Scalfari, người phỏng vấn Đức Phanxicô, thú nhận
Eugenio Scalfari |
Chủ bút Eugenio Scalfari thú nhận rằng “rất có thể”
một số lời của Đức Giáo Hoàng được ông tường thuật trong cuộc phỏng vấn đăng
trên tờ La Republica ngày 1 tháng Mười “không được chính Đức Giáo Hoàng chia sẻ”.
Cuộc phỏng vấn trên đã dẫn tới nhiều lời phê phán đối với Đức GH Phanxicô, nhất là đoạn Scalfari cho rằng Đức Giáo Hoàng nói về lương tâm: “mọi người đều có ý niệm riêng về điều thiện và điều ác và phải chọn điều thiện và chống điều ác theo nhận định của họ. Điều ấy đủ để làm thế giới nên tốt đẹp hơn”.
Theo tường thuật của Scalfari, Đức Phanxicô cũng mô tả Giáo Triều Rôma như “cơn bệnh hủi”.
Sau khi cuộc phỏng vấn được đăng tải, giám đốc báo chí của Vatican là linh mục Federico Lombardi cho rằng bản văn xét chung trung thành với tư tưởng của Đức Giáo Hoàng, dù không thể coi đây như một phần huấn quyền của ngài. Bài phỏng vấn cũng được lồng trong số các diễn từ của Đức Giáo Hoàng trên trang mạng của Vatican, và được dịch sang 6 thứ tiếng.
Tuy nhiên, trong các tuần lễ sau đó, bài phỏng vấn tạo ra nhiều lời chỉ trích và người ta nghi ngờ tính chính xác của nó đối với các lời phát biểu của Đức Giáo Hoàng.
Gần đây, bản văn đã bị lấy khỏi trang mạng của Vatican vì “tín liệu trong bài phỏng vấn tuy đáng tin trên bình diện tổng quát, nhưng không đáng tin trên bình diện phân tích từng điểm một”. Cha Lombardi nói với các nhà báo như thế vào ngày 15 tháng Mười Một.
Trong một buổi gặp gỡ với các nhà báo thuộc Hiệp Hội Báo Chí Ngoại Quốc ở Rôma, Scalfari cho rằng mọi cuộc phỏng vấn của ông đều tiến hành không có máy ghi âm, cũng như ghi chép gì khi nhân vật được phỏng vấn đang nói. Ông bảo: “Tôi cố gắng hiểu người tôi đang phỏng vấn, và sau đó, tôi viết lại các câu trả lời của họ bằng chính ngôn từ của tôi”.
Ông nhìn nhận rằng vì thế rất có thể “một số lời của Đức Giáo Hoàng do tôi tường thuật đã không được Đức Phanxicô chia sẻ”.
Scalfari kể rằng sau khi La Republica cho đăng trọn các câu hỏi gửi Đức GH Phanxicô, Đức Tổng Giám Mục Giovanni Becciu của Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh có viết cho ông và nói rằng Đức GH Phanxicô đã đọc các bài của ông và khi thời gian cho phép, ngài sẽ viết trả lời.
Scalfari phúc đáp thư của Đức TGM Becciu, cám ơn ngài đã quan tâm và viết thêm rằng ông thích được gặp mặt đối mặt với Đức Giáo Hoàng hơn. Sau đó vài tuần, Scalfari nhận được lá thư dài chín trang của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, kèm theo lời giới thiệu của Đức TGM Becciu.
Scalfari điện thoại tới nơi cư ngụ của Đức GH Phanxicô tại Vatican và nói với Đức Ông Alfred Xuereb, thư ký riêng của Đức Giáo Hoàng, rằng ông sẽ cho đăng lá thư nhận được.
Lá thư ấy được đăng trên tờ La Republica ngày 11 tháng Chín. Và rồi ngày 20 tháng Chín, Đức GH Phanxicô điện thoại cho Scalfari và sắp xếp buổi gặp nhau vào chiều ngày 24 tháng Chín.
Scalfari cho hay: cuối buổi đàm đạo dài 80 phút, ông có xin Đức Giáo Hoàng cho phép tường thuật buổi đàm đạo. Đức Giáo Hoàng chấp thuận và Scalfari đề nghị sẽ gửi bản văn cho ngài trước khi cho đăng. Theo Scalfari, Đức Giáo Hoàng bảo ông “đừng mất thì giờ” gửi bản văn làm chi, vì “tôi tin ông”.
Scalfari cho hay: tuy nhiên, ông vẫn đã gửi bản văn ghi lại cuộc đàm đạo tới Vatican ngày 29 tháng Chín cùng với một lá thư đính kèm. Trong lá thư này, ông nói ông đã viết rằng “Tôi phải giải thích rằng tôi viết ra cuộc đàm đạo của chúng ta để mọi người hiểu cuộc đối thoại của chúng ta. Xin ngài nhớ cho rằng tôi không tường thuật một số điều ngài nói với tôi nhưng lại tường thuật một số điều ngài không nói với tôi mà là do tôi muốn lồng vào để độc giả hiểu ngài là ai”.
Theo Scalfari, hai ngày sau, Đức Ông Xuereb gọi cho ông và nói rằng Đức Giáo Hoàng cho phép đăng tải, và sau đó, nó đã được đăng tải thực sự.
Theo một nguồn tin từ Vatican ngỏ với Hãng Tin CNA ngày 19 tháng Mười Một, cuộc phỏng vấn “phải được gỡ bỏ khỏi trang mạng của Vatican vì nó không tường thuật trung thành các lời Đức Giáo Hoàng nói”.
Nguồn tin trên đặc biệt muốn nhấn mạnh rằng: “Đức Giáo Hoàng Phanxicô không bao giờ gọi Giáo Triều là phong cùi cả; ngài chỉ đánh giá tổng quát các triều đình Trung Cổ nói chung mà thôi. Đức Giáo Hoàng Phanxicô rất buồn khi các nhân viên của Giáo Triều cảm thấy khó chịu về các lời ngài nói”.
Cuộc phỏng vấn trên đã dẫn tới nhiều lời phê phán đối với Đức GH Phanxicô, nhất là đoạn Scalfari cho rằng Đức Giáo Hoàng nói về lương tâm: “mọi người đều có ý niệm riêng về điều thiện và điều ác và phải chọn điều thiện và chống điều ác theo nhận định của họ. Điều ấy đủ để làm thế giới nên tốt đẹp hơn”.
Theo tường thuật của Scalfari, Đức Phanxicô cũng mô tả Giáo Triều Rôma như “cơn bệnh hủi”.
Sau khi cuộc phỏng vấn được đăng tải, giám đốc báo chí của Vatican là linh mục Federico Lombardi cho rằng bản văn xét chung trung thành với tư tưởng của Đức Giáo Hoàng, dù không thể coi đây như một phần huấn quyền của ngài. Bài phỏng vấn cũng được lồng trong số các diễn từ của Đức Giáo Hoàng trên trang mạng của Vatican, và được dịch sang 6 thứ tiếng.
Tuy nhiên, trong các tuần lễ sau đó, bài phỏng vấn tạo ra nhiều lời chỉ trích và người ta nghi ngờ tính chính xác của nó đối với các lời phát biểu của Đức Giáo Hoàng.
Gần đây, bản văn đã bị lấy khỏi trang mạng của Vatican vì “tín liệu trong bài phỏng vấn tuy đáng tin trên bình diện tổng quát, nhưng không đáng tin trên bình diện phân tích từng điểm một”. Cha Lombardi nói với các nhà báo như thế vào ngày 15 tháng Mười Một.
Trong một buổi gặp gỡ với các nhà báo thuộc Hiệp Hội Báo Chí Ngoại Quốc ở Rôma, Scalfari cho rằng mọi cuộc phỏng vấn của ông đều tiến hành không có máy ghi âm, cũng như ghi chép gì khi nhân vật được phỏng vấn đang nói. Ông bảo: “Tôi cố gắng hiểu người tôi đang phỏng vấn, và sau đó, tôi viết lại các câu trả lời của họ bằng chính ngôn từ của tôi”.
Ông nhìn nhận rằng vì thế rất có thể “một số lời của Đức Giáo Hoàng do tôi tường thuật đã không được Đức Phanxicô chia sẻ”.
Scalfari kể rằng sau khi La Republica cho đăng trọn các câu hỏi gửi Đức GH Phanxicô, Đức Tổng Giám Mục Giovanni Becciu của Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh có viết cho ông và nói rằng Đức GH Phanxicô đã đọc các bài của ông và khi thời gian cho phép, ngài sẽ viết trả lời.
Scalfari phúc đáp thư của Đức TGM Becciu, cám ơn ngài đã quan tâm và viết thêm rằng ông thích được gặp mặt đối mặt với Đức Giáo Hoàng hơn. Sau đó vài tuần, Scalfari nhận được lá thư dài chín trang của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, kèm theo lời giới thiệu của Đức TGM Becciu.
Scalfari điện thoại tới nơi cư ngụ của Đức GH Phanxicô tại Vatican và nói với Đức Ông Alfred Xuereb, thư ký riêng của Đức Giáo Hoàng, rằng ông sẽ cho đăng lá thư nhận được.
Lá thư ấy được đăng trên tờ La Republica ngày 11 tháng Chín. Và rồi ngày 20 tháng Chín, Đức GH Phanxicô điện thoại cho Scalfari và sắp xếp buổi gặp nhau vào chiều ngày 24 tháng Chín.
Scalfari cho hay: cuối buổi đàm đạo dài 80 phút, ông có xin Đức Giáo Hoàng cho phép tường thuật buổi đàm đạo. Đức Giáo Hoàng chấp thuận và Scalfari đề nghị sẽ gửi bản văn cho ngài trước khi cho đăng. Theo Scalfari, Đức Giáo Hoàng bảo ông “đừng mất thì giờ” gửi bản văn làm chi, vì “tôi tin ông”.
Scalfari cho hay: tuy nhiên, ông vẫn đã gửi bản văn ghi lại cuộc đàm đạo tới Vatican ngày 29 tháng Chín cùng với một lá thư đính kèm. Trong lá thư này, ông nói ông đã viết rằng “Tôi phải giải thích rằng tôi viết ra cuộc đàm đạo của chúng ta để mọi người hiểu cuộc đối thoại của chúng ta. Xin ngài nhớ cho rằng tôi không tường thuật một số điều ngài nói với tôi nhưng lại tường thuật một số điều ngài không nói với tôi mà là do tôi muốn lồng vào để độc giả hiểu ngài là ai”.
Theo Scalfari, hai ngày sau, Đức Ông Xuereb gọi cho ông và nói rằng Đức Giáo Hoàng cho phép đăng tải, và sau đó, nó đã được đăng tải thực sự.
Theo một nguồn tin từ Vatican ngỏ với Hãng Tin CNA ngày 19 tháng Mười Một, cuộc phỏng vấn “phải được gỡ bỏ khỏi trang mạng của Vatican vì nó không tường thuật trung thành các lời Đức Giáo Hoàng nói”.
Nguồn tin trên đặc biệt muốn nhấn mạnh rằng: “Đức Giáo Hoàng Phanxicô không bao giờ gọi Giáo Triều là phong cùi cả; ngài chỉ đánh giá tổng quát các triều đình Trung Cổ nói chung mà thôi. Đức Giáo Hoàng Phanxicô rất buồn khi các nhân viên của Giáo Triều cảm thấy khó chịu về các lời ngài nói”.
Vũ Văn An11/23/2013(vietcatholic)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét