CHÚA NHẬT
24/11/2013
CHÚA NHẬT XXXIV MÙA
THƯỜNG NIÊN năm C
LỄ CHÚA KITÔ VUA
(phần II)
Giáo Lý Phúc Âm Chúa Nhật Lễ Chúa Kitô
Vua năm C
ngày 24.11.2013
CHÚA NHẬT LỄ CHÚA KITÔ
VUA, NĂM C
Sách Ngôn sứ Samuel quyển
II. 5.1-7.10; Thư Thánh Phaolô gửi tín hữu Côlossê 1.12-20 và Phúc Âm
Thánh Luca 23.35-43
I. Giáo Huấn P.Â.:
Từ khi sinh ra cho đến
khi kết thúc cuộc đời dương thế, Chúa Giêsu luôn là Đấng cứu thế. Ba đạo sĩ đã
đi tìm Đấng Cứu Thế mới sinh ra ở thành Bêlem. Anh trộm lành đã được Chúa ban
ơn cứu rỗi ở cuối đời: hôm nay anh sẽ được ở với tôi trên thiên đàng.
Làm vua có nghĩa là làm
Đấng Cứu Thế, Đấng mang ơn cứu rỗi cho nhân loại.
Chúa Giêsu là vua cứu độ
là Đấng mang hạnh phúc thiên đàng cho thần dân.
II.
Vấn nạn P.Â.
Phía
trên đầu người có bản án viết: “Đây là vua người Do Thái!”
“Bấy giờ ông Philatô truyền đem Ðức Giêsu đi và
đánh đòn. Bọn lính kết một vòng gai làm vương miện, đặt lên đầu Người, và khoác
cho Người một áo choàng đỏ. Họ đến gần và nói: "Kính chào Vua dân
Dothái!", rồi vả vào mặt Người…..
Bấy giờ ông Philatô trao
Ðức Giêsu cho họ đóng đinh vào thập giá.
Vậy họ điệu Ðức Giêsu đi.
Chính Người vác lấy thập giá đi ra, đến nơi gọi là Cái Sọ, tiếng Hípri là
Gôngôtha; tại đó, họ đóng đinh Người vào thập giá, đồng thời cũng đóng đinh hai
người khác nữa, mỗi người một bên, còn Ðức Giêsu thì ở giữa. Ông Philatô cho
viết một tấm bảng và treo trên thập giá; bảng đó có ghi: "Giêsu Nadarét,
Vua dân Dothái". trong dân Dothái, có nhiều người đọc được bảng đó, vì nơi
Ðức Giêsu bị đóng đinh là một địa điểm ỏ gần thành. Tấm bảng này viết bằng các
tiếng Hípri, Latinh và Hylạp. Các thượng tế của người Dothái nói với Philatô:
"Xin ngài đừng viết: "Vua dân Dothái" nhưng viết: "Tên này
đã nói: Ta là Vua dân Dothái". "Ông Philatô trả lời: "Ta viết
sao, cứ để vậy!"
Chương 19 của Phúc Âm Thánh Gioan cho chúng ta thấy
một lúng túng trong bản án của tử tội Giêsu. Người Do Thái trước tòa án Thượng
tế Caipha, buộc tội Chúa dám tự nhận mình là con Thiên Chúa. Cùng một con người
Giêsu nầy, nhưng thành tội phạm chính trị, dám tôn mình làm vua chống lại hoàng
đế La Mã trước tòa án chính trị của Philatô. Người Do Thái lúng túng vì muốn
giết người hợp pháp mà không tìm ra tội chống luật pháp. Sau cùng thì ra bản án
“Vua dân Do Thái!”
Chính dân Do Thái giết vua của mình! Philatô muốn nói
thế! Hay Philatô muốn nói rằng: các ông muốn giết người mà tìm không ra
tội thì ta gán cho hắn tội nầy là tội làm vua. Thật sự Chúa Giêsu là vua cứu
thế, chinh phục nhiều tâm hồn, ông ta lặn lội từ Nam chí Bắc để rao giảng tin
mừng, để cứu chữa người bệnh hoạn tật nguyền... Ông ta là vua dân Do Thái.
Phúc Âm Thánh Gioan kết thúc “vụ án Giêsu” với những
lời trối của Chúa Giêsu. Phúc Âm Thánh Luca, Phúc Âm của lòng thương xót đã kết
thúc vụ án Giêsu với ơn cứu độ được ban cho người trộm lành: Hôm nay ngươi sẽ ở
với Ta trên thiên quốc. Kết thúc bằng tuyên xưng: Chúa Giêsu là vua cứu thế.
Nên bản án thành một tuyên xưng chân lý: Chúa Giêsu, vua cứu thế!
Nhục hình Thập giá (Nguồn: Huỳnh Christian Timothy trong
tìmhieutinlành.net)
Thập tự giá là một hình
cụ được dùng để xử tử phạm nhân từ thời xa xưa. Vào khoảng năm 519 TCN,
Darius (522-488 trước Công nguyên) vua Ba Tư đã ra lệnh đóng đinh 3,000 người
không cùng chung quan điểm về chính trị với ông vào thập tự giá tại Babylon.
Cách xử tử này được áp
dụng trong các đế quốc Hy Lạp và Rôma. Đến cuối thế kỷ thứ nhất trước Công
Nguyên, thì hình phạt bị đóng đinh trên thập tự giá trong Đế Quốc La-mã chỉ
dành riêng cho những nô lệ và những tội nhân không có quốc tịch La-mã, trừ khi
là tội phản quốc.
Vào thời điểm này thì
thập tự giá bao gồm một thanh đứng và một thanh ngang. Thanh đứng được chôn sẵn
tại pháp trường. Thanh ngang được lưu trử tại pháp đình. Sau khi bản án được
tuyên bố thì tội nhân bị đánh đòn, rồi thanh ngang của thập tự giá được đặt
ngang trên hai vai của tội nhân, hai cánh tay của tội nhân bị trói vào đó, và
tội nhân bị quân lính áp giải từ pháp đình ra pháp trường.
Tại pháp trường, thanh
ngang của thập tự giá được đặt nằm trên mặt đất, tội nhân bị lột hết quần áo,
hai tay bị căng ra và hai cổ tay bị cột vào thanh ngang. Sau đó, mỗi bàn tay bị
đóng vào thanh ngang bằng một mũi đinh lớn. Thanh ngang của thập tự giá cùng
với thân hình của tội nhân được kéo lên trên thanh đứng của thập tự giá bằng
một hệ thống ròng rọc. Khi thanh ngang đã được kéo lên, khớp vào chỗ đã định
trên thanh đứng, thì dây kéo được cột vào khoen móc có sẵn trên thanh đứng, và
hai bàn chân của tội nhân bị đóng đinh vào thanh đứng. Một số các hình minh họa
vẽ hình hai bàn chân của tội nhân bị chồng lên nhau và bị đóng vào thanh đứng
của thập tự giá bằng một mũi đinh. Tuy nhiên, minh họa như vậy là không đúng;
theo luật Rôma thì tử tội phải bị đóng đinh vào thập tự giá với bốn mũi đinh
nơi hai bàn tay hoặc hai cổ tay và hai bàn chân. Sau cùng là một tấm bảng ghi
tên và tội của tội nhân được đóng vào thanh đứng, phía trên đầu của tội nhân.
Người bị đóng đinh trên
thập tự giá có thể sống thoi thóp đến vài ngày và bị chim trời rỉa thịt trong
lúc còn sống. Theo luật Rôma thì xác chết phải bị lưu lại trên thập tự giá để
răn đe người khác đừng phạm pháp như tử tội, cho đến khi có lệnh của nhà cầm
quyền cho phép lấy xuống. Trong trường hợp đó, người ta đánh gãy ống xương chân
của tử tội để cái chết mau đến.
Cái chết vì bị đóng đinh
trên thập tự giá là một cái chết vô cùng đau đớn mà cũng vô cùng nhục nhã, vì
tội nhân bị treo trần truồng trước công chúng, tiểu tiện tại chỗ. Đến nỗi,
chính quyền Rôma cũng có luật không áp dụng hình phạt bị đóng đinh vào thập tự
giá cho công dân của họ.
Ngày 14 tháng 9 hàng năm, Giáo Hội Công Giáo có lễ suy tôn Thánh giá để biệt
kính việc hy sinh tột cùng của Chúa Giêsu trên Thánh giá vì phần rỗi nhân loại.
Chúa đã dùng nhục hình thánh giá mà mang ơn phúc cho chúng ta.
Thánh giá thành dấu cứu độ và được tôn vinh khắp nơi
trên toàn thế giới. Người chết trên thánh giá thành vua cứu thế.
Hàng năm, chúng ta có ngày thứ Sáu Tuần Thánh, ngày
suy tôn Thánh giá Chúa bằng việc giương cao Thánh Giá để mọi người thờ lạy và
hôn kính. Từ Good Friday trong tiếng Anh thật có ý nghĩa vì diễn tả được ngày
Thứ Sáu, ngày Chúa chết là ngày tốt, ngày hồng phúc mang ơn cứu độ cho nhân
loại. Chúa chết trên Thánh giá mang ơn cửu độ cho nhân loại! Good Friday!
III.
Thực hành P.Â.:
Thánh giá vẫn còn đây.
Ngay sau Thánh lễ đại
trào sáng ngày 15.8 tại Lavang, tôi vội vả rời linh địa để bắt kịp taxi đang
chờ trở về Đà Nẵng. Đoạn đường chỉ dài chừng hai cây số trước đền thánh La Vang
bị tắc nghẽn vì người và xe. Xe vào đón khách, người ra đón xe. Chen lấn, kêu
réo, hò hét giành đường… hỗn loạn. Quang cảnh và cách hành xử xem chừng quá
khác so với khung cảnh hành lễ mới kết thúc trước đây chừng 20 phút.
Tôi không còn lối thoát!
Phải chịu để dòng người chen lấn đưa đẩy tới đâu thì tới! Bỗng dưng, một bàn
tay đàn ông từ phía sau nắm giữ lấy ót tôi và một bàn tay khác thọc vào cổ giựt
phăng chiếc dây chuyền bằng vàng mà tôi được tặng làm quà cách đây nhiều năm.
Tôi ú ớ la “giựt dây chuyền! ăn cắp!” Không một ai hưởng ứng cứu bồ. Một chị
trông khá giang hồ đứng gần che miệng cười khúc khích!
Nghe cái gì là lạ nơi
thắt lưng, tôi nghĩ ngay đến con dao nhọn. Nhưng không! Cây thánh giá rơi lại
từ cọng dây chuyền bị giựt rơi xuống thắt lưng. Tôi nói thành lời “Thánh giá
vẫn còn đây!” Phải thánh giá vẫn còn đồng hành với tôi trong cuộc đời. Bây giờ,
chiếc dây chuyển vàng được thay thế bằng sợi dây dù bền chắc để giữ cây thánh
giá. Thánh giá cuộc đời.
Nhiều tặng vật
chúng ta có trong cuộc đời. Chúng đến rồi đi. Chúng có đó một thời gian rồi
biến mất, vì cuộc sống có quá nhiều thay đổi. Tuy nhiên, có một tặng vật luôn
kề cận và đồng hành với chúng ta như hình với bóng. Cây Thánh giá cuộc đời.
Chúa trao tặng chúng ta ngày chúng ta được rửa tội. Ngày rửa tội, ngày được
nhận làm Kitô hữu, người mang chính tên Chúa Giêsu, Đấng cứu thế, Đấng dùng
Thánh giá cứu chúng ta. Chúng ta cũng chỉ được cứu độ nếu biết “vác thánh giá
mà theo Ta”
Cám ơn Chúa! Thánh giá
đời con vẫn còn đây. Ơn cứu độ là niềm hy vọng đời con! Amen.
Chuyện của hai người gần
chết.
Chúa Giêsu trên thập giá
đang gần chết.
Tên trộm chịu đóng đinh
chung cũng gần chết.
Khi gần chết thì người ta
thường ham sống!
Khi gần chết thì người ta
vẫn muốn cứu sống!
Anh trộm lành gần chết
nhưng còn ham sống: Một cuộc sống khác sau khi chết.
Chúa Giêsu gần chết nhưng
vẫn còn muốn cứu sống!
Hai người gần chết treo
trên thánh giá đã tâm sự lời cuối:
Một đàng nói: Xin cứu
tôi. Một đàng đáp: Sure! OK! See you soon on paradise!
Người Việt Nam ngày nay
hay dùng chữ “bó tay!” để nói lên cái bất lực trước một yêu cầu hay tình trạng
bí lối trước một hoàn cảnh. Thí dụ: Đứa con gái bỏ học, dọn nhà đi theo bạn
trai. Cha mẹ nhìn con mình hư mà “bó tay!”; Cha Xứ nhiều khi chịu chơi quá
đáng, cũng nhâm nhi, cũng hay đi sớm về tối… Hết hội đồng tới hội đoàn khuyên…
nhưng cha vẫn chứng nào tật nấy…thôi thì đành “bó tay!” Ổng là Cha mà còn xây
dựng cái gì nổi!
Tay Chúa bị đóng đinh
dính chặt vào thập giá. Tuy nhiên Chúa vẫn không bó tay chút nào. Lời cứu độ
không đến bằng tay nhưng đến bằng tâm và bằng tình thương! Ta nói thật: Hôm nay
anh sẽ ở trên thiên đàng với ta. Tình yêu thương và lời cầu nguyện chân thành
vẫn còn hiệu lực và có kết quả tốt trong việc mà chúng ta thấy dường như bó tay
bất lực.
Lm. Phêrô Trần thế Tuyên
Lectio: Chúa Kitô Vua (C)
Chúa Nhật, 24 Tháng 11,
2013
Chúa
Giêsu Vua Dân Do-Thái
Một vị
Vua khác với các vua trên trái đất
Lc
23:35–43
Lời
nguyện mở đầu
Lạy
Thiên Chúa Toàn Năng ngự trên cao,
Chúa đã
biến đời sống mỏng manh của chúng con thành đá tảng đền thờ Chúa ngự.
Xin hãy
hướng dẫn tâm trí chúng con biết đập vỡ những phiến đá trong sa mạc,
để cho
nước có thể chảy ra hầu làm dịu cơn khát của chúng con.
Nguyện
xin cho sự nghèo nàn về cảm xúc của chúng con che phủ chúng con như tấm áo
choàng trong bóng tối của đêm đen.
Và xin Chúa hãy mở lòng trí chúng con để chúng con có thể nghe
được tiếng vang vọng của sự im lặng cho đến lúc bình minh,
Xin Chúa hãy ấp ủ chúng con trong ánh sáng của buổi rạng đông,
Xin hãy mang đến cho chúng con,
Với than hồng từ lửa của những người chăn chiên của Đấng Tuyệt
Đối
Là những
người canh thức cho chúng con được gần với Thầy Chí Thánh, hương vị của kỷ niệm
thánh.
1. Bài
Đọc
a) Phúc
Âm:
35 Dân chúng đứng nhìn, còn các thủ lãnh buông lời cười
nhạo Chúa Giêsu: “Nó đã cứu được kẻ khác thì hãy tự cứu mình đi nếu
nó thật là Đấng Kitô, người Thiên Chúa tuyển chọn.” 36 Quân
lính đều chế diễu Người, đưa dấm cho Người uống, 37 và
nói: “Nếu ông là vua dân Do Thái, ông hãy tự cứu mình
đi.” 38 Phía trên đầu Người có tấm bảng đề
chữ: ‘Người này là vua dân Do Thái’. 39 Một
trong hai kẻ trộm bị đóng đinh trên thập giá cũng sỉ nhục Người
rằng: “Nếu ông là Đấng Kitô, ông hãy tự cứu ông và cứu chúng tôi
nữa.” 40 Đối lại, tên kia mắng nó rằng: “Mi cũng
chịu đồng một án mà mi chẳng sợ Thiên Chúa sao. 41 Phần
chúng ta, như thế này là đích đáng, vì chúng ta chịu xứng với những việc chúng
ta đã làm. Còn ông này, ông có làm gì xấu đâu?” 42 Và
anh ta thưa Chúa Giêsu rằng: “Lạy Ngài Giêsu, khi nào về nước Ngài,
xin nhớ đến tôi.” 43 Chúa Giêsu đáp: “Ta
bảo thật ngươi, ngay hôm nay, ngươi sẽ ở trên thiên đàng với Ta.”
b) Giây
phút thinh lặng cầu nguyện:
Chúng ta hãy để cho Lời Chúa vang vọng ở trong lòng chúng ta.
2. Suy
Gẫm
a) Một
vài câu hỏi gợi ý:
- Dân
chúng đứng đó nhìn. Tại sao bạn không bao giờ tỏ thái độ về
những gì đang xảy ra? Tất cả mọi thứ mà bạn đã sống, lắng nghe,
trông thấy… bạn không thể tảng lờ đi chỉ vì một chướng ngại vật có
vẻ như đang làm cản lối sao? Hãy dời nó sang một bên, hãy làm một
điều gì đó!
- “Nếu
ông là vua dân Do Thái, ông hãy tự cứu mình đi.” Đã có bao nhiêu
toan tính và đe dọa với Chúa trong lời cầu nguyện. Nếu Chúa là Thiên
Chúa tại sao Chúa không can thiệp? Có rất nhiều người vô tội đang
đau khổ… Nếu Chúa yêu con, Chúa hãy làm những gì con xin và con sẽ
tin Chúa… Cho đến khi nào thì bạn mới thôi không đối xử với Chúa như
là bạn biết nhiều hơn Người về những gì là tốt và những gì không tốt?
- Lạy
Ngài Giêsu, xin nhớ đến tôi. Khi nào thì bạn sẽ thấy trong Đức Kitô,
là Đấng duy nhất HÔM NAY ban cho bạn sự sống?
b) Ý chính của
bài Tin
Mừng:
Lễ Chúa
Kitô, Vua của Vũ Trụ. Có lẽ chúng ta mong chờ một
đoạn Tin Mừng của những người đầy vẻ hào quang, nhưng thay vào
đó chúng ta lại thấy mình đang ở trước những đoạn Tin Mừng đen tối
nhất… Sự kinh ngạc của điều không mong đợi là cảm nhận thích
hợp nhất để tham gia vào trọng tâm của ngày lễ hôm nay, sự ngạc nhiên của kẻ biết
rằng họ không thể nào hiểu được mầu nhiệm vô hạn của Con Thiên Chúa.
Câu
35: Dân chúng đứng nhìn, còn các thủ lãnh buông lời cười nhạo Chúa
Giêsu: “Nó đã cứu được kẻ khác thì hãy tự cứu mình đi nếu nó thật là
Đấng Kitô, người Thiên Chúa tuyển chọn.” Chung
quanh cây Thập Giá tụ tập nhau lại là những người đã gặp Chúa Giêsu trong thời
gian ba năm cuộc đời rao giảng của Người. Và, giờ đây, trước khi
Chúa Lời bị đóng đinh vào thập giá, những bí mật của trái tim đã được mặc
khải. Người ta đã lắng nghe và đi theo vị Giáo Sĩ đất Galilê, những
người đã chứng kiến những phép lạ và sự kỳ diệu, họ có xem thấy: sự bối rối
trên các khuôn mặt, hàng ngàn câu hỏi trong tim, tâm trạng vỡ mộng
và sự nhận thức rằng mọi việc sẽ kết thúc như thế này không!? Các
người thủ lãnh duyệt qua tất cả những gì đã xảy ra trong khi họ nói lên sự thật
liên quan đến Con Người của Đức Giêsu: Chúa Cứu Thế, Đấng Thiên Chúa
Chọn. Họ bỏ qua lý luận của Thiên Chúa dù rằng họ là những người
trung thành tuân giữ lề luật Do Thái. Đó là lời thách thức rất đáng
khinh bỉ: Hãy để nó tự cứu lấy mình… cho thấy một mục đích ẩn
dấu sau các hành động của họ: sự cứu rỗi chỉ đạt được bởi những ai
tuân thủ theo các điều răn của Thiên Chúa.
Câu
36-37: Quân lính đều chế diễu Người, đưa dấm cho Người uống, và
nói: “Nếu ông là vua dân Do Thái, ông hãy tự cứu mình đi.” Các
quân lính, những người không có gì để mất mát trong lĩnh vực tôn giáo, quyết
liệt chống lại Người. Họ có điều gì giống như người đàn ông ấy
đâu? Họ đã nhận được những gì từ nơi người ấy? Không có gì
cả. Khả năng thi hành, ngay cả trong một thời gian ngắn, quyền
cấm một ai đó không được phép vấp phạm! Quyền năng sở hữu được đan
quyện bởi lòng ác độc và quyền chế nhạo mà họ tự ban cho mình. Còn
người kia, không khả năng tự vệ, trở thành đối tượng cho sự hưởng thụ của họ.
Câu
38: Phía trên đầu Người có tấm bảng đề chữ: ‘Người này
là vua dân Do Thái’. Thật ra, đó là một tấm bảng nhạo báng
tội lỗi của chính họ: Đức Giêsu có tội vì là Vua Dân Do
Thái. Một cái tội mà trong thực tế không là tội gì
cả. Mặc dù các thủ lãnh đã manh nha, bằng mọi cách, để dẹp tan địa
vị quân vương của Chúa Kitô, nhưng sự thật tự nó đã được viết lên: Người
này là Vua dân Do Thái! Người này, chứ không phải là ai
khác! Một địa vị quân vương tồn tại hằng thế kỷ và đòi hỏi những người đi
ngang qua phải dừng chân và suy nghĩ về đặc tính mới lạ của Tin
Mừng. Con người cần có một ai đó để cai quản họ, và người duy nhất
chỉ có thể là Đấng đã chịu đóng đinh trên thập giá vì tình yêu, người ấy có khả
năng đứng trên cây gỗ kết án để rồi được tìm thấy sống lại vào buổi rạng đông
vào ngày thứ tám. Một vị Vua không vương trượng, một vì Vua có khả
năng khi bị mọi người xem như là một tội phạm nhưng vẫn không từ bỏ tình yêu
của mình cho nhân loại.
Câu
39: Một trong hai kẻ trộm bị đóng đinh trên thập giá cũng sỉ nhục
Người rằng: “Nếu ông là Đấng Kitô, ông hãy tự cứu ông và cứu chúng
tôi nữa.” Một người có thể bị treo trên cây thập giá vì những lý
do khác nhau, như cũng vì những lý do khác nhau người ta có thể được gần kề với
Đức Kitô. Được gần với cây thập giá có thể là chia rẽ hoặc là kết
hợp. Một trong hai người gần với Đức Kitô đã sỉ nhục, khiêu khích,
chế giễu hoặc nhạo báng Người. Mục tiêu luôn luôn giống
nhau: Hãy tự cứu lấy ông và cứu luôn cả chúng tôi nữa! Ơn
cứu rỗi được cầu khẩn như là một chuyến bay từ cây thập giá. Một sự
cứu độ vô ích, không có sự sống, đã chết tự trong chính nó. Chúa
Giêsu bị đóng đinh vào thập giá, người tội phạm này bị treo trên thập
giá. Chúa Giêsu đã trở thành một với cây gỗ, bởi vì cây thập giá
dành cho Người là một cuốn sách được mở ra để thuật lại những việc lạ lùng của
đời sống thiêng liêng được dâng nộp, được trao ban vô điều kiện. Còn
người kia bị treo như một trái cây, mục rữa bởi tội lỗi và sẵn sàng bị thải đi.
Câu
40: Đối lại, tên kia mắng nó rằng: “Mi cũng chịu đồng một án mà
mi chẳng sợ Thiên Chúa sao. Còn người kia, được gần gũi với Chúa
Giêsu, một lần nữa chuộc lại sự kính sợ Thiên Chúa và làm một nhận thức rõ
ràng. Có thể nào một người sống bên cạnh Chúa Giêsu sỉ nhục kẻ mà ở
đó, cận kề với cái chết và không thấy điều đó, và tiếp tục lãng phí nó cho đến
phút giây cuối cùng không? Mọi việc đều có một giới hạn, và trong
trường hợp này cái giới hạn đã không được sắp đặt bởi Đức Kitô là Đấng đang ở
đó, nhưng bởi kẻ đồng hành với Người. Đức Kitô không trả lời, người
kia lên tiếng trong vị thế của mình, nhận ra được trách nhiệm của mình và giúp
đỡ người khác nhận thức được những giây phút hiện tại là một cơ hội để được
lãnh nhận ơn cứu độ.
Câu
41: Phần chúng ta, như thế này là đích đáng, vì chúng ta chịu
xứng với những việc chúng ta đã làm. Còn ông này, ông có làm gì xấu
đâu?” Sự dữ dẫn đến thập giá, con rắn đã hướng dẫn đến trái cấm
trên cây. Nhưng mà thập giá nào đây? Thập giá “phần
thưởng” của một người hay thập giá của hoa trái tốt tươi. Đức Giêsu
là hoa trái mà mỗi người có thể nhận được từ cây sự sống ở giữa khu vườn của
thế giới, Đấng công chính chưa hề làm một điều gì tội lỗi, ngoại trừ yêu cho
đến tận cùng.
Câu
42: Và anh ta thưa Chúa Giêsu rằng: “Lạy Ngài Giêsu,
khi nào về nước Ngài, xin nhớ đến tôi.” Đó là một đời sống hoàn
thành trọn vẹn và được gói ghém trong một lời khẩn cầu mang một ý nghĩa lạ
thường. Một con người, một tội nhân, ý thức được tội lỗi của mình và
sự xử phạt công bằng, chấp nhận mầu nhiệm thập giá. Dưới chân của ngai tòa
vinh quang đó, anh ta xin được nhớ đến trong Vương quốc của Chúa
Kitô. Anh ta đã trông thấy một người vô tội bị đóng đinh, anh nhận
ra và nhìn thấy xa hơn những gì biểu hiện bề ngoài, đời sống của Nước
Trời. Một sự thừa nhận tuyệt vời! Trong một khoảnh khắc,
đôi mắt của người ấy đã thông hiểu, đã có được một sự sống đang lướt ngang qua
và đang công bố một sứ điệp về ơn cứu rỗi dù rằng trong một cách hoảng
hốt. Tội nhân đó, kẻ tội phạm đáng chết, đáng bị sỉ nhục và bị nhạo
báng bởi tất cả những ai có thể biết rõ về anh ta và trong một thời gian dài,
nhận lãnh đối tượng đầu tiên của mình, lần đầu tiên trong đời, anh ta thắng
cuộc. Thánh Kinh nói rằng kẻ đáng nguyền rủa là kẻ bị treo trên cây
thập giá. Kẻ vô tội bị nguyền rủa trở thành phúc lành cho kẻ đáng bị
lên án. Một tòa án trần thế và thế quyền, đó là quan Philatô, một
tòa án thiêng liêng, đó là thập tự giá, nơi mà kẻ bị lên án thì được cứu rỗi
trong đức yêu mến dạt dào của Đức Kitô vô tội.
Câu
43: Chúa Giêsu đáp: “Ta bảo thật ngươi, ngay hôm
nay, ngươi sẽ ở trên thiên đàng với Ta.” Ngay hôm nay. Chữ
duy nhất bung ra một cuộc sống mới của Tin Mừng. Hôm
nay. Ơn cứu độ đã được hoàn thành; không còn cần phải chờ một Đấng
Cứu Thế nào đó để cứu chuộc người ta khỏi tội lỗi nữa. Hôm
nay. Ơn cứu độ đã ở đây, trên cây thập giá. Đức Kitô
không bước vào Vương Quốc của Người một mình, Người đem theo anh ta, người đầu
tiên đã được cứu rỗi. Cùng một loài người, cùng một bản án, cùng một
cơ hội, cùng một vinh quang. Đức Giêsu không hề chiếm độc quyền cho
riêng mình quyền lợi làm con, ngay sau khi Người đã tách rời khỏi khoảng không
gian đã ngăn cách Người với Chúa Cha và từ cái chết không thể tránh khỏi hay
thoát được. Thật là kỳ diệu, Nước Trời đã được khánh thành trên đồi
Gôngôta… Có người nói rằng kẻ trộm lành đã làm một vụ cướp cuối cùng của cuộc
đời mình; anh ta đã cướp được ơn cứu rỗi… Và quả vậy. Cho
những kẻ hành động với những thứ của Thiên Chúa! Thay vào đó, bao
nhiêu sự thật, trong suy niệm món quà mà Đức Kitô mang đến cho người đồng hành
của Người trên thập giá. Không cướp bóc, không trộm
cắp! Tất cả là một món quà tặng: sự hiện diện của Thiên
Chúa không được mặc cả hoặc đổi chác! Ít hơn nữa là được luôn luôn ở
bên cạnh Người. Đức tin đã mở ra cánh cửa Nước Trời cho người trộm
lành. Tốt lành bởi vì anh ta đã biết cách nêu lên một cách công minh
rằng tình trạng hiện hữu của anh ta bởi vì đâu và đã nhìn ra được Đấng Cứu Thế
trong Chúa Kitô. Còn người kia có phải là người trộm dữ
không? Có lẽ cũng ngang chừng như người kia thôi, nhưng hắn ta vẫn ở
ngoài đức tin: y vẫn đang đi tìm một Thiên Chúa dũng mãnh và quyền
năng, một Thiên Chúa uy quyền hùng mạnh trong chiến trận, một Thiên Chúa xếp
đặt mọi việc vào đúng vị trí của nó và anh ta không biết cách nhận ra mình
trong mắt của Đức Kitô, anh ta đã dừng lại tại sự bất lực của mình.
c) Suy
niệm
Đức
Kitô chết trên Thập Giá. Người không cô độc. Người được
người ta vây quanh, bởi những người lạ, những kẻ chống đối đã ném lên Người
trách nhiệm thiếu hiểu biết của họ, những kẻ thờ ơ không muốn dính dáng tham
gia ngoại trừ lợi ích cá nhân, những người chưa thấu hiểu nhưng có lẽ lại là
những kẻ tự cho mình có quyền tra hỏi, vì họ nghĩ rằng họ không có gì để mất
mát, như một trong hai tội phạm. Nếu cái chết là để rơi vào hư vô,
thì thời gian làm người trở thành nỗi thống khổ. Thay vào đó,
nếu đó là lúc để chờ đợi ánh sáng thì thời gian làm người trở thành hy vọng, và
không gian của sự giới hạn sẽ mở ra một con đường mới dẫn đến tương lai, đến
một bình minh mới của sự Phục Sinh. Ta là đường, là sự thật và là
sự sống… thật đúng làm sao cho cả đến ngày nay, những Lời của Đức Giêsu,
những Lời thắp sáng lên bóng tối của sự chết. Đường không dừng lại,
sự thật không bị tắt đi, sự sống không chết. Trong những chữ “Ta là”
gói ghém luôn cả vương quyền của Đức Kitô. Chúng ta đang đi trên một
cuộc hành trình hướng về một mục tiêu, và để đạt được nó không thể có nghĩa là
để mất nó… Ta là đường… Chúng ta sống với sự thật, và sự
thật không là một vật thể, nhưng là một điều gì đó tồn tại: sự thật
là sự huy hoàng của thực tế - Simon Well đã nói – và mong muốn sự thật là mong
muốn một sự tiếp xúc trực tiếp với thực tế để yêu mến nó”. “Ta là sự
thật… Không ai muốn chết, chúng ta cảm thấy như bị tước đi mất một cái gì
đó thuộc quyền sở hữu của chúng ta: đời sống, và rồi, nếu đời sống không là một
phần của chúng ta, nó không thể cầm giữ chúng ta cho chính nó… Ta là
sự sống… Chúa Giêsu đã phán điều đó: “Ai muốn cứu mạng
sống mình thì sẽ mất nó, nhưng ai mất mạng sống mình vì Ta thì sẽ tìm thấy
nó.” Có sự mâu thuẫn nào trong câu nói này, hay đúng ra là có những
bí mật nào đang được mặc khải không? Chúng ta có cần phải cất đi tấm
màn che phủ từ những gì chúng ta thấy để chúng ta được hưởng những gì chúng ta
không thấy? Chúa Kitô trên thập giá là đối tượng cho sự chú ý của
mọi người. Nhiều người nghĩ về Người hoặc là ngay cả ở bên cạnh
Người. Nhưng điều này vẫn chưa đủ. Sự gần gũi để được cứu
rỗi không dành cho những ai đang ở đó để nhạo báng hoặc chế giễu, sự gần gũi để
được cứu rỗi thì dành cho những ai khiêm nhường cầu xin được nhớ đến không phải
trong lúc trốn chạy nhưng trong Vương quốc đời đời.
3. Cầu
Nguyện
Thánh
Vịnh 145
Lạy
Thiên Chúa con thờ là Vua của con,
con nguyện tán dương Chúa
và chúc tụng Thánh Danh muôn thuở muôn đời.
Ngày lại ngày, con xin chúc tụng Chúa
và ca ngợi Thánh Danh muôn thuở muôn đời.
CHÚA thật cao cả, xứng muôn lời ca tụng.
Người cao cả khôn dò khôn thấu.
Đời nọ tới đời kia, thiên hạ đề cao sự nghiệp Chúa
và truyền tụng những chiến công của Ngài,
con nguyện tán dương Chúa
và chúc tụng Thánh Danh muôn thuở muôn đời.
Ngày lại ngày, con xin chúc tụng Chúa
và ca ngợi Thánh Danh muôn thuở muôn đời.
CHÚA thật cao cả, xứng muôn lời ca tụng.
Người cao cả khôn dò khôn thấu.
Đời nọ tới đời kia, thiên hạ đề cao sự nghiệp Chúa
và truyền tụng những chiến công của Ngài,
Tuyên bố Ngài oai phong vinh hiển,
kể lại rằng: Ngài thực hiện những kỳ công,
bảo cho nhau: sức mạnh Ngài đáng sợ,
loan truyền rằng: Ngài cao cả lắm thay!
Nhắc nhở luôn: Ngài nhân ái vô cùng,
hoan hô Ngài công chính.
CHÚA là Đấng từ bi nhân hậu,
Người chậm giận và giàu tình thương.
CHÚA
nhân ái đối với mọi người,
tỏ lòng nhân hậu với muôn loài Chúa đã dựng nên.
Lạy CHÚA, muôn loài Chúa dựng nên phải dâng lời tán tạ,
kẻ hiếu trung phải chúc tụng Ngài,
nói lên rằng: triều đại Ngài vinh hiển,
xưng tụng Ngài là Đấng quyền năng,
để nhân loại được tường những chiến công của Chúa,
và được biết triều đại Ngài rực rỡ vinh quang.
Triều đại Ngài: thiên niên vĩnh cửu,
vương quyền Ngài vạn đại trường tồn.
Chúa thành tín trong mọi lời Chúa phán,
đầy yêu thương trong mọi việc Người làm.
Ai quỵ ngã, CHÚA đều nâng dậy,
kẻ bị đè nén, Người cho đứng thẳng lên.
Lạy Chúa, muôn loài ngước mắt trông lên Chúa,
và chính Ngài đúng bữa cho ăn.
Khi Ngài rộng mở tay ban,
là bao sinh vật muôn vàn thoả thuê.
CHÚA công minh trong mọi đường lối Chúa,
đầy yêu thương trong mọi việc Người làm.
CHÚA gần gũi tất cả những ai cầu khẩn Chúa,
mọi kẻ thành tâm cầu khẩn Người.
Kẻ kính sợ Người, Người cho toại nguyện,
nghe tiếng họ kêu than, và ban ơn giải cứu,
CHÚA gìn giữ mọi kẻ mến yêu Người,
nhưng lại diệt trừ hết bọn ác nhân.
Môi miệng tôi, hãy dâng lời ca ngợi CHÚA,
chúng sinh hết thảy, nào chúc tụng Thánh Danh
đến muôn thuở muôn đời!
tỏ lòng nhân hậu với muôn loài Chúa đã dựng nên.
Lạy CHÚA, muôn loài Chúa dựng nên phải dâng lời tán tạ,
kẻ hiếu trung phải chúc tụng Ngài,
nói lên rằng: triều đại Ngài vinh hiển,
xưng tụng Ngài là Đấng quyền năng,
để nhân loại được tường những chiến công của Chúa,
và được biết triều đại Ngài rực rỡ vinh quang.
Triều đại Ngài: thiên niên vĩnh cửu,
vương quyền Ngài vạn đại trường tồn.
Chúa thành tín trong mọi lời Chúa phán,
đầy yêu thương trong mọi việc Người làm.
Ai quỵ ngã, CHÚA đều nâng dậy,
kẻ bị đè nén, Người cho đứng thẳng lên.
Lạy Chúa, muôn loài ngước mắt trông lên Chúa,
và chính Ngài đúng bữa cho ăn.
Khi Ngài rộng mở tay ban,
là bao sinh vật muôn vàn thoả thuê.
CHÚA công minh trong mọi đường lối Chúa,
đầy yêu thương trong mọi việc Người làm.
CHÚA gần gũi tất cả những ai cầu khẩn Chúa,
mọi kẻ thành tâm cầu khẩn Người.
Kẻ kính sợ Người, Người cho toại nguyện,
nghe tiếng họ kêu than, và ban ơn giải cứu,
CHÚA gìn giữ mọi kẻ mến yêu Người,
nhưng lại diệt trừ hết bọn ác nhân.
Môi miệng tôi, hãy dâng lời ca ngợi CHÚA,
chúng sinh hết thảy, nào chúc tụng Thánh Danh
đến muôn thuở muôn đời!
4. Chiêm Niệm
Lạy Chúa, nghe lạ lẫm khi con gọi Chúa là Vua. Một
Đấng không giống như một vị vua bình thường khác… Và, thay vào đó, hôm nay
con thấy Chúa đang ngồi bên cạnh con, trong hố sâu tội lỗi; tại đây, nơi con
nghĩ là sẽ không bao giờ tìm được Chúa. Các vua chúa thường ở trong
các cung điện nguy nga tráng lệ, xa hẳn với những khó khăn của người nghèo
khổ. Trái lại, Chúa thì sống đời Vương quyền của mình với những áo
quần tả tơi của sự nghèo đói chúng con. Thật là một dịp vui mừng cho
con được thấy Chúa ở đây, nơi con đã đi ẩn mình để không còn cảm thấy những cái
nhìn soi mói phán xét của loài người. Trong lúc khốn khó lao đao và bên
bờ thất bại con đã tìm thấy ai nếu không phải là Chúa? Đấng duy nhất
có thể quở trách con vì sự mất định hướng của con, Đấng đi tìm kiếm con để trợ
sức con trong lúc con khổ não và trong lúc con tủi hổ! Thật là một
ảo giác to lớn khi chúng con nghĩ rằng chúng con chỉ nên đến với Chúa khi chúng
con đã đạt được sự hoàn hảo… Con muốn nghĩ rằng Chúa không hài lòng về con,
nhưng có lẽ điều ấy không hẳn là như vậy: Con không hài lòng với
chính mình, nhưng đối với Chúa, con hoàn hảo, bởi vì tình yêu của Chúa là điều
gì đó đặc biệt tôn trọng mọi thứ trong con người con và làm cho mỗi lúc trong
đời con là một cuộc gặp gỡ và một ân sủng. Lạy Chúa, xin dạy cho con
biết đừng bước xuống khỏi cây thập giá với kỳ vọng ngớ ngẩn cứu lấy bản thân
mình! Xin cho con biết chờ đợi thế nào, bên cạnh Chúa, cho NGÀY HÔM
NAY của Nước Chúa trong cuộc sống của con.
Gương Thánh Nhân
Ngày 24-11
CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT
NAM
Vào
đầu thế kỷ XVI, khi vị thừa sai đầu tiên đặt chân lên đất Việt Nam, ánh sáng
Tin Mừng cũng bắt đầu lan rộng. Giáo hội Việt Nam được khai sinh từ đấy. Tuy
nhiên, như bầu trời có những ngày mây đen giăng mắc, Giáo hội Việt Nam cũng có
những ngày tăm tối. Giáo hội Mẹ Roma đã trải qua 3 thế kỷ bị bách hại, trước
khi được mở rộng như ngày nay, thì Giáo hội Việt Nam cũng phải trải qua gần 3
thế kỷ chìm ngập trong thử thách. suốt từ năm 1630 - 1883, bao giòng máu đã đổ
ra để bảo vệ đức tin và để làm phát sinh Giáo hội này, trong những cuộc bắt bớ
đời các chúa: Trinh Doanh, Trịnh Sâm, các vua: Cảnh Thịnh, Minh Mạng, Triệu Trị,
Tự Đức.
Hàng
vàn chứng nhân đã hiên ngang hiến mạng sống để bảo vệ đức tin. Gương hy sinh quả
cảm của các Ngài thật sáng ngời và Giáo hội qua 3 đời giáo hoàng: Lêô VIII, Piô
X và Piô VII, đã tôn phong 117 vị lên hàng chân phước. Tất cả đã được Đức Gioan
Phaolô II suy tôn lên hàng hiển thánh ngày 19-6-1988.
Tuy
nhiên "máu các thánh tử đạo là hạt giống sinh ra người công giáo".
Gương các thánh tử đạo không chỉ là niềm hãnh diện của chúng ta, mà còn là công
ơn mà chúng ta, các tín hữu Việt Nam, phải ghi nhớ và đáp đền. Mừng kính trong
một ngày lễ, chúng ta khơi dậy cuộc đời các vị tử đạo, nhất là các vị đã được
tôn phong lên bàn thánh để kính nhớ. Chúng ta ghi nhớ ngày các Ngài hiến thân
vì đức tin:
8
VỊ THÁNH GIÁM MỤC:
1.
Thánh An (Giuse Diaz Sanjurjô) tử đạo ngày 20.7. 1857
2. Thánh Cao (Phêrô Dumoulin Borie) tử đạo ngày 24. 11.1838
3. Thánh Hy (Ignatiô Delgađô Y. Cebrian) tử đạo ngày 21.7.1838.
4. Thánh Liêm (Hiêrônimô Hermozilla) tử đạo ngày 1.11.1861
5. Thánh Minh ( Đaminh Henares) tử đạo ngày 26.6.1838
6. Thánh Thể (Stêphanô Theođônô Cuénot) tử đạo ngày 14.11.1861
7. Thánh Vinh (Valentinô Berriô Ochou) tử đạo ngày 1.11.1861
8. Thánh Xuyên (Giuse Melkior Garcia Sampedre) tử đạo ngày 28.7.1858
50 VỊ THÁNH LINH MỤC:
2. Thánh Cao (Phêrô Dumoulin Borie) tử đạo ngày 24. 11.1838
3. Thánh Hy (Ignatiô Delgađô Y. Cebrian) tử đạo ngày 21.7.1838.
4. Thánh Liêm (Hiêrônimô Hermozilla) tử đạo ngày 1.11.1861
5. Thánh Minh ( Đaminh Henares) tử đạo ngày 26.6.1838
6. Thánh Thể (Stêphanô Theođônô Cuénot) tử đạo ngày 14.11.1861
7. Thánh Vinh (Valentinô Berriô Ochou) tử đạo ngày 1.11.1861
8. Thánh Xuyên (Giuse Melkior Garcia Sampedre) tử đạo ngày 28.7.1858
50 VỊ THÁNH LINH MỤC:
1.
Thánh Bắc (Phêrô Phanxicô Néron) tử đạo ngày 3.11.1860
2. Thánh Bình (Phêrô Almatô) tử đạo ngày 1.11.1861
3. Thánh Đaminh Cẩm) tử đạo ngày 11.3.1859
4. Thánh Dụ (Giuse Marchand) tử đạo ngày 30.11.1835
5. Thánh Dụ (Toma Đinh viết Dụ) tử đạo ngày 26.11.1839
6. Thánh Duệ (Bênađô Võ Văn Duệ) tử đạo ngày 01.8.1838
7. Thánh Dũng (Anrê Trần an Dũng hay Lạc) tử đạo ngày 21.12.1839
8. Thánh Đạt (Gioan Đạt) tử đạo ngày 28.10.1798
9. Thánh Đậu (Matthêu Leziniana) tử đạo ngày 21.01.1745
10. Thánh Điểm (Vinh Sơn Nguyễn thế Điểm) tử đạo ngày 24.11.1838
11. Thánh Đông (Augustinô Schoeffler) tử đạo ngày 01.5.1851
12. Thánh Gia (Hyaxintha Gastaneda) tử đạo ngày 7.11.1773
13. Thánh Hạnh (Đaminh Nguyễn Văn Hạnh) tử đạo ngày 01.8.1838
14. Thánh Hiền (Giuse Fernandez) tử đạo ngày 24.7.1838
15. Thánh Hiển (Giuse Hiển) tử đạo ngày 9.5.18400
16. Thánh Hoan (Gioan Đoàn Trinh Hoan) tử đạo ngày 26.5.1861
17. Thánh Hương (Augustinô Aloisiô Bonnard) tử đạo ngày 01.5.1852
18. Thánh Hương (Laurensô Hương) tử đạo ngày 13.02.1856
19. Thánh Kính (Phanxicô Isiđôrê Gazelin) tử đạo ngày 17.10.1833
20. Thánh Khanh (Phêrô Khanh) tử đạo ngày 12.7.1842
21. Thánh Khoa (Phêrô Võ Đăng Khoa) tử đạo ngày 24.11.1838
22. Thánh Khoan (Phêrô Phạm Khắc Khoan) tử đạo ngày 28.4.1840
23. Thánh Khuông (Tôma Khuông) tử đạo ngày 30.01.1860
24. Thánh Liêm (Vin Sơn Liêm) tử đạo ngày 07.11.1773
25. Thánh Loan (Luca Vũ Bá Loan) tử đạo ngày 05.6.1840
26. Thánh Lộc (Phêrô Lê Văn Lộc) tử đạo ngày 13.02.1859
27. Thánh Lựu (Phêrô Lựu) tử đạo ngày 07.4.1861
28. Thánh Mậu (Đaminh Mậu) tử đạo ngày 05.11.1858
29. Thánh Minh (Philipphe Phan Văn Minh) tử đạo ngày 03.7.1853
30. Thánh Năm (Giacôbê Mai Năm) tử đạo ngày 12.3.1838
31. Thánh Ngân (Phaolô Nguyễn Ngân) 08.11.1840
32. Thánh Nghi (Giuse Nguyễn Đình Nghi) tử đạo ngày 08.11.1840
33. Thánh Phan (Phanxicô Jaccards) tử đạo ngày 21.9.1838
34. Thánh Quí (Phêrô Đoàn Công Quý) tử đạo ngày 31.7.1859
35. Thánh Tân (Gioan Charler Cormay) tử đạo ngày 20.9.1837
36. Thánh Tế (Phanxicô Gil de Federich) tử đạo ngày 22.01.1745
37. Thánh Tịnh (Phaolô Lê Bảo Tịnh) tử đạo ngày 06.4.1857
38. Thánh Tuân (Giuse Tuân) tử đạo ngày 30.4.1861
39. Thánh Tuần ( Phêrô Nguyễn Bá Tuần) tử đạo ngày 15.7.1838
40. Thánh Tùy (Phêrô Lê Tùy) tử đạo ngày 11.10.1838
41. Thánh Tự (Phêrô Nguyyễn Văn Tự) tử đạo ngày 05.9.1838
42. Thánh Tước (Đaminh Tước) tử đạo ngày 02.4.1839
43. Thánh Trạch (Đaminh Trạch hay Đoài) tử đạo ngày 18.9.1840
44. Thánh Triệu (Emanuel Nguyễn Văn Triệu) tử đạo ngày 17.9.1798
45. Thánh Thi (Phêrô Trương Văn Thi) tử đạo ngày 21.12.1839
46. Thánh Thịnh (Martinô Tạ Đức Thịnh) tử đạo ngày 08.11.1840
47. Thánh Ven (Thêophan Vénard) tử đạo ngày 02.02.1861
48. Thánh Giuse Đặng Đình Viên tử đạo ngày 21.8.1838
49. Thánh Xuyên (Đaminh Nguyễn Văn Xuyên) 26.11.1839
50. Thánh Yến (Vinh Sơn Yến) tử đạo ngày 30.6.1838
14 THÁNH THẦY GIẢNG
2. Thánh Bình (Phêrô Almatô) tử đạo ngày 1.11.1861
3. Thánh Đaminh Cẩm) tử đạo ngày 11.3.1859
4. Thánh Dụ (Giuse Marchand) tử đạo ngày 30.11.1835
5. Thánh Dụ (Toma Đinh viết Dụ) tử đạo ngày 26.11.1839
6. Thánh Duệ (Bênađô Võ Văn Duệ) tử đạo ngày 01.8.1838
7. Thánh Dũng (Anrê Trần an Dũng hay Lạc) tử đạo ngày 21.12.1839
8. Thánh Đạt (Gioan Đạt) tử đạo ngày 28.10.1798
9. Thánh Đậu (Matthêu Leziniana) tử đạo ngày 21.01.1745
10. Thánh Điểm (Vinh Sơn Nguyễn thế Điểm) tử đạo ngày 24.11.1838
11. Thánh Đông (Augustinô Schoeffler) tử đạo ngày 01.5.1851
12. Thánh Gia (Hyaxintha Gastaneda) tử đạo ngày 7.11.1773
13. Thánh Hạnh (Đaminh Nguyễn Văn Hạnh) tử đạo ngày 01.8.1838
14. Thánh Hiền (Giuse Fernandez) tử đạo ngày 24.7.1838
15. Thánh Hiển (Giuse Hiển) tử đạo ngày 9.5.18400
16. Thánh Hoan (Gioan Đoàn Trinh Hoan) tử đạo ngày 26.5.1861
17. Thánh Hương (Augustinô Aloisiô Bonnard) tử đạo ngày 01.5.1852
18. Thánh Hương (Laurensô Hương) tử đạo ngày 13.02.1856
19. Thánh Kính (Phanxicô Isiđôrê Gazelin) tử đạo ngày 17.10.1833
20. Thánh Khanh (Phêrô Khanh) tử đạo ngày 12.7.1842
21. Thánh Khoa (Phêrô Võ Đăng Khoa) tử đạo ngày 24.11.1838
22. Thánh Khoan (Phêrô Phạm Khắc Khoan) tử đạo ngày 28.4.1840
23. Thánh Khuông (Tôma Khuông) tử đạo ngày 30.01.1860
24. Thánh Liêm (Vin Sơn Liêm) tử đạo ngày 07.11.1773
25. Thánh Loan (Luca Vũ Bá Loan) tử đạo ngày 05.6.1840
26. Thánh Lộc (Phêrô Lê Văn Lộc) tử đạo ngày 13.02.1859
27. Thánh Lựu (Phêrô Lựu) tử đạo ngày 07.4.1861
28. Thánh Mậu (Đaminh Mậu) tử đạo ngày 05.11.1858
29. Thánh Minh (Philipphe Phan Văn Minh) tử đạo ngày 03.7.1853
30. Thánh Năm (Giacôbê Mai Năm) tử đạo ngày 12.3.1838
31. Thánh Ngân (Phaolô Nguyễn Ngân) 08.11.1840
32. Thánh Nghi (Giuse Nguyễn Đình Nghi) tử đạo ngày 08.11.1840
33. Thánh Phan (Phanxicô Jaccards) tử đạo ngày 21.9.1838
34. Thánh Quí (Phêrô Đoàn Công Quý) tử đạo ngày 31.7.1859
35. Thánh Tân (Gioan Charler Cormay) tử đạo ngày 20.9.1837
36. Thánh Tế (Phanxicô Gil de Federich) tử đạo ngày 22.01.1745
37. Thánh Tịnh (Phaolô Lê Bảo Tịnh) tử đạo ngày 06.4.1857
38. Thánh Tuân (Giuse Tuân) tử đạo ngày 30.4.1861
39. Thánh Tuần ( Phêrô Nguyễn Bá Tuần) tử đạo ngày 15.7.1838
40. Thánh Tùy (Phêrô Lê Tùy) tử đạo ngày 11.10.1838
41. Thánh Tự (Phêrô Nguyyễn Văn Tự) tử đạo ngày 05.9.1838
42. Thánh Tước (Đaminh Tước) tử đạo ngày 02.4.1839
43. Thánh Trạch (Đaminh Trạch hay Đoài) tử đạo ngày 18.9.1840
44. Thánh Triệu (Emanuel Nguyễn Văn Triệu) tử đạo ngày 17.9.1798
45. Thánh Thi (Phêrô Trương Văn Thi) tử đạo ngày 21.12.1839
46. Thánh Thịnh (Martinô Tạ Đức Thịnh) tử đạo ngày 08.11.1840
47. Thánh Ven (Thêophan Vénard) tử đạo ngày 02.02.1861
48. Thánh Giuse Đặng Đình Viên tử đạo ngày 21.8.1838
49. Thánh Xuyên (Đaminh Nguyễn Văn Xuyên) 26.11.1839
50. Thánh Yến (Vinh Sơn Yến) tử đạo ngày 30.6.1838
14 THÁNH THẦY GIẢNG
1.
Thánh Cần (Phanxicô Xavie Cần) tử đạo ngày 20.11.1837
2. Thánh Chiểu (Phanxicô Đỗ Văn Chiểu) tử đạo ngày 26.6.1838
3. Thánh Đường (Phêrô Trương Văn Đường) tử đạo ngày 20.11.1837
4. Thánh Hiếu (Pherô Nguyễn văn Hiếu) tử đạo ngày tử đạo ngày 28.4.1840
5. Thánh Khang (Giuse Nguyễn Duy Khang) tử đạo ngày 01.11.1861
6. Thánh Mậu (Phanxicô Xavie Hoàng Trọng Mậu) tử đạo ngày 19.12.1839
7. Thánh Mỹ (Phaolô Nguyễn Văn Mỹ) tử đạo ngày 18.12.1838
8. Thánh Toán (Tôma Toán) tử đạo ngày 27.6.1840
9. Thánh Tự (Phêrô Nguyễn Khắc Tự) tử đạo ngày 10.7.1840
10. Thánh Truật (Phêrô NguyễnVăn Truật) tử đạo ngày 18.10.1838
11. Thánh Thành (J.B.Đinh Văn Thành ) tử đạo ngày 28.4.1840
12. Thánh Úy (Đaminh Bùi Văn Úy) tử đạo ngày 19.10.1839
13. Thánh Uyển (Giuse Nguyễn Đình Yuển) tử đạo ngày 4.7.1838
14. Thánh Vân (Phêrô Đoàn Văn Vân) tử đạo ngày 25.5.1857
1 THÁNH CHỦNG SINH
2. Thánh Chiểu (Phanxicô Đỗ Văn Chiểu) tử đạo ngày 26.6.1838
3. Thánh Đường (Phêrô Trương Văn Đường) tử đạo ngày 20.11.1837
4. Thánh Hiếu (Pherô Nguyễn văn Hiếu) tử đạo ngày tử đạo ngày 28.4.1840
5. Thánh Khang (Giuse Nguyễn Duy Khang) tử đạo ngày 01.11.1861
6. Thánh Mậu (Phanxicô Xavie Hoàng Trọng Mậu) tử đạo ngày 19.12.1839
7. Thánh Mỹ (Phaolô Nguyễn Văn Mỹ) tử đạo ngày 18.12.1838
8. Thánh Toán (Tôma Toán) tử đạo ngày 27.6.1840
9. Thánh Tự (Phêrô Nguyễn Khắc Tự) tử đạo ngày 10.7.1840
10. Thánh Truật (Phêrô NguyễnVăn Truật) tử đạo ngày 18.10.1838
11. Thánh Thành (J.B.Đinh Văn Thành ) tử đạo ngày 28.4.1840
12. Thánh Úy (Đaminh Bùi Văn Úy) tử đạo ngày 19.10.1839
13. Thánh Uyển (Giuse Nguyễn Đình Yuển) tử đạo ngày 4.7.1838
14. Thánh Vân (Phêrô Đoàn Văn Vân) tử đạo ngày 25.5.1857
1 THÁNH CHỦNG SINH
Thánh
Thiện (Tôma Trần Văn Thiện) tử đạo ngày 21.9.1838
43 THÁNH GIÁO DÂN
43 THÁNH GIÁO DÂN
1.
Thánh Đaminh Án Khảm, lý trưởng, tử đạo ngày 13.01.1859
2. Thánh Phaolô Tống Viết Bường, quan thị vệ, tử đạo ngày 23.10.1888
3. Thánh Giuse Hoàng Vương Cảnh, y sĩ, trùm họ. tử đạo ngày 05.9.1838
4. Thánh J.B. Cỏn, Lý Trưởng, tử đạo ngày 08.11.1840
5. Thánh Phêrô Dũng, ngư phủ, tử đạo ngày 06.6.1862
6. Thánh Vinh Sơn Dương. Nông dân, tử đạo ngày 06.6.1862
7. Thánh Phêrô Đa, tử đạo ngày 17.6.1862
8. Thánh Đaminh Đinh Đạt, quân nhân, tử đạo ngày 18.7.1839
9. Thánh Tôma Nguyễn văn Đệ, thợ may, tử đạo ngày 19.12.1839
10. Thánh Antôn Nguyễn Đích, trùm họ, tử đạo ngày 12.8.1838
11. Thánh Phaolô Đổng, tử đạo ngày 03.6.1862
12. Matthêu Lê Văn Cẩm, thương gia 11.5.1847
13. Thánh Phaolô Hạnh, tử đạo ngày 28.5.1859
14 . Thánh Simon Phạm Đắc Hòa, y sĩ , tử đạo ngày 12.12.1840
15. Thánh Augustinô Phan Viết Huy, quân nhân, tử đạo ngày 12.6.1839
16 . Thánh Đaminh Huyện, ngư phủ , tử đạo ngày 05.6.1842
17. Thánh Micae Hồ Đình Huy, quan thái bộc, tử đạo ngày 22.5.1857
18. Thánh Giuse Nguyễn Văn Lựu, tử đạo ngày 02.5.1854
19. Thánh Đaminh Mạo, nông dân, tử đạo ngày 16.6.1862
20. Thánh Augustinô Nguyễn Văn Mới, nông dân , tử đạo ngày 19.12.1839
21. Thánh Micae Nguyẽn Huy Mỹ, lý trưởng, tử đạo ngày 12.8.1838
22. Thánh Laurensô Ngôn, tử đạo ngày 22.5.1862
23. Thánh Đaminh Nguyên, nông dân, tử đạo ngày 16.6.1862
24. Thánh Đaminh Nhi, nông dân, tử đạo ngày 16.6.1862
25. Thánh Đaminh Ninh, nông dân, tử đạo ngày 02.6.1862
26. Thánh Emmanuel Lê Văn Phụng, trùm họ, tử đạo ngày 31.7.1859
27. Thánh Mathêô Nguyyễn Văn Phương, trùm ho, tử đạo ngày 26.5.1861
28. Thánh Antôn Nguyễn Hữu Quỳnh trùm họ, tử đạo ngày 10.7.1840
29. Thánh Giuse Tả, tử đạo ngày 13.10.1859
30. Thánh Đaminh Toại, ngư phủ, tử đạo ngày 05.6.1862
31. Thánh Giuse Tuân, tử đạo ngày 07.01.1862
32. Thánh Giuse Túc, tử đạo ngày 01.6.1862
33. Thánh Anrê Tường. Nông dân, tử đạo ngày 16.6.1862
34. Thánh Vinh Sơn Tương, nông dân , tử đạo ngày 16.6.1862
35. Thánh Andrê Trần văn Trông, quân nhân, tử đạo ngày 28.11.1835
36. Thánh Phanxicô Trần Văn Trung, cai đội, tử đạo ngày 06.10.1858
37. Thánh Anê Lê Thị Thành (bà Đê ) tử đạo ngày 12.7.1841
38. Thánh Nicôla Bùi Đức Thể, quan nhân, tử đạo ngày 13.6.1839
39. Thánh Giuse Lê Đăng Thị, cai đội, tử đạo ngày 24.10.1860
40. Thánh Thông (Anrê Nguyễn Kim Thông hay Năm Thuông) tử đạo 15.7.1855
41. Thánh Luca Thìn, tử đạo ngày 13.01.1859
42. Thánh Martinô Thọ, thuế, lý trưởng , tử đạo ngày 08.11.1840
43. Thánh Phêrô Thuần, ngư phủ, tử đạo ngày 06.6.1862
44. Thánh Stêphanô Nguyễn Văn Vinh, nông dân, tử đạo ngày 19.12.1839
2. Thánh Phaolô Tống Viết Bường, quan thị vệ, tử đạo ngày 23.10.1888
3. Thánh Giuse Hoàng Vương Cảnh, y sĩ, trùm họ. tử đạo ngày 05.9.1838
4. Thánh J.B. Cỏn, Lý Trưởng, tử đạo ngày 08.11.1840
5. Thánh Phêrô Dũng, ngư phủ, tử đạo ngày 06.6.1862
6. Thánh Vinh Sơn Dương. Nông dân, tử đạo ngày 06.6.1862
7. Thánh Phêrô Đa, tử đạo ngày 17.6.1862
8. Thánh Đaminh Đinh Đạt, quân nhân, tử đạo ngày 18.7.1839
9. Thánh Tôma Nguyễn văn Đệ, thợ may, tử đạo ngày 19.12.1839
10. Thánh Antôn Nguyễn Đích, trùm họ, tử đạo ngày 12.8.1838
11. Thánh Phaolô Đổng, tử đạo ngày 03.6.1862
12. Matthêu Lê Văn Cẩm, thương gia 11.5.1847
13. Thánh Phaolô Hạnh, tử đạo ngày 28.5.1859
14 . Thánh Simon Phạm Đắc Hòa, y sĩ , tử đạo ngày 12.12.1840
15. Thánh Augustinô Phan Viết Huy, quân nhân, tử đạo ngày 12.6.1839
16 . Thánh Đaminh Huyện, ngư phủ , tử đạo ngày 05.6.1842
17. Thánh Micae Hồ Đình Huy, quan thái bộc, tử đạo ngày 22.5.1857
18. Thánh Giuse Nguyễn Văn Lựu, tử đạo ngày 02.5.1854
19. Thánh Đaminh Mạo, nông dân, tử đạo ngày 16.6.1862
20. Thánh Augustinô Nguyễn Văn Mới, nông dân , tử đạo ngày 19.12.1839
21. Thánh Micae Nguyẽn Huy Mỹ, lý trưởng, tử đạo ngày 12.8.1838
22. Thánh Laurensô Ngôn, tử đạo ngày 22.5.1862
23. Thánh Đaminh Nguyên, nông dân, tử đạo ngày 16.6.1862
24. Thánh Đaminh Nhi, nông dân, tử đạo ngày 16.6.1862
25. Thánh Đaminh Ninh, nông dân, tử đạo ngày 02.6.1862
26. Thánh Emmanuel Lê Văn Phụng, trùm họ, tử đạo ngày 31.7.1859
27. Thánh Mathêô Nguyyễn Văn Phương, trùm ho, tử đạo ngày 26.5.1861
28. Thánh Antôn Nguyễn Hữu Quỳnh trùm họ, tử đạo ngày 10.7.1840
29. Thánh Giuse Tả, tử đạo ngày 13.10.1859
30. Thánh Đaminh Toại, ngư phủ, tử đạo ngày 05.6.1862
31. Thánh Giuse Tuân, tử đạo ngày 07.01.1862
32. Thánh Giuse Túc, tử đạo ngày 01.6.1862
33. Thánh Anrê Tường. Nông dân, tử đạo ngày 16.6.1862
34. Thánh Vinh Sơn Tương, nông dân , tử đạo ngày 16.6.1862
35. Thánh Andrê Trần văn Trông, quân nhân, tử đạo ngày 28.11.1835
36. Thánh Phanxicô Trần Văn Trung, cai đội, tử đạo ngày 06.10.1858
37. Thánh Anê Lê Thị Thành (bà Đê ) tử đạo ngày 12.7.1841
38. Thánh Nicôla Bùi Đức Thể, quan nhân, tử đạo ngày 13.6.1839
39. Thánh Giuse Lê Đăng Thị, cai đội, tử đạo ngày 24.10.1860
40. Thánh Thông (Anrê Nguyễn Kim Thông hay Năm Thuông) tử đạo 15.7.1855
41. Thánh Luca Thìn, tử đạo ngày 13.01.1859
42. Thánh Martinô Thọ, thuế, lý trưởng , tử đạo ngày 08.11.1840
43. Thánh Phêrô Thuần, ngư phủ, tử đạo ngày 06.6.1862
44. Thánh Stêphanô Nguyễn Văn Vinh, nông dân, tử đạo ngày 19.12.1839
(daminhvn.net)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét