Vatican II dưới nhãn quan Yves Congar
Yves Congar là một linh mục Dòng Đa Minh, được
coi như một trong các thần học gia sáng chói nhất của Công Giáo trong thế kỷ
20. Nổi tiếng vì các công trình về Giáo Hội học, ngài dựa vào các nguồn Thánh
Kinh, giáo phụ và Trung Cổ để lên sức sống lại cho ngành học này. Vốn là người
cổ vũ rất sớm phong trào đại kết, ngài gây ảnh hưởng lớn đối với Vatican II.
Congar sinh tại Sedan, đông bắc nước Pháp, năm 1904. Lúc lên 10, Đức xâm lăng Pháp, ngay lúc khởi đầu Thế Chiến I. Kinh nghiệm này được Congar, dù chỉ là một cậu bé, ghi lại và sau này xuất bản thành sách. Từ năm 1919 tới năm 1921, ngài học tại tiểu chủng viện Reims, sau đó, theo học tại Đại Học Công Giáo Paris trong các năm 1921-1924. Sau một năm quân dịch, ngài gia nhập Dòng Đa Minh năm 1925 và thụ phong linh mục ngày 25 tháng Bẩy, 1930. Sau đó, ngài sống và làm việc tại Saulchoir, cơ sở học tập nổi tiếng của Dòng Đa Minh tại Pháp. Thần học của Thánh Tôma Aquinô ảnh hưởng mạnh và lâu dài trên tư duy của Cha Congar. Ngài cũng chịu ảnh hưởng lớn của nhà thần học Đa Minh nổi iếng lúc ấy là Marie-Dominique Chenu (1895–1990). Năm 1932, Congar bắt đầu dạy Giáo Hội học tại Saulchoir. Một loạt diễn văn sau đó tại hội nghị Hợp Nhất Kitô Giáo tại Paris đã hình thành ra tác phẩm Chrétiens désunis: principes d’un “oecuménisme” catholique (1937). Tác phẩm này khiến Rôma bắt đầu nghi ngờ ngài. Năm 1937, Congar thành lập Unam Sanctam, một bộ sách nhằm làm sống lại các chủ đề bị lãng quên trong Giáo Hội học Công Giáo. Bộ này xuất bản hơn 77 cuốn. Ngoài ra, ngài còn viết rất nhiều bài cho các tạp chí, cả bác học lẫn bình dân, con số bài lên tới 1,800...
Nghi ngờ của Rôma đối với ngài mỗi ngày một tăng. Từ năm 1947 tới năm 1956, các trước tác của ngài thường bị kiểm duyệt. Năm 1954, ngài bị cấm không được giảng dạy và buộc phải rời Pháp, vì một bài báo bênh vực các linh mục thợ thuyền. Trước nhất, ngài được chỉ định tới Trường Thánh Kinh tại Giêrusalem, sau đó, được triệu về Rôma, rồi qua các cơ sở Đa Minh tại Cambridge, Anh... Dù thế, ngài vẫn tiếp tục viết và cho xuất bản nhiều tác phẩm gây ảnh hưởng thời hậu chiến, trong đó có các cuốn Vraie et fausse réforme dans l’église (1950; Canh Tân Chân Thực Và Canh Tân Sai Lạc trong Giáo), Jalons pour une théologie laïcat (1953; Giáo Dân Trong Giáo Hội), La Tradition et les traditions (1960–63; Truyền Thống và Các Truyền Thống), Neuf cent ans après: notes sur le “Schisme oriental” (1954; Sau Chín Trăm Năm: Hậu Cảnh Của Cuộc Ly Giáo Giữa Các Giáo Hội Đông và Tây), và Esquisses du mystère de l’église (1941; Mầu Nhiệm Giáo Hội).
Năm 1960, cuộc lưu đày của Cha Congar chấm dứt khi Đức Gioan XXIII mời ngài phục vụ tại ủy ban thần học của Công Đồng Vatican II. Ngài là thành viên của nhiều ủy ban khác nhau nhằm soạn thảo các văn kiện của Công Đồng và kinh nghiệm này được ngài ghi lại chi tiết trong một nhật ký. Nhật ký này viết về khoảng thời gian từ giữa năm 1960 tới tháng Mười Hai năm 1965. Ngài quyết định chỉ cho công bố cuốn nhật ký này vào năm 2000. Quả thế, cuốn Journal d’un theologien 1946–1956 bằng tiếng Pháp đã được xuất bản năm 2002; bản dịch tiếng Anh My Journal of the Council được xuất bản năm 2012.
Sau Công Đồng, ngài vẫn tiếp tục trước tác, nhưng tập chú vào Chúa Thánh Thần nhiều hơn. Ngài cũng là thành viên của Ủy Ban Thần Học Quốc Tế từ 1969 tới 1985. Tháng Mười Một năm 1994, ngài được Đức Gioan Phaolô II thăng Hồng Y và chưa đầy một năm sau, ngài qua đời ngày 22 tháng Sáu, 1995.
Tại Vatican II
Theo Joseph A. Komonchak, người cổ vũ ấn bản tiếng Anh cuốn nhật ký nói trên, khi xem sét các dự thảo văn kiện của Công Đồng, cha Congar nhận xét rằng chúng thích hợp với thế giới của Vatican I, chứ không phải thế giới của Vatican II. Ngài bèn đệ trình một bản phê bình dài 16 trang và đưa ra một số đề nghị liên quan tới nghị trình của Công Đồng. Tuy nhiên, trong hai năm chuẩn bị Công Đồng, các cố gắng của ngài ít có hiệu quả. Xem ra, các văn kiện dự thảo nhằm liệt kê và lên án các sai lầm của thế giới hiện đại nhiều hơn; và nếu có đề cập tới đại kết, thì đại kết ấy phải theo chiều hướng trở về với Giáo Hội Mẹ.
Rất may, Đức Gioan XXIII đã xoay chuyển tình thế với một viễn kiến sâu rộng hơn về Giáo Hội. Ngài đã ghi đại kết vào danh sách các mục tiêu của Vatican II. Ba mươi bẩy đại biểu các hiệp thông khác của Kitô Giáo đã tới Rôma làm quan sát viên trong ngày khai mạc 11 tháng Mười, 1962. Cha Congar ghi lại “Nước mắt tôi dàn dụa khi gặp các quan sát viên lần đầu tiên, ngay tại đây!”.
Đã đành diễn văn khai mạc của Đức Gioan XXIII không làm hài lòng mọi quan sát viên vì nó không nói điều gì đáng kể trên bình diện thần học hay lịch sử. “Nhưng điều đó không quan trọng. (Điều quan trọng là) Ngài là một Kitô hữu thân thiện, rất đơn giản. Dù sao, thì sự kiện vĩ đại vẫn là đã có bài diễn văn, đã có các quan sát viên, Đức Giáo Hoàng đã tiếp đón họ, đã có công đồng. Những sự kiện ấy có trọng lượng riêng của chúng, và thế là đủ rồi. Ai tin được rằng tất cả những vụ việc này lại xẩy ra lúc tôi chưa 60 tuổi?”
Cùng với đà diễn tiến của khóa một (11/10/1962 – ơ/12/1962), sự hiện diện của các quan sát viên đã trở nên một trong các yếu tố chính của trải nghiệm công đồng. Họ chứng kiến các cuộc tranh luận đem lại hứa hẹn cho đối thoại tương lai. Như lời một quan sát viên: “Giáo Hội Công Giáo đang giặt đồ dơ trước mặt các nhân chứng”. Cha Congar nhìn nhận “Sẽ còn cần nhiều thế hệ nữa mới nuôi dưỡng được hạt giống hiểu biết đã được gieo một cách lạ lùng. Đối thoại đại kết chỉ mới bắt đầu”.
Tuy nhiên, ai cũng phải nhìn nhận sự khởi đầu đầy kỳ diệu này: phép lạ Văn Phòng Cổ Vũ Hợp Nhất Kitô Giáo, việc tham dự của các quan sát viên, và dấn thân đại kết nơi đại đa số các giám mục. Cha Congar cho rằng “Giáo Hội Công Giáo trở về với đại kết trong tích tắc, quả là việc phi thường”
Rồi khoá hai diễn ra (29 tháng 9 tới 4 tháng 12, 1963). Công đồng bắt đầu thảo luận sơ đồ về đại kết. Cha Congar ghi trong nhật ký: “một ngày lịch sử, một thời điểm hồng ân”. Ngài cùng ngồi với các quan sát viên trong Thánh Lễ khai mạc “để hiệp thông cầu nguyện với họ. Họ cảm nhận được điều đó. Quả là giây phút tuyệt vời đối với tôi”. Một tuần lễ sau, ngài được tin xé ruột: thân mẫu qua đời. Ngài nhìn biến cố này bằng con mắt thật huyền nhiệm “nếu một lịch sử huyền nhiệm về công đồng được viết ra, thì mẹ tôi sẽ có phần lớn lao trong đó. Suốt trong những năm đau đớn, mẹ không bao giờ ngừng cầu nguyện cho công đồng, cho việc làm của tôi. Công đồng đã diễn tiến nhờ việc dâng hiến của nhiều lời cầu nguyện và đau đớn. Nhưng ai biết được, ai là người viết lên lịch sử này?... Sức khỏe đang xuống dốc của tôi, sự cạn kiệt toàn diện đang đồng hành với tôi trong hai tháng qua, há những điều này không đang góp phần vào lịch sử vô hình và huyền niệm của công đồng đó sao? Tôi tin mạnh mẽ vào lời lẽ Tin Mừng: ‘Ai mất sẽ được’. Tôi tin mạnh mẽ vào lời Thánh Phaolô: ‘khi tôi yếu chính là lúc tôi mạnh’”.
Rồi khóa ba (14 tháng 9 tớí tháng 11, 1964) được chứng kiến hai trong số các văn kiện rất thân thiết với Cha Congar tiến tới chỗ gần được chấp thuận. Nhưng một vài biến cố vào những ngày chót đã đe dọa tiến trình và thành tựu của đại kết. Trong sự lo lắng của các quan sát viên và của Văn Phòng Hợp Nhất Kitô Giáo, Cha Congar ghi nhận “một tâm tư sâu sắc đối với một số phận có tính cộng đồng nào đó. Há đại kết đã không khởi đầu khi ta ý thức được rằng ta đang có một điều gì đó cần làm, và do đó, một điều gì để được hay mất, với nhau đó ư?”. Ngài trách mình chưa cầu nguyện đủ: “Tôi không tiến hành cuộc chiến đủ trên bình diện tâm linh”.
Cha Congar chưa bao giờ ưa thích những điều “hoành tráng” trong các lễ nghi Rôma và tìm đủ cách để xa tránh chúng; nhưng ngài đã tham dự lễ công bố Hiến Chế Tín Lý về Giáo Hội và Sắc Lệnh về Đại Kết. Do “những nguyên cớ mầu nhiệm”, ngài tới Nhà Thờ Thánh Phêrô hôm đó “để dự phần vào ơn thánh và dự phần vào biến cố công đồng ở giây phút quyết định nhất của nó... Tôi muốn được dự phần vào chóp đỉnh sau khi đã dự phần vào đáy vực, được chia sẻ vinh quang, sau khi đã chia sẻ mồ hôi và nước mắt”.
Công đồng kết thúc với khóa bốn (14 tháng 9 tới 8 tháng 12, 1965). Gần ngày kết thúc, Cha Congar dự buổi phụng vụ đại kết chưa từng có về Lời Chúa tại Nhà Thờ Thánh Phaolô Ngoại Thành. Một người Thệ Phản, một người Công Giáo và một người Chính Thống thay phiên nhau đọc Sách Thánh; Đức Phaolô VI hướng dẫn lời cầu nguyện chung. Ngài nói với các quan sát viên rằng công đồng học hỏi được nhiều từ họ, hưởng nhiều ơn ích từ sự hiện diện của họ, cả trong việc soạn thảo các bản văn nữa. Ngài nói: “Chúng ta tới đây để biết nhau nhiều hơn một chút. Chúng ta đã bắt đầu yêu thương nhau trở lại”.
Rời buổi lễ, cha Congar đến qùy trước mộ Thánh Phaolô. Ngài ghi lại: “Tôi thưa với ngài. Tôi nói với ngài về Luther, người từng muốn tái khẳng định ‘Tin Mừng’ mà Thánh Nhân từng chiến đấu cho. Tôi xin ngài, tôi gần như nói với ngài rằng ngài có nghĩa vụ... phải can thiệp vào giai đoạn mới này, phải hướng dẫn Đức Giáo Hoàng và mọi người chúng tôi”.
Ba ngày sau lại có một nghi lễ đáng nhớ nữa. Ngày 7 tháng 12, có buổi Đức Giáo Hoàng Phaolô VI và Thượng Phụ Constantinople, Athenagoras I, cùng tuyên bố hủy bỏ các án tuyệt thông lẫn nhau từng phân rẽ Đông Tây trong thế kỷ 11. Cha Congar ghi lại “Sau 9 trăm năm! Tôi cảm nhận được giây phút lịch sử... Quả là một lật ngược lịch sử đáng ghi! Bản văn được đọc lên hồi 10 giờ 20; niên biểu 1054 bắt đầu mờ đi trên màn ảnh!”
Cùng ngày đó, một số văn kiện có sự cộng tác của cha Congar được chấp thuận với đa số phiếu áp đảo. Lúc rời Nhà Thờ Thánh Phêrô, một số giám mục tới khen ngợi và cám ơn ngài. Ngày đó, ngài ghi lại như sau: “Nhìn sự việc một cách khách quan, tôi quả đã làm khá nhiều trong việc chuẩn bị công đồng, trong việc đưa ra và quảng bá các ý tưởng được công đồng thánh hiến. Ngay tại công đồng, tôi cũng đã làm khá nhiều việc... tôi đã trồi lên từ một thời kỳ lâu dài bị nghi ngờ và đầy khó khăn”.
Ngài liệt kê một số các đoạn do ngài chịu trách nhiệm phần lớn; chúng là các đoạn trong các hiến chế tín lý về Giáo Hội và mạc khải; trong hiến chế mục vụ về Giáo Hội trong Thế Giới Ngày Nay; trong các sắc lệnh về đại kết, về truyền giáo, và về thừa tác vụ và đời sống linh mục; trong các tuyên ngôn về tự do tôn giáo và các tôn giáo ngoài Kitô Giáo. “Đến nỗi, buổi sáng nay, điều được đọc lên phần lớn do tôi viết ra”. Nhưng ngay lập tức, ngài trích dẫn lời trong Tin Mừng: “Servi inutiles sumus. Chúng con chỉ là đầy tớ vô dụng”. Ngài có ý nhắc tới lời kết thúc một trong các dụ ngôn của Chúa Giêsu “Khi đã làm xong mọi điều được truyền cho các con, các con hãy nói: ‘chúng tôi là những đầy tớ vô dụng’ vì đã chỉ làm điều vốn là nhiệm vụ chúng tôi phải làm”.
Cảm nhận trên quả đã tóm lược được linh đạo của Cha Congar. Ngài viết: “Tôi đã sống trọn đời tôi theo đường lối và tinh thần của Thánh Gioan Tẩy Giả, người bạn của Chú Rể. Tôi luôn luôn nghĩ rằng ta không bao giờ nên chộp giựt bất cứ điều gì, nhưng nên vui với những gì mình đã cho đi. Đối với mọi người, đó là ‘logike latrei’, sự hy sinh thiêng liêng của họ, cách nên thánh của họ. Bởi thế, tôi đã sử dụng những gì tôi được ban cho; tôi luôn cố gắng làm tốt điều tôi được yêu cầu làm”. Khi một số giám mục cho ngài hay tin đồn ngài có thể được phong Hồng Y, ngài viết: “tôi không bao giờ tìm kiếm bất cứ điều gì khác hơn là đặt tôi bất cứ nơi nào Chúa muốn tôi phục vụ Người”. Và ngài nhận làm của riêng khẩu hiệu của Đức Gioan XXIII: “vâng lời và bằng an”.
Về các đóng góp đối với Vatican II, ngài cho biết “Thiên Chúa đã làm tôi nên trọn. Người đã ban cho tôi dư thừa phúc lộc, vô cùng nhiều hơn những công phúc thực sự tôi không có”.
Các đồng minh của Congar
Congar sinh tại Sedan, đông bắc nước Pháp, năm 1904. Lúc lên 10, Đức xâm lăng Pháp, ngay lúc khởi đầu Thế Chiến I. Kinh nghiệm này được Congar, dù chỉ là một cậu bé, ghi lại và sau này xuất bản thành sách. Từ năm 1919 tới năm 1921, ngài học tại tiểu chủng viện Reims, sau đó, theo học tại Đại Học Công Giáo Paris trong các năm 1921-1924. Sau một năm quân dịch, ngài gia nhập Dòng Đa Minh năm 1925 và thụ phong linh mục ngày 25 tháng Bẩy, 1930. Sau đó, ngài sống và làm việc tại Saulchoir, cơ sở học tập nổi tiếng của Dòng Đa Minh tại Pháp. Thần học của Thánh Tôma Aquinô ảnh hưởng mạnh và lâu dài trên tư duy của Cha Congar. Ngài cũng chịu ảnh hưởng lớn của nhà thần học Đa Minh nổi iếng lúc ấy là Marie-Dominique Chenu (1895–1990). Năm 1932, Congar bắt đầu dạy Giáo Hội học tại Saulchoir. Một loạt diễn văn sau đó tại hội nghị Hợp Nhất Kitô Giáo tại Paris đã hình thành ra tác phẩm Chrétiens désunis: principes d’un “oecuménisme” catholique (1937). Tác phẩm này khiến Rôma bắt đầu nghi ngờ ngài. Năm 1937, Congar thành lập Unam Sanctam, một bộ sách nhằm làm sống lại các chủ đề bị lãng quên trong Giáo Hội học Công Giáo. Bộ này xuất bản hơn 77 cuốn. Ngoài ra, ngài còn viết rất nhiều bài cho các tạp chí, cả bác học lẫn bình dân, con số bài lên tới 1,800...
Nghi ngờ của Rôma đối với ngài mỗi ngày một tăng. Từ năm 1947 tới năm 1956, các trước tác của ngài thường bị kiểm duyệt. Năm 1954, ngài bị cấm không được giảng dạy và buộc phải rời Pháp, vì một bài báo bênh vực các linh mục thợ thuyền. Trước nhất, ngài được chỉ định tới Trường Thánh Kinh tại Giêrusalem, sau đó, được triệu về Rôma, rồi qua các cơ sở Đa Minh tại Cambridge, Anh... Dù thế, ngài vẫn tiếp tục viết và cho xuất bản nhiều tác phẩm gây ảnh hưởng thời hậu chiến, trong đó có các cuốn Vraie et fausse réforme dans l’église (1950; Canh Tân Chân Thực Và Canh Tân Sai Lạc trong Giáo), Jalons pour une théologie laïcat (1953; Giáo Dân Trong Giáo Hội), La Tradition et les traditions (1960–63; Truyền Thống và Các Truyền Thống), Neuf cent ans après: notes sur le “Schisme oriental” (1954; Sau Chín Trăm Năm: Hậu Cảnh Của Cuộc Ly Giáo Giữa Các Giáo Hội Đông và Tây), và Esquisses du mystère de l’église (1941; Mầu Nhiệm Giáo Hội).
Năm 1960, cuộc lưu đày của Cha Congar chấm dứt khi Đức Gioan XXIII mời ngài phục vụ tại ủy ban thần học của Công Đồng Vatican II. Ngài là thành viên của nhiều ủy ban khác nhau nhằm soạn thảo các văn kiện của Công Đồng và kinh nghiệm này được ngài ghi lại chi tiết trong một nhật ký. Nhật ký này viết về khoảng thời gian từ giữa năm 1960 tới tháng Mười Hai năm 1965. Ngài quyết định chỉ cho công bố cuốn nhật ký này vào năm 2000. Quả thế, cuốn Journal d’un theologien 1946–1956 bằng tiếng Pháp đã được xuất bản năm 2002; bản dịch tiếng Anh My Journal of the Council được xuất bản năm 2012.
Sau Công Đồng, ngài vẫn tiếp tục trước tác, nhưng tập chú vào Chúa Thánh Thần nhiều hơn. Ngài cũng là thành viên của Ủy Ban Thần Học Quốc Tế từ 1969 tới 1985. Tháng Mười Một năm 1994, ngài được Đức Gioan Phaolô II thăng Hồng Y và chưa đầy một năm sau, ngài qua đời ngày 22 tháng Sáu, 1995.
Tại Vatican II
Theo Joseph A. Komonchak, người cổ vũ ấn bản tiếng Anh cuốn nhật ký nói trên, khi xem sét các dự thảo văn kiện của Công Đồng, cha Congar nhận xét rằng chúng thích hợp với thế giới của Vatican I, chứ không phải thế giới của Vatican II. Ngài bèn đệ trình một bản phê bình dài 16 trang và đưa ra một số đề nghị liên quan tới nghị trình của Công Đồng. Tuy nhiên, trong hai năm chuẩn bị Công Đồng, các cố gắng của ngài ít có hiệu quả. Xem ra, các văn kiện dự thảo nhằm liệt kê và lên án các sai lầm của thế giới hiện đại nhiều hơn; và nếu có đề cập tới đại kết, thì đại kết ấy phải theo chiều hướng trở về với Giáo Hội Mẹ.
Rất may, Đức Gioan XXIII đã xoay chuyển tình thế với một viễn kiến sâu rộng hơn về Giáo Hội. Ngài đã ghi đại kết vào danh sách các mục tiêu của Vatican II. Ba mươi bẩy đại biểu các hiệp thông khác của Kitô Giáo đã tới Rôma làm quan sát viên trong ngày khai mạc 11 tháng Mười, 1962. Cha Congar ghi lại “Nước mắt tôi dàn dụa khi gặp các quan sát viên lần đầu tiên, ngay tại đây!”.
Đã đành diễn văn khai mạc của Đức Gioan XXIII không làm hài lòng mọi quan sát viên vì nó không nói điều gì đáng kể trên bình diện thần học hay lịch sử. “Nhưng điều đó không quan trọng. (Điều quan trọng là) Ngài là một Kitô hữu thân thiện, rất đơn giản. Dù sao, thì sự kiện vĩ đại vẫn là đã có bài diễn văn, đã có các quan sát viên, Đức Giáo Hoàng đã tiếp đón họ, đã có công đồng. Những sự kiện ấy có trọng lượng riêng của chúng, và thế là đủ rồi. Ai tin được rằng tất cả những vụ việc này lại xẩy ra lúc tôi chưa 60 tuổi?”
Cùng với đà diễn tiến của khóa một (11/10/1962 – ơ/12/1962), sự hiện diện của các quan sát viên đã trở nên một trong các yếu tố chính của trải nghiệm công đồng. Họ chứng kiến các cuộc tranh luận đem lại hứa hẹn cho đối thoại tương lai. Như lời một quan sát viên: “Giáo Hội Công Giáo đang giặt đồ dơ trước mặt các nhân chứng”. Cha Congar nhìn nhận “Sẽ còn cần nhiều thế hệ nữa mới nuôi dưỡng được hạt giống hiểu biết đã được gieo một cách lạ lùng. Đối thoại đại kết chỉ mới bắt đầu”.
Tuy nhiên, ai cũng phải nhìn nhận sự khởi đầu đầy kỳ diệu này: phép lạ Văn Phòng Cổ Vũ Hợp Nhất Kitô Giáo, việc tham dự của các quan sát viên, và dấn thân đại kết nơi đại đa số các giám mục. Cha Congar cho rằng “Giáo Hội Công Giáo trở về với đại kết trong tích tắc, quả là việc phi thường”
Rồi khoá hai diễn ra (29 tháng 9 tới 4 tháng 12, 1963). Công đồng bắt đầu thảo luận sơ đồ về đại kết. Cha Congar ghi trong nhật ký: “một ngày lịch sử, một thời điểm hồng ân”. Ngài cùng ngồi với các quan sát viên trong Thánh Lễ khai mạc “để hiệp thông cầu nguyện với họ. Họ cảm nhận được điều đó. Quả là giây phút tuyệt vời đối với tôi”. Một tuần lễ sau, ngài được tin xé ruột: thân mẫu qua đời. Ngài nhìn biến cố này bằng con mắt thật huyền nhiệm “nếu một lịch sử huyền nhiệm về công đồng được viết ra, thì mẹ tôi sẽ có phần lớn lao trong đó. Suốt trong những năm đau đớn, mẹ không bao giờ ngừng cầu nguyện cho công đồng, cho việc làm của tôi. Công đồng đã diễn tiến nhờ việc dâng hiến của nhiều lời cầu nguyện và đau đớn. Nhưng ai biết được, ai là người viết lên lịch sử này?... Sức khỏe đang xuống dốc của tôi, sự cạn kiệt toàn diện đang đồng hành với tôi trong hai tháng qua, há những điều này không đang góp phần vào lịch sử vô hình và huyền niệm của công đồng đó sao? Tôi tin mạnh mẽ vào lời lẽ Tin Mừng: ‘Ai mất sẽ được’. Tôi tin mạnh mẽ vào lời Thánh Phaolô: ‘khi tôi yếu chính là lúc tôi mạnh’”.
Rồi khóa ba (14 tháng 9 tớí tháng 11, 1964) được chứng kiến hai trong số các văn kiện rất thân thiết với Cha Congar tiến tới chỗ gần được chấp thuận. Nhưng một vài biến cố vào những ngày chót đã đe dọa tiến trình và thành tựu của đại kết. Trong sự lo lắng của các quan sát viên và của Văn Phòng Hợp Nhất Kitô Giáo, Cha Congar ghi nhận “một tâm tư sâu sắc đối với một số phận có tính cộng đồng nào đó. Há đại kết đã không khởi đầu khi ta ý thức được rằng ta đang có một điều gì đó cần làm, và do đó, một điều gì để được hay mất, với nhau đó ư?”. Ngài trách mình chưa cầu nguyện đủ: “Tôi không tiến hành cuộc chiến đủ trên bình diện tâm linh”.
Cha Congar chưa bao giờ ưa thích những điều “hoành tráng” trong các lễ nghi Rôma và tìm đủ cách để xa tránh chúng; nhưng ngài đã tham dự lễ công bố Hiến Chế Tín Lý về Giáo Hội và Sắc Lệnh về Đại Kết. Do “những nguyên cớ mầu nhiệm”, ngài tới Nhà Thờ Thánh Phêrô hôm đó “để dự phần vào ơn thánh và dự phần vào biến cố công đồng ở giây phút quyết định nhất của nó... Tôi muốn được dự phần vào chóp đỉnh sau khi đã dự phần vào đáy vực, được chia sẻ vinh quang, sau khi đã chia sẻ mồ hôi và nước mắt”.
Công đồng kết thúc với khóa bốn (14 tháng 9 tới 8 tháng 12, 1965). Gần ngày kết thúc, Cha Congar dự buổi phụng vụ đại kết chưa từng có về Lời Chúa tại Nhà Thờ Thánh Phaolô Ngoại Thành. Một người Thệ Phản, một người Công Giáo và một người Chính Thống thay phiên nhau đọc Sách Thánh; Đức Phaolô VI hướng dẫn lời cầu nguyện chung. Ngài nói với các quan sát viên rằng công đồng học hỏi được nhiều từ họ, hưởng nhiều ơn ích từ sự hiện diện của họ, cả trong việc soạn thảo các bản văn nữa. Ngài nói: “Chúng ta tới đây để biết nhau nhiều hơn một chút. Chúng ta đã bắt đầu yêu thương nhau trở lại”.
Rời buổi lễ, cha Congar đến qùy trước mộ Thánh Phaolô. Ngài ghi lại: “Tôi thưa với ngài. Tôi nói với ngài về Luther, người từng muốn tái khẳng định ‘Tin Mừng’ mà Thánh Nhân từng chiến đấu cho. Tôi xin ngài, tôi gần như nói với ngài rằng ngài có nghĩa vụ... phải can thiệp vào giai đoạn mới này, phải hướng dẫn Đức Giáo Hoàng và mọi người chúng tôi”.
Ba ngày sau lại có một nghi lễ đáng nhớ nữa. Ngày 7 tháng 12, có buổi Đức Giáo Hoàng Phaolô VI và Thượng Phụ Constantinople, Athenagoras I, cùng tuyên bố hủy bỏ các án tuyệt thông lẫn nhau từng phân rẽ Đông Tây trong thế kỷ 11. Cha Congar ghi lại “Sau 9 trăm năm! Tôi cảm nhận được giây phút lịch sử... Quả là một lật ngược lịch sử đáng ghi! Bản văn được đọc lên hồi 10 giờ 20; niên biểu 1054 bắt đầu mờ đi trên màn ảnh!”
Cùng ngày đó, một số văn kiện có sự cộng tác của cha Congar được chấp thuận với đa số phiếu áp đảo. Lúc rời Nhà Thờ Thánh Phêrô, một số giám mục tới khen ngợi và cám ơn ngài. Ngày đó, ngài ghi lại như sau: “Nhìn sự việc một cách khách quan, tôi quả đã làm khá nhiều trong việc chuẩn bị công đồng, trong việc đưa ra và quảng bá các ý tưởng được công đồng thánh hiến. Ngay tại công đồng, tôi cũng đã làm khá nhiều việc... tôi đã trồi lên từ một thời kỳ lâu dài bị nghi ngờ và đầy khó khăn”.
Ngài liệt kê một số các đoạn do ngài chịu trách nhiệm phần lớn; chúng là các đoạn trong các hiến chế tín lý về Giáo Hội và mạc khải; trong hiến chế mục vụ về Giáo Hội trong Thế Giới Ngày Nay; trong các sắc lệnh về đại kết, về truyền giáo, và về thừa tác vụ và đời sống linh mục; trong các tuyên ngôn về tự do tôn giáo và các tôn giáo ngoài Kitô Giáo. “Đến nỗi, buổi sáng nay, điều được đọc lên phần lớn do tôi viết ra”. Nhưng ngay lập tức, ngài trích dẫn lời trong Tin Mừng: “Servi inutiles sumus. Chúng con chỉ là đầy tớ vô dụng”. Ngài có ý nhắc tới lời kết thúc một trong các dụ ngôn của Chúa Giêsu “Khi đã làm xong mọi điều được truyền cho các con, các con hãy nói: ‘chúng tôi là những đầy tớ vô dụng’ vì đã chỉ làm điều vốn là nhiệm vụ chúng tôi phải làm”.
Cảm nhận trên quả đã tóm lược được linh đạo của Cha Congar. Ngài viết: “Tôi đã sống trọn đời tôi theo đường lối và tinh thần của Thánh Gioan Tẩy Giả, người bạn của Chú Rể. Tôi luôn luôn nghĩ rằng ta không bao giờ nên chộp giựt bất cứ điều gì, nhưng nên vui với những gì mình đã cho đi. Đối với mọi người, đó là ‘logike latrei’, sự hy sinh thiêng liêng của họ, cách nên thánh của họ. Bởi thế, tôi đã sử dụng những gì tôi được ban cho; tôi luôn cố gắng làm tốt điều tôi được yêu cầu làm”. Khi một số giám mục cho ngài hay tin đồn ngài có thể được phong Hồng Y, ngài viết: “tôi không bao giờ tìm kiếm bất cứ điều gì khác hơn là đặt tôi bất cứ nơi nào Chúa muốn tôi phục vụ Người”. Và ngài nhận làm của riêng khẩu hiệu của Đức Gioan XXIII: “vâng lời và bằng an”.
Về các đóng góp đối với Vatican II, ngài cho biết “Thiên Chúa đã làm tôi nên trọn. Người đã ban cho tôi dư thừa phúc lộc, vô cùng nhiều hơn những công phúc thực sự tôi không có”.
Các đồng minh của Congar
Trong nhật ký của mình, cha Congar thành thực ghi nhận ai là đồng minh ai là thù địch của ngài tại Vatican II. Người bị ngài chỉ trích hơn cả là Đức TGM Pericle Felice và Đức Hồng Y Alfredo Ottaviani, những vị bị coi là đại diện phe bảo thủ, kinh viện tại công đồng lúc đó. Trái lại những người được ngài coi là đồng minh gồm các nghị phụ HY Frings của Cologne và TGM Wojtyla của Krakow, và các chuyên viên Karl Rahner, Edward Schillebeeckx, Henri de Lubac, Hans Kung, và nhà thần học trẻ người Đức có tên Joseph Ratzinger.
Ai cũng biết điều gì đã xẩy ra sau này với phần lớn những đồng minh vừa nêu tên trên đây. TGM Wojtyla sau này là Chân Phúc Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, người sẽ cử thần học gia Ratzinger làm bộ trưởng tin lý, và vị bộ trưởng này sau đó đã lên ngôi giáo hoàng với danh hiệu Bênêđíctô XVI. Ngoài ra, Đức Gioan Phaolô còn thăng de Lubac và Congar lên hàng Hồng Y, trái lại đã chủ trì cuộc điều tra đối với Kung và Schillebeeckx.
Tại sao lại có hiện tượng ấy ở thời hậu công đồng? Linh mục Robert Barron, sáng lập viên thừa tác vụ Word on Fire, và là giám đốc Chủng Viện Mundelein gần Chicago, thì cho rằng một trong những cách hiểu được hiện tượng trên là nhìn vào những ngày đầu của tạp chí thần học “Communio”. Ai cũng biết: sau công đồng, nhóm “cấp tiến” đã lập ra một tạp chí quốc tế tên là “Concilium”, với mục đích vĩnh viễn hóa tinh thần của Vatican từng tạo ra một thay đổi tích cực trong Giáo Hội. Ban Biên Tập gồm có Rahner, Kung, Schillebeeckx, de Lubac, Congar, Hans Urs von Balthasar, Ratzinger và một số người khác.Nhưng chỉ ít năm sau, ba người chủ chốt là Balthasar, de Lubac, và Ratzinger quyết định tách ra để thành lập một tạp chí riêng, chính là “Communio”. Họ nêu ra nhiều lý do. Thứ nhất, ban biên tập của “Concilium” tự nhận mình hành xử như là huấn quyền thứ hai, hay thẩm quyền giáo huấn chính thức, song song với các giám mục. Các thần học gia chắc chắn đóng vai trò chủ yếu trong việc hiểu và khai triển học lý, nhưng họ không thể thay thế trách nhiệm của các giám mục trong việc gìn giữ và giảng dạy đức tin tông truyền. Thứ hai, ban biên tập “Concilium” muốn phát động một Vatican III khi mực trên các văn kiện của Vatican II chưa khô. Nghĩa là họ muốn lái đà cấp tiến của Vatican II hướng về các cải cách triệt để như truyền chức cho phụ nữ, dẹp bỏ luật độc thân của giáo sĩ, triệt để thay đổi đạo đức học giới tính v.v... không hề được các văn kiện của Vatican II cho phép. Thứ ba, và là điều có ý nghĩa hơn cả, Balthasar, Ratzinger, và de Lubac tố cáo ban biên tập “Concilium” có ý định vĩnh viễn hóa điều họ gọi là tinh thần công đồng. Ba vị này cho rằng công đồng đôi khi cần thiết cho sinh hoạt Giáo Hội, nhưng cũng khá nguy hiểm, vì nó biểu tượng cho những thời điểm Giáo Hội tự nghi vấn và phải dừng lại để quyết định một vấn đề hay một tranh cãi chủ yếu nào đó. Nixêa và Canxêđoan chẳng hạn là để giải quyết cuộc khủng hoảng về Kitô học. Trent, chẳng hạn, là để chống lại các thách thức của Thệ Phản. Công đồng là điều tốt và cần thiết, nhưng Giáo Hội cũng hân hoan rời bỏ nó để trở về với công việc chủ yếu của mình. Vĩnh viễn hóa tinh thần công đồng là gần như muốn giữ Giáo Hội trong trạng thái ngưng đọng và bất định mãi mãi.
Điều đáng nói ở đây là trong một buổi yết kiến, Đức Phaolô VI có hỏi Cha Congar về dự án “Concilium” và cho cha hay: ban biên tập của nó nên có hai hay ba thần học gia của Rôma, không hẳn để canh chừng hay kiểm duyệt, mà chỉ để giữ liên lạc với các giới ở Rôma. Sự lo lắng của Đức Phaolô VI quả có tính tiên tri, căn cứ vào các biến cố sau đó. Theo Dominique Congar, cháu Cha Congar, tên của cha cũng cùng danh sách phong Hồng Y với hai cha de Lubac và Jean Daniélou; nhưng trong khi hai vị sau được phong thực sự, thì Congar mãi tới năm 1994 mới được phong, chỉ vì ngài không rút chữ ký ra khỏi ban biên tập của tạp chí “Concilium”. Xem như thế, con người của cha Congar không hẳn đơn giản như người ta nghĩ.
Vũ Văn An11/13/2013(vietcatholic)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét