16/08/2015
Chúa Nhật 20 Quanh
Năm Năm B
(phần I)
Bài
Ðọc I: Cn 9, 1-6
"Các
ngươi hãy ăn bánh của ta, và hãy uống rượu ta đã pha cho các ngươi".
Trích
sách Châm Ngôn.
Sự
khôn ngoan đã xây nhà mình và dựng bảy cột trụ, đã giết các sinh vật, pha rượu,
dọn bàn tiệc, và sai những nữ tỳ lên các nơi cao trong thành mà công bố rằng:
"Ai ngây thơ, hãy đến cùng ta". Và bảo những kẻ mê muội rằng:
"Các ngươi hãy đến ăn bánh của ta, và uống rượu ta đã pha cho các ngươi.
Các ngươi hãy bỏ sự ngây dại đi, thì sẽ được sống, và hãy bước theo đường lối
khôn ngoan".
Ðó
là lời Chúa.
Ðáp
Ca: Tv 33, 2-3. 10-11. 12-13. 14-15
Ðáp: Các bạn hãy nếm
thử và hãy nhìn coi, cho biết Chúa thiện hảo nhường bao (c. 9a).
Xướng:
1) Tôi chúc tụng Chúa trong mọi lúc, miệng tôi hằng liên lỉ ngợi khen Người.
Trong Chúa linh hồn tôi hãnh diện, bạn nghèo hãy nghe và hãy mừng vui. - Ðáp.
2)
Các thánh nhân của Chúa hãy tôn sợ Chúa, vì người tôn sợ Chúa chẳng thiếu thốn
chi; bọn sang giàu đã sa cơ nghèo đói, nhưng người tìm Chúa chẳng thiếu chi thiện
hảo. - Ðáp.
3)
Các đệ tử ơi, hãy lại đây, hãy nghe ta, ta sẽ dạy cho các con biết tôn sợ Chúa.
Ai là người yêu quý cuộc đời, mong sống lâu để hưởng nhiều phúc lộc. - Ðáp.
4)
Hãy giữ lưỡi đừng nói ra điều ác, và ngậm môi cho khỏi thốt ra lời gian ngoa.
Hãy lo tránh ác và hành thiện, hãy tìm kiếm và theo đuổi bình an. - Ðáp.
Bài
Ðọc II: Ep 5, 15-20
"Anh
em hãy ăn ở khôn ngoan theo thánh ý Chúa".
Trích
thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Êphêxô.
Anh
em thân mến, anh em hãy xét coi phải ăn ở thế nào cho thận trọng, đừng như những
kẻ dại dột, song như những người khôn ngoan: biết lợi dụng thời giờ, vì thời buổi
này đen tối. Vì thế anh em chớ ăn ở bất cẩn, nhưng hãy hiểu biết thế nào là
thánh ý Thiên Chúa. Anh em chớ say sưa rượu chè, vì rượu sinh ra dâm dục, nhưng
hãy tiếp nhận dồi dào Chúa Thánh Thần, cùng nhau hát lên những thánh vịnh, những
ca vãn và những bài ca đạo đức và hết lòng ca tụng Chúa. Hãy luôn luôn cảm tạ
Thiên Chúa là Cha trong mọi nơi mọi sự, nhân danh Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng
ta.
Ðó
là lời Chúa.
Alleluia:
Ga 14, 23
Alleluia,
alleluia! - Chúa phán: "Nếu ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ lời Thầy và Cha Thầy
sẽ yêu mến người ấy, và Chúng Ta sẽ đến và ở trong người ấy". - Alleluia.
Phúc
Âm: Ga 6, 51-59
"Thịt
Ta thật là của ăn, và Máu Ta thật là của uống".
Tin
Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Khi
ấy, Chúa Giêsu phán cùng dân Do-thái rằng: "Ta là bánh hằng sống từ trời
xuống; ai ăn bánh này, thì sẽ sống đời đời. Và bánh Ta sẽ ban, chính là thịt
Ta, để cho thế gian được sống".
Vậy
người Do-thái tranh luận với nhau rằng: "Làm sao ông này có thể lấy thịt
mình cho chúng ta ăn được?"
Bấy
giờ Chúa Giêsu nói với họ: "Thật, Ta bảo thật các ngươi: Nếu các ngươi
không ăn thịt Con Người và uống máu Ngài, các ngươi sẽ không có sự sống trong
các ngươi. Ai ăn thịt Ta và uống máu Ta thì có sự sống đời đời, và Ta, Ta sẽ
cho kẻ ấy sống lại ngày sau hết. Vì thịt Ta thật là của ăn, và máu Ta thật là của
uống. Ai ăn thịt Ta và uống máu Ta, thì ở trong Ta và Ta ở trong kẻ ấy. Cũng
như Cha, là Ðấng hằng sống đã sai Ta, nên Ta sống nhờ Cha, thì kẻ ăn Ta, chính
người ấy cũng sẽ sống nhờ Ta. Ðây là bánh bởi trời xuống. Không phải như cha
ông các ngươi đã ăn manna và đã chết, ai ăn bánh này thì sẽ sống đời đời".
Ðó
là lời Chúa.
Suy
Niệm: Hãy Ðến và Hãy Ăn
Cũng
như trong các Chúa nhật trước, các bài đọc Kinh Thánh hôm nay dường như muốn
lôi kéo suy tư của chúng ta ngay vào mầu nhiệm Thánh Thể. Nhưng vì đây là bí
tích nhiệm mầu và phong phú, những tư tưởng trực tiếp về Thánh Thể vừa phải được
chuẩn bị, vừa phải được khai triển. Chúng ta hãy đọc lại bài sách Cách Ngôn như
dẫn nhập vào bài Tin Mừng và coi bài thư Phaolô như quyết tâm theo sau nhận thức
của chúng ta về chính các lời của Ðức Kitô dạy dỗ hôm nay.
1.
Hãy Ðến
Trước
hết chúng ta hãy nhận lấy lời đức khôn ngoan mời đến dự tiệc Người đã dọn.
Sách
Cách Ngôn trong đoạn văn này tỏ ra phi thường. Quả vậy, thường tình người ta chỉ
coi sự khôn ngoan như là một kho tàng kiến thức giá trị hoặc như một tư cách tốt
của tâm trí con người. Ở đây ngược lại, sách Cách Ngôn nhìn khôn ngoan như bậc
thần linh, và phải nói như là hiện thân của Thiên Chúa nếu không phải làchính bản
thân Người. Người là chính sự khôn ngoan. Người không chỉ ở nơi cao xa, biệt lập
với con người. Ðấng Thiên Chúa của đạo mạc khải bao giờ cũng lấy làm vui thích ở
giữa con cái loài người. Người khác hẳn các thần minh nơi mọi tôn giáo khác.
Người chân thật chứ không trừu tượng. Người ở giữa chúng ta chứ không ngự nơi
xa cách.
Chính
vì vậy mà sách Cách Ngôn hôm nay viết: đức khôn ngoan đã xây nhà cho mình... Hẳn
là tác giả đã nghĩ tới sự hiện diện của Yavê nơi Luật pháp, nơi Lều Giao ước,
nơi Ðền thờ ở trong dân Chúa. Không có dân nào có Chúa của họ ở gần như dân
riêng của Chúa, Người có nhà của mình ở giữa dân. Ðó là đền thờ Yêrusalem; và
đúng hơn đó là bất cứ hình thức hiện diện nào của Người như Luật pháp, Lều Giao
ước v.v...
Có
hiểu như vậy mới dễ cắt nghĩa câu Cách Ngôn sau: "Người đã đẽo bảy cây cột".
Tác giả không có ý đếm các cây cột của đền thờ Yêrusalem, cũng chẳng muốn nhắc
đến dinh thự nào ở trong dân Chúa. Trong quan niệm của người đồng thời với ông,
nhà có nhiều hàng cột là nhà sang và đẹp; và con số 7 nói đến ý nghĩa hoàn
toàn. Tức là đối với ông sự khôn ngoan của Thiên Chúa đã đến hiện thân ở giữa
loài người, đặc biệt ở trong dân Chúa, nơi Ðền thờ Người. Nhà của Người rất
khang trang và tươm tất.
Người
ở đó làm gì? Sách viết tiếp: Người hạ súc vật, hãm rượu, rồi dọn bàn; đoạn sai
nữ tỳ đi mời khách đến dự yến. Những ai từng đọc Kinh Thánh, hẳn đã nhận ra
trong câu văn này một đề tài rất quen thuộc. Các tiên tri vẫn loan báo: vào thời
thiên sai, Yavê sẽ mở tiệc thết các dân tộc trên núi thánh. Và hình ảnh bữa ăn
luôn được Kinh Thánh dùng để nói đến sự thân mật mà Thiên Chúa muốn chia sẻ với
dân Người. Như vậy, ở đây sách Cách Ngôn muốn viết rằng: Thiên Chúa dựng lều ở
giữa chúng ta...; Người mở tiệc mời ta đến dự. Mọi sự đã sẵn sàng rồi: không những
thịt và rượu đã dọn xong mà bàn cũng đã được kê. Người lại sai tôi tớ đi mời
khách đến dự.
Sách
Cách Ngôn nói đến các nữ tỳ là vì đã hình dung đức Khôn ngoan như một bài quý
phái; chứ chữ này phải hiểu về hết thảy các ngôn sứ mà Thiên Chúa đã sai đến với
loài người... Họ được phái đến với những kẻ "ngây ngô khờ dại", cũng
như sau này Yoan viết: Lời Chúa được gửi đến cho những tâm hồn bé mọn. Tuy
nhiên chẳng ai cấm chúng ta hiểu những kẻ ngây ngô khờ dại đây là tất cả loài
người tội lỗi. Nếu đã khôn thì họ đã không sa ngã và không đang đi trong sự lầm
lạc. Dù sao nhìn vào kết quả, chúng ta vẫn có thể khẳng định rằng, Tin Mừng cứu
độ của Thiên Chúa chúng ta đã được tiền định cho những kẻ nghèo khó và bé mọn,
bởi vì chân lý thánh giá luôn luôn là một điều điên dại đối với sự khôn ngoan của
thế gian. Chúng ta hẳn cũng nhớ dụ ngôn về các khách dự tiệc kể trong Phúc Âm.
Những kẻ khôn ngoan đã chối khéo, không đến dự tiệc, trong khi nhiều kẻ hèn mọn
đã đến và đã được no thỏa.
Ở
đây, sau khi dự tiệc của đức Khôn ngoan, người ta sẽ trút bỏ được sự ngây ngô
và được sống vì sẽ biết đi trong đường lối hiểu biết.
Như
vậy bài sách Cách Ngôn hôm nay không trực tiếp nói đến Thánh Thể. Chúng ta được
biết lòng Chúa yêu thương loài người. Người không nỡ bỏ họ đi trong lầm lạc;
Người đến ở giữa dân, sai các sứ giả đi kêu mời chúng ta đến nghe Người dạy dỗ
để nên khôn ngoan mà được sống. Tác giả sách Cách Ngôn muốn nói đến sự hiện diện
của Thiên Chúa ở giữa dân Người và nhất là sự mạc khải của Người trong sách
Thánh... Nhưng những lời của ông có thể trở thành lời tiên tri loan báo về Ngôi
Lời là sự khôn ngoan của Thiên Chúa sẽ đến cắm lều ở giữa chúng ta khi nhập thể
cứu đời. Chính Người sẽ mời gọi và sai các Tông đồ của Hội Thánh đi kêu mời
chúng ta đến dự tiệc Người dọn. Và như thế, bài sách Cách Ngôn hôm nay rất
thích hợp để dẫn chúng ta vào bài Tin Mừng.
2.
Hãy Ăn
Nói
thật ra, từ bài sách Cách Ngôn sang bài Tin Mừng có một sự đột ngột mà chỉ có đức
tin mới chấp nhận được Ðức Yêsu không xưng mình là sự khôn ngoan nhập thể; hay
là lời ban sự sống. Giá có như vậy thì giữa bài Tin Mừng hôm nay và bài sách
Cách Ngôn sẽ có sự liên tục nhiều hơn. Nhưng đàng này, những câu tuyên bố như
thế, Ðức Yêsu đã làm trước cả rồi... Ðoạn Tin Mừng hôm nay đã đi vào phần chót
của một bài diễn từ dài. Sau khi hóa bánh ra nhiều để nuôi dân. Người đã khuyến
khích họ hãy nỗ lực tìm cho được thức ăn ban sự sống đời đời chứ đừng chỉ cặm cụi
lo cho được lương thực hư nát. Và bánh ban sự sống đời đời trước hết là chính
Người Con mà Thiên Chúa đã sai xuống trần gian để ai tin vào Người thì sẽ được
sống. Người thật là sự khôn ngoan của Thiên chúa đã nhập thể để dẫn đường chỉ lối
cho những kẻ tin Người. Lời Người có sức ban sự sống.
Nhưng
không phải chỉ có bấy nhiêu. Nơi Người không phải chỉ có lời hằng sống. Chính
Người còn là Bánh bởi trời xuống. Thịt Người là của ăn; Máu Người là của uống.
Người ta muốn được sống phải ăn thịt và uống máu Người.
Không
có đức tin, ai có thể hiểu và nhận được những lời như vậy? Người Dothái lập tức
thắc mắc và phản đối, cũng không có gì lạ. Họ bảo rằng: làm sao người này lại
có thể lấy thịt mình cho người ta ăn? Nhưng rồi họ sẽ thấy chính họ sẽ lấy thịt
và máu Người khi họ hành hạ và giết Người trong mầu nhiệm Thập giá. Chính khi họ
tra tấn, đánh đập xác thịt Người và làm cho hết mọi giọt máu của Người đổ ra, họ
đã biến Người nên chiên vượt qua bị sát tế để giải phóng nhân loại tội lỗi khỏi
xiềng xích sự chết và được sống. Thịt máu Người quả thực sẽ ban sự sống cho người
ta.
Nhưng
ở đây không những Yoan nghĩ đến cuộc tử nạn cứu độ của Ðức Yêsu trong ngày thứ
Sáu tuần lễ Vượt qua. Người không tách rời hy lễ đổ máu ấy khỏi lễ dâng tại bàn
tiệc ly và các thánh lễ còn đang cử hành trong Hội Thánh. Người còn nghĩ tới
Thánh Thể, nhưng luôn luôn suy nghĩ về Thánh Thể mật thiết gắn bó với mầu nhiệm
thập giá. Nói cách khác, trong đoạn Tin Mừng này Yoan nghĩ về Thánh Thể. Người
khẳng định niềm tin bánh rượu trên bàn thờ là Thịt Máu Ðức Kitô. Và bí tích
Thánh Thể này ban sự sống thật và bảo đảm sự sống lại sau này cho chúng ta, vì
lẽ bánh mà Ðức Kitô ban đây chính là Thịt của Người đã được thí ban để cho thế
gian được sống (c.51). Người đã liên kết bánh bàn thờ với Thân Thể Người ở trên
thập giá. Thế mà chính trên cây gỗ này lại treo giá cứu chuộc trần gian. Như vậy,
Thánh Thể có sức ban sự sống vì năng lực của Ðức Kitô nằm trên thập giá. Tại
đây Người sống và sống lại nhờ Chúa Cha thế nào thì ai ăn Thịt và uống Máu Người
trong Thánh Thể cũng được sống và sống lại như thế.
Chúng
ta có đức tin, nên hiểu được những lời này. Và chúng ta thấy Ðức Yêsu đã làm
hơn sự khôn ngoan ở trong sách Cách Ngôn. Người đã làm trọn nhưng cũng đã làm
vượt quá mọi lời tiên tri trong Cựu Ước. Khi Người sinh ra làm Ðấng Emmanuel, tức
là Thiên Chúa ở cùng chúng tôi, không những Người đã là hiện thân của sự khôn
ngoan của Thiên Chúa để xây nhà trong bản tính nhân loại và không ngừng làm
vang lời Khôn ngoan cứu sống của Thiên Chúa nơi tâm hồn những kẻ tin theo Người.
Hơn nữa, Người còn dọn thịt và rượu trên bàn thờ thập giá là chính Thịt Máu Người;
và mời gọi các tâm hồn đơn sơ bé mọn đến nhận lấy mà được sống. Ðây thật là sự
khôn ngoan của thập giá mà sự khôn ngoan của thế gian không thể nào chấp nhận
được. Chúng ta đã nhờ đức tin mà chấp nhận thì như lời sách Cách Ngôn đã báo
trước chúng ta đã trút bỏ được sự ngây ngô và trở nên khôn ngoan. Nhưng chúng
ta có sống đúng như vậy không? Ðó là điều mà bài thư Phaolô hôm nay muốn trao đổi
với chúng ta.
3.
Hãy Cảm Tạ Chúa
Thánh
Tông đồ nói: Nếu muốn tỏ ra khôn ngoan chứ không phải khờ dại, thì chúng ta phải
để ý đến cách ăn ở. Người cũng suy nghĩ như tác giả bài sách Cách Ngôn: Khôn
ngoan không phải là một mớ kiến thức hay là một tư cách của trí tuệ, nhưng là một
cách sống, một nếp sống thể hiện trong hành động và trong thực tế. Người khôn
theo thánh Tông đồ, là người biết "xử dụng" cuộc đời vì lẽ đời này xấu
xa.
Có
lẽ bấy giờ Phaolô đang bị giữ ở Rôma. Người thấy Tin Mừng của Chúa bị cản trở tại
nhiều nơi. Hội Thánh gặp nhiều khó khăn. Và có thể tội lỗi cũng đã lộ mặt trong
nhiều cộng đồng tín hữu. Tất cả khiến Phaolô nhìn đời bằng con mắt ít cảm tình.
Hơn nữa chính xã hội Rôma thời bấy giờ cũng không đáng lạc quan.
Tuy
nhiên đấy vẫn chỉ là hiện tượng. Nhà thần học Phaolô còn có cái nhìn xa hơn. Thế
gian đã đóng đinh Ðức Yêsu, Vua vinh hiển thì bản chất của nó là xấu. Và sống
theo nó là khờ dại vì mầu nhiệm phục sinh của Ðức Kitô đã sáng ngời làm chứng
mưu đồ thế gian giết Ðấng vinh hiển đã thất bại hoàn toàn. Ai dại gì mà còn sống
theo thế gian.
Nhưng
thế gian vẫn bao trùm lấy người ta. Con người vẫn phải sống ở trong đó. Người
khôn ngoan không phải là kẻ ra khỏi thế gian vì điều này không có thể làm được.
Họ chỉ có thể ở trong thế gian, nhưng không còn thuộc về thế gian. Và sống như
vậy là theo thánh Phaolô biết xử dụng cuộc đời.
Thú
thực chính từ ngữ mà Phaolô dùng và ở đây chúng ta chuyển ngữ là "xử dụng"
có một nội dung rất khó diễn tả. Nó gợi lên hình ảnh một người nội trợ tốt đi
chợ mua sắm cho gia đình. Bà khéo léo vừa chi ít tiền vừa sắm đầy đủ cho đời sống
của mọi người trong gia đình. Thánh Phaolô bảo: người khôn ngoan đạo đức cũng vậy.
Họ biết dùng những sự ở đời để mua sắm sự sống đời đời. Và cho được như vậy, họ
phải tìm hiểu và thi hành thánh ý Chúa (c.17).
Nhưng
nhờ ai mà biết được thiên ý?
Thánh
Phaolô đáp: chúng ta đã được tràn đầy Thánh Thần. Chính Người hiểu thấu cung
lòng thâm sâu của Thiên Chúa. Và Người đã được ban cho chúng ta trong giai đoạn
hiện nay của Hội Thánh. Người ngụ nơi lòng chúng ta như ở trong đền thờ. Và như
vậy Người là sự khôn ngoan hiện nay của ta, vì như lời sách Cách Ngôn viết: đức
khôn ngoan đã xây nhà ở với con cái loài người, và vì Thánh Thần là hồng ân đặc
biệt của thời thiên sai chỉ được ban cho loài người khi Ðức Yêsu đã hoàn tất mầu
nhiệm tử nạn phục sinh.
Ở
đây chúng ta hãy chú ý điểm mà thánh Phaolô so sánh. Người bảo: đừng say sưa rượu
chè, chỉ tổ hư thân; nhưng hãy làm sao cho được no đầy Thánh Thần. Chúng ta
không nghĩ rằng người muốn nói việc say sưa rượu chè sẽ đem lại nhiều tội lỗi.
Nhưng chắc là người muốn nói đến nếp sống say mê những sự thế gian dẫn đến diệt
vong. Ngược lại phải no đầy Thánh Thần như các Tông đồ trong ngày lễ Hiện xuống
mà người ta tưởng là các ngài say rượu.
Ðọc
những câu này trong bối cảnh của Phụng vụ hôm nay, chẳng ai có thể cấm chúng ta
áp dụng rằng: đừng coi Thánh Thể là vấn đề bánh rượu làm no say thân xác, nhưng
hãy tin đó là thần lương ban Thánh Thần cho ai nhận lấy như Thịt Máu Ðức Yêsu.
Ai cư xử như vậy chắc chắn là nhận được sự sống đời đời và trở nên khôn ngoan
thật sự như bài sách Cách Ngôn và bài Tin Mừng đã nói.
Giờ
đây chúng ta sắp chạm trán với những thực tại linh thiêng ấy. Chúng ta sẽ hiệp
dâng bánh rượu, để chứng kiến bánh rượu trở nên Mình Máu Chúa Kitô trong mầu
nhiệm cứu thế. Thánh Phaolô bảo chúng ta hãy hết lòng tung hô chúc tụng theo
các bài kinh lễ và nhất là hãy cảm mến tạ ơn nhân danh Ðức Yêsu, để như vậy
chúng ta được tràn đầy Thánh Thần là sự khôn ngoan của Thiên Chúa bây giờ ở với
chúng ta. Nhờ đó chúng ta sẽ được Người soi sáng hướng dẫn luôn thi hành ý Chúa
khiến chúng ta biết xử dụng cuộc đời chóng qua để đạt tới hạnh phúc Nước Trời.
(Trích
dẫn từ tập sách Giải Nghĩa Lời Chúa
của
Ðức cố Giám Mục Bartôlômêô Nguyễn Sơn Lâm)
LỜI CHÚA MỖI NGÀY
Chủ Nhật 20 Thường Niên, Năm B
Bài đọc: Pro 9:1-6; Eph
5:15-20; Jn 6:51-58.
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Khao khát được
"trường sinh bất tử."
Con người khôn ngoan không bao giờ muốn chết, nhưng muốn được sống "trường
sinh bất tử;" nhưng cái chết là một thực tại và nó luôn đe dọa mạng sống
con người. Tại sao khao khát trường sinh có thể nói là một bản năng của con người
mà cái chết lại cướp đi bản năng đó. Con người có hy vọng gì để đạt được nỗi
khao khát trường sinh không?
Hy vọng lớn lao và may mắn cho con người: Niềm tin và đạo lý Công Giáo dạy: (1)
Nỗi khao khát trường sinh là một khao khát có thật vì Thiên Chúa, Đấng dựng nên
con người, muốn con người được trường sinh bất tử. (2) Vì tội lỗi mà con người
phải chết; nhưng Thiên Chúa đã có sẵn Kế Hoạch Cứu Độ để giải phóng con người
khỏi tội lỗi và sự chết.
Các Bài Đọc hôm nay xoay quanh nỗi ước ao được sống trường sinh của con người.
Trong Bài Đọc I, tác giả Sách Châm Ngôn nhân cách hóa sự khôn ngoan và nêu lên
một điều kiện để con người được sống: phải "ăn bánh và uống rượu" do
khôn ngoan làm ra. Trong Bài Đọc II, thánh Phaolô khuyên các tín hữu Ephesô phải
biết sống như những người khôn ngoan bằng cách theo sự hướng dẫn của Thánh Thần
để tìm ra và làm theo thánh ý Thiên Chúa. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu mặc khải
cho con người bí quyết để được trường sinh bất tử: "Ai ăn thịt và uống máu
tôi, thì được sống muôn đời, và tôi sẽ cho người ấy sống lại vào ngày sau hết."
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/
Bài đọc I:
Hãy đến mà ăn bánh của ta và uống rượu do ta
pha chế!
1.1/
Đức Khôn Ngoan chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng: Tác giả Sách Châm Ngôn đã nhân cách hóa khôn ngoan
như một người phụ nữ, bằng cách diễn tả các đặc tính của khôn ngoan như
sau:
+ Khôn ngoan luôn chắc chắn và bền vững: "Đức Khôn Ngoan đã xây cất nhà
mình, dựng lên bảy cây cột." Nhà được dựng bằng 7 cột là nhà chắc chắn,
không gì có thể lay chuyển được.
+ Khôn ngoan chuẩn bị bữa ăn sẵn sàng bằng cách: "hạ thú vật, pha chế rượu,
dọn bàn ăn." Khách được mời tham dự không tốn công của, và không thiếu bất
cứ gì.
+ Khôn ngoan mời tất cả mọi người, không trừ ai cả: Nàng sai đầy tớ đi mời
khách đến dự tiệc, và chính Đức Khôn Ngoan còn lên các nơi cao trong thành phố
và kêu gọi mọi người.
1.2/
Nàng Khôn Ngoan đi tìm kiếm con người.
(1) Hai hạng người mà Nàng Khôn Ngoan tìm kiếm:
+ ngây thơ (aifrôê): là những người thiếu khôn ngoan và dễ bị người khác đánh lừa.
+ khờ dại (frenôê): là những người thiếu hiểu biết, nên họ dễ làm liều.
(2) Mục đích của Nàng Khôn Ngoan: "Các con sẽ được sống; hãy bước đi trên
con đường hiểu biết." Nàng sẽ dạy cho con người hiểu biết thánh ý Thiên
Chúa để con người được sống.
(3) Điều kiện: "Hãy đến mà ăn bánh của ta và uống
rượu do ta pha chế!" Muốn được sống, con người phải ăn bánh và uống
rượu do chính Nàng Khôn Ngoan làm.
Ngôi Lời (ho lógos) được Gioan đồng nhất với Đức Kitô, Ngài là sự khôn ngoan của
Thiên Chúa, và nhờ Ngài mà muôn vật được tạo thành.
2/
Bài đọc II:
So sánh người khôn ngoan và người khờ dại:
Thánh Phaolô khuyên nhủ các tín hữu Êphesô: "Anh em hãy cẩn thận xem xét
cách ăn nết ở của mình, đừng sống như kẻ khờ dại, nhưng hãy sống như người khôn
ngoan." Ngài giúp các tín hữu xét mình để nhận ra sự khác biệt giữa hai hạng
người:
2.1/
Người khôn ngoan: là
những người:
+ Sống theo sự hướng dẫn khôn ngoan của Thánh Thần.
+ Biết tận dụng thời buổi hiện tại, vì chúng ta đang sống những ngày đen tối.
Quan niệm của người Do-thái về thời gian: hiện tại rất xấu và tương lai rất tốt;
giao thời giữa hai thời gian là cuộc khủng hoảng. Thánh Phaolô có lẽ nghĩ các
tín hữu đang sống trong buổi giao thời.
+ Biết tìm thánh ý Chúa: "anh em đừng hoá ra ngu xuẩn, nhưng hãy tìm hiểu
đâu là ý Chúa."
+ Hiểu biết khôn ngoan sẽ dẫn tới các hành động khôn ngoan: "Hãy cùng nhau
đối đáp những bài thánh vịnh, thánh thi và thánh ca do Thần Khí linh hứng; hãy
đem cả tâm hồn mà ca hát chúc tụng Chúa. Trong mọi hoàn cảnh và mọi sự, hãy
nhân danh Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, mà cảm tạ Thiên Chúa là Cha."
2.2/
Người khờ dại là những người:
+ Sống theo ý muốn xác thịt: say sưa rượu chè, và rượu chè đưa tới truỵ lạc.
+ Không biết lợi dụng thời giờ Chúa ban cho: phí thời giờ vào các việc vô ích,
không đem lại lợi ích tương lai cho đương sự.
+ Vì không biết thánh ý Thiên Chúa nên người khờ dại chỉ biết làm theo ý riêng
mình; Người chỉ biết làm theo ý mình sẽ không đạt được đích mà Thiên Chúa mong
muốn cho cuộc đời của họ.
3/
Phúc Âm:
Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời.
3.1/
Phân tích từ ngữ Hy-lạp: Lời
tuyên bố của Chúa Giêsu sau đây cần được nghiên cứu từng từ ngữ và cách cấu
trúc: "Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ được sống
muôn đời. Và bánh tôi sẽ ban tặng, chính là thịt tôi đây, để cho thế gian được
sống."
+ Cụm từ "Ergô, eimi" theo sau bởi một thành ngữ xảy ra 7 lần trong
Gioan, và túc từ theo sau đều mặc khải một sứ vụ đặc biệt của Đức Kitô như: Ta
là Bánh Hằng Sống; Mục Tử Tốt Lành; Cửa Chuồng Chiên; Cây Nho; Sự Sống Lại và
là sự sống; Ánh Sáng Thế Gian; Đường, Sự Thật, và là Sự Sống.
+ Túc từ "ho artos ho zôê" có thể mang nhiều nghĩa khác nhau tùy theo
cách dịch:
(1) Có thể dịch
là "bánh hằng sống hay bánh trường sinh," có nghĩa bánh không bao giờ
hư nát. Khi áp dụng vào Chúa Giêsu, có nghĩa Chúa là Bánh Hằng Sống.
(2) Hay có
thể dịch là "bánh mang sự sống thần linh." Khi áp dụng vào Chúa
Giêsu, có nghĩa, Ngài là bánh mang sự sống thần linh cho con người như trong
(Jn 6:33).
(3) Hay cũng
có thể dịch là "bánh đang sống." Khi áp dụng vào Chúa Giêsu, có nghĩa
Ngài là Bánh đang sống.
Theo văn mạch và nội dung, nghĩa thứ (2) có lẽ thích hợp hơn cả; mặc dù hai
nghĩa kia vẫn đúng với Chúa Giêsu.
+ Cụm từ: "từ trời xuống" nhắc nhở cho con người biến cố Thiên Chúa
cho manna rơi xuống từ trời làm lương thực cho con cái Israel suốt 40 năm trong
sa mạc. Manna là hình ảnh báo trước của Bí-tích Thánh Thể. Bánh mang lại sự sống
đời đời có thực và có nguồn gốc từ trời.
+ "Bánh tôi sẽ ban tặng:" nhấn mạnh đến việc cho đi cách nhưng không
như trong Bài Đọc I: mọi sự đã được chuẩn bị sẵn sàng, ăn mà không phải tốn tiền!
+ Bánh Hằng Sống chính là thịt (sárx) của Chúa Giêsu. Ngay từ đầu Tin Mừng,
Gioan đã dùng danh từ này để nói về mầu nhiệm Nhập Thể: Và Ngôi Lời đã mặc lấy
xác phàm (sárx) và đã cư ngụ giữa chúng ta.
+ Phản ứng của người Do-thái: Điều họ tranh luận ở đây không phải về nguồn gốc
của Chúa Giêsu, nhưng là thịt của Ngài: Làm sao một người đang sống có thể lấy
thịt của mình cho kẻ khác ăn? Trừ phi người đó phải chết! Điều khó khăn nữa là
người Do-thái không có thói quen ăn thịt người.
3.2/
Sự cần thiết của bí-tích Thánh Thể: Đức Giêsu nói với họ: "Thật, tôi bảo
thật các ông: nếu các ông không ăn thịt và uống máu Con Người, các ông không có
sự sống nơi mình."
+ Công thức "amen amen = thật, tôi bảo thật" báo hiệu trước một chân
lý sẽ được mặc khải trong Tin Mừng Gioan. Chân lý Chúa Giêsu mặc khải ở đây là
"Nếu các ông không ăn thịt và uống máu Con Người, các ông không có sự sống
nơi mình." Nếu Chúa Giêsu không mặc khải chân lý cho con người, sẽ không có
ai biết được.
+ Hai động từ ăn (esthíô) và uống (pinô) mà Gioan dùng ở đây là hai động từ căn
bản dùng trong việc ăn uống của con người: như ăn bánh và uống nước.
+ Chúa Giêsu phân biệt hai sự sống: thể lý (psyche) và thần linh (zôê). Nếu
không ăn thịt và uống máu Chúa, con người vẫn có sự sống thể lý; nhưng không có
sự sống thần linh.
+ Sự sống muôn đời (zôê aiônion): Sự sống thần linh sẽ dẫn con người đến sự sống
muôn đời: "Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì được sống muôn đời, và tôi sẽ
cho người ấy sống lại vào ngày sau hết." Như Chúa Giêsu khi mang thân xác
con người, mặc dù con người vẫn phải chết cách thể lý, nhưng sẽ được sống lại
vinh hiển, và sẽ không bao giờ phải chết nữa.
+ Thịt và Máu Chúa là lương thực nuôi sống con người: "vì thịt tôi thật
là của ăn, và máu tôi thật làcủa uống." Hai danh từ
dùng để so sánh: của ăn (brôsin) và của uống (pôsin) là hai danh từ dùng để chỉ
lương thực căn bản của con người.
+ Sự sống thần linh là sự sống của chính Thiên Chúa: "Ai ăn thịt và uống
máu tôi, thì ở lại trong tôi, và tôi ở lại trong người ấy." Chúa Giêsu và
người rước Chúa trở nên một, như thánh Phaolô tuyên bố: "Tôi sống, nhưng
không còn là tôi; mà là chính Đức Kitô sống trong tôi."
+ Sự sống thần linh giúp con người hiểu biết sự khôn ngoan và các mầu nhiệm của
Thiên Chúa mà trí khôn con người không hiểu thấu được. Sự khôn ngoan có được là
do Thánh Thần của Đức Kitô hướng dẫn con người. Sự sống thần linh giúp cho con
người có sức mạnh để đáp ứng lời mời gọi nên trọn lành của Đức Kitô mà sức
riêng con người không thể làm được. Ví dụ, con người có được tình yêu nguyên thủy
của Thiên Chúa để yêu thương kẻ thù, làm ơn và cầu nguyện cho người ghét mình.
3.3/
Hậu quả của việc lãnh nhận bí-tích Thánh Thể: Nếu ăn sẽ sống, không ăn sẽ chết.
+ Chúa Giêsu sống bằng chính sự sống của Chúa Cha: "Như Chúa Cha là Đấng Hằng
Sống đã sai tôi, và tôi sống nhờ Chúa Cha thế nào, thì kẻ ăn tôi, cũng sẽ nhờ
tôi mà được sống như vậy." Trong mầu nhiệm Nhập Thể, chúng ta tuyên xưng
Chúa Giêsu mang hai bản tính: Thiên Chúa và nhân loại: bản tính Thiên Chúa
không bao giờ chết, bản tính nhân loại chết khi Chúa Giêsu tắt thở trên Thánh
Giá; nhưng được phục sinh ngay vì bản tính Thiên Chúa. Người rước Mình và Máu Đức
Kitô cũng mang hai sự sống thể lý và thần linh. Hai sự sống này không tiêu diệt
nhau nhưng bổ xung cho nhau.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
- Để được sống trường sinh bất tử, chúng ta phải khôn ngoan tìm ra thánh ý của
Thiên Chúa và vâng lời làm theo những gì Ngài dạy.
- Chúng ta phải tin vào những gì Đức Kitô mặc khải về bí-tích Thánh Thể và thường
xuyên lãnh nhận Bí-tích này.
LM. Anthony ĐINH MINH TIÊN, OP.
16/08/15 CHÚA NHẬT TUẦN 20 TN – B
Ga 6,51-58
Ga 6,51-58
Suy niệm: Con
người ngày nay không còn quá chú trọng đến ăn no theo kiểu “chặt to kho mặn” như thuở nào. Thay vào đó, người ta đòi hỏi ăn
ngon, ăn những món đặc sản, độc đáo để thỏa mãn và xứng tầm đẳng cấp. Thế
nhưng, chẳng bao giờ thỏa mãn, hay nói như thánh Âu-tinh, mọi của ăn thế gian
không bao giờ làm thỏa mãn cơn khát, cơn nóng ở tận đáy sâu tâm hồn con người.
Bởi thế, Lời Chúa hôm nay cho ta thấy Thiên Chúa Tình Yêu đã trù liệu cho ta
một thứ lương thực trường tồn, thỏa mãn mọi khát vọng, đó là bàn tiệc Hằng Sống
mà của ăn chính là Thân Mình Chúa Giê-su, Con yêu dấu của Chúa Cha. Bàn tiệc
này đã được tiên báo trong Cựu Ước khi Đấng Khôn Ngoan chuẩn bị mọi thứ bánh
ngon, rượu thơm để đãi dân Người. Bàn tiệc ấy giờ đây được hiện tại hóa nơi Bí
tích Thánh Thể qua hành động trao hiến chính Thịt và Máu của Đức Ki-tô cho nhân
loại. Trao hiến mãi mãi, trao hiến để tất cả mọi người được sống và sống dồi
dào, không chỉ sự sống tự nhiên mà còn sự sống siêu nhiên, vĩnh hằng và sung
mãn. Như chính Chúa Giê-su đã khẳng định: Ngài là "Bánh hằng sống",
là “Nước hằng sống”, Ngài chính là Sự Sống, để những ai đến với Ngài sẽ không
đói, không khát bao giờ.
Mời Bạn: Bí
Tích Thánh Thể là quà tặng, là lương thực độc đáo mà Thiên Chúa trao ban cho
nhân loại. Thiên Chúa dọn cho bạn trong Thánh Lễ. Mời bạn đến dự tiệc thánh.
Sống Lời Chúa: Cám
ơn Chúa sau khi rước lễ và sau Thánh Lễ
Cầu nguyện: Đọc kinh Rước Lễ Thiêng Liêng.
Tôi
là Bánh (16.8.2015 – Chúa nhật 20 Thường niên, Năm B)
Suy Niệm
Cả các Kitô hữu cũng ngỡ ngàng trước bí tích
Thánh Thể.
Ăn thịt và uống máu người mình yêu
là điều khủng khiếp chẳng ai dám nghĩ tới.
Nhưng Ðức Giêsu lại muốn nuôi cả nhân loại
bằng Thịt và Máu Ngài.
Và thực sự Ngài đã nuôi ta bằng cái chết thập giá –
ở đó Ngài đã hy sinh Máu Thịt mình.
Ðúng hơn, Ngài nuôi chúng ta bằng sự sống của Ngài:
sự sống được trao đi qua cái chết tự nguyện,
và sự sống được lấy lại qua phục sinh vinh quang.
Ăn thịt và uống máu người mình yêu
là điều khủng khiếp chẳng ai dám nghĩ tới.
Nhưng Ðức Giêsu lại muốn nuôi cả nhân loại
bằng Thịt và Máu Ngài.
Và thực sự Ngài đã nuôi ta bằng cái chết thập giá –
ở đó Ngài đã hy sinh Máu Thịt mình.
Ðúng hơn, Ngài nuôi chúng ta bằng sự sống của Ngài:
sự sống được trao đi qua cái chết tự nguyện,
và sự sống được lấy lại qua phục sinh vinh quang.
Ðức Giêsu ban cho ta Tấm Bánh (c.51).
Ngài còn tự nhận mình là Tấm Bánh (cc.48.51):
Tấm Bánh có sự sống và Tấm Bánh ban sự sống.
Tôi là Tấm Bánh: đó là định nghĩa của Ðức Giêsu về mình.
Ðịnh nghĩa này có làm ta ngạc nhiên không?
Bánh là cái gì ăn được và đem lại sự sống.
Bánh không sống cho mình, nhưng cho người khác.
Chấp nhận là bánh có nghĩa là chấp nhận mất mình,
mà chỉ khi mất mình như thế,
bánh mới thật là bánh, mình mới thật là mình.
Thật ra bánh vẫn hiện diện và nên một với người ăn.
Ðức Giêsu là Tấm Bánh đặc biệt.
Khi tôi ăn, Ngài thành tôi và biến tôi thành Ngài.
Một sự ở lại hai chiều, một sự hiệp thông sâu thẳm.
Ngài còn tự nhận mình là Tấm Bánh (cc.48.51):
Tấm Bánh có sự sống và Tấm Bánh ban sự sống.
Tôi là Tấm Bánh: đó là định nghĩa của Ðức Giêsu về mình.
Ðịnh nghĩa này có làm ta ngạc nhiên không?
Bánh là cái gì ăn được và đem lại sự sống.
Bánh không sống cho mình, nhưng cho người khác.
Chấp nhận là bánh có nghĩa là chấp nhận mất mình,
mà chỉ khi mất mình như thế,
bánh mới thật là bánh, mình mới thật là mình.
Thật ra bánh vẫn hiện diện và nên một với người ăn.
Ðức Giêsu là Tấm Bánh đặc biệt.
Khi tôi ăn, Ngài thành tôi và biến tôi thành Ngài.
Một sự ở lại hai chiều, một sự hiệp thông sâu thẳm.
“Ai ăn thịt tôi và uống máu tôi
thì ở lại trong tôi và tôi ở lại trong người ấy” (c.56).
Rước lễ là đón lấy dòng sự sống, chấp nhận sống nhờ.
Ðức Giêsu sống nhờ Cha
và chúng ta sống nhờ Ðức Giêsu (c.57).
Như cành nho sống nhờ thân cây nho,
chúng ta cũng sống nhờ,
nghĩa là sống trong và sống cho Chúa.
thì ở lại trong tôi và tôi ở lại trong người ấy” (c.56).
Rước lễ là đón lấy dòng sự sống, chấp nhận sống nhờ.
Ðức Giêsu sống nhờ Cha
và chúng ta sống nhờ Ðức Giêsu (c.57).
Như cành nho sống nhờ thân cây nho,
chúng ta cũng sống nhờ,
nghĩa là sống trong và sống cho Chúa.
Trong nhiều thế kỷ, Hội Thánh đã từng có thái độ
nhìn và thờ lạy Thánh Thể hơn là cầm lấy mà ăn.
Ðộng từ ăn được nhắc đến 8 lần trong bài Tin Mừng này,
như một lời mời gọi tha thiết của Ðức Giêsu.
Ngày nay, người ta rước lễ nhiều hơn trước.
Tiếc thay lắm khi cuộc gặp gỡ này khá vội vã,
thiếu chuẩn bị và cũng thiếu đối thoại thân tình.
Tôi lên rước lễ chỉ vì mọi người trong hàng ghế đã lên.
Phút thinh lặng sau rước lễ cũng bị cắt ngắn.
Tôi phải về ngay vì phải lấy xe, vì nhà thờ đóng cửa…
Chính vì thế rước lễ chẳng gây được âm vang nào nơi tôi.
Nó trở thành một thói quen, một nghi thức thuần tuý.
Tôi lên ăn một vật thánh, thay vì đón một người.
Ít khi có vị khách quý nào
bị thường xuyên tiếp đón lạnh nhạt như thế!
Rốt cuộc chẳng có cuộc gặp gỡ nào xảy ra,
nên tôi vẫn cứ là tôi như trước.
nhìn và thờ lạy Thánh Thể hơn là cầm lấy mà ăn.
Ðộng từ ăn được nhắc đến 8 lần trong bài Tin Mừng này,
như một lời mời gọi tha thiết của Ðức Giêsu.
Ngày nay, người ta rước lễ nhiều hơn trước.
Tiếc thay lắm khi cuộc gặp gỡ này khá vội vã,
thiếu chuẩn bị và cũng thiếu đối thoại thân tình.
Tôi lên rước lễ chỉ vì mọi người trong hàng ghế đã lên.
Phút thinh lặng sau rước lễ cũng bị cắt ngắn.
Tôi phải về ngay vì phải lấy xe, vì nhà thờ đóng cửa…
Chính vì thế rước lễ chẳng gây được âm vang nào nơi tôi.
Nó trở thành một thói quen, một nghi thức thuần tuý.
Tôi lên ăn một vật thánh, thay vì đón một người.
Ít khi có vị khách quý nào
bị thường xuyên tiếp đón lạnh nhạt như thế!
Rốt cuộc chẳng có cuộc gặp gỡ nào xảy ra,
nên tôi vẫn cứ là tôi như trước.
Hãy dự lễ như người đi dự tiệc Lời Chúa, Mình
Chúa.
Chỉ ai biết ăn, biết thưởng thức và nghiền ngẫm,
người ấy mới gặp được sự sống và gặp được Giêsu.
Chỉ ai biết ăn, biết thưởng thức và nghiền ngẫm,
người ấy mới gặp được sự sống và gặp được Giêsu.
Cầu Nguyện
Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể,
Chúa đến với chúng con
dưới dạng tấm bánh bình thường.
Tấm bánh chẳng nói gì, chỉ biết lặng lẽ chờ đợi.
Tấm bánh hiện diện là để phục vụ cho con người.
Tấm bánh quá đỗi mong manh, nhỏ bé,
có thể bị ẩm mốc làm hư hoại,
và tan rất mau sau khi được nhận lãnh.
Chúa đến với chúng con
dưới dạng tấm bánh bình thường.
Tấm bánh chẳng nói gì, chỉ biết lặng lẽ chờ đợi.
Tấm bánh hiện diện là để phục vụ cho con người.
Tấm bánh quá đỗi mong manh, nhỏ bé,
có thể bị ẩm mốc làm hư hoại,
và tan rất mau sau khi được nhận lãnh.
Lạy Chúa Giêsu, có cái gì tương tự
giữa phận làm người và phận làm bánh của Chúa.
Xin cho chúng con biết cách
đến với con người hôm nay:
đơn sơ, khiêm hạ,
không chút vinh quang hay quyền lực.
Nhờ ăn tấm bánh của Chúa,
chúng con cũng trở nên tấm bánh ngon,
được bẻ ra để đáp ứng khẩu vị của nhiều người.
giữa phận làm người và phận làm bánh của Chúa.
Xin cho chúng con biết cách
đến với con người hôm nay:
đơn sơ, khiêm hạ,
không chút vinh quang hay quyền lực.
Nhờ ăn tấm bánh của Chúa,
chúng con cũng trở nên tấm bánh ngon,
được bẻ ra để đáp ứng khẩu vị của nhiều người.
Ước gì chúng con dám rước Chúa
đi vào mọi vùng mờ tối của lòng mình,
để sự hiện diện của Chúa trong con được lớn lên.
Và ước gì chúng con trở thành
những Nhà Tạm di động,
đem Chúa đến cho đồng bào
và quê hương chúng con. Amen.
đi vào mọi vùng mờ tối của lòng mình,
để sự hiện diện của Chúa trong con được lớn lên.
Và ước gì chúng con trở thành
những Nhà Tạm di động,
đem Chúa đến cho đồng bào
và quê hương chúng con. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.
16
Tháng Tám
Anh Ấy Chưa Bao Giờ
Trưởng Thành
Ngày
16/8 kỷ niệm ngày qua đời của Elvis Presley, ca sĩ được xem như là thần tượng của
nhạc Rock tại Hoa Kỳ trong thập niên 70.
Xuất
thân từ một gia đình nghèo, lại mang tính nhút nhát, Elvis thường trở thành trò
cười cho bạn bè trong lớp. Nhưng luôn ôm ấp trong mình giấc mơ trở thành ca sĩ,
Elvis đã thắng được tính nhút nhát của mình để trở thành một ngôi sao sáng chói
trong nền âm nhạc Mỹ quốc...
Danh
vọng và tiền bạc đến quá nhanh khiến Elvis không kịp chuẩn bị cho mình một triết
lý sống vững chắc. Anh mua cho người mẹ một ngôi biệt thự lộng lẫy xa hoa. Cá
nhân anh thì lại vung vãi tiền bạc trong không biết bao nhiêu thú vui phù phiếm.
Cuộc hôn nhân đầu tiên đã đổ vỡ, chỉ để lại cho anh cay đắng buồn phiền...
Sự
ái mộ của dân chúng dường như không đủ để lấp đầy khoảng trống vắng quá lớn
trong tâm hồn anh. Ma túy và các thứ thuốc an thần cũng không đủ hiệu lực để
xoa dịu bao nỗi khắc khoải trong anh...
Buổi
sáng ngày 16/8/1977, sau một đêm thức trắng để đọc sách, Elvis đã được tìm thấy
trong phòng tắm của anh, mặt úp xuống sàn nhà, sau một cơn chống trả mãnh liệt
với tử thần... Anh đã tắt thở ngay sau khi được trở vào bệnh viện.
Priscilla,
người vợ đầu tiên của Elvis đã thốt lên như sau: "Cái chết của Elvis khiến
tôi nghĩ nhiều về chính cái chết của tôi... Tôi chợt nhận ra rằng tôi cần phải
chia sẻ với người khác nhiều hơn. Khi trở thành một ngôi sao trong nền âm nhạc,
Elvis còn quá trẻ để có thể biết cách sử dụng tiền tài, danh vọng đang đến với
anh. Anh chỉ là một nạn nhân. Anh bị hủy diệt bởi chính những người ái mộ anh.
Anh cũng là nạn nhân của chính hình ảnh mà anh đã tự tạo ra. Anh chưa bao giờ sống
như một người thực sự, anh chưa bao giờ trưởng thành, anh chưa bao giờ ra khỏi
cái vỏ ốc ấm áp của anh để cảm nghiệm được thế giới bên ngoài".
Bảo
rằng tiền bạc, danh vọng không làm cho con người hạnh phúc có lẽ cũng bằng thừa.
Biết bao nhiêu người đã đi tìm hạnh phúc trong của cải chóng qua ở đời này, rốt
cục, họ chỉ gặp thất vọng, chán nản ê chề... Thánh Augustinô đã được coi như là
một hiện thân của một cuộc tìm kiếm không ngừng. Tìm kiếm hạnh phúc trong hiểu
biết, tìm kiếm hạnh phúc trong khoái lạc v.v..., tất cả chỉ để lại trong tâm hồn
ngài nỗi trống vắng ê chề. Cuối cùng ngài đã tìm ra chân lý: "Lạy Chúa,
Chúa dựng nên con cho chính Chúa, tâm hồn con chỉ ngơi nghỉ khi được yên nghỉ
trong Chúa...".
Phải,
chỉ có Chúa mới có thể lấp đầy nỗi khao khát hạnh phúc trong lòng người... Người
Kitô chúng ta luôn được mời gọi để tìm kiếm Chúa trong những cái chóng qua ở đời
này. Giá trị cao cả nhất để chúng ta đeo đuổi không phải là tiền của, danh vọng,
nhưng chính là Chúa và những giá trị của Nước Trời.
Lẽ sống
Nếu hôm nay có ai đến bảo
chúng ta rằng: Bạn hãy ăn thịt và uống máu tôi đi, bạn sẽ sống mãi không chết
bao giờ, thì chắc chúng ta sẽ cho là người ấy mắc bệnh tâm thần.
Người Do Thái ngày xưa, kể
cả các môn đệ, khi nghe Chúa Giêsu nói những lời lẽ tương tự cũng đã bảo nhau:
Lời ấy chướng tai quá, ai mà nghe cho nổi.
Thực ra người Việt Nam
chúng ta có một cách nói khác: Ai ơi bưng bát cơm đầy, dẻo thơm một hạt đắng
cay muôn phần. Thực vậy, chén cơm là kết quả của công lao khó nhọc nơi người
nông dân: từ lúc gieo xạ, tới lúc chăm sóc, phân bón, làm cỏ, trừ sâu và gặt
hái. Bao nhiêu công đoạn là bấy nhiêu nhọc nhằn, có khi còn phải tủi nhục, đoạ
đày dưới ánh mắt của những chủ điền độc ác. Chính nhờ mồ hôi nước mắt, nhờ những
cay đắng nhọc nhằn ấy mà chúng ta được sống.
Mà không phải chỉ có mồ hôi
nước mắt của nhà nông mà thôi. Khi cha mẹ tôi đổ mồ hôi kiếm sống nuôi tôi thì
chén cơm trên bàn ăn mẹ xới cho tôi chính là một phần của máu thịt cha mẹ tôi
sẻ bớt cho tôi. Tôi sống nhờ thịt máu các ngài.
Chúa Giêsu khi cầm tấm bánh
bẻ ra và nói: Tất cả hãy cầm lấy mà ăn, thì Ngài đã nghĩ ngay đến cái chết của
mình vì nhân loại, nên đã nói tiếp: Đây là Mình Thầy sẽ bị nộp vì các con.
Nếu sau việc làm này, nghĩa
là nếu sau khi đã bẻ bánh và nói những lời ấy Chúa Giêsu không bị giết thì việc
làm của Ngài chỉ là một chuyện đùa và không ai nhắc lại làm gì. Nhưng thật sự
Ngài đã bị giết, bị mai táng và đã sống lại, bởi thế tấm bánh Ngài bẻ ra thực
sự có ý nghĩa. Đó là chính thân thể Ngài bị giết để có thể trở thành của ăn của
uống cho chúng ta.
Thật vậy, khi chúng ta ăn
cái gì thì cái đó biến thành máu thịt chúng ta. Chúng ta ăn thịt và uống máu
Con Người thì thịt máu ấy trở thành thịt máu chúng ta. Người nên một với ta, ta
nên một với Người hay nói cách khác, ta ở trong Người và Người ở trong ta. Và
như thế, nếu Người sống đời đời thì ta cũng phải được sống đời đời như Người và
với Người.
Do đó, nhờ bí tích Thánh
Thể chúng ta nhận được từ nơi Người chính sự sống của Người để có thể nói như
thánh Phaolô: Tôi sống nhưng không phải tôi sống, nhưng là chính Đức Kitô sống
trong tôi. Nếu thực sự Đức Kitô sống trong tôi thì điều đó phải được tỏ hiện
qua tâm tình, lời nói và hành động của tôi. Bởi thế ai ăn thịt và uống máu Đức
Kitô mà không sống như Người đã sống, nghĩa là không yêu thương anh em như
Người đã yêu thương thì kẻ đó đã thực sự rước lễ chẳng nên vì thịt máu Đức Kitô
không biến thành thịt máu kẻ ấy. Người đã không ở trong họ và họ cũng chẳng ở
trong Người và như vậy họ chẳng bao giờ được sống đời đời.
Bí tích Thánh Thể không
được lập ra chỉ để nuôi dưỡng tâm hồn chúng ta, biến chúng ta thành những kẻ
đạo đức, mà chủ yếu đây là bí tích của yêu thương và hợp nhất. Bí tích mời gọi
chúng ta biết chia sẻ cuộc sống với người khác. Bởi đó, kẻ chỉ biết ngồi ở bàn
tiệc Thánh Thể mà không bao giờ biết ngồi vào bàn ăn với anh em, nhất là không
biết dọn bàn ăn cho anh em mình, thì đó là kẻ chưa hiểu được ý nghĩa của bí
tích này và cũng chẳng hưởng được hồng ân nơi bàn tiệc của Chúa.
Rước lễ
Có một cô sinh viên, được
đặc ân mỗi tuần mang Mình Thánh Chúa đến cho một cụ già sống lẻ loi và cô
quạnh. Cô sinh viên đã kể lại như thế này: Sau khi tới nơi, tôi ngồi xuống cạnh
cụ, đọc lại bài Phúc Âm ngày Chúa nhật cho cụ nghe, rồi bàn bạc trao đổi với cụ
về một vài điểm mà đoạn Phúc Âm ấy đã gợi lên. Tiếp đến là giây phút cụ trông
đợi cả tuần lễ. Tôi và cụ cùng nhau đọc kinh Lạy Cha. Rồi tôi giờ Mình Thánh
lên và nói với cụ: Đây Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xoá tội trần gian, phúc cho
ai được mời tới dự tiệc Con Thiên Chúa. Và cụ đáp lại: Lạy Chúa, con chẳng đáng
Chúa ngự vào nhà con, nhưng xin Chúa phán một lời, thì linh hồn con sẽ lành
mạnh. Đoạn tôi trao Mình Thánh cho cụ. Sau một vài phút thinh lặng, tôi giúp cụ
cầu nguyện: Lạy Chúa, ước gì Mình Thánh Chúa mà cụ vừa lãnh nhận, mang lại cho
cụ sức khoẻ phần hồn cũng như phần xác. Xin Chúa giải thoát cụ khỏi mọi khổ đau
và bệnh tật, xin hãy dùng sức mạnh của Chúa mà nâng đỡ, chở che để cụ cũng sẽ
được phục sinh trong cuộc sống mới vào ngày sau hết. Sau đó, hai người ngồi nói
chuyện một lúc rồi tôi tạm biệt và hứa sẽ cầu nguyện cho nhau và hẹn gặp lại
vào Chúa nhật tuần tới.
Câu chuyện đơn sơ trên cho
chúng ta thấy loại đức tin mà Chúa Giêsu muốn chúng ta có như lời Ngài đã nói
qua đoạn Phúc Âm sáng hôm nay: Ta là bánh Hằng Sống từ trời xuống. Thịt Ta thật
là của ăn, Máu Ta thật là của uống. Ai ăn thịt Ta và uống Máu Ta thì kẻ ấy sống
trong Ta và Ta sống trong kẻ ấy. Cụ già và cô sinh viên đều chứng tỏ đức tin
của họ vào lời nói ấy của Chúa, bằng cách trao ban cũng như nhận lãnh Mình
Thánh Chúa Giêsu, bằng cách cùng cầu nguyện chung với nhau.
Và như thế, việc rước lễ
phải là một cảm nghiệm của đức tin, được thực hiện kèm theo lời cầu
nguyện. Lúc rước lễ là như một viên kim cương. Còn thời gian trước và
sau rước lễ là như một sợi dây vàng. Tự bản tính, viên kim cương vốn đã xinh
đẹp, nhưng nó sẽ trở nên vô cùng đẹp đẽ hơn nếu được gắn vào giữa sợi dây vàng
và trở thành trung tâm điểm. Cũng thế, tự bản tính việc rước lễ là một cảm
nghiệm tuyệt đẹp, nhưng nó sẽ trở nên vô cùng tốt đẹp nếu được kèm theo những
tâm tình cầu nguyện. Vậy chúng ta đã cầu nguyện thế nào trước và sau khi rước
lễ? Tâm hồn chúng ta nghĩ gì khi tiến lên bàn thánh Chúa. Chúng ta có tâm sự
với Chúa như với người bạn thân hay không? Chúng ta có biết cảm tạ Ngài, xin
Ngài tha thứ và hướng dẫn chúng ta trên vạn nẻo đường đời?
Điểm thứ hai câu chuyện
trên cho thấy đó là thứ tình thương Chúa muốn chúng ta phải có với
tư cách là những Kitô hữu. Thực vậy, tình thương giữa cụ già và cô sinh
viên là loại tình thương mà mỗi người chúng ta cần phải cố gắng vun trồng cho
nhau. Và bí tích Thánh Thể chính là một phương tiện giúp chúng ta sống gắn bó
mật thiết với nhau hơn như lời thánh Phaolô đã viết: Mặc dù chúng ta tuy nhiều,
nhưng cùng chia sẻ một tấm bánh và làm nên một thân thể mầu nhiệm của Đức Kitô.
Vậy việc rước lễ có làm cho đời sống chúng ta dồi dào tình thương mến, nhất là
đối với những người khổ đau và bất hạnh hay không? Nói cách khác, việc rước lễ
có lôi kéo chúng ta đến gần Chúa và đến gần nhau hay không?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét