Giải đáp phụng vụ: Tiếp nhận Bánh và Rượu ở vị trí nào?
Giải
đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học
và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông
Đồ), Rôma.
Hỏi: Đâu là vị trí thích hợp nhất cho việc tiếp nhận bánh và rượu của đoàn rước dâng lễ vật: trước bàn thờ, bờ ngăn cung thánh, hoặc một vị trí khác? - A. F., Novara, Ý.
Đáp: Việc rước dâng lễ vật được mô tả trong nhiều tài liệu. Sách Lễ Nghi Giám Mục mô tả nghi thức trong số 145:
"Xong lời cầu chung, Giám Mục ngồi, đội mũ mitra. [...]. Các Phó tế và các tá viên đem khăn thánh, khăn lau chén, chén thánh và Sách lễ đặt trên bàn thờ.
«Rồi mang của lễ lên. Tín hữu nên biểu thị sự tham gia của mình, bằng cách mang bánh và rượu để cử hành Thánh Thể, thậm chí cả những tặng phẩm khác có thể giúp ích cho yêu cầu của Giáo Hội và cho người nghèo. Của lễ các tín hữu mang, thì các Phó tế hoặc Giám Mục nhận ở chỗ nào thuận tiện. Bánh và rượu thì Phó tế mang lên bàn thờ ; còn các tặng phẩm khác thì đặt ở nơi xứng hợp đã dọn sẵn» (Bản dịch tiếng Việt của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam).
Qui chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma (GIRM ) nói :
“139. Sau lời nguyện cho mọi người, mọi người ngồi và bắt đầu hát ca tiến lễ (x. số 74), nếu có rước lễ phẩm. Thầy giúp lễ hay một thừa tác viên giáo dân khác đem khăn thánh, khăn lau chén, chén thánh và Sách Lễ đặt trên bàn thờ.
“140. Nên để cho các tín hữu biểu lộ sự tham dự bằng việc tiến dâng bánh và rượu dùng vào việc tế lễ, hoặc những phẩm vật dùng để đáp ứng các nhu cầu của thánh đường và cứu trợ người nghèo. Vị tư tế, với sự trợ giúp của thầy giúp lễ hay một thừa tác viên khác, nhận lãnh các phẩm vật giáo dân dâng tiến. Bánh và rượu dùng trong Thánh Lễ, thì đem đặt trên bàn thờ, những phẩm vật khác thì đem để vào nơi thích hợp (x. số 73)” (Bản dịch tiếng Việt của Lm. Phanxicô Xaviê Nguyễn Chí Cần, giáo phận Nha Trang).
Tuy nhiên, nếu có một phó tế, thầy thực hiện các nhiệm vụ nêu tại số 139. Do đó, “thầy phó tế cùng với thầy giúp lễ đi dọn bàn thờ, nhưng chính thầy phải sửa soạn các bình thánh” (xem GIRM, số 178 và 190, bản dịch như trên). Thầy cũng giúp linh mục tiếp nhận lễ vật do giáo dân dâng tiến.
Năm 2004, Thánh Bộ Phụng Tự và Kỷ luật Bí Tích xuất bản huấn thị "Redemptionis Sacramentum" (Bí Tích Cứu Độ). Tài liệu này cung cấp chỉ dẫn chính xác về việc dâng lễ vật:
"70. Những lễ vật mà các tín hữu có thói quen dâng kính trong Thánh Lễ để cho Phụng Vụ thánh Thể, không nhất thiết chỉ là bánh và rượu, dùng để cử hành Thánh Thể, mà chúng cũng có thể là những tặng vật khác, được các tín hữu mang đến, nghĩa là tiền bạc hay của cải khác dùng để thi hành bác ái đối với người nghèo. Tuy nhiên, những lễ vật cụ thể phải luôn diễn tả được rõ ràng quà tặng thật sự mà Chúa trông chờ nơi chúng ta : đó là một tâm hồn thống hối ăn năn và lòng mến Chúa yêu người, làm cho ta xứng hợp với hy lễ của Đức Kitô, Đấng đã nộp chính mình vì chúng ta. Quả nhiên, chính trong Phép Thánh Thể mà mầu nhiệm đức ái này được sáng ngời ở điểm cao nhất, mầu nhiệm đức ái mà Đức Giêsu Kitô đã bày tỏ trong Bữa Tiệc Ly, bằng việc rửa chân cho các môn đệ của Người. Tuy nhiên, để bảo vệ phẩm giá của Phụng Vụ thánh, các lễ vật cụ thể phải được dâng tiến một cách xứng hợp. Cho nên tiền bạc, cũng như những tặng vật khác dành cho người nghèo, phải được đặt để vào một nơi thích hợp, ngoài bàn tiệc Thánh Thể. Để riêng tiền bạc và, nếu có, một phần nhỏ những tặng vật khác tượng trưng cho số lớn hơn, nên dâng những tặng vật này ngoài cử hành Thánh Lễ” (Bản dịch tiếng Việt của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam).
Sau Hội nghị năm 2005 của Thượng Hội Đồng Giám mục về Bí tích Thánh Thể, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI tiếp tục phản ánh điều này trong Tông Huấn "Sacramentum Caritatis" (Bí tích Tình yêu):
"47. Các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng cũng đã đề nghị chú ý đến việc dâng lễ vật. Đây không đơn giản nói đến một “phần chuyển tiếp” giữa phụng vụ Lời Chúa và Thánh Thể. Hơn nữa, làm như thế là làm yếu đi ý nghĩa của một nghi lễ duy nhất được tạo nên bởi hai phần có liên quan. Cử chỉ khiêm tốn và đơn giản này thật sự rất có ý nghĩa : trong bánh và rượu chúng ta dâng lên bàn thờ mọi tạo vật đều được Đức Kitô, Đấng Cứu Độ, đón nhận để được biến đổi và dâng lên Thiên Chúa Cha. Trong cách nhìn này chúng ta cũng đưa lên bàn thờ tất cả những đau khổ và khốn cùng của thế giới, trong niềm xác tín rằng tất cả đều đáng quí trọng trước mặt Thiên Chúa. Để được sống đúng ý nghĩa của cử chỉ này không cần nhấn mạnh thêm bằng những hình thức rườm rà không thích hợp. Cử chỉ này làm cho chúng ta nhận ra Thiên Chúa mời gọi con người tham dự vào việc hoàn thành công trình của Ngài, và khi làm việc này, lao công của con người có được một ý nghĩa tràn đầy, bởi vì qua cử hành Thánh Thể, lao công của con người được kết hợp với hiến tế cứu độ của Đức Kitô” (Bản dịch tiếng Việt của Ủy ban Giáo lý Đức tin trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam).
Mặc dầu có sự phong phú về tài liệu như thế, không tài liệu nào cung cấp bất cứ chỉ dẫn chính xác về vị trí tiếp nhận lễ vật. Hầu hết chỉ nói là “một nơi thích hợp".
Việc thiếu qui định chính xác này có lẽ là sự lựa chọn tốt nhất, vì người ta gần như không thể tiên liệu việc tổ chức sắp xếp của mỗi giáo xứ và mọi giáo xứ.
Một nơi thích hợp có nghĩa là một nơi mà các lễ vật có thể được trao cho linh mục, được chuyển qua phó tế hay thừa tác viên khác, và đem về bàn thờ trong một cách thức đơn giản và không gây trở ngại cho mọi người liên quan. Do đó, nơi thích hợp được xác định bởi cảm thức chung phụng vụ, có tính đến các yếu tố như số lượng các bậc cấp trong cung thánh, không gian đủ cho các thừa tác viên, và đường đi dẫn đến bàn thờ.
Trong hầu hết các trường hợp, điều này có nghĩa rằng linh mục và các thừa tác viên, sau khi bàn thờ đã được chuẩn bị, đi đến phía giữa của cung thánh và tiếp nhận lễ vật ở bậc cấp đầu tiên. Điều này có lợi thế: các tín hữu mang lễ vật không lo lắng về các trở ngại, chẳng hạn bậc cấp khó đi, và nó cho phép các thành viên của các cộng đoàn phụng vụ thuộc đủ lứa tuổi và tình trạng sức khỏe khác nhau, kể cả người sử dụng xe lăn, có thể tham gia vào việc dâng lễ vật.
Trong các trường hợp khác, cần phải thích ứng với điều kiện sức khỏe của linh mục, đặc biệt nếu ngài là cao niên hoặc có khó khăn về di chuyển.
Khi một Giám mục cử hành thánh lễ, hoặc trong thánh lễ trọng, các lễ vật có thể được đem tới vị chủ tế đang ngồi; ngài tiếp nhận và chuyển cho các phó tế hoặc thừa tác viên khác.
Nếu thực hiện việc này, điều khôn ngoan là nên chọn một cách cẩn thận các người dâng lễ vật, và nên tập nghi thức trước.
Và trong mọi trường hợp, tốt hơn là chính linh mục không tự mình cầm lễ vật nào tới bàn thờ. (Zenit.org 19-11-2013)
Nguyễn Trọng Đa
Hỏi: Đâu là vị trí thích hợp nhất cho việc tiếp nhận bánh và rượu của đoàn rước dâng lễ vật: trước bàn thờ, bờ ngăn cung thánh, hoặc một vị trí khác? - A. F., Novara, Ý.
Đáp: Việc rước dâng lễ vật được mô tả trong nhiều tài liệu. Sách Lễ Nghi Giám Mục mô tả nghi thức trong số 145:
"Xong lời cầu chung, Giám Mục ngồi, đội mũ mitra. [...]. Các Phó tế và các tá viên đem khăn thánh, khăn lau chén, chén thánh và Sách lễ đặt trên bàn thờ.
«Rồi mang của lễ lên. Tín hữu nên biểu thị sự tham gia của mình, bằng cách mang bánh và rượu để cử hành Thánh Thể, thậm chí cả những tặng phẩm khác có thể giúp ích cho yêu cầu của Giáo Hội và cho người nghèo. Của lễ các tín hữu mang, thì các Phó tế hoặc Giám Mục nhận ở chỗ nào thuận tiện. Bánh và rượu thì Phó tế mang lên bàn thờ ; còn các tặng phẩm khác thì đặt ở nơi xứng hợp đã dọn sẵn» (Bản dịch tiếng Việt của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam).
Qui chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma (GIRM ) nói :
“139. Sau lời nguyện cho mọi người, mọi người ngồi và bắt đầu hát ca tiến lễ (x. số 74), nếu có rước lễ phẩm. Thầy giúp lễ hay một thừa tác viên giáo dân khác đem khăn thánh, khăn lau chén, chén thánh và Sách Lễ đặt trên bàn thờ.
“140. Nên để cho các tín hữu biểu lộ sự tham dự bằng việc tiến dâng bánh và rượu dùng vào việc tế lễ, hoặc những phẩm vật dùng để đáp ứng các nhu cầu của thánh đường và cứu trợ người nghèo. Vị tư tế, với sự trợ giúp của thầy giúp lễ hay một thừa tác viên khác, nhận lãnh các phẩm vật giáo dân dâng tiến. Bánh và rượu dùng trong Thánh Lễ, thì đem đặt trên bàn thờ, những phẩm vật khác thì đem để vào nơi thích hợp (x. số 73)” (Bản dịch tiếng Việt của Lm. Phanxicô Xaviê Nguyễn Chí Cần, giáo phận Nha Trang).
Tuy nhiên, nếu có một phó tế, thầy thực hiện các nhiệm vụ nêu tại số 139. Do đó, “thầy phó tế cùng với thầy giúp lễ đi dọn bàn thờ, nhưng chính thầy phải sửa soạn các bình thánh” (xem GIRM, số 178 và 190, bản dịch như trên). Thầy cũng giúp linh mục tiếp nhận lễ vật do giáo dân dâng tiến.
Năm 2004, Thánh Bộ Phụng Tự và Kỷ luật Bí Tích xuất bản huấn thị "Redemptionis Sacramentum" (Bí Tích Cứu Độ). Tài liệu này cung cấp chỉ dẫn chính xác về việc dâng lễ vật:
"70. Những lễ vật mà các tín hữu có thói quen dâng kính trong Thánh Lễ để cho Phụng Vụ thánh Thể, không nhất thiết chỉ là bánh và rượu, dùng để cử hành Thánh Thể, mà chúng cũng có thể là những tặng vật khác, được các tín hữu mang đến, nghĩa là tiền bạc hay của cải khác dùng để thi hành bác ái đối với người nghèo. Tuy nhiên, những lễ vật cụ thể phải luôn diễn tả được rõ ràng quà tặng thật sự mà Chúa trông chờ nơi chúng ta : đó là một tâm hồn thống hối ăn năn và lòng mến Chúa yêu người, làm cho ta xứng hợp với hy lễ của Đức Kitô, Đấng đã nộp chính mình vì chúng ta. Quả nhiên, chính trong Phép Thánh Thể mà mầu nhiệm đức ái này được sáng ngời ở điểm cao nhất, mầu nhiệm đức ái mà Đức Giêsu Kitô đã bày tỏ trong Bữa Tiệc Ly, bằng việc rửa chân cho các môn đệ của Người. Tuy nhiên, để bảo vệ phẩm giá của Phụng Vụ thánh, các lễ vật cụ thể phải được dâng tiến một cách xứng hợp. Cho nên tiền bạc, cũng như những tặng vật khác dành cho người nghèo, phải được đặt để vào một nơi thích hợp, ngoài bàn tiệc Thánh Thể. Để riêng tiền bạc và, nếu có, một phần nhỏ những tặng vật khác tượng trưng cho số lớn hơn, nên dâng những tặng vật này ngoài cử hành Thánh Lễ” (Bản dịch tiếng Việt của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam).
Sau Hội nghị năm 2005 của Thượng Hội Đồng Giám mục về Bí tích Thánh Thể, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI tiếp tục phản ánh điều này trong Tông Huấn "Sacramentum Caritatis" (Bí tích Tình yêu):
"47. Các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng cũng đã đề nghị chú ý đến việc dâng lễ vật. Đây không đơn giản nói đến một “phần chuyển tiếp” giữa phụng vụ Lời Chúa và Thánh Thể. Hơn nữa, làm như thế là làm yếu đi ý nghĩa của một nghi lễ duy nhất được tạo nên bởi hai phần có liên quan. Cử chỉ khiêm tốn và đơn giản này thật sự rất có ý nghĩa : trong bánh và rượu chúng ta dâng lên bàn thờ mọi tạo vật đều được Đức Kitô, Đấng Cứu Độ, đón nhận để được biến đổi và dâng lên Thiên Chúa Cha. Trong cách nhìn này chúng ta cũng đưa lên bàn thờ tất cả những đau khổ và khốn cùng của thế giới, trong niềm xác tín rằng tất cả đều đáng quí trọng trước mặt Thiên Chúa. Để được sống đúng ý nghĩa của cử chỉ này không cần nhấn mạnh thêm bằng những hình thức rườm rà không thích hợp. Cử chỉ này làm cho chúng ta nhận ra Thiên Chúa mời gọi con người tham dự vào việc hoàn thành công trình của Ngài, và khi làm việc này, lao công của con người có được một ý nghĩa tràn đầy, bởi vì qua cử hành Thánh Thể, lao công của con người được kết hợp với hiến tế cứu độ của Đức Kitô” (Bản dịch tiếng Việt của Ủy ban Giáo lý Đức tin trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam).
Mặc dầu có sự phong phú về tài liệu như thế, không tài liệu nào cung cấp bất cứ chỉ dẫn chính xác về vị trí tiếp nhận lễ vật. Hầu hết chỉ nói là “một nơi thích hợp".
Việc thiếu qui định chính xác này có lẽ là sự lựa chọn tốt nhất, vì người ta gần như không thể tiên liệu việc tổ chức sắp xếp của mỗi giáo xứ và mọi giáo xứ.
Một nơi thích hợp có nghĩa là một nơi mà các lễ vật có thể được trao cho linh mục, được chuyển qua phó tế hay thừa tác viên khác, và đem về bàn thờ trong một cách thức đơn giản và không gây trở ngại cho mọi người liên quan. Do đó, nơi thích hợp được xác định bởi cảm thức chung phụng vụ, có tính đến các yếu tố như số lượng các bậc cấp trong cung thánh, không gian đủ cho các thừa tác viên, và đường đi dẫn đến bàn thờ.
Trong hầu hết các trường hợp, điều này có nghĩa rằng linh mục và các thừa tác viên, sau khi bàn thờ đã được chuẩn bị, đi đến phía giữa của cung thánh và tiếp nhận lễ vật ở bậc cấp đầu tiên. Điều này có lợi thế: các tín hữu mang lễ vật không lo lắng về các trở ngại, chẳng hạn bậc cấp khó đi, và nó cho phép các thành viên của các cộng đoàn phụng vụ thuộc đủ lứa tuổi và tình trạng sức khỏe khác nhau, kể cả người sử dụng xe lăn, có thể tham gia vào việc dâng lễ vật.
Trong các trường hợp khác, cần phải thích ứng với điều kiện sức khỏe của linh mục, đặc biệt nếu ngài là cao niên hoặc có khó khăn về di chuyển.
Khi một Giám mục cử hành thánh lễ, hoặc trong thánh lễ trọng, các lễ vật có thể được đem tới vị chủ tế đang ngồi; ngài tiếp nhận và chuyển cho các phó tế hoặc thừa tác viên khác.
Nếu thực hiện việc này, điều khôn ngoan là nên chọn một cách cẩn thận các người dâng lễ vật, và nên tập nghi thức trước.
Và trong mọi trường hợp, tốt hơn là chính linh mục không tự mình cầm lễ vật nào tới bàn thờ. (Zenit.org 19-11-2013)
Nguyễn Trọng Đa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét