Trang

Thứ Tư, 20 tháng 11, 2013

BẢY MỐI TỘI ĐẦU

Bẩy mối tội đầu

Một trong những chủ đề phổ thông nhất để sách vở khai triển về luân lý là Bẩy Mối Tội Đầu. Bảng liệt kê các mối tội đầu do các đan sĩ Đông Phương soạn thảo này quả đã trở nên một dụng cụ chính xác để chẩn đoán tác phong con người, đến nỗi chính các người vô thần cũng đã phải đọc các sách loại này và viết ra chúng nữa. Một trong những người này chính là nhà nhân bản học Henry Fairlie. Ông chọn chủ đề này không những vì kính trọng các bậc đan sĩ thời xưa, mà còn vì thấy những cài nhìn thông sáng của các ngài mang lại nhiều ích lợi thực tế. 

Nhưng không tác giả nào đã có cách trình bày bẩy mối tội đầu này hay bằng Thánh Tôma Tiến Sĩ. Ngài trình bày mỗi tội này song song với nhân đức đối nghịch: “Cải tội bẩy mối có bẩy đức”. Nhưng vì là một môn đệ sáng chói của Arítốt, ngài biết rõ lý luận luân lý không phải là đường thẳng chạy từ phải qua trái, với tội ở một cực và nhân đức ở cực kia. Trái lại, ngài vẽ ra một tam giác, với một tội ở một đầu và đầu kia là một tội đối nghịch (thứ tội mà ngày nay ta gọi là ‘tâm bệnh” [neurosis]), và bên trên chúng, trên đỉnh kim tự tháp, nhân đức xuất hiện như một thứ “chiết trung vàng” (golden mean). 

Mỗi mối tội đầu đều là một lạm dụng hay dùng sai trái một điều tốt do Chúa dựng nên nào đó. Nhưng có nhiều cách lạm dụng sự vật, trong khi chỉ có một cách đúng đắn để sử dụng nó. Xin đơn cử một thí dụ về tính dục: người ta có thể ham “mê dâm dục” (lust) và dấn thân hay để mình bị ám ảnh bởi những cuộc tình trái phép. Hay nếu làm chủ được đức “sạch sẽ” (chastity), bạn sẽ chỉ giới hạn việc sử dụng việc làm tình trong bối cảnh thích đáng của nó là hôn nhân. Hay, và đây là điều đáng nói, nếu bạn quá bị ám ảnh bởi tội hay miệt thị các tạo phẩm thân xác, bạn có thể mắc cái bệnh sợ cả những điều tốt lành do Chúa tạo nên, và sa vào cơn tâm bệnh của Băng Giá Lạnh Lùng (frigidity). Những cuộc hôn nhân không tình dục kết thúc bằng ly dị là do cái thứ tội đặc thù này. Những người độc thân nhìn những người lập gia đình bằng con mắt khinh thường cũng là những người mắc thứ tội này. 

Ta có thể áp dụng cùng một cách luận giải như trên cho từng mỗi mối tội đầu còn lại: Người hà tiện quá gắn bó với những của cải do công khó nhọc và tài quán xuyến tạo nên. Người rộng rãi yêu của cải theo mức phải chăng và nắm được nghệ thuật chia sẻ nó. Trái lại, kẻ hoang đàng sử lý của cải một cách khinh thường và tha hồ phung phí nó, vì tưởng chắc nó sẽ lại đến với họ như từ trên cây. 

Người mê ăn uống hưởng các khoái lạc thể xác như thực phẩm hay rượu quá liều lượng hay một cách lầm lạc. Người điều độ (kiêng bớt) dùng lý trí và tự chế kiểm soát mọi khoái khẩu của mình. Trái lại, người vô xúc cảm luôn coi thực phẩm chỉ như những đơn vị ăn để sống vô vị, còn rượu tự nó là điều xấu xa.

Ở đầu ngược với hờn giận (wrath) không hẳn là hay nhịn (patience) mà là tôi mọi (servility), là thứ dạy ta rằng kẻ gây hấn cũng như bắt nạn luôn thắng thế, bất chấp thiệt hại gây ra cho nạn nhân chẳng may lọt vào tay chúng. 

Làm biếng không hẳn là tội biếng nhác cho bằng lãnh đạm (apathy), thứ tội dẫn tới chán nản thất vọng. Người siêng năng học biết làm việc với một thái độ chịu đựng lành mạnh và biết lượng giá các giới hạn và điểm yếu của mình. Trong khi ấy những kẻ cuồng nhiệt húc đầu vào tường, hành hạ những người yêu thương họ, và nếu họ không bể tung, thì họ cũng hết xí quách và cuối cùng rơi vào… biếng nhác. 

Kiêu căng dạy người ta tự tô son và hãnh diện về những điều không có thật, hay những điều thực sự họ không đáng được khen thưởng, như tự hào mình đẹp, trắng hay cao. Bạn có thể chống lại mối tội này bằng việc thực hành khiêm nhường, là đức giúp ta thành thực “tính sổ” các điểm mạnh và các điểm yếu của nình. Hoặc bạn cũng có thể sợ mình kiêu căng quá chăng nên lúc nào cũng cố gắng thu nhỏ mình lại đến thành vô nghĩa qua cái mặc cảm bối rối (scrupolosity) là cái mặc cảm đã khiến Martin Luther rời bỏ chức linh mục. 

Ngược với ghen ghét, tức tội riêng khiến ma qủy ghét điều tốt vì là điều tốt, không hẳn là đức yêu người của những tâm hồn đại lượng, mà là tội yếu nhược nhút nhát (pusillanimity), thứ tội khiến đầy tớ mang của cải của chủ trao cho chôn xuống dưới đất. Do đó, ngược với nghệ thuật tôn giáo xấu xí hiện đại tình cờ lại là chính nghệ thuật sùng kính xấu xí nhàm chán. Nghệ thuật tôn giáo tốt đẹp vượt trên cả hai loại nghệ thuật xấu xí kia, vì những người sáng tạo ra nó biết trải hồn mình lên trên và tinh tế hóa kỹ thuật của họ. 

Phần lớn các rắc rối và những điên khùng ta bắt gặp nơi các giới tôn giáo không hẳn phát xuất từ những người sa lầy trong tội cho bằng từ những người “tốt lành” nhưng phản ứng quá trớn đối với tội đến nỗi sa vào cái cực đoan trái ngược vì lầm tưởng đó là phía an toàn. Thiết nghĩ Origen, vốn là một trong các giáo phụ, từng mắc sai lầm loại này khi ông đương đầu với tội “mê dâm dục” bằng cách “cắt đứt” tội lỗi ngay tận gốc rễ! Một trong những nguyên nhân tạo ra quá nhiều hiện tượng tầm thường hay gậy ông đập lưng ông một cách tâm thần trong các giới Kitô hữu ngày nay có lẽ là do quên cách phân tích của Thánh Tôma, coi nhân đức là điều phức tạp, mảnh mai, và linh hoạt một cách hết sức đặc trưng. Ta phải cố gắng đào tạo con người mình một cách đúng đắn, cầu xin cho được những hướng dẫn tốt, và biết sử dụng đầu óc do Chúa ban cho để biện phân được điều Chúa thực sự muốn nơi ta. Điều ấy có thể là điều ta không mong chờ. Chúa có nhiều bất ngờ dành cho ta. 

Vũ Văn An11/20/2013(vietcatholic)


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét