THỨ TƯ 27/11/2013
Thứ Tư sau Chúa Nhật 34 Quanh Năm
Bài Ðọc I: (Năm I) Ðn 5, 1-6, 13-14, 16-17,
23-28
"Có những ngón tay hiện
ra như bàn tay một người".
Trích sách Tiên tri Ðaniel.
Trong những
ngày ấy, vua
Baltassar dọn tiệc linh đình đãi một
ngàn triều thần: ai nấy cứ theo tuổi mình mà uống rượu. Khi vua đã say rượu,
liền truyền đem các
bình, chén, bát bằng
vàng bạc mà Nabukôđônôsor, phụ vương ông,
đã lấy
trong đền thờ Giêrusalem đem về, để cho vua, các triều thần,
hoàng hậu và cung
phi dùng uống rượu. Bấy giờ, người ta mang ra các bình,
chén, bát bằng vàng
bạc đã lấy
trong đền thờ Giêrusalem đem về. Vua, các triều thần, hoàng hậu và cung phi dùng đồ đó
mà uống rượu.
Họ vừa uống rượu vừa ca tụng các thần minh bằng vàng, bạc, đồng, sắt, gỗ, đá
của họ.
Chính lúc ấy,
có những ngón tay hiện ra như bàn tay một
người viết chữ trên vách tường cung điện, đối
diện ánh bạch lạp; vua nhìn thấy ngón tay viết chữ. Bấy giờ mặt vua đổi
sắc, tư tưởng rối
loạn, xương sống yếu sức, đầu gối va chạm lẫn nhau.
Lúc đó người
ta dẫn Ðaniel đến trước mặt vua. Vua hỏi người rằng: "Nhà ngươi có phải
là Ðaniel, con cái Giuđa,
phải lưu đày
mà phụ vương
trẫm đã điệu từ Giuđa về đây
chăng? Trẫm đã
nghe rằng nhà ngươi được thần linh các vị thần phù giúp: ngươi được thông minh, trí tuệ và khôn ngoan phi thường. Trẫm đã
nghe rằng nhà ngươi có thể
cắt nghĩa những huyền bí và giải thích được những chuyện khúc mắc. Vậy nếu nhà ngươi đọc được hàng chữ này và cắt nghĩa cho trẫm, thì nhà ngươi sẽ được mặc
áo đỏ, cổ đeo vòng
vàng và trở
nên vị tướng thứ ba trong vương quốc trẫm".
Ðaniel tâu lại
trước mặt vua rằng: "Lễ vật của
vua xin để lại cho vua, và ân huệ nhà vua, xin vua ban cho
kẻ khác. Thần xin đọc hàng chữ này và cắt nghĩa cho đức vua. Ðức vua đã tự
phụ chống đối Ðấng cai trị trên trời: đã đem
bày trước mặt
vua các bình, chén, bát lấy
trong đền Chúa, rồi vua, triều thần, hoàng hậu và cung phi dùng những đồ ấy mà uống
rượu; vua còn ca tụng các thần vàng bạc, đồng, sắt, gỗ, đá,
toàn là những
thứ không thấy, không nghe và không cảm giác: vua không tôn
vinh Thiên Chúa, Ðấng
cầm trong tay vận mệnh và đường lối của đức vua. Bởi
đó, Chúa khiến
ngón tay hiện ra viết hàng chữ đó.
"Ðây những
chữ đã viết
như sau: Manê, Thêqel, Phares. Xin giải
nghĩa những chữ đó
như sau: Manê: là Thiên Chúa đã đếm
đủ số triều đại nhà vua rồi.
Thêqel: là đã cân vua trên cán cân, và thấy vua hụt cân. Phares: là vương quốc của vua đã bị
phân chia và trao cho dân Mêđia
và Batư".
Ðó là lời
Chúa.
Ðáp Ca: Ðn 3, 62. 63. 64. 65. 66.
67
Ðáp: Hãy ngợi
khen và tán tạ Chúa
tới muôn đời (c. 57b).
Xướng:
1) Chúc tụng Chúa đi, mặt trời cùng với mặt trăng. - Ðáp.
2) Chúc tụng
Chúa đi, trên trời
cao, muôn tinh tú. - Ðáp.
3) Chúc tụng
Chúa đi, mưa móc với
sương sa. - Ðáp.
4) Chúc tụng
Chúa đi, muôn ngàn ngọn
gió. - Ðáp.
5) Chúc tụng
Chúa đi, lửa đỏ với
than hồng. - Ðáp.
6) Chúc tụng
Chúa đi, rét mướt
và lạnh lẽo. - Ðáp.
Alleluia: Mt 24, 41a và 44
Alleluia, alleluia! - Các con hãy tỉnh thức
và sẵn sàng, vì lúc
các con không ngờ,
Con Người sẽ đến. - Alleluia.
Phúc Âm: Lc 21, 12-19
"Các con sẽ bị mọi người ghét bỏ vì danh Thầy, nhưng dù một sợi tóc trên đầu các con cũng sẽ chẳng hư mất".
Tin Mừng
Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi ấy,
Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ
rằng: "Người ta sẽ tra tay bắt bớ, ức hiếp
và nộp các con đến các hội đường và ngục
tù, điệu các con đến trước mặt vua chúa quan quyền vì danh Thầy: các con sẽ có dịp làm chứng. Vậy các con hãy ghi nhớ điều
này trong lòng là chớ
lo trước các con sẽ phải thưa lại thể nào. Vì chính Thầy sẽ ban cho các con miệng lưỡi và sự khôn ngoan, mọi kẻ thù nghịch các con không thể chống lại và bắt bẻ các con.
"Cha mẹ,
anh em, bà con, bạn
hữu sẽ nộp các con, và có kẻ trong các con sẽ bị
giết chết. Các con sẽ bị mọi
người ghét bỏ vì danh Thầy. Nhưng dù một
sợi tóc trên đầu các con cũng sẽ chẳng hư mất. Các con cứ
bền đỗ, các con cũng sẽ giữ được linh hồn
các con".
Ðó là lời
Chúa.
Suy niệm : Cơ Hội Làm Chứng
Bài Tin Mừng hôm nay là một đoạn ngắn trong diễn
từ về ngày tận
thế. Có một
câu chúng ta cần lưu ý, trong đó
Chúa Giêsu nói với các môn đệ:
"Các con sẽ bị người ta bắt
bớ, ngược đãi, nộp cho Hội
đường, và điệu đến trước nhà cầm
quyền, vì Danh Thầy. Ðó là cơ hội để các con làm chứng về Thầy". Thật
lạ lùng: bị
bắt bớ, ngược đãi, tống ngục là chuyện
đau khổ, nhục nhã, thất
bại, thế mà Chúa Giêsu lại cho là hân hoan, là cơ hội tốt để làm chứng.
Trong thực tế, các môn đệ
đã sống và thực
hành điều đó. Phêrô và Gioan bị bắt và bị điệu ra trước
Công nghị Do thái, các ngài chẳng những không buồn
phiền, lo sợ,
mà còn hân hoan, vui vẻ, vì nhờ đó có dịp để nói về
Chúa Giêsu cho người khác. Phaolô bị bắt và bị
xét xử, ngài cũng
mạnh dạn nói về
Chúa Giêsu cho các nhân vật cỡ lớn, như Tổng trấn Felix, Festo, và cả Hoàng đế Herode Agrippa nữa.
Nhưng cái gì đã tạo ra sự
biến đổi nơi các môn đệ,
cũng là bắt
bớ, bách hại
mà có người cho là thất
bại, người khác lại
cho là cơ may? Thánh Augustinô giải thích: cuộc sống con người
là sự xung đột
giữa hai tình yêu: yêu Chúa đến độ khinh mình, hoặc yêu mình đến coi rẻ
Thiên Chúa. Nếu tội là yêu mình đến coi rẻ Thiên Chúa thì dĩ nhiên tôi sẽ bám vào những
gì tôi cho là sung sướng ở trần gian, như
tiền bạc, danh vọng,
sắc đẹp, và khi bị
bắt bớ, tôi bị
mất tất cả, lúc đó,
bắt bớ bị coi là thất
bại. Nhưng nếu tôi yêu Chúa đến độ coi thường
bản thân, thì có bị bắt bớ vì Chúa, cũng
chẳng mất mát gì; người
ta có thể lấy tiền bạc, danh vọng,
địa vị của tôi, chứ
không thể lấy mất Chúa của
tôi được, và đó
còn là dịp để tôi rao giảng
về Chúa cho họ
là khác. Do đó, chẳng sợ gì hết, chỉ sợ tội mà thôi; cái căn bản là tình yêu đối với Chúa, nó làm thay đổi cuộc đời.
Trong thực tế, muốn biết chúng ta có yêu Chúa hay không, cứ nhìn vào cuộc sống hàng ngày xem chúng ta có dám vì Chúa
mà can đảm khước từ những đam mê bất
chính, những tham vọng
không hợp ý Chúa, những
thú vui không đẹp lòng Chúa, cho dẫu có vì thế chúng ta phải
nghèo túng, phải vất vả hay không? Nếu trong cuộc sống, chúng ta dám hy sinh tất cả vì Chúa, lúc đó chúng ta mới có thể
coi trường hợp bị bắt bớ vì Chúa là cơ hội để làm chứng
cho Chúa.
Xin cho chúng ta được luôn mạnh mẽ trong niềm
xác tín đó, và sẵn
sàng làm chứng cho Chúa trong tất cả cảnh huống nào của
cuộc đời.
(Veritas Asia)
Lời Chúa Mỗi Ngày
Thứ Tư Tuần 34 TN1, Năm lẻ
Bài đọc: Dan 5:1-6, 13-14, 16-17, 23-28;
Lk 21:12-19.
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Mọi
người phải tùng phục uy quyền của Thiên Chúa.
Nhiều
người nghĩ khi nắm quyền trong tay, họ có thể làm bất cứ điều
gì họ muốn, ngay cả quyền luận tội và sát sinh người khác; nhưng thực tế chứng minh uy quyền của họ không tuyệt đối. Mọi
quyền hành đến từ Thiên Chúa: Ngài ban cho
và Ngài có quyền lấy đi bất
cứ lúc nào. Con người phải trả giá cho sự lạm dụng
quyền hành. Hơn nữa, hạnh phúc và bình an chỉ dành cho những ai biết kính sợ và phục tùng Thiên Chúa.
Các Bài Đọc
hôm nay muốn nêu bật một sự thật: mọi quyền lực trong vũ trụ đều thuộc
về Thiên Chúa. Trong
Bài Đọc I, vua
Belshazzar nghĩ đã là vua là có quyền
làm mọi sự mình muốn. Daniel giải thích cho vua hiểu rõ mọi quyền lực đến từ
Thiên Chúa. Ngài có quyền
trao và có quyền lấy đi bất
cứ lúc nào. Sự kiện nhà vua nhìn thấy ngón tay viết hàng chữ chứng minh đã đến
lúc Thiên Chúa tiêu diệt
quyền lực của nhà vua, để trao cho một vua khác biết xử dụng quyền
bính. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu báo trước
những gian khổ sẽ xảy
đến cho những môn đệ của Ngài và khuyến khích họ kiên trì vượt qua; vì đó là cơ hội để
họ chứng tỏ niềm tin yêu vào Thiên Chúa.
Nếu họ kiên trì chịu đau khổ
và làm chứng cho
Thiên Chúa, Ngài sẽ
trao ban sự sống đời đời và thưởng công xứng đáng.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Thiên Chúa là Đấng nắm trong tay sinh khí của ngài, ngài lại chẳng tôn
vinh!
1.1/ Vua Belshazzar phạm sự thánh: Khi vua cha là
Nebuchadnezzar chinh phục
Jerusalem, ông đã vào Đền
Thờ và lấy tất cả các ly chén bằng vàng bạc đem về
tích trữ trong nhà
kho của mình. Sau
khi vua cha băng hà, vua con là Belshazzar tiếp
tục nối ngôi. Nhà Vua cho mở tiệc lớn khoản đãi
một ngàn đại thần. Khi đã thấm
hơi men, vua truyền mang ly mang chén bằng vàng bằng bạc mà vua cha là
Nebuchadnezzar đã lấy
ở đền thờ Jerusalem. Người ta mang ly chén bằng vàng đã lấy
từ cung thánh Đền Thờ Thiên Chúa ở Jerusalem; vua và các đại thần, cung phi và cung nữ đều dùng mà uống.
Họ vừa uống rượu vừa ca ngợi các thần bằng vàng, bạc, đồng, sắt, gỗ và đá. Đang
khi say sưa thì một
hiện tượng lạ xuất hiện trên tường: Nhà Vua nhìn thấy những ngón tay người xuất hiện, viết lên vách tường quét vôi của hoàng cung ở phía sau trụ đèn.
Vua nhìn thấy phần bàn tay đang viết. Bấy giờ mặt vua biến
sắc, tâm trí bàng
hoàng, ruột gan rối loạn, đầu gối run cầm cập.
1.2/ Vua Belshazzar kiếm người giải thích ý nghĩa của các chữ viết trên tường: Giống
như vua cha, vua
Belshazzar cho vời tất cả những nhà chiêm tinh và bói
toán trong nước đến để giúp Nhà Vua giải thích thị kiến ngón tay người và câu mà ngón tay đã viết
trên tường; nhưng không ai giải thích nổi,
cho đến khi họ mang Daniel vào để yết kiến Nhà Vua.
(1) Daniel không màng đến phần thưởng Nhà Vua hứa: Khi Daniel được dẫn vào chầu vua, Nhà Vua ngỏ lời với
ông rằng: "Nếu ngươi đọc và giải thích được hàng chữ đó
cho ta, thì ngươi sẽ được mặc
cẩm bào đỏ thẫm, đeo vòng vàng vào cổ, và sẽ là nhân vật thứ ba trong vương quốc." Daniel lên tiếng nói trước mặt vua: "Tâu đức vua, lộc vua ban, xin giữ lại cho ngài; quà vua tặng, xin dành cho người khác.''
(2) Daniel giải thích ý nghĩa của điềm lạ: Những hàng chữ kia, thần xin đọc và giải thích hầu đức vua. Quyền
lực của nhà vua đến từ Thiên Chúa: Ngài ban quyền lực cho Nhà Vua; nhưng "ngài đã tự
cao tự đại, đã chống
lại Chúa Tể trời cao: ly chén trong Đền Thờ của Chúa, người
ta đã mang đến trước
mặt ngài; ngài đã dùng các ly chén ấy
mà uống cùng với các đại thần, cung phi và cung nữ. Ngài đã ngợi
khen các thần bằng bạc, vàng, đồng, sắt, gỗ và đá là những vật không thấy, không nghe, không biết. Còn Thiên Chúa là Đấng nắm trong tay sinh khí của ngài và điều khiển
mọi đường đi nước bước của ngài, ngài lại chẳng tôn vinh!"
Triều
đại của Nhà Vua nay đã đến
lúc bị tận diệt: "Vì thế, Thiên Chúa đã cho phần
bàn tay ấy đến viết hàng chữ kia. Đây là những chữ đã
được viết ra: MENE, MENE, TEKEL,
and PARSIN; và đây là lời
giải thích:
- MENE có nghĩa
là đếm, Thiên Chúa đã
đếm và chấm dứt những ngày của triều đại ngài; - TEKEL có nghĩa là cân, ngài đã bị
đặt trên bàn cân và
thấy là không đủ;
- PERES có nghĩa
là phân chia, vương
quốc của ngài đã bị
phân chia và trao cho các dân Medes và Ba-tư."
PARSIN đến từ động từ
PERES.
2/ Phúc Âm: Có kiên trì, anh em mới giữ được mạng sống mình.
2.1/ Chịu đựng gian khổ để làm chứng cho Chúa: Chúa Giêsu báo trước cho các môn đệ về
những gian khổ sắp xảy
đến cho họ: "Nhưng trước khi tất cả các sự ấy xảy
ra, thì người ta sẽ tra tay bắt và ngược đãi anh em, nộp
anh em cho các hội đường và bỏ tù, điệu anh em đến
trước mặt vua chúa quan quyền vì danh Thầy. Đó sẽ
là cơ hội để anh em làm chứng cho Thầy.”
Ngài nói rõ ràng: Gian khổ
xảy ra là cơ hội ngàn vàng để
các môn đệ có cơ hội làm chứng
cho Ngài; nhường bước trước gian khổ là mất cơ hội làm chứng
cho Thiên Chúa.
2.2/ Đừng lo lắng phải đối phó
thế nào: Các môn đệ
phải hiểu các ông không chiến đấu một
mình, nhưng Chúa Giêsu sẽ
cùng các ông chiến đấu. Chúa Giêsu hứa: “Vậy anh em hãy ghi lòng tạc dạ điều
này, là anh em đừng
lo nghĩ phải bào chữa cách nào. Vì chính Thầy sẽ cho anh em ăn nói thật
khôn ngoan, khiến tất cả địch thù của
anh em không tài nào chống
chọi hay cãi lại được. Anh em sẽ
bị chính cha mẹ, anh chị em, bà con và bạn hữu bắt nộp. Họ sẽ giết
một số người trong anh em. Vì danh
Thầy, anh em sẽ bị mọi
người thù ghét.” Khi
các ông biết có một quyền lực mạnh hơn quyền lực của địch thù thế
gian trợ giúp, các
ông sẽ không còn sợ hãi và tự tin hơn trong việc chống cự lại. Thánh Phaolô có kinh nghiệm này khi ngài tuyên bố: “Tôi sống, nhưng không còn là tôi, mà là chính Đức
Kitô sống trong
tôi.”
2.3/ Chúa bảo đảm các ông sẽ chiến thắng: Không
có một quyền lực nào trên thế gian có thể thắng nổi quyền lực của Thiên Chúa. Quyền lực thế gian chỉ có hiệu quả tạm thời
vì Thiên Chúa cho phép xảy
ra; nhưng một khi Thiên Chúa quyết định rút lại,
không một quyền lực nào có thể chống lại được. Chúa Giêsu bảo đảm
điều này với các môn đệ, mặc dù các ông sẽ phải chiến đấu, “nhưng
dù một sợi
tóc trên đầu anh em
cũng không bị
mất đâu. Có kiên trì, anh em mới
giữ được mạng sống mình.”
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
- Thiên Chúa là Chủ
Tể của mọi quyền hành và thế lực trong thế
gian này. Ngài ban cho con người
và có quyền lấy đi bất
cứ lúc nào. Bổn phận của con người là phải biết dùng quyền hành để điều
khiển và sinh lợi ích cho Thiên Chúa và
cho tha nhân.
- Gian khổ
phải có trong cuộc đời để
tinh luyện con người, để phân biệt người anh hùng với kẻ tiểu nhân; và nhất là để chúng ta chứng tỏ đức tin và tình yêu vào Thiên Chúa. Khi phải đương đầu
với gian khổ, chúng ta không chiến đấu một
mình. Chính Chúa Giêsu hứa
Ngài sẽ cùng chúng
ta chiến đấu. Sự khôn ngoan và sức mạnh để chiến đấu đến
từ Đức Kitô.
- Chúa Giêsu bảo
đảm sự chiến thắng sẽ về tay chúng ta vì một sợi
tóc trên đầu chúng
ta cũng đã được
Thiên Chúa đếm. Hiểu biết tòan bộ trận chiến như thế, chúng ta còn chờ đợi gì mà không xông vào cuộc chiến để làm chứng
cho Thiên Chúa?
Linh mục
Anthony Đinh
Minh Tiên, OP
HẠT GIỐNG NẨY MẦM TUẦN 34TN
Lc 21,12-19
A. Hạt
giống...
Trong văn
mạch diễn từ chung luận, Chúa Giêsu báo trước cho môn đệ mình biết rằng có một thời kỳ Giáo Hội sẽ bị bắt
bớ. Rồi Ngài dạy họ phải sống thế nào trong thời kỳ đó
:
- câu 13 : hãy coi những
khốn khó đó là dịp để ta làm chứng
cho Chúa.
- câu 14-15 : đừng
sợ phải bào chữa thế nào, vì Ngài sẽ ban cho họ sự khôn ngoan mà kẻ thù không thể
nào thắng được.
- câu 16-18 : đừng
sợ khi bị bắt bớ
và thù ghét, vì vẫn
có Chúa quan phòng trong tất
cả những hoàn cảnh éo le đó.
- câu 19 : phải
kiên trì.
B.... nẩy
mầm.
1. Câu 13 : gian nan khốn
khổ là những cơ hội để
làm chứng. Những cha mẹ giàu cho con cái rất nhiều tiền nhưng chúng vẫn
không tin rằng cha mẹ thương chúng, bởi vì chúng chưa
có “bằng
chứng” về sự tận
tụy cực khổ của cha mẹ.
Bởi thế, Chúa Giêsu đã chịu
nạn chịu chết để chứng
tỏ cho loài người biết Thiên Chúa yêu thương họ. Cũng vì thế,
các tông đồ rất vui mừng khi bị bách hại, vì đó là dịp họ chứng tỏ tấm lòng của
họ đối với Chúa.
2. Trong Tin Mừng
có nhiều “lời hứa” rất đáng
sợ : “Chúng con sẽ bị chính cha mẹ,
anh chị em, bà con
và bạn hữu bắt nộp” ; “Họ sẽ giết
một số người trong chúng con” ; “Vì
danh Thầy, chúng con
sẽ bị mọi người
thù ghét” v.v. Tại
sao thế ? Bởi vì đó chính là con đường mà người
môn đệ phải đi : “Ai
muốn theo ta, hãy bỏ mình, vác thập giá mình mà theo” (Mc
8,34) ; và đó cũng
chính là hạnh
phúc thật của người môn đệ Chúa “Phúc cho ai bị bắt bớ
vì sự công chính”
(Mt 5,10).
3. Có lúc nào đó chúng ta thử
chậm rãi đọc lại những lời thấm thía trong kinh cầu các thánh tử đạo Việt
Nam :
- “Là chứng
nhân anh dũng của Đức Kitô”,
- “Là thành phần
trung kiên của Hội Thánh”,
- “Xưa
Chúa đã
ban cho các Ngài được
vững tin vào Lời Chúa, và đầy sức mạnh của Thánh Thần, nên các Ngài đã cam lòng chịu gian lao đau
khổ, quyết một lòng theo Đức Kitô trên con đường thập giá và hy sinh đến giọt máu cuối cùng”,
- “Các Ngài đã hy sinh tất cả
vì đức tin”...
4. Kiên trì trong nhiệm
vụ : Nhiệm vụ của đồng
là mỗi giây phải kêu lên một tiếng tic-tac. Một chiếc đồng hồ
trẻ vừa sinh ra từ một hãng chế
tạo được đưa về đặt trong phòng khách một gia đình. Cậu
bé làm bài toán về
những tiếng tic-tac mình phải phát ra : mỗi phút 60 giây, một giờ 60 phút, một ngày 24 giờ, một tháng 30 ngày, một năm 12 tháng. Cậu rùng mình sợ
hãi vì không biết
mình phải làm nhiệm vụ bao nhiêu năm. Thấy thế, cụ đồng hồ
già đứng ở xó nhà lên tiếng an ủi : “Cháu ơi đừng quá lo sợ
như thế. Bác đã làm công việc này suốt
3 thế hệ rồi. Kinh nghiệm
của bác là chỉ cần để
ý mỗi giây phát ra một tiếng thôi”. (Bruno
Hagspiel)
5. “Có kiên trì, anh em mới
giữ được mạng sống mình” (Lc 21,19)
Một
chàng thanh niên nọ
bị bỏ rơi từ
khi mới lọt lòng mẹ. Nhờ tình thương của ông bà cụ, anh thoát chết. Được sự nuôi nấng của gia đình, theo thời
gian, anh lớn lên, rồi trở thành một ngư phủ. Hằng ngày anh ra khơi đánh
cá về giúp cha mẹ nuôi. Cuộc sống tưởng êm đẹp. nào ngờ một hôm tai họa
ập đến, anh bị thương trần trọng do tai nạn thuyền gây ra. Mặc dù đã bán hết tài sản để chữa
chạy nhưng anh vẫn không khỏi bệnh. Bố mẹ anh “gạt
nước mắt” làm một cái chòi ở đầu đường
rồi đặt anh vào đó để
anh được sống nhờ lóng thương xót của
khách qua đường. Do
không được săn sóc, người anh mọc
đầy ghẻ lở. Bệnh
tật ngày một tăng, cơ thể hao mòn, cuộc đời như
đã mất…
Nhưng
rồi Thiên Chúa lại mỉm cười với anh. Với những lời động viên, an ủi,
khuyến khích của bố mẹ nuôi mới,
anh đã ố
gắng kiên nhẫn tập luyện : mỗi ngày 1 giờ, rồi 2 giờ, 3 giờ và cứ thế… Bây giờ trong anh bừng lên một niềm vui sung sướng, hạnh phúc : Tôi sẽ bình phục.
Lạy
Chúa, con cảm tạ Chúa vì Chúa luôn ở với con, gìn giữ
con và nâng đỡ con.
(Hosanna)
Lm.Carolo HỒ BẶC XÁI –
Gp.Cần Thơ
27/11/13 THỨ TƯ TUẦN 34 TN
Lc 21,12-19
Lc 21,12-19
VÌ DANH CHÚA KITÔ
“Vì danh Thầy, anh em sẽ bị mọi người thù ghét.” (Lc 21,17)
Suy niệm: Tác giả Herbert Workman rất có lý khi phát
biểu rằng: “Giáo Hội có lẽ đã không bị bách hại, nếu như Giáo Hội đã không quá
hăng hái tích cực vâng theo mệnh lệnh của Thầy Chí Thánh rao giảng Tin Mừng
khắp nơi! Nhưng khi Kitô giáo ngưng rao giảng Tin Mừng nhanh chóng, thì không
còn là Kitô giáo nữa.” Phải
chăng Chúa Kitô và những kẻ theo Ngài luôn luôn bị bách hại? Và phải chăng Chúa
Kitô, dẫu nhập thể vào giai đoạn lịch sử nào chăng nữa, Ngài luôn luôn phải
chịu đóng đinh, bị khinh chê, bị loại trừ? Thầy Giêsu còn bị ngược đãi như thế
huống hồ là các môn đệ của Ngài có “bị thù ghét vì danh Thầy” cũng là điều đương nhiên; đó là cái giá phải
trả vì tin vào Đức Giêsu, nhưng đó cũng là vinh dự vì “phần thưởng của anh em sẽ rất
lớn ở trên trời” (x.
Lc 6,23.35).
Mời Bạn: Có khi nào trong cuộc sống bạn gặp thiệt thòi,
bị chống đối, bị thù ghét vì sống theo Lời Chúa dạy, vì sống theo những giá trị
của Tin Mừng không? Nếu gặp tình huống phải lựa chọn, bạn có sẵn sàng từ bỏ
những lợi lộc, thú vui bất chính để chọn sống lương thiện theo Lời Chúa răn dạy
cho dù có phải chịu những thiệt thòi, thù ghét thậm chí bách hại không?
Sống Lời Chúa: Không e ngại, không hổ thẹn, trái lại vui tươi
thực hành Tin Mừng Chúa truyền dạy và mạnh dạn loan báo Tin Mừng cho anh chị em.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, sống cho Chúa và thuộc về Chúa là
cùng đi với Chúa trên con đường hẹp của thập giá; nhưng chúng con luôn an tâm
vì xác tín rằng Chúa luôn ở cùng chúng con và chúng con sẽ được chung hưởng
hạnh phúc vinh quang với Chúa trong Nước Trời.
Một sợi tóc
Bất cứ khi nào chúng ta bước qua những giá trị
ngàn đời của Kitô giáo, như sự thật, sự sống, công bằng, bác ái, nhân phẩm, tự
do, lương tâm, khi ấy chúng ta chối bỏ Đức Kitô Giêsu.
Suy niệm:
Lúc trời còn tối, ngày 16
tháng 11 năm 1989, tại nước El Salvador,
một nhóm người có vũ
trang đã xâm nhập vào Đại Học Trung Mỹ.
Chúng đã giết sáu linh
mục Dòng Tên và hai mẹ con người nấu ăn.
Giết xong chúng đã kéo
xác ra ngoài vườn và làm những trò man rợ.
Các linh mục này đều là
những nhà trí thức, có ảnh hưởng trong xã hội.
Họ muốn nói lên tiếng nói
của người nghèo, chịu cảnh bất công,
muốn chấm dứt cuộc nội
chiến kéo dài khiến hơn 70 ngàn người chết.
Họ đã phải trả giá bằng
vụ thảm sát bất ngờ,
đã chết như những chứng
nhân, những vị tử đạo thời mới.
Chuyện ấy đã xảy ra cách
đây hai mươi năm rồi.
Trong bài Tin Mừng hôm
nay, Đức Giêsu nói về những cuộc bách hại
xảy ra trước khi Ngài trở
lại trong ngày tận thế.
Các môn đệ sẽ phải chịu
những gì Thầy mình đã chịu.
Họ sẽ bị bắt, bị ngược
đãi, bị tù đày, bị đem ra tòa đạo, tòa đời (c. 12).
Họ sẽ bị nộp bởi chính
người thân, bị mọi người thù ghét,
và thậm chí bị giết hại
(cc. 16.17).
Tất cả những gì các môn
đệ phải chịu đều là vì danh Thầy (cc. 12. 17).
Chính tình yêu trung tín
đối với Thầy và giáo huấn của Thầy
đã khiến bao Kitô hữu tự
nguyện đón nhận khổ đau và cái chết.
Không phải chỉ chối Thầy
cách công khai mới mang tội bất trung.
Không phải chỉ bước qua
thập giá mới là phản bội.
Bất cứ khi nào chúng ta
bước qua những giá trị ngàn đời của Kitô giáo,
như sự thật, sự sống,
công bằng, bác ái, nhân phẩm, tự do, lương tâm,
khi ấy chúng ta chối bỏ
Đức Kitô Giêsu.
Bất cứ khi nào chúng ta
dám xả thân để sống cho những giá trị đó,
chúng ta đã làm chứng cho
Ngài rồi.
Gioan Tẩy Giả đã chết vì
nói sự thật mất lòng với Hêrôđê.
Maria Goretti đã chết vì
muốn sống trong sạch.
Maximilien Kônbê đã xin
chết thay cho người khác vì lòng bác ái.
Tất cả đều được Giáo Hội
tôn kính như những vị tử đạo,
dù họ không chết vì tuyên
xưng niềm tin vào Đức Giêsu.
Đối với Đức Giêsu, giây
phút đứng trước tòa là giây phút quan trọng.
Người môn đệ có cơ hội
công khai làm chứng cho Thầy (c. 13).
Đức Giêsu không để họ một
mình đối diện với sức mạnh của quyền uy.
Ngài hứa sẽ giúp họ trả
lời những cáo buộc của tòa án (c. 15; Cv 6, 10).
Thế nên họ chẳng có gì
phải xao xuyến, lo âu (c. 14).
Tòa án trở thành nơi làm
chứng tuyệt vời của người môn đệ.
Điều quan trọng khi bị
bách hại là phải kiên trì (c. 19).
Có nhiều kiểu hành hạ
nhằm làm cho người môn đệ bỏ cuộc.
Nhưng một sợi tóc anh em
cũng không bị mất (c. 18)
nghĩa là Chúa sẽ lo từng
li từng tí cho môn đệ của mình.
Mạng sống của các môn đệ
ở đời này có thể bị mất (c. 16),
nhưng nếu họ kiên trì và
trung tín, họ sẽ giữ được nó ở đời sau.
Chúng ta cầu cho nhau
được ơn kiên trì giữa thử thách của thời đại mới.
Cầu nguyện:
Lạy Chúa Giêsu, vị tử đạo tuyệt vời,
Chúa
đưa chúng con vào thế giằng co liên tục.
Chúa
vừa chọn chúng con ra khỏi thế gian,
lại
vừa sai chúng con vào trong thế gian đó.
Thế gian này vàng thau
lẫn lộn.
Có khi vàng chỉ là lớp mạ
bên ngoài.
Xin cho chúng con giữ được bản lãnh của mình,
giữ được vị mặn của muối,
và sức tác động của men,
để đem đến cho thế gian
một linh hồn, một sức
sống.
Chúng con chẳng sợ mình bỏ đạo,
chỉ sợ mình bỏ sống đạo
vì bị quyến rũ bởi bao
thú vui trần thế.
Xin cho chúng con đừng bao giờ quên rằng
chúng con mang dòng máu
của các vị tử đạo,
những người đã đặt Chúa
lên trên mạng sống.
Lạy Chúa Giêsu, nếu thế gian ghét chúng con,
thì xin cho chúng con cảm
thấy niềm vui
của người được diễm phúc
nên giống Chúa. Amen.
Lm Antôn Nguyễn Cao
Siêu, SJ
Suy niệm
Bình an
Cuộc sống mỗi người luôn có rất nhiều khó khăn
vất vả, rất nhiều âu lo làm cho tôi thấy hoang mang sợ hãi. Nhưng khi đọc đoạn
tin mừng này, tôi cảm thấy bình an thật nhiều. Ngày xưa, Chúa Giêsu an ủi động
viên những người theo Chúa, những môn đệ của Chúa đừng sợ trong bất cứ hoàn
cảnh nào vì có Chúa luôn ở bên, luôn bảo vệ và ban ơn giúp sức cho họ: “dù
một sợi tóc trên đầu anh em cũng không bị mất đâu”… thì giờ đây trước những
hoàn cảnh của cuộc sống, tôi cảm thấy rằng Chúa Giêsu cũng đang an ủi khích lệ
và động viên tôi.
Và với niềm xác tín, tôi cũng cảm thấy Chúa luôn
bênh đỡ, bảo vệ, giúp sức và dìu dắt tôi từng giờ từng ngày:
§ Tôi không sợ khó khăn vất vả, vì có Chúa giúp
tôi..
§ Tôi không sợ đau khổ, vì có Chúa nâng đỡ tôi..
§ Tôi không sợ thất bại, vì có Chúa lo cho tôi..
§ Tôi không sợ bất cứ điều gì, vì có Chúa ở cùng
tôi..
§ Tôi có Chúa, chính vậy, tôi cảm thấy rất bình an
trước những thách đố trong cuộc sống.
Lạy Chúa, xin cho con dám sẵn sàng đối diện và
đón nhận cuộc sống mỗi ngày dù đó là những điều trái ý hay những vất vả khổ
đau. Xin cho con nhận ra sự hiện diện của Chúa bên con thật gần để con sống
trong bình an, luôn trung thành với Chúa và làm chứng cho Chúa trong đời sống
mỗi ngày. Amen.
Hãy
Nâng Tâm Hồn Lên
27
THÁNG MƯỜI MỘT
Khởi Đầu Và Kết Thúc Của Tạo Vật
“Nhân loại
sẽ nhìn thấy Con Người xuất hiện trên đám mây với uy quyền và vinh quang cao cả”
(Lc 21,27).
Mùa Vọng
hướng suy tư của chúng ta về sự khởi đầu, bởi vì mầu nhiệm sáng tạo cho thấy sự
đến lần thứ nhất của Thiên Chúa. Và sự khởi đầu ấy hướng chỉ cái chung cuộc: sự
đến lần thứ hai của Đức Kitô.
Các Sách
Tin Mừng nói về những dấu hiệu của thời cánh chung. Thế giới này sẽ trải qua sự
hủy diệt và tiêu vong. Thật vậy, sự qua đi của các tạo vật không ngừng nhắc
chúng ta rằng thế giới này sẽ kết thúc. Chúa Nhật I Mùa Vọng gợi lên cho chúng
ta những suy tư về mầu nhiệm rất quan trọng này: mầu nhiệm bắt đầu và kết thúc
của tạo vật.
Mầu nhiệm
về bản tính phù du của vạn vật và mầu nhiệm sự chết tự nó biểu lộ rõ ràng nơi mọi
sự chung quanh chúng ta. Không ai nghi ngờ sự kiện rằng mọi sự trên đời này sẽ
tiêu vong và thế giới hữu hình này sẽ mai một. Không ai nghi ngờ sự thật rằng mọi
người trên trái đất này rồi sẽ chết. Đời sống con người như một cánh hoa sớm nở
tối tàn. Xuyên qua sự qua đi của thế giới và xuyên qua sự chết của con người,
Thiên Chúa – Đấng Vĩnh Hằng – được tỏ lộ ra. Ngài không bị khống chế bởi thời gian.
Ngài là vĩnh cửu. Ngài là Đấng “hiện có, đã có và sẽ đến” (Kh 1,8).
Mùa Vọng
tiên vàn là một lời nhắc nhở rằng Thiên Chúa là Đấng vĩnh hằng. Thiên Chúa
không có khởi đầu – cũng không có chung cuộc.
- suy tư 366 ngày của Đức Gioan
Phaolô II -
Lm. Lê Công Đức dịch từ nguyên tác
LIFT UP YOUR HEARTS
Daily Meditations by Pope John
Paul II
Lời Chúa Trong Gia Đình
Ngày
27-11
Đn 5,
1-6.13-14.16-17.23-28; Lc 21, 12-19.
LỜI SUY NIỆM: Trong những điềm báo trước ngày Chúa quang lâm. Chúa Giêsu
còn cho chúng ta biết: “Nhưng trước khi tất cả các sự ấy xãy ra, thì người ta sẽ
tra tay bắt và ngược đãi anh em, nộp anh em cho các hội đường và bỏ tù, điệu
anh em đến trước mặt vua chúa quan quyền vì danh Thầy. Đó là cơ hội anh em làm
chứng cho Thầy” (Lc 21,12-13)
Hạnh phúc cho những
Kitô hữu được làm chứng cho Chúa trong mọi lúc, mọi nơi và mọi hoàn cảnh. Chính
những lúc này chúng ta sẽ nhận rõ sự hiện diện của Chúa Giêsu trong mọi hành
vi, cũng như trong mọi lời nói là của chính Chúa Giêsu, chứ không còn là của
mình nữa. Đặc biết là những người đã phải trả lời với những quan quyền trần thế
khi họ hỏi về đức tin và giáo lý. Chúng ta mới cảm nhận được sự khôn ngoan và đầy
đủ, ngoài trí khôn và sự hiểu biết của mình.
Mạnh
Phương
27 Tháng Mười Một
Tiếng Vọng Rừng Sâu
Có một
cậu bé ngỗ nghịch thường bị mẹ khiển trách. Ngày nọ, giận mẹ nhưng không thể
xúc phạm một cách trực tiếp, cậu chạy đến một thung lũng cạnh một khu rừng rậm.
Cậu lấy hết sức mình và thét lên: "Tôi ghét người". Câu ngạc nhiên vô
cùng vì từ khu rừng có tiếng vọng lại: "Tôi ghét người". Cậu hoảng hốt
quay về với mẹ và khóc nức nở. Cậu không thể hiểu được từ trong rừng đã có người
thù ghét cậu.
Người
mẹ nắm tay đưa cậu trở lại khu rừng và bảo cậu hãy hét lên: "Tôi yêu người".
Lạ lùng thay, cậu vừa dứt tiếng thì cũng có người nói vọng lại: "Tôi yêu
người". Lúc đó người mẹ mới giải thích cho cậu như sau: "Con ơi, đó
là định luật trong cuộc sống của chúng ta. Con cho điều gì, con sẽ nhân
điều đó. Ai gieo gió thì người đó gặt bão. Nếu con thù ghét người, thì người
cũng sẽ thù ghét con. Nếu con yêu thương người, thì người cũng sẽ yêu thương
con".
Hận thù
lúc nào cũng kéo theo hận thù, bạo động lúc nào cũng sinh ra bạo động. Chỉ có
tình yêu mới làm phát sinh tình yêu. Bạo động và hận thù không thể là phương thế
để cải tạo xã hội. Chỉ có tình yêu đích thực mới cải đổi được lòng người. Bạn
hãy sống cao thượng. Bạn hãy lấy tình yêu để đáp trả lại hận thù. Tiếng vọng
cao đẹp nhất của một nghĩa cử yêu thương lúc nào cũng là tiếng vọng của bình an
tự trong đáy tâm hồn chúng ta.
(Lẽ Sống)
Thứ Tư 27-11
Thánh Francesco
Antonio Fasani
1681-1742
S
|
inh ở Lucera (miền nam
nước Ý), Francesco gia nhập dòng Phanxicô năm 1695. Mười năm sau khi được chịu
chức linh mục, ngài dạy triết cho các đệ tử, làm quản lý nhà dòng và sau đó làm
bề trên. Khi nhiệm kỳ chấm dứt, ngài làm giám đốc đệ tử viện và sau cùng trông
coi một giáo xứ trong vùng.
Trong các công việc,
ngài là một người nhân từ, đạo đức và hãm mình. Ngài được người ta tìm đến để
xưng tội và nghe giảng. Một trong những nhân chứng cho việc phong thánh của
ngài xác nhận, "Trong bài giảng, ngài nói một cách bình thường, nhưng
tâm hồn tràn ngập tình yêu Thiên Chúa và tha nhân; như được Chúa Thánh Thần
nung đốt, ngài đưa ra các lời lẽ cũng như hành động trong Phúc Âm, khích động
người nghe và thúc giục họ ăn năn sám hối." Thánh Francesco còn là
người bạn tốt của người nghèo, ngài không bao giờ do dự tìm đến các ân nhân một
khi có nhu cầu cho người nghèo.
Khi ngài từ trần ở
Lucera, các trẻ em chạy khắp đường phố và la lớn, "Ông thánh chết rồi!
Ông thánh chết rồi!"
Francesco được phong
thánh năm 1986.
Lời Bàn
Cuộc đời mỗi người là
tùy thuộc chúng ta lựa chọn. Nếu chúng ta keo kiệt, chúng ta sẽ trở nên người
bủn xỉn. Nếu chúng ta sống yêu thương, chúng ta sẽ trở nên người nhân hậu. Sự
thánh thiện của Thánh Francesco Antonio Fasani là kết quả của những lựa chọn nhỏ
bé để cộng tác với ơn sủng của Thiên Chúa.
Lời Trích
Trong bài giảng nhân dịp
phong thánh cho Thánh Francesco, Ðức Giáo Hoàng Gioan Phao-lô II chia sẻ về
đoạn phúc âm Gioan 21:15, trong đó Ðức Giêsu hỏi Thánh Phêrô có yêu Ngài hơn
các tông đồ khác không, và sau đó Chúa nói với Thánh Phêrô, "Hãy chăm sóc
đàn chiên của Thầy." Ðức giáo hoàng nhận xét yếu tố quyết định sự thánh
thiện của một người là tình yêu. "Thánh nhân là người đã biến tình yêu
được Ðức Kitô dạy bảo trở thành đức tính căn bản của đời sống, là tiêu chuẩn
cho sự suy nghĩ và hoạt động, là đích tối cao cho những khát vọng của ngài"
(Trích trong tờ
L'Observatore Romano, tập 16, số 3, 1986).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét