha thứ hơn bao giờ.
Những
nước nghèo mong chờ được tha những món nợ lớn.
Có
những mối thù cần được tha giữa các sắc tộc, quốc gia, tôn giáo…
Người
Kitô hữu chúng ta giúp gì cho sự tha thứ trong thế giới hôm nay?
Cầu nguyện:
Giữa một thế giới đề cao quyền lực và lợi nhuận,
xin dạy con biết phục vụ âm thầm.
Giữa một thế giới say mê thống trị và chiếm đoạt,
xin dạy con biết yêu thương tự hiến.
Giữa một thế giới đầy phe phái chia rẽ,
xin dạy con biết cộng tác và đồng trách nhiệm.
Giữa một thế giới đầy hàng rào kỳ thị,
xin dạy con biết coi mọi người như anh em.
Lạy Chúa Ba Ngôi,
Ngài là mẫu mực của tình yêu tinh ròng,
xin cho các Kitô hữu chúng
con
trở thành tình yêu
cho trái tim khô cằn của thế
giới.
Xin dạy chúng con biết yêu
như Ngài,
biết sống nhờ và sống cho
tha nhân,
biết quảng đại cho đi
và khiêm nhường nhận lãnh.
Lạy Ba Ngôi chí thánh,
xin cho chúng con tin vào sự
hiện diện của Chúa
ở sâu thẳm lòng chúng con,
và trong lòng từng con người
bé nhỏ.
Lm Antôn Nguyễn Cao
Siêu, SJ
Hãy Nâng Tâm Hồn Lên
13 THÁNG TÁM
Xây Dựng Một Nơi Cư Ngụ Xứng
Đáng Cho Con Người
Con người được mời gọi phát triển thế giới,
làm việc hướng về việc phát triển tốt hơn các hệ thống kinh tế và văn hóa. Công
việc này là một phần của ơn gọi con người, vì con người được mời gọi làm chủ
trái đất. Đó là lý do tại sao sự suy nghĩ khoa học và kỹ thuật hiện đại cũng
như văn hóa và sự khôn ngoan của mọi thời phải được định hình bởi con người để
phù hợp với kế hoạch của Thiên Chúa đối với tạo vật của Ngài.
Công Đồng Vatican II nhìn nhận giá trị và
chức năng của công việc và văn hóa trong thời đại chúng ta. Thật vậy, Hiến Chế
Vui Mừng và Hy Vọng mô tả tình hình xã hội và văn hóa mới của chúng ta với những
khả năng thay đổi và tiến bộ nhanh chóng của nó. Những khả năng này làm nhiều
người ngạc nhiên và đem lại niềm hy vọng cho nhiều người khác. (MV 53-54).
Công Đồng không ngần ngại nhìn nhận những
thành tựu ngoạn mục của con người. Công Đồng đặt những thành tựu này trong bối
cảnh kế hoạch và lệnh truyền của Thiên Chúa cho con người. Công Đồng liên hệ những
thành tựu ấy với Phúc Âm về tình huynh đệ được rao giảng bởi Đức Giê-su Kitô.
“Khi cày cấy với hai bàn tay hoặc với phương tiện kỹ thuật để trái đất nảy sinh
hoa quả và trở thành nơi cư ngụ xứng đáng của toàn thể gia đình nhân loại, và
khi tham dự cách ý thức vào tập thể xã hội, con người đã tuân theo ý định của
Thiên Chúa được tỏ bày ngay từ thuở đầu là loài người phải chế ngự trái đất và
hoàn tất công cuộc tạo dựng, đồng thời con người phát triển được chính bản
thân; và cùng khi ấy con người tuân giữ giới răn quan trọng của Chúa Kitô là hiến
thân phục vụ anh em” (MV 57; 63).
-
suy tư 366 ngày của Đức Gioan Phaolô II -
Lm.
Lê Công Đức dịch
từ nguyên tác
LIFT
UP YOUR HEARTS
Daily
Meditations by Pope John Paul II
Lời Chúa Trong Gia Đình
NGÀY
13-8
Thánh
Pontianô, Giáo hoàng tử đạo và
Thánh
Hippôlytô, linh mục tử đạo
Gs
3, 7-10a.11.13-17; Mt 18,21-19,1.
LỜI
SUY NIỆM: “Thưa Thầy, nếu anh em con cứ xúc phạm đến
con, thì con phải tha đến mấy lần”
Trong
Chương 18 của Mát-Thêu, Thánh sử đã dẫn đưa chúng ta đi vào con đường của Giáo
hội. giúp cho tất cả chúng ta nhận biết: Muốn được vào Nước Trời trước tiên
chúng ta phải có nội tâm như một em nhỏ; Đừng làm cớ cho người khác sa ngã, phạm
tội; Biết cọng tác đi tìm con chiên lạc và vui mừng khi tìm thấy; Biết sửa lỗi
cho nhau, giúp nhau hoàn thiện; và nhất là biết tha thứ cho nhau không giới hạn.
Tất cả vì Tình yêu; Bởi tất cả chúng ta đều đang được sống trong tình yêu, sửa
dạy, chăm sóc và tha thứ của Thiên Chúa.
Lạy
Chúa Giêsu. Tha thứ cho người xúc phạm đến chúng con là điều không dễ. Xin Chúa
ban ơn thêm sức cho mỗi thành viên trong gia đình chúng con; Chỉ có ơn của
Chúa; chúng con mới thực hiện được điều Chúa đang mong muốn nơi chúng con, là
tha thứ cho nhau trong tình yêu.
Mạnh
Phương
Gương Thánh Nhân
Ngày
13-08
Thánh
PONTIANÔ, Giáo Hoàng Tử Đạo
Thánh
HIPPÔLITÔ Linh Mục, Tử Đạo (thế kỷ III)
Thánh PONTIANÔ
Kế
vị Thánh Urbanô I làm giáo hoàng khoảng năm 230 Ngài bị bắt đi lưu đày cùng với
vị phản giáo hoàng là Hippôlitô, tới miền Sardinia trong thời kỳ bách hại của
hoàng đế Maximinô. Ngài nổi danh và được kính nhớ vì đã tử đạo tại đó.
Thánh
HIPPÔLITÔ: Ít
ra có ba vị thánh mang tên này.
Một
huyền thoại kể rằng thánh Hippôlitô là viên cai ngục canh giữ thánh Lorensô khi
được thánh nhân cải hóa. Hippôlitô đã trở thành môn đệ và đã dự vào đám đông và
đã dự vào đám táng thánh nhân. Tin này tới tai hoàng đế, ông ta truyền đánh đòn
Ngài. Vú nuôi Ngài, thánh nữ Concordia cùng với 18 gia nhân bị đánh đòn cho tới
chết, còn thánh nhân được tha để cho ngựa xé. Câu chuyện này còn đáng nghi ngờ,
vì "Hippôlitô" có nghĩa là "ngựa tháo cương" và vì câu chuyện
rất giống với huyền sử Hy lạp về Hippôlitô con của Therêô, cũng đã chịu một
hình phạt như vậy. Điều thật dễ hiểu khi thánh nhân trở thành vị bảo trợ của
các kỵ sĩ.
Đúng
hơn, thánh Hippôlitô được kính nhớ hôm nay là một linh mục và là một thần học
gia sống vào đầu thế kỷ thứ ba. Ngài đã trước tác một số tác phẩm bằng tiếng Hy
lạp, nay chỉ còn lại quá ít. Trong số các tác phẩm này, cuốn Philosophoumena đả
kích những học thuyết đương thời.
Kính
Ngài, các đồ đệ đã dựng được một bức tượng mà thế kỷ XVI người ta tìm thấy.
Trên ghế bức tượng của Ngài có bảng ghi các sách của Ngài. Ngài lập bảng tính về
lễ phục sinh không được chính xác lắm. Trong số các sách chú giải kinh thánh của
Ngài còn lại cuốn chú giải sách Daniel, trong đó Ngài trấn an người đương thời
về biến cố Chúa lại đến bằng cách chứng minh rằng thế giới còn tồn tại 600 năm.
Dầu không kết án, Đức Callistô nghi ngờ thần học của thánh Hippôlitô về lời
Chúa.
Khi
đức Callistô được chọn làm giáo hoàng năm 217, Hippôlitô chống lại và tự đặt
mình làm phản giáo hoàng, Ngài còn tố giác điều mà Ngài coi như sự dung thứ của
đức Callistô cũng như không rút lại lời dèm pha. Ngài được coi như là người đã
viết cuốn chỉ nam chính yếu về phụng vụ gọi là cuốn "truyền thống tông đồ".
Sớm bị Giáo hội Tây Phương quên lãng, Ngài lại sống còn lâu dài trong các Giáo
hội đông phương, thế giá của Ngài đối với chúng ta là bản lễ qui Roma của Ngài,
dầu không cố định từng lời.
Năm
235, hoàng đế Maximinô khơi lại cuộc bách hại các Kitô hữu. Cả Đức Potianô lẫn
vị phản giáo hoàng Hippôlitô đều bị đầy tới miền hầm mỏ Sardinia. Hippôlitô
không đòi làm giáo hoàng nữa và khuyên những ai theo mình hãy vâng phục Đức
giáo hòang hợp thức. Cả hai đấng đều từ trần như là nạn nhân của trại tập
trung. Khi cuộc bách hại chấm dứt, xác các Ngài được mang về mai táng tại Roma
(ngày 13 tháng 8).
Dầu
thái độ cư xử của thánh Hippôlitô chẳng thánh thiện gì, nhưng Ngài được kính nhớ
vì đời sống riêng rất khắc khổ nhiệm nhặt và vì đã chết vì đạo. Mộ Ngài ở tại
nguyện đường Tiburtine được kính như mồ thánh tử đạo, nhưng chuyện thật của
Ngài lại sớm bị quên lãng. Người ta còn coi Ngài như một vị thánh giám mục của
Portô "con người lừng danh về học thức". Nhưng có lẽ thánh Hippôlitô
chính là đấng mà chúng ta đã nói đến ở trên.
(daminhvn.net)
13
Tháng Tám
Bức Tường Ô Nhục
Ngày
13/8/1961, sau nhiều cuộc thương thảo vô ích giữa Washington và Mascơva nhằm giải
quyết cuộc chiến tranh lạnh giữa hai khối Ðông và Tây, Kruschev, chủ tịch nhà
nước Liên Xô, đã ra lệnh cho xây cất một bức tường ngăn cách Ðông và Tây Bá
Linh. Bức tường này được dựng lên không những để đánh dấu sự đọan tuyệt giữa
Ðông và Tây, nhưng còn để ngăn chặn làn sóng những người Ðông Ðức ồ ạt chạy
sang tỵ nạn tại Tây Bá Linh. Khối Ðông Âu thì giải thích rằng bức tường này được
dựng lên là để ngăn chặn những người Tây Phương có thể đến Ðông Ðức để làm gián
điệp. Còn phía Tây Phương thì lại gọi bức tường đó là bức tường ô nhục... Nhưng
dù được gọi dưới danh hiệu nào, dù được xây dựng dưới mục đích nào, bức tường
ngăn cách giữa Ðông và Tây Bá Linh vẫn mãi mãi là biểu trưng của những chia
cách giữa con người mà chính con người đã tạo nên...
Có
những bức tường ngăn cách về kinh tế, chính trị, chủng tộc, văn hóa do con người
dựng lên... Nhưng cũng có những bức tường vô hình mà mỗi người chúng ta có thể
xây lên để tự ngăn cách với người khác.
Bức
tường vô hình đó trước tiên là bức tường của nghi kỵ. Người ta thường xây kín
khu vực của mình ở bằng kín cửa cao tường là bởi vì người ta sợ con mắt dòm ngó
của những người xung quanh. Sự nghi kỵ không những ngăn ngừa người khác đến với
mình, nhưng còn giam hãm chính mình trong cô đơn...
Bức
tường vô hình cũng là bức tường của ích kỷ. Người ích kỷ chỉ biết đến thế giới
của mình và khép mắt, bịt tai trước những gì đang xảy ra cho người khác...
Bức
tường đó cũng có thể là bức tường của sự bất cảm thông. Kẻ xây tường để bao bọc
mình sẽ không muốn nhìn thấy và thông cảm với những người xung quanh...
Nhưng
bức tường nào cũng là một nấm mồ chôn kín mình trong sự cô đơn. Càng bảo vệ
chính mình, con người càng mất mát trong sự hao mòn. Trái lại, càng cởi mở,
càng đến với tha nhân càng triển nở trong nhân cách...
(Lẽ
Sống)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét