DÁM
XIN NGÀI LẮNG TAI ĐỂ Ý NGHE LỜI CON THA THIẾT NGUYỆN CẦU!
Bà Maria Agatha Simma chào đời ngày 5-2-1915 tại Sonntag, nước Áo. Ngay từ nhỏ, bà
đã có lòng đặc biệt thương xót các Linh Hồn nơi Lửa Luyện Ngục. Bà cho biết phương thế nào
hữu hiệu nhất giúp các Linh Hồn chóng ra khỏi Lửa Luyện Ngục.
Đối với các Linh Hồn nơi Luyện Ngục, sự trợ giúp quý hóa mà chúng ta có thể làm cho các ngài, phải kể trước tiên đến việc tham dự Thánh Lễ. Tuy nhiên, các Linh Hồn chỉ nhận được ơn ích của Thánh Lễ, tùy theo mức độ khi còn sống đã tỏ lòng sốt sắng yêu mến việc tham dự Thánh Lễ như thế nào. Điều này cho thấy, chúng ta thu gặt những gì chúng ta đã gieo vãi. Chúng ta cũng nên nhớ rằng: không phải chỉ có Thánh Lễ Chúa Nhật và Lễ Trọng mới đáng kể, mà cả các Thánh Lễ trong tuần cũng đáng kể nữa. Dĩ nhiên, không phải ai ai cũng có thể tham dự Thánh Lễ hằng ngày, bởi vì, mỗi người đều có công ăn việc làm hoặc các bổn phận phải chu toàn.
Thế nhưng, có nhiều người có thể tham dự Thánh Lễ hằng ngày mà không lỗi việc bổn phận: chẳng hạn như bậc cao niên, quí vị về hưu và sức khoẻ vẫn còn tốt, hoặc ở gần nhà thờ. Thế mà những người này biếng nhác không đi tham dự Thánh Lễ trong tuần. Họ thường tự nhủ: ”Mình chỉ bắt buộc phải tham dự Thánh Lễ Chúa Nhật thôi, nên trong tuần, mình chả cần đi!” Những người nào nghĩ và hành động như thế thì khi chết rồi phải đợi rất lâu mới được hưởng nhờ công phúc của một Thánh Lễ dâng cầu cho họ.
Vì thế, khi nào chúng ta bị ngăn trở không đi lễ trong tuần được thì nên khuyến khích con cháu - ở tuổi còn đi học - thường xuyên tham dự Thánh Lễ trong tuần. Tại một vài nơi, người ta ghi nhận hiện tượng đáng buồn là không thấy bóng dáng người trẻ trong các Thánh Lễ ngày thường. Nếu người ta biết được một Thánh Lễ có giá trị như thế nào cho cuộc sống đời sau, hẳn người ta sẽ thi đua nhau đi tham dự Thánh Lễ mỗi ngày và các nhà thờ sẽ chật ních các tín hữu. Vào giờ chết, những Thánh Lễ mà chúng ta tham dự cách sốt sắng khi còn sống, trở thành kho tàng quý báu. Các Thánh Lễ này có giá trị hơn là những Thánh Lễ dâng cầu cho chúng ta, sau khi chúng ta đã qua đời.
Các bậc phụ huynh và nhà giáo than phiền là người trẻ ngày nay sao quá xấc xược và không biết vâng phục. Lời than phiền không phải không có lý do. Ngày xưa, các học sinh tham dự Thánh Lễ mỗi ngày. Lời cầu nguyện và việc rước Mình Thánh Chúa trao ban cho người trẻ sức mạnh: sống vâng lời và chu toàn bổn phận. Không một người cha, người mẹ hay một giáo lý viên nào, có thể đặt vào lòng người trẻ ơn lành mà chính Đức Chúa GIÊSU trao ban cho người trẻ, mỗi khi người trẻ tham dự Thánh Lễ và rước Mình Thánh Chúa.
Có người hỏi tôi là việc đốt nến, đốt đèn cho người chết có ý nghĩa và giá trị gì không? Tôi xin trả lời:
- Có chứ, nhất là khi đèn và nến đã được Linh Mục làm phép. Ngay cả khi chúng không được làm phép đi nữa, vẫn có giá trị. Bởi vì, đèn và nến được mua và thắp lên để tỏ lòng thương nhớ người đã qua đời. Chính lòng yêu thương người chết khiến cho việc thắp nến, thắp đèn mang giá trị rất lớn.
Sau cùng, Nước Thánh cũng có giá trị rất lớn đối với người chết, đặc biệt khi chúng ta rảy Nước Thánh với lòng tin tưởng. Nhất là mỗi khi rảy Nước Thánh, chúng ta đọc thêm lời nguyện tắt cầu cho các Đẳng Linh Hồn. Rất tiếc là ngày nay, trong nhiều gia đình không còn để bình đựng Nước Thánh nữa. Ước gì tất cả các gia đình Công Giáo trở về với thói quen lành thánh ngày xưa, nghĩa là trong mỗi nhà, luôn luôn có bình đựng Nước Thánh. Như thế, chúng ta có dịp thường xuyên rảy Nước Thánh xuống nền nhà, cầu nguyện cho các Đẳng Linh Hồn. Hoặc chúng ta rảy Nước Thánh để xua trừ tà ma quỷ dữ.
... ”Từ vực thẳm, con kêu lên Ngài, lạy Chúa, muôn lạy Chúa, xin Ngài nghe tiếng con. Dám xin Ngài lắng tai để ý nghe lời con tha thiết nguyện cầu. Ôi lạy Chúa, nếu như Ngài chấp tội, nào có ai đứng vững được chăng? Nhưng Chúa vẫn rộng lòng tha thứ để chúng con biết kính sợ Ngài. Mong đợi Chúa, con hết lòng mong đợi, cậy trông ở lời Người. Hồn con trông chờ Chúa, hơn lính canh mong đợi hừng đông. Hơn lính canh mong đợi hừng đông, trông cậy Chúa đi, Israel hỡi, bởi Chúa luôn từ ái một niềm, ơn cứu chuộc nơi Người chan chứa. Chính Người sẽ cứu chuộc Israel cho thoát khỏi tội khiên muôn vàn” (Thánh Vịnh 130(129).
(Maria Simma, ”Les Âmes du Purgatoire m'ont dit”, Editions du Parvis, 1990)
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
Đối với các Linh Hồn nơi Luyện Ngục, sự trợ giúp quý hóa mà chúng ta có thể làm cho các ngài, phải kể trước tiên đến việc tham dự Thánh Lễ. Tuy nhiên, các Linh Hồn chỉ nhận được ơn ích của Thánh Lễ, tùy theo mức độ khi còn sống đã tỏ lòng sốt sắng yêu mến việc tham dự Thánh Lễ như thế nào. Điều này cho thấy, chúng ta thu gặt những gì chúng ta đã gieo vãi. Chúng ta cũng nên nhớ rằng: không phải chỉ có Thánh Lễ Chúa Nhật và Lễ Trọng mới đáng kể, mà cả các Thánh Lễ trong tuần cũng đáng kể nữa. Dĩ nhiên, không phải ai ai cũng có thể tham dự Thánh Lễ hằng ngày, bởi vì, mỗi người đều có công ăn việc làm hoặc các bổn phận phải chu toàn.
Thế nhưng, có nhiều người có thể tham dự Thánh Lễ hằng ngày mà không lỗi việc bổn phận: chẳng hạn như bậc cao niên, quí vị về hưu và sức khoẻ vẫn còn tốt, hoặc ở gần nhà thờ. Thế mà những người này biếng nhác không đi tham dự Thánh Lễ trong tuần. Họ thường tự nhủ: ”Mình chỉ bắt buộc phải tham dự Thánh Lễ Chúa Nhật thôi, nên trong tuần, mình chả cần đi!” Những người nào nghĩ và hành động như thế thì khi chết rồi phải đợi rất lâu mới được hưởng nhờ công phúc của một Thánh Lễ dâng cầu cho họ.
Vì thế, khi nào chúng ta bị ngăn trở không đi lễ trong tuần được thì nên khuyến khích con cháu - ở tuổi còn đi học - thường xuyên tham dự Thánh Lễ trong tuần. Tại một vài nơi, người ta ghi nhận hiện tượng đáng buồn là không thấy bóng dáng người trẻ trong các Thánh Lễ ngày thường. Nếu người ta biết được một Thánh Lễ có giá trị như thế nào cho cuộc sống đời sau, hẳn người ta sẽ thi đua nhau đi tham dự Thánh Lễ mỗi ngày và các nhà thờ sẽ chật ních các tín hữu. Vào giờ chết, những Thánh Lễ mà chúng ta tham dự cách sốt sắng khi còn sống, trở thành kho tàng quý báu. Các Thánh Lễ này có giá trị hơn là những Thánh Lễ dâng cầu cho chúng ta, sau khi chúng ta đã qua đời.
Các bậc phụ huynh và nhà giáo than phiền là người trẻ ngày nay sao quá xấc xược và không biết vâng phục. Lời than phiền không phải không có lý do. Ngày xưa, các học sinh tham dự Thánh Lễ mỗi ngày. Lời cầu nguyện và việc rước Mình Thánh Chúa trao ban cho người trẻ sức mạnh: sống vâng lời và chu toàn bổn phận. Không một người cha, người mẹ hay một giáo lý viên nào, có thể đặt vào lòng người trẻ ơn lành mà chính Đức Chúa GIÊSU trao ban cho người trẻ, mỗi khi người trẻ tham dự Thánh Lễ và rước Mình Thánh Chúa.
Có người hỏi tôi là việc đốt nến, đốt đèn cho người chết có ý nghĩa và giá trị gì không? Tôi xin trả lời:
- Có chứ, nhất là khi đèn và nến đã được Linh Mục làm phép. Ngay cả khi chúng không được làm phép đi nữa, vẫn có giá trị. Bởi vì, đèn và nến được mua và thắp lên để tỏ lòng thương nhớ người đã qua đời. Chính lòng yêu thương người chết khiến cho việc thắp nến, thắp đèn mang giá trị rất lớn.
Sau cùng, Nước Thánh cũng có giá trị rất lớn đối với người chết, đặc biệt khi chúng ta rảy Nước Thánh với lòng tin tưởng. Nhất là mỗi khi rảy Nước Thánh, chúng ta đọc thêm lời nguyện tắt cầu cho các Đẳng Linh Hồn. Rất tiếc là ngày nay, trong nhiều gia đình không còn để bình đựng Nước Thánh nữa. Ước gì tất cả các gia đình Công Giáo trở về với thói quen lành thánh ngày xưa, nghĩa là trong mỗi nhà, luôn luôn có bình đựng Nước Thánh. Như thế, chúng ta có dịp thường xuyên rảy Nước Thánh xuống nền nhà, cầu nguyện cho các Đẳng Linh Hồn. Hoặc chúng ta rảy Nước Thánh để xua trừ tà ma quỷ dữ.
... ”Từ vực thẳm, con kêu lên Ngài, lạy Chúa, muôn lạy Chúa, xin Ngài nghe tiếng con. Dám xin Ngài lắng tai để ý nghe lời con tha thiết nguyện cầu. Ôi lạy Chúa, nếu như Ngài chấp tội, nào có ai đứng vững được chăng? Nhưng Chúa vẫn rộng lòng tha thứ để chúng con biết kính sợ Ngài. Mong đợi Chúa, con hết lòng mong đợi, cậy trông ở lời Người. Hồn con trông chờ Chúa, hơn lính canh mong đợi hừng đông. Hơn lính canh mong đợi hừng đông, trông cậy Chúa đi, Israel hỡi, bởi Chúa luôn từ ái một niềm, ơn cứu chuộc nơi Người chan chứa. Chính Người sẽ cứu chuộc Israel cho thoát khỏi tội khiên muôn vàn” (Thánh Vịnh 130(129).
(Maria Simma, ”Les Âmes du Purgatoire m'ont dit”, Editions du Parvis, 1990)
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét