THỨ BẢY 09/11/2013
Thứ Bảy sau Chúa Nhật
31 Quanh Năm
Cung hiến
thánh đường Latêranô. Lễ kính.
* Thánh đường Latêranô là vương cung thánh đường của Đức Giáo
Hoàng. Thánh đường này được hoàng đế Contantinô xây dựng năm 320. Vì thế, đây
là thánh đường đầu tiên và danh dự, được mệnh danh “là đầu và là mẹ của mọi
thánh đường”. Ngày lễ này nhắc ta nhớ rằng thừa tác vụ của Đức Giáo Hoàng, người
kế vị thánh Phêrô, là nguyên nhân và nền tảng hữu hình cho sự hiệp nhất trong
Dân Thiên Chúa.
Bài Ðọc I: (Năm I) Rm 16, 3-9. 16. 22-27
"Anh em hãy
chào nhau trong cái hôn thánh thiện".
Trích
thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Rôma.
Anh
em thân mến, tôi xin gởi lời chào bà Prisca và ông Aquila, là những người cộng
sự viên của tôi trong Ðức Giêsu Kitô, (họ đã liều mất đầu để cứu mạng sống tôi;
không chỉ một mình tôi mang ơn họ mà thôi, nhưng còn tất cả các Giáo đoàn dân
ngoại nữa), xin gởi lời chào Giáo đoàn đang hội họp tại nhà họ. Xin gởi lời
chào Êphênêtô, người tôi yêu quý, ông là hoa quả đầu mùa trong Ðức Kitô bên Tiểu
Á. Xin gởi lời chào Maria, người đã vất vả nhiều vì anh em. Xin gởi lời chào
Anđrônicô và Giunia, người bà con và bạn tù của tôi; họ là những người danh vọng
trong hàng các Tông đồ và đã thuộc về Ðức Kitô trước tôi. Xin gởi lời chào
Ampliatô, người tôi rất yêu quý trong Chúa. Xin gởi lời chào Urbanô, cộng sự
viên của chúng tôi trong Ðức Giêsu Kitô, và cả Sitakhin, người tôi yêu quý. Anh
em hãy chào nhau trong cái hôn thánh thiện. Tất cả các Giáo đoàn của Ðức Kitô gởi
lời chào anh em.
Tôi
là Tertiô, người viết thư này, xin gởi lời chào anh em trong Chúa. Caiô, người
cho tôi trọ nhà, và toàn thể Giáo đoàn cũng gởi lời chào anh em. Êrastô, chủ
kho bạc thị trấn, và Quartô, người anh em, xin gởi lời chào anh em. Nguyện chúc
ân sủng Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, ở cùng tất cả anh em. Amen.
Kính
chúc Ðấng có quyền năng làm cho anh em được vững vàng theo Tin Mừng tôi loan
truyền, và lời giảng dạy của Chúa Giêsu Kitô, theo mạc khải mầu nhiệm được giữ
kín từ đời đời, nhưng nay được tỏ bày, và nhờ các tiên tri ghi chép theo lệnh của
Thiên Chúa hằng hữu, được thông tri cho các dân ngoại, để dẫn đưa họ về vâng phục
đức tin. Kính chúc Thiên Chúa, Ðấng khôn ngoan độc nhất, nhờ Chúa Giêsu Kitô,
kính chúc Người vinh quang muôn đời. Amen.
Ðó
là lời Chúa.
Ðáp
Ca: Tv 144, 2-3. 4-5. 10-11
Ðáp: Lạy Chúa, con
sẽ chúc tụng danh Chúa tới muôn đời (x. c. 1b).
Xướng: 1) Hằng ngày con sẽ
chúc tụng Chúa, và con sẽ khen ngợi danh Chúa tới muôn đời. Chúa vĩ đại và rất
đáng ngợi khen, sự vĩ đại của Chúa không thể đo lường được. - Ðáp.
2)
Thế hệ này rao giảng cho thế hệ kia hay công việc Chúa, và thiên hạ loan tin
quyền năng của Ngài. Người ta nói đến vinh quang cao cả oai nghiêm, và phổ biến
những điều kỳ diệu của Chúa. - Ðáp.
3)
Lạy Chúa, mọi công cuộc của Chúa hãy ca ngợi Chúa, và các thánh nhân của Ngài
hãy chúc tụng Ngài. Thiên hạ hãy nói lên vinh quang nước Chúa, và hãy đề cao
quyền năng của Ngài.- Ðáp.
Alleluia:
Ep 1, 17-18
Alleluia,
alleluia! - Xin Chúa Cha của Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, cho mắt tâm hồn
chúng ta được sáng suốt, để chúng ta biết thế nào là trông cậy vào ơn Người kêu
gọi chúng ta. - Alleluia.
Phúc
Âm: Lc 16, 9-15
"Nếu các con
không trung thành trong việc tiền của gian dối, thì ai sẽ giao của chân thật
cho các con".
Tin
Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi
ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Hãy dùng tiền của gian dối mà
mua lấy bạn hữu, để khi mất hết tiền bạc, thì họ sẽ đón tiếp các con vào chốn
an nghỉ đời đời. Ai trung tín trong việc nhỏ, thì cũng trung tín trong việc lớn;
ai gian dối trong việc nhỏ, thì cũng gian dối trong việc lớn. Vậy nếu các con
không trung thành trong việc tiền của gian dối, thì ai sẽ giao phó của chân thật
cho các con.
"Không
đầy tớ nào có thể làm tôi hai chủ: vì hoặc nó ghét chủ này và mến chủ kia; hoặc
phục chủ này và khinh chủ nọ. Các con không thể làm tôi Thiên Chúa mà lại làm
tôi tiền của được". Những người biệt phái là những kẻ tham lam, nghe nói tất
cả những điều đó, thì nhạo cười Người. Vậy Người bảo các ông rằng: "Chính
các ông là những kẻ phô trương mình là công chính trước mặt người ta, nhưng
Thiên Chúa biết lòng các ông; bởi chưng điều gì cao sang đối với người ta, thì
lại là ghê tởm trước mặt Thiên Chúa".
Ðó
là lời Chúa.
Suy niệm : Sử Dụng Tốt
Tiền Của
Tham
nhũng là cám dỗ xưa như cõi lòng tội lỗi của con người. Người tham nhũng là người
chỉ nghĩ đến mình, bất chấp thiệt hại có thể gây ra cho người khác. Xúc phạm đến
con người, tham nhũng rốt cuộc cũng là một xúc phạm đến Thiên Chúa.
Chính
vì tính cách trầm trọng của tham nhũng, nên Chúa Giêsu trong Tin Mừng hôm nay
đưa ra một đòi hỏi: "Hãy chọn lựa giữa Thiên Chúa và tiền của", bởi
vì không ai có thể làm tôi hai chủ được. Tiền của tự nó không phải là điều xấu,
nó chỉ xấu khi con người tôn thờ nó như cùng đích cuộc sống. Thật ra, không có
tiền của xấu, mà chỉ có cách tìm kiếm, sử dụng xấu của con người mà thôi. Cách
tìm kiếm, sử dụng trở thành xấu là khi con người bóp nghẹt tiếng nói lương tâm,
chối bỏ chính mình, khước từ người anh em, chối bỏ Thiên Chúa. Kẻ tham lam là
người ích kỷ, chỉ nghĩ đến mình, nhưng thực ra, họ cũng là kẻ đang tự hủy, chối
bỏ cùng đích của cuộc sống.
Tham
nhũng và lừa đảo ở mọi qui mô trong xã hội chúng ta, đó là một kết luận hiển
nhiên. Thế nhưng "thà đốt lên một ngọn nến, hơn là ngồi đó nguyền rủa bóng
tối". Chúng ta hãy bắt đầu chống tham nhũng, lừa đảo, ích kỷ ngay trong
con người của chúng ta. Chúa Giêsu nói với chúng ta: "Nếu các con không
trung tín trong việc sử dụng tiền của bất chính, thì ai sẽ tín nhiệm và giao
phó của cải chân thật cho các con?". Nếu chúng ta chưa loại được tham lam,
lừa đảo trong những sinh hoạt hằng ngày, liệu chúng ta có thể chống tham nhũng ở
qui mô lớn hơn không?
Tham
nhũng đối với mỗi người chúng ta có thể mang nhiều tên gọi: ích kỷ, khước từ
chia sẻ, liên đới, cảm thông. Xét cho cùng, của cải là đển mọi người cùng hưởng
dùng; nếu tham nhũng, lừa đảo là chỉ muốn lấy của người để dành riêng cho mình,
thì bất cứ hành động ích kỷ nào, bất cứ khước từ san sẻ nào cũng là một hình thức
tham nhũng. "Không ai có thể làm tôi hai chủ": của cải vật chất chỉ
là phương tiện giúp chúng ta thờ phượng người chủ duy nhất và đích thực là
Thiên Chúa.
Trong
khi mưu cầu cho cuộc sống, xin Chúa cho chúng ta biết tìm kiếm và xây dựng giá
trị Nước Trời. Xin cho chúng ta biết nhìn xa hơn về của cải vật chất, biết ra
khỏi chính mình để gặp Chúa qua những chia sẻ, cảm thông đối với tha nhân.
(Veritas Asia)
HẠT GIỐNG NẨY MẦM TUẦN
31TN
Lc 16,9-15
A. Hạt giống...
Những điểm đáng chú ý trong lời Chúa Giêsu dạy về tiền của :
- Ngài đánh giá tiền của là “gian dối”.
- Ngài khuyên dùng tiền của đời này để mua lấy những giá trị
đời sau.
- Phải coi tiền của là đấy tớ phục vụ mình, chứ đừng coi
chúng là ông chủ mà mình phải làm nô lệ.
- Chính những người được coi là đạo đức như biệt phái mà
cũng mang tính tham lam.
B.... nẩy mầm.
1. “Các con không thể làm tôi Thiên Chúa mà lại làm tôi tiền
của được” : Qua câu này, chính Chúa Giêsu cho biết ; a/ Tiền của có thể biến
người sở hữu nó trở thành nô lệ cho nó ; b/ tiền của có thể được người ta tôn
lên ngang hàng với Thiên Chúa, thậm chí cao hơn Thiên Chúa nữa !
2. Tôi thử xét lại liên hệ của tôi với tiền của xem tôi đang
làm chủ nó hay làm nô lệ nó :
- Tôi vẫn còn làm chủ nó : khi tôi dám đem nó đi cho người
khác, dám đưa nó cho người khác mượn, dám bỏ nó, khi tôi mất nó mà không đến
nỗi như mất hồn…
- Tôi đã thành nô lệ nó khi ngày đêm tôi nghĩ tới nó, khi
tôi trọng nó hơn tất cả mọi người khác, khi tôi sợ mất nó, khi vì nó mà tôi dám
làm điều xấu…
3. Mạnh Thường Quân nhà giàu, cho vay mượn nhiều. Một hôm
ông sai Phùng Nguyên sang đất Tiết đòi nọ. Khi đi, Phùng Nguyên hỏi :
- Ngài có định mua gì về không ?
- Xem thứ gì nhà ta chưa có thì mua.
Khi đến đất Tiết, Phùng Nguyên cho gọi dân tới bảo rằng :
“Các ngươi nợ bao nhiêu, Mạnh Thường Quân đều cho cả”, rồi chẳng tính gì gốc
lãi, đem đống văn tự ra đốt sạch.
Khi trở về, Phùng Nguyên nói với Mạnh Thường Quân rằng :
- Nhà Ngài không thiếu thứ gì, có lẽ chỉ thiếu ơn nghĩa. Tôi
đã trộm phép mua ở đất Tiết cho Ngài rồi. Tôi chắc là đẹp ý Ngài.
Về sau, Mạnh Thường Quân bị bãi quan, về ở đất Tiết. Dân ở
đây nhớ ơn xưa ra đón rước đầy đường. Mạnh thường Quân ngoảnh lại bảo Phùng
Nguyên :
- Đó hẳn là cái ơn nghĩa mà ông đã mua cho tôi ngày trước
(Góp nhặt)
Lm.Carolo
HỒ BẶC XÁI – Gp. Cần Thơ
Lễ
Cung Hiến Thánh Đường Latêranô, LK
BÀI ĐỌC I: Ed 47, 1-2. 8-9. 12
"Tôi đã thấy nước từ bên phải đền thờ
chảy ra, và nước ấy chảy đến ai, thì tất cả đều được cứu rỗi".
Trích sách Tiên tri
Êdêkiel.
Trong những ngày ấy,
thiên thần dẫn tôi đến cửa nhà Chúa, và đây nước chảy dưới thềm nhà phía hướng
đông, vì mặt tiền nhà Chúa hướng về phía đông, còn nước thì chảy từ bên phải
đền thờ, về phía nam bàn thờ. Thiên thần dẫn tôi qua cửa phía bắc, đưa đi phía
ngoài, đến cửa ngoài nhìn về hướng đông, và đây nước chảy từ bên phải. Người ấy
lại nói với tôi: "Nước này chảy về phía cồn cát, phía đông, chảy xuống
đồng bằng hoang địa, rồi chảy ra biển, biến mất trong biển và trở nên nước
trong sạch. Tất cả những sinh vật sống động, nhờ suối nước chảy qua, đều được
sống. Sẽ có rất nhiều cá và nơi nào nước này chảy đến, nơi đó sẽ trở nên trong
lành, và sự sống sẽ được phát triển ở nơi mà suối nước chảy đến. Gần suối nước,
hai bên bờ ở mỗi phía, mọi thứ cây ăn trái sẽ mọc lên; lá của nó sẽ không khô
héo, và trái của nó sẽ không bao giờ hết; mỗi tháng nó có trái mới, vì dòng
nước này phát xuất từ đền thờ; trái của nó dùng làm thức ăn, và lá của nó dùng
làm thuốc uống. Đó là lời Chúa.
ĐÁP CA: Tv 45, 2-3. 5-6. 8-9
Đáp: Nước
dòng sông làm cho thành Chúa vui mừng, làm hân hoan cung thánh Đấng Tối Cao (c.
5).
Xướng: 1) Chúa là nơi ẩn náu và là sức mạnh của chúng ta, Người
hằng cứu giúp khi ta sầu khổ. Dầu đất có rung chuyển, ta không sợ chi, dầu núi
đổ xuống đầy lòng biển cả. - Đáp.
2) Nước dòng sông làm
cho thành Chúa vui mừng, làm hân hoan cung thánh Đấng Tối Cao hiển ngự. Chúa ở
giữa thành, nên nó không chuyển rung, lúc tinh sương, thành được Chúa cứu giúp.
- Đáp.
3) Chúa thiên binh
hằng ở cùng ta, ta được Chúa Giacóp hằng bảo vệ. Các ngươi hãy đến mà xem mọi
kỳ công Chúa làm, Người thực hiện muôn kỳ quan trên vũ trụ. - Đáp.
BÀI ĐỌC II:
1 Cr 3, 9b-11. 16-17
"Anh
em là đền thờ của Thiên Chúa".
Trích thư thứ nhất
của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Côrintô.
Anh em thân mến, anh em là toà nhà của Thiên Chúa. Theo ân
sủng Thiên Chúa đã ban cho tôi, tôi như một kiến trúc sư lành nghề, đã đặt nền
móng, còn kẻ khác thì xây lên. Nhưng mỗi người hãy xem coi mình xây lên thế
nào? Vì chưng không ai có thể xây dựng một nền tảng khác, ngoài nền tảng đã
được xây dựng là Đức Kitô.
Anh em không biết anh em là đền thờ của Thiên Chúa và Thánh
Thần Thiên Chúa ngự trong anh em sao? Nếu ai xúc phạm tới đền thờ của Thiên
Chúa, thì Thiên Chúa sẽ huỷ diệt người ấy. Vì đền thờ của Thiên Chúa là thánh
mà chính anh em là đền thờ ấy. Đó là lời Chúa.
ALLELUIA: 2 Sb 7, 16
Alleluia, alleluia! -
Chúa phán: "Ta đã chọn lựa và thánh hoá nơi này, để danh Ta được hiện diện
khắp nơi cho đến muôn đời. - Alleluia.
PHÚC ÂM: Ga
2, 13-22
"Người
có ý nói đền thờ là thân thể Người".
Tin Mừng Chúa Giêsu
Kitô theo Thánh Gioan.
Lễ Vượt Qua của dân
Do-thái gần đến, Chúa Giêsu lên Giêrusa-lem; Người thấy ở trong đền thờ có
những người bán bò, chiên, chim câu và cả những người ngồi đổi tiền bạc. Người
chắp dây thừng làm roi, đánh đuổi tất cả bọn cùng với chiên bò ra khỏi đền thờ,
Người hất tung tiền của những người đổi bạc, xô đổ bàn ghế của họ, và bảo những
người bán chim câu rằng: "Hãy đem những thứ này đi khỏi đây, và đừng làm
nhà Cha Ta thành nơi buôn bán".
Môn đệ liền nhớ lại câu Kinh Thánh: "Sự nhiệt thành vì
nhà Chúa sẽ thiêu đốt tôi".
Bấy giờ người Do-thái bảo Người rằng: "Ông hãy tỏ cho
chúng tôi thấy dấu gì là ông có quyền làm như vậy". Chúa Giêsu trả lời:
"Các ông cứ phá huỷ đền thờ này đi, nội trong ba ngày Ta sẽ dựng
lại". Ngưòi Do-thái đáp lại: "Phải bốn muơi sáu năm mới xây được đền
thờ này mà ông, ông sẽ dựng lại trong ba ngày ư?" Nhưng Người, Người có ý
nói đền thờ là thân thể Người. Vì thế, khi Chúa Giêsu từ cõi chết sống lại, các
môn đệ mới nhớ lời đó, nên đã tin Kinh Thánh và tin lời Người đã nói. Đó là lời
Chúa.
Suy
niệm : Ðền thờ mẹ của tất cả mọi nhà thờ
Hôm nay, toàn thể Giáo Hội mừng lễ cung hiến đền thờ
Latêranô. Ðền thờ xây cất với tư cách là nhà thờ của giáo phận Rôma, trọng tâm
hiệp thông và hiệp nhất của toàn thể Giáo Hội công giáo.
Ðền thờ Latêranô được xem như là đền thờ mẹ của tất cả mọi
nhà thờ của thành Rôma và của toàn thế giới. Toàn thể Giáo Hội công giáo mừng
lễ kỷ niệm cung hiến đền thờ này để nói lên sự hiệp thông Giáo Hội. Giáo Hội
Chúa hiện diện khắp nơi trên thế giới được hiệp nhất và hiệp thông với nhau.
Như thế, đền thờ Latêranô còn là dấu hiệu mời gọi hiệp thông và hiệp nhất. Sự
hiệp thông và hiệp nhất này đã được bắt đầu trước hết nơi tâm hồn con người đón
nhận Tin Mừng của Chúa và tôn thờ Ngài trong sự thật và trong tinh thần. Ðền
thờ bằng đá không còn ý nghĩa nếu không có đền thờ tinh thần nơi tâm hồn con
người, nếu con người không biến tâm hồn mình làm đền thờ sống động cho Thiên
Chúa ngự trị.
Con người mọi thời đại đều bị cám dỗ trần tục hóa đền thờ,
trần tục hóa niềm tin tôn giáo như những kẻ buôn bán đổi tiền được nhắc đến
trong Phúc Âm hôm nay. Mỗi người Kitô chúng ta từng xác tín điều này và góp
phần của mình để giúp anh chị em chung quanh cũng được soi sáng hiểu như vậy.
Ðây là một trong những trách nhiệm của từng người Kitô đối với anh chị em mình.
Ðó là chỉ cho anh chị em mình phải biết tôn thờ Thiên Chúa như thế nào cho phải
đạo.
Chiều kích mầu nhiệm của Giáo Hội vượt ra bên ngoài cơ cấu
hữu hình và đồng thời nhắc nhở cho mỗi người chúng ta về bổn phận phải làm sao,
hay làm chứng cho anh chị em được hiểu và trở thành kẻ thờ phượng Thiên Chúa
đích thực trong Thánh Thần và trong sự thật. Ðây chính là ý nghĩa mà lễ mừng
cung hiến đền thờ Latêranô nhắc lại cho mỗi người chúng ta hôm nay.
Lạy Chúa,
Xin biến đổi mỗi người chúng con trở thành đền thờ sống động
của Chúa và trở thành những kẻ tôn thờ Chúa đích thực như lòng Chúa mong ước
trong sự thật và trong Thánh Thần.
(Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)
Cung Hiến Đền Thờ John-Laterano
Bài đọc: Eze
47:1-2, 8-9, 12; I Cor 3:9b-11, 16-17; Jn 2:13-22.
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Đền thờ cá
nhân, gia đình, và Giáo Hội phải luôn được thanh tẩy.
Hôm nay Giáo Hội mừng
kính ngày xây dựng thánh-đường St. John Lateran, một trong bốn Đại Vương Cung
Thánh Đường của Rôma, và là chỗ ở chính thức của Giáo Hoàng, Giám Mục Rôma, hơn
1000 năm, từ khoảng 350 AD cho đến thời kỳ lưu đày bên Avignon (~ 1350). Giống
như Đền Thờ Jerusalem, Vương Cung Thánh Đường Lateran cũng bị phá hủy và xây
dựng lại nhiều lần vì tội lỗi và khuyết điểm của con người; nhưng vẫn còn đứng
vững cho đến ngày nay.
Các Bài Đọc hôm nay tập trung trong việc con người phải luôn
thanh tẩy mọi đền thờ khỏi mọi nhơ bẩn của tội lỗi vì là nơi Thiên Chúa ngự.
Trong Bài Đọc I, tiên-tri Ezekiel thấy một thị kiến về tương lai của Đền Thờ
Jerusalem. Nước từ bên phải Đền Thờ chảy ra nhiều đến nỗi làm thành một con
sông chảy ra sông Jordan, rồi đổ ra Biển Chết. Nước chảy đến đâu, chữa lành con
người tới đó và mang lại sự sống cho con người. Thị kiến này muốn nói về sự
bành trướng của Giáo Hội từ Jerusalem lan tràn ra khắp nơi trên thế giới để
mang ơn cứu độ của Thiên Chúa đến cho con người, qua nước Rửa Tội có sức thanh
tẩy tội lỗi và mang lại sự sống cho con người.
Trong Bài Đọc II, thánh Phaolô khuyên các tín hữu Corintô phải
luôn xem xét đền thờ cá nhân là tâm hồn mọi người cho Thiên Chúa ngự. Sau khi
ngài đã đặt nền móng chắc chắn cho họ trên nền tảng là Đức Kitô, họ phải xét
xem cách thức họ xây nhà có xứng đáng với nền tảng là Đức Kitô hay không. Trong
Phúc Âm, Chúa Giêsu thanh tẩy Đền Thờ Jerusalem, Nhà Cha của Ngài; vì họ đã làm
cho Đền Thờ trở nên ô uế bằng buôn bán và trao đổi tiền bạc. Khi được chất vấn
lấy quyền gì để làm như thế, Ngài cho họ biết nếu họ phá "đền thờ
này" đi, Ngài sẽ xây dựng lại trong ba ngày. Các môn đệ hiểu Ngài ám chỉ
"đền thờ này" chính là thân thể của Ngài, sau khi nhìn thấy Chúa sống
lại sau ba ngày từ cõi chết.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Nước này chảy
tới đâu, thì nó chữa lành; sông này chảy đến đâu, thì ở đó có sự sống.
1.1/ Nước từ bên phải Đền Thờ chảy ra: Đền Thờ trong
thị kiến của tiên-tri Ezekiel là Đền Thờ Jerusalem. Tiên tri thấy "có nước
vọt ra từ dưới ngưỡng cửa Đền Thờ và chảy về phía đông, vì mặt tiền Đền Thờ
quay về phía đông. Nước từ phía dưới bên phải Đền Thờ chảy xuống phía nam bàn
thờ." Theo địa hình của thành Jerusalem, phía Đông Nam của Đền Thờ là
thung lũng Kedron, thường khô cạn nên một người có thể từ Đền Thờ băng qua thung
lũng để trèo lên Núi Olive, như Chúa Giêsu và các môn đệ có lẽ đã làm sau khi
hoàn tất Bữa Tiệc Ly để leo lên Núi Olive cầu nguyện. Thị kiến hôm nay rất lạ
vì khó có thể có nhiều nước đến nỗi làm đầy thung lũng sâu Kedron, cho có đủ
nước để tạo lên một giòng sông để chảy ra phía Đông và nhập vào sông Jordan để
chảy vào Biển Chết. Nhiều người cho thị kiến này là biểu tượng của việc phát
triển Giáo Hội ra khỏi Jerusalem và lan tràn đến các Dân Ngoại.
1.2/ Hiệu quả của nước là chữa lành và ban sự sống: Điều lạ thứ
hai là nước của Biển Chết mặn đến nỗi không một sinh vật nào có thể sống sót
nổi vì có quá nhiều muối. Trong khi thị kiến hôm nay tiên-tri Ezekiel mô tả:
"Nước này chảy về miền đất phía đông, xuống vùng Arabah, rồi đổ ra Biển
Chết và làm cho nước biển hoá lành. Sông chảy đến đâu thì mọi sinh vật lúc nhúc
ở đó sẽ được sống. Sẽ có rất nhiều cá, vì nước này chảy tới đâu, thì nó chữa
lành; sông này chảy đến đâu, thì ở đó có sự sống. Trên hai bờ sông sẽ mọc lên
mọi giống cây ăn trái, lá không bao giờ tàn, trái không bao giờ hết: mỗi tháng
các cây đó sẽ sinh trái mới nhờ có nước chảy ra từ thánh điện. Trái dùng làm
lương thực còn lá để làm thuốc." Nếu hiểu cách biểu tượng là nước Rửa Tội
hay ơn thánh của Chúa Thánh Thần, Nước này quả thực có sức mạnh để rửa sạch,
chữa lành, và thánh hóa những người tin vào Đức Kitô.
2/ Bài đọc II: Không ai có
thể đặt nền móng nào khác ngoài nền móng đã đặt sẵn là Đức Giêsu Kitô.
Theo Phaolô, khi một người chịu phép Rửa Tội, người đó đã đổ nền
cuộc đời mình trên nền tảng là Đức Kitô; vì thế người đó phải xây dựng căn nhà
là cuộc đời mình sao cho xứng đáng với nền tảng là Đức Kitô, để biến thành ngôi
đền thờ cho Thiên Chúa ngự. Mọi tín hữu phải thường xuyên xem xét ngôi nhà của
mình xây dựng để bảo đảm phẩm chất của đền thờ Thiên Chúa; nếu không, ngôi nhà
sẽ không đứng vững nổi trước những phong ba bão táp của cuộc đời.
Trong Thư Ephêsô, thánh Phaolô ví tất cả các tín hữu là thành
phần sống động của Đền Thờ Thiên Chúa, được xây dựng trên nền tảng là các
tông-đồ và ngôn-sứ, với Đức Kitô là Tảng Đá góc tường. Giáo Hội, bao gồm tất cả
các tín hữu, cũng phải thường xuyên xem xét để bảo vệ sự thánh thiện cho Đền
Thờ của Thiên Chúa ngự.
3/ Phúc Âm: Đừng
biến nhà Cha tôi thành nơi buôn bán.
3.1/ Phản ứng
của Chúa Giêsu khi thấy Nhà Cha của Ngài bị ô uế: Trình thuật
thanh tẩy Đền Thờ Jerusalem được tường thuật cả bốn thánh-ký, nhưng trình thuật
của Gioan được mang lên đầu giai đoạn rao giảng của Đức Kitô; trong khi trình
thuật của Phúc Âm Nhất Lãm mang xuống cuối, và là một trong những lý do làm
người Do-thái tức giận và tố cáo Chúa Giêsu với Thượng Hội Đồng. Tại sao có sự
khác biệt này? Lý do chính có lẽ Gioan muốn trình bày quan điểm thần học của
mình về Đức Kitô: Ngài ý thức rõ ràng vai trò của mình là Con Thiên Chúa, khi
Ngài tự nhận Đền Thờ là Nhà Cha của Ngài khi nói với những kẻ bán bồ câu:
"Đem tất cả những thứ này ra khỏi đây, đừng biến nhà Cha tôi thành nơi
buôn bán." Hơn nữa, Ngài cũng muốn dạy cho dân chúng biết cách thờ phượng
Thiên Chúa cách trong sạch và theo sự thật; không lệ thuộc vào tiền bạc cách
bất chính.
3.2/ Cuộc tranh
luận giữa Chúa Giêsu và người Do-thái: Chứng kiến hành động của Chúa Giêsu, người Do-thái tức tối hỏi
Đức Giêsu: "Ông lấy dấu lạ nào chứng tỏ cho chúng tôi thấy là ông có quyền
làm như thế?" Đức Giêsu đáp: "Các ông cứ phá huỷ Đền Thờ này đi; nội
ba ngày, tôi sẽ xây dựng lại."
Chúa Giêsu muốn ám chỉ "Đền Thờ này" là chính thân thể
của Ngài; nhưng người Do-thái nghĩ Ngài nói về Đền Thờ Jerusalem, nên họ tranh
luận với Chúa Giêsu: "Đền Thờ này phải mất bốn mươi sáu năm mới xây xong,
thế mà nội trong ba ngày ông xây lại được sao?"
Họ nghĩ Chúa Giêsu nói khuếch đại; các môn đệ của Chúa Giêsu chỉ
hiểu điều Chúa Giêsu nói "khi Người từ cõi chết trỗi dậy, các môn đệ nhớ
lại Người đã nói điều đó, Họ tin vào Kinh Thánh và lời Đức Giêsu đã nói."
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
- Thân thể chúng ta là đền thờ của Thiên Chúa Ba Ngôi, đã được
xây dựng trên nền tảng là chính Đức Kitô. Chúng ta phải thường xuyên xem xét để
bảo đảm chất lượng và xứng đáng là đền thờ cho Thiên Chúa ngự trị; nếu không,
nó sẽ biến thành chỗ ở của quỉ thần.
- Gia đình, cộng đoàn giáo xứ, và toàn thể Giáo Hội cũng là Đền
Thờ của Thiên Chúa. Bổn phận của mỗi tín hữu là phải chăm sóc và thanh tẩy
những gì có thể trong khả năng của chúng ta để Thiên Chúa ngự trị, và chúng ta
được lãnh nhận muôn ơn phúc của các Ngài.
Lm. Anthony
ĐINH MINH TIÊN,OP.
09/11/13
THỨ BẢY TUẦN 31 TN
Cung hiến thánh đường Latêranô
Ga 2,13-22
Cung hiến thánh đường Latêranô
Ga 2,13-22
NHÀ THỜ LÀ NHÀ CẦU NGUYỆN
“Đền thờ Đức Giêsu muốn nói ở đây là chính thân thể Người.” (Ga 2,21)
Suy niệm: Thiên Chúa Đấng vô
hình, hiện diện ở khắp mọi nơi, lại muốn chọn một nơi làm điểm
hẹn với dân Ngài. Thế mà đền thánh, biểu tượng của sự hiện diện của Thiên
Chúa và là điểm hẹn của Chúa với Dân Ngài đang bị biến thành nơi buôn bán xô
bồ. Có cảm nhận được địa vị tuyệt đối, ưu việt của Thiên Chúa mới hiểu được
việc “chiếm dụng đền thờ” xúc phạm đến Ngài cách nặng nề như thế nào. Mà có
ai cảm nhận được điều đó sâu xa hơn chính Con Thiên Chúa là Đức Giêsu Kitô?
Phải chăng chính vì thế mà Đấng tự xưng là “hiền lành và khiêm nhường trong
lòng” cũng phải áp dụng biện pháp mạnh để tái lập tính cách linh thánh, bất
khả xâm phạm của đền thờ, biểu tượng của chính thân thể Ngài: “Đền thờ Đức
Giê-su muốn nói ở đây là chính thân thể Ngài”.
Mời Bạn: Nhìn nhận địa vị ưu
việt của Thiên Chúa trong cuộc sống của mình là dành cho Ngài một đền thờ bất
khả xâm phạm để Ngài hiện diện và được tôn thờ cách ưu tiên, xứng đáng địa vị
của một vị Thiên Chúa. Điểm hẹn dành cho Thiên Chúa chính là thân thể Chúa
Giêsu, nghĩa là các bí tích – cách riêng bí tích Thánh Thể, Hội Thánh, và
chính tâm hồn mỗi người.
Sống Lời Chúa: Tìm gặp Chúa nơi
những điểm hẹn của Ngài : - trong tâm hồn bạn bằng việc cầu nguyện; - trong
chính thân thể Đức Giê-su bằng việc lãnh nhận các bí tích và xây dựng Hội
Thánh, ngay tại giáo xứ của bạn.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin đốt
lên trong con ngọn lửa nhiệt thành nhà Chúa, và xin thánh hoá con, để con
dâng hiến tâm hồn con làm đền thờ Chúa ngự trị đến muôn đời. Amen.
|
Suy niệm
Thánh đường Gioan
Latêranô do hoàng đế Costantinô hiến dâng cho Giáo hội và được cung hiến vào
năm 324. Đây là nhà thờ chính toà của giáo phận Rôma. Theo truyền thống của
Giáo hội, các nhà thờ được cung hiến, nghĩa là làm lễ dâng hiến nhà thờ ấy cho
Thiên Chúa. Đó là nơi Chúa ngự giữa dân Người và cũng là nơi con người cử hành
phụng tự.
Mỗi dịp lễ lớn, người ta
tụ về đền thờ Giêrusalem để hành hương và dự lễ. Họ cần đổi tiền để đóng thuế
cho đền thờ, cần mua thú vật để làm lễ tế dâng lên Thiên Chúa. Những nhu cầu
này được được cung cấp bởi những người quản lý đền thờ, đó là điều chính đáng.
Rất tiếc, giới lãnh đạo đền thờ lợi dụng cơ hội này để trục lợi cho mình. Một
cảnh hỗn độn, phức tạp xảy ra nơi đền thánh.
Chúa Giêsu không chấp
nhận được tệ nạn này nên Ngài đánh đuổi họ. Ngài nhắc nhở cho họ biết mục đích
chính của đền thờ là nơi cầu nguyện của mọi người chứ không phải là nơi trục
lợi. Nhưng qua hành động này, Ngài cũng nhắc nhở chúng ta đến ngôi đền thờ
khác, đó là tâm hồn chúng ta. Thánh Phaolô cũng nói: "Anh em chẳng biết
rằng, anh em là đền thờ của Thiên Chúa và Thánh Thần Thiên Chúa ngự trong anh
em sao?" (1Cr 3,16).
Chúa Giêsu dẹp dọn những
ô uế của đền thờ, trả lại cho nó đúng với vai trò của nó là nơi cầu nguyện, nơi
con người gặp gỡ Thiên Chúa. Cũng thế, đền thờ tâm hồn chúng ta cũng chất đầy
những ô nhơ do tội lỗi. Cần phải thanh luyện mỗi ngày để tâm hồn chúng ta xứng
đáng là nơi Chúa ngự.
Mừng lễ cung hiến thánh
đường Latêranô nhắc nhở chúng ta biết quý trọng và tôn kính các ngôi nhà thờ,
là nơi chúng ta dành riêng để tôn thờ Thiên Chúa. Đó phải là nơi chúng ta cùng
hiệp nhau một lòng, một ý, một đức tin để dâng lời ca tụng Thiên Chúa. Là nơi
chúng ta xây đắp tình hiệp nhất yêu thương nhau. Nhưng cũng là dịp nhắc nhở
chúng ta biết gìn giữ đền thờ thiêng liêng là tâm hồn của chúng ta.
Lạy Chúa, xin giúp chúng
ta biết siêng năng đến với Chúa qua việc đến nhà thờ, để tôn thờ Chúa và để
sống hiệp nhất yêu thương nhau. Xin cho cộng đoàn chúng con và tâm hồn của mỗi
người chúng con là đền thờ đẹp đẽ, được trang trí bằng những cánh hoa tình
thương và bác ái. Amen.
Nhà thờ trở nên cộng đồng
Hai anh chị kia sắp cưới. Trong khi chuẩn bị hôn nhân, họ xin
cha làm lễ cưới tại một cảnh thơ mộng trên núi. Họ ngạc nhiên thấy cha nói
không được. Họ phải làm lễ cưới tại nhà thờ xứ của họ. Họ tỏ ra bất mãn. Cha
cho biết đó là luật của địa phận nhưng họ thắc mắc làm sao đám cưới của họ mà
họ không được làm nơi họ muốn?
Điều anh chị này thắc mắc có liên quan đến lễ chúng ta cử
hành hôm nay, lễ kỷ niệm Dâng Hiến Thánh Đường Lateranô. Thánh đường này từ thế
kỷ thứ 12 vẫn được coi là mẹ, là đầu của các nhà thờ. Thánh đường này cũng là
nhà thờ chính toà của Đức Giáo Hoàng. Lễ này cũng nhắc nhớ chúng ta nghĩ đến
nhà thờ của giáo xứ, cộng đoàn chúng ta.
Nhà thờ tượng trưng cho thân thể mầu nhiệm Chúa Kitô và mỗi
Kitô hữu được kêu gọi để xây dựng thân thể mầu nhiệm này. Nhà thờ ví như bào
thai cho ra đời những người con cùng một trí một lòng truyền tụng và phục vụ
Nước Trời.
Để thực hiện điều đó, mỗi nhà thờ luôn thực hiện việc xây
dựng cộng đồng. Như các đường chỉ được dệt với nhau thành tấm vải, mỗi người
cũng có một sứ vụ hiệp thông trong trong chiều hướng để sứ vụ chung được kết
quả tốt đẹp trong tinh thần Chúa Kitô.
Những người trong giáo xứ hoặc là lạnh nhạt với mọi người và
điều đó không xứng với Kitô Giáo; hoặc mọi người tích cực liên hệ đến giáo xứ,
kiến tạo một cộng đồng một trí một lòng.
Mỗi lần chúng ta tham dự vào một bí tích nhắc nhớ chúng ta
mục đích của bí tích là xây dựng thân thể mầu nhiệm Chúa Kitô, nuôi dưỡng tinh
thần cộng đồng, liên kết chặt chẽ với nhau hơn trong sự dấn thân chung đó là
hiệp thông và thi hành sứ mệnh. Vì thế bí tích được khuyến khích cử hành tại
nhà thờ. Nhà thờ trở nên nơi liên kết, để tinh thần thân thiện được triển nở
chứ không phải chỉ là nơi tụ họp của những muốn giữ thái độ xa lạ.
Chúng ta cố gắng làm cho giáo xứ chúng ta nên cơ hội thuận
tiện cho tinh thần hợp nhất Chúa Kitô được phát triển. Chúng ta không thể chấp
nhận thái độ chia rẽ, không thể đầu hàng trước các phe nhóm.
Giống như cặp anh chị sắp cưới được nói cho biết là họ cử
hành bí tích hôn phối của họ nơi nhà thờ của họ. Cùng với những lý do khác, các
giáo dân cùng cử hành với họ, dâng họ lên Chúa, cầu nguyện cho họ, và nâng đỡ
họ trong suốt cuộc đời.
Để kết thúc, chúng ta đọc lại lời Thánh Phaolô trong bài đọc
II: "Anh em không còn là người xa lạ, là khách ngoại bang. Anh em là công
dân của các thánh, là phần tử nhà của Chúa."
Kỷ niệm cung hiến Ðền
thờ Latêranô
Thánh đường là nơi qui
tụ dân Chúa, là nơi các tín hữu tới cầu nguyện và lãnh nhận các bí tích. Thánh
đường là nơi Chúa ngự, là nơi Mình Máu Thánh Chúa luôn hiện diện, là nơi dân
Chúa lãnh nhận muôn vàn ơn huệ, muôn vàn hồng ân của Chúa.
ĐỀN THỜ LATÊRANÔ
Đền thờ Latêranô là
nhà thờ chánh toà của Đức giáo hoàng với tư cách là Giám mục Roma. Đền thờ này
được xây dựng vào năm 320 khi Giáo Hội Chúa Kitô vừa thoát qua khỏi một thời kỳ
cấm cách, bắt bớ khủng khiếp. Đền thờ này do công Hoàng đế Constantinô xây dựng
để tôn vinh Chúa và để dân Chúa có nơi tụ tập, đọc kinh cầu nguyện và lãnh nhận
các bí tích. Đền thờ này đã được cung hiến vào khoảng thời gian nói trên. Lịch
sử thuật lại rằng khi hoàn tất ngôi thánh đường này, nhiều đoàn người khắp
trong thành phố Roma đã tuôn đến để dự lễ khánh thành và hiệp ý trong nghi lễ
cung hiến ngôi thánh đường dùng đặt ngai tòa của vị Giám mục Roma. Ngôi đền thờ
Latêranô đã trải qua biết bao biến cố, biết bao thăng trầm của đạo giáo, biết
bao thử thách, khó khăn của các thời Hoàng đế Roma trị vì. Biết bao nhiêu người
đã tới thánh đường Latêranô để xin rửa tội, gia nhập dân thánh Chúa trong những
đêm phục sinh và mừng lễ vượt qua tại đây.
ĐỀN THỜ LATÊRANÔ NGÀY
NAY
Ngày nay, đền thờ
Latêranô vẫn vút cao, vẫn đứng sững như muốn nói với mọi người: Thiên Chúa luôn
yêu thương dân Người. Ngày nay, vẫn có đoàn đoàn lớp lớp người tới dự thánh lễ
và lãnh nhận các bí tích. Hàng năm, ngày thứ năm tuần thánh Đức Thánh Cha vẫn tới
cử hành lễ với hàng linh mục Roma, với các Hồng y, Giám mục và ngài diễn tả lại
hành động, cử chỉ của Chúa Giêsu xưa nơi nhà tiệc ly là rửa chân cho các tông
đồ.
Lm. Giuse Nguyễn Hưng
Lợi, DCCT
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét