Thứ Tư 13/02/2013
LỄ TRO
LỄ TRO
BÀI ĐỌC I: Ge 2, 12-18
"Hãy xé tâm hồn chứ đừng xé áo các ngươi".
Trích sách Tiên tri Giôel.
Bấy
giờ Chúa phán: Các ngươi hãy thật lòng trở về với Ta trong chay tịnh, nước mắt
và than van. Hãy xé tâm hồn, chớ đừng xé áo các ngươi. Hãy trở về với Chúa là
Thiên Chúa các ngươi, vì Người nhân lành và từ bi, nhẫn nại, giầu lòng thương
xót và biết hối tiếc về tai hoạ. Biết đâu Người sẽ trở lại, sẽ hối tiếc và sẽ
ban lại phần phúc để có của lễ hiến tế dâng lên Chúa là Thiên Chúa các ngươi?
Hãy
thổi kèn lên khắp Sion, hãy ra lệnh ăn chay, triệu tập một đại lễ, quy tụ dân
chúng, ra lệnh mở đại hội, tập họp các bô lão, quy tụ các thiếu nhi và các trẻ
còn măng sữa. Tân lang hãy ra khỏi nhà, và tân nương hãy ra khỏi phòng. Các tư
tế là những kẻ phụng sự Chúa, hãy đứng giữa cửa chính và bàn thờ mà than khóc
và kêu lên rằng: Lạy Chúa, xin thương xót dân Chúa, xin đừng để cho cơ nghiệp
Chúa phải hổ thẹn, đừng để các dân tộc thống trị nó. Tại sao thiên hạ dám nói
rằng: "Chúa của chúng ở đâu?" Chúa đã nhiệt thành với xứ sở Người và
đã tha thứ cho dân Người. Đó là lời Chúa.
ĐÁP CA: Tv 50, 3-4. 5-6a. 12-13. 14 và 17
Đáp: Lạy Chúa, nguyện thương con theo lòng nhân hậu Chúa (x. c. 3a).
1)
Lạy Chúa, nguyện thương con theo lòng nhân hậu Chúa, xoá tội con theo lượng cả
đức từ bi. Xin rửa con tuyệt gốc lỗi lầm, và tẩy con sạch lâng tội ác. - Đáp.
2)
Vì sự lỗi con, chính con đã biết, và tội con ở trước mặt con luôn; con phạm tội
phản nghịch cùng một Chúa. - Đáp.
3)
Ôi lạy Chúa, xin tạo cho con quả tim trong sạch, và canh tân tinh thần cương
nghị trong người con. Xin đừng loại con khỏi thiên nhan Chúa, chớ thu hồi Thánh
Thần Chúa ra khỏi con. - Đáp.
4)
Xin ban lại cho con niềm vui ơn cứu độ, với tinh thần quảng đại, Chúa đỡ nâng
con. Lạy Chúa, xin mở môi con, để miệng con sẽ loan truyền lời ca khen. - Đáp.
BÀI ĐỌC II: 2 Cr 5, 20 - 6, 2
"Hãy làm hoà cùng Chúa đi... Bây giờ là cơ hội thuận
tiện".
Trích thư thứ hai của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Cô-rintô.
Anh
em thân mến, chúng tôi đây là sứ giả của Đức Kitô, chính Thiên Chúa nhờ chúng
tôi mà khích lệ anh em. Nhân danh Đức Kitô, chúng tôi năn nỉ anh em hãy làm hoà
cùng Thiên Chúa. Đấng không hề biết đến tội lỗi thì Thiên Chúa đã làm Người
thành thân tội vì chúng ta, để trong Người, chúng ta được trở nên sự công chính
của Thiên Chúa.
Với
tư cách là những cộng sự viên của Người, chúng tôi khuyên anh em đừng nhận lấy
ơn của Thiên Chúa một cách vô hiệu. Quả thật Chúa phán: "Dịp thuận tiện
đến rồi, Ta đã nhậm lời ngươi, vào ngày giải thoát, Ta đã cứu vớt ngươi".
Bây giờ là cơ hội thuận tiện, giờ đây là ngày cứu thoát. Đó là lời Chúa.
CÂU XƯỚNG TRƯỚC PHÚC ÂM: Tv 50, 12a và 14
Ôi lạy Chúa, xin tạo cho con quả tim trong sạch. Xin ban lại cho
con niềm vui ơn cứu độ.
PHÚC ÂM: Mt 6, 1-6. 16-18
"Cha ngươi, Đấng thấu suốt mọi bí ẩn, sẽ trả công cho
ngươi".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi
ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Các con hãy cẩn thận, đừng phô
trương công đức trước mặt người ta để thiên hạ trông thấy, bằng không các con
mất công phúc nơi Cha các con là Đấng ở trên trời. Vậy khi các con bố thí, thì
đừng thổi loa báo trước, như bọn giả hình làm ở nơi hội đường và phố xá, để cho
người ta ca tụng họ. Quả thật, Ta bảo các con, họ đã được thưởng công rồi. Các
con có bố thí, thì làm sao đừng để tay trái biết việc tay phải làm, để việc con
bố thí được giữ kín và Cha con, Đấng thấu suốt mọi bí ẩn, sẽ trả công cho con.
"Rồi
khi các con cầu nguyện, thì cũng chớ làm như những kẻ giả hình: họ ưa đứng cầu
nguyện giữa hội đường và các ngả đàng, để thiên hạ trông thấy. Quả thật, Ta bảo
các con rằng: họ đã được thưởng công rồi. Còn con khi cầu nguyện, thì hãy vào
phòng đóng cửa lại mà cầu xin với Cha con, Đấng ngự nơi bí ẩn, và Cha con, Đấng
thấu suốt mọi bí ẩn, sẽ trả công cho con.
"Khi
các con ăn chay, thì đừng làm như bọn giả hình thiểu não: họ làm cho mặt mũi ủ
dột, để có vẻ ăn chay trước mặt người ta. Quả thật, Ta bảo các con, họ đã được
thưởng công rồi. Còn con khi ăn chay, hãy xức dầu thơm trên đầu và rửa mặt, để
thiên hạ không biết con ăn chay, nhưng chỉ tỏ ra cho Cha con, Đấng ngự nơi bí
ẩn, và Cha con thấu suốt mọi bí ẩn, sẽ trả công cho con". Đó là lời Chúa.
Suy Niệm:
Các việc đạo đức
Tại nhiều nơi, cứ vào mùa tranh cử, người ta lại dễ
dàng nhìn thấy những bảng hiệu ghi ơn dân biểu này, nghị sĩ nọ, hoặc loan báo
những công trình xây dựng của các nhân vật chính trị. Dĩ nhiên, ai cũng hiểu đó
là những vận động gián tiếp, những hứa hẹn với dân chúng để hy vọng được bầu
vào những chức vụ công quyền. Tâm thức và lối hành xử thường tình của con người
là như thế đó: làm việc tốt để kể công, để được trọng vọng, khen thưởng. Người
Kitô hữu cũng dễ bị cám dỗ để có tinh thần khoe khoang kể công như trên vào đời
sống đạo đức.
Tin Mừng hôm nay ghi lại những lời dạy của Chúa Giêsu
về tinh thần tu đức cần phải có, với nguyên tắc sống đạo: đừng làm việc lành có
ý phô trương cho người ta thấy. Theo luật Môsê, bố thí, cầu nguyện, ăn chay là
những việc lành cao quý, và người ta thường tổ chức các việc đạo đức đó cách
công khai để thúc đẩy nhiều người tham gia. Chúa Giêsu không phản đối các việc
đó, nhưng Ngài chỉ muốn người ta thực hiện chúng với ý hướng mới, đó là làm vì
lòng yêu mến và tìm đẹp lòng Chúa hơn là để được người đời khen ngợi. Chẳng
vậy, các việc đạo đức ấy có thể chỉ có hình thức, đấy là chưa nói đến trường hợp
có nhiều người làm bộ cầu nguyện lâu giờ, ăn chay nhiều ngày, bố thí rộng rãi
để dễ lừa gạt người khác.
Chúa Giêsu cảnh giác chúng ta đề phòng thứ đạo đức vụ
hình thức. Nhưng việc đạo đức tự nó rất ích lợi cho bản thân, cho tha nhân và
đáng được Thiên Chúa ban thưởng, với điều kiện chúng được thực hiện với ý ngay
lành. Chúng ta cần thực hành các việc lành với ý hướng này, vì đó là lẽ sống,
là niềm vui và là động lực cho cuộc đời hy sinh phục vụ của chúng ta.
(Veritas
Asia)
Lời Chúa Mỗi Ngày
Thứ Tư Lễ Tro, Mùa Chay
****
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ:
Lòng thương xót của Thiên Chúa và tội
lỗi của con người
Mùa Chay nhắc nhở
con người nhiều điều: Thân phận mỏng giòn của con người qua nghi thức xức tro:
“Hãy nhớ mình là bụi đất và sẽ trở về bụi đất!” Hay tính yếu đuối và tội lỗi
của con người: “Hãy ăn năn xám hối và tin vào Tin Mừng!” Tuy nhiên, tình thương
của Thiên Chúa lớn hơn những tội lỗi mà con người xúc phạm; Ngài sẵn sàng tha
thứ tất cả nếu con người biết ăn năn xám hối.
Các Bài Đọc cho
chúng ta những khía cạnh khác nhau của Mùa Chay. Trong Bài Đọc I, tiên-tri Joel
nhắc nhở con người chú ý đến hai khía cạnh: hãy xé lòng chứ đừng xé áo và chiều
kích cộng đồng của việc xám hối. Trong Bài Đọc II, thánh Phaolô nhấn mạnh đến
sự thuận tiện của thời gian để con người làm hòa với Thiên Chúa. Trong Phúc Âm,
thánh Matthêu chú trọng đến 3 cột trụ của Mùa Chay: ăn chay, cầu nguyện, và làm
các việc lành phúc đức.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Hãy xé lòng chứ đừng xé áo.
1.1/
Hãy ăn chay, khóc lóc, và thống thiết than van: Để con người được tha tội, họ cần 2 điều kiện căn bản sau đây:
(1)
Tin Thiên Chúa là Đấng giàu lòng thương xót: Ngài sẽ tha thứ mọi lỗi lầm con người đã phạm. Con người phải tin vào
sự thật này trước khi có thể ăn năn trở lại. Sự thật này được nhắc lại nhiều
lần trong Sách Tiên Tri và là hy vọng của dân trong Thời Lưu Đày.
(2)
Phải hết lòng hết dạ trở về với Thiên Chúa: Tiên tri Joel nhấn mạnh đến chiều kích trong tâm hồn: “Đừng xé áo, nhưng
hãy xé lòng… hãy ăn chay, khóc lóc, và thống thiết than van.” Thiên Chúa là
Đấng thấu suốt mọi sự trong tâm hồn, những lễ nghi hay hành động hời hợt bên
ngòai sẽ không đủ để được Ngài tha thứ.
1.2/
Chiều kích cộng đồng của tội lỗi: Ngòai
chiều kích cá nhân, tội lỗi còn mang tính cộng đồng; vì Thiên Chúa muốn con
người sống chung và nâng đỡ nhau ngay từ đầu khi Ngài tạo dựng con người. Vì
thế, khi xét mình, con người không chỉ xét những tội cố tình phạm, mà còn những
tội vô tình quên như: bổn phận phải giúp đỡ người khác (7 mối phần hồn cũng như
7 mối phần xác). Tiên tri Joel nhấn mạnh đến chiều kích cộng đồng trong Bài Đọc
hôm nay: “Hãy rúc tù và tại Sion, ra lệnh giữ chay thánh, công bố mở cuộc họp
long trọng; hãy tụ tập chúng dân, mời dự đại hội thánh, triệu tập các cụ già,
tụ họp đám thiếu nhi cũng như trẻ thơ còn đang bú. Tân lang hãy ra khỏi loan
phòng, tân nương hãy rời bỏ phòng khuê!” Tiên tri Jonah còn đi xa hơn, khi
tường thuật Vua Nineveh ra lệnh không những cho con người, mà ngay cả những súc
vật cũng phải ăn chay đền tội (Joh 3:7-8).
Khi hội đủ 2 điều
kiện trên, Thiên Chúa sẽ tha thứ tội vạ cho dân và sẽ tiếp tục săn sóc và bảo
vệ họ: “Đức Chúa đã nồng nhiệt yêu thương đất của Người, đã tỏ lòng khoan dung
đối với dân Người. Tai ương chấm dứt và dân được giải thoát.”
2/ Bài đọc II: Đây là thời Thiên Chúa thi ân, đây là ngày Thiên Chúa cứu độ.
2.1/
Hãy làm hoà với Thiên Chúa: Hai lý do để
con người phải làm hòa với Thiên Chúa: (1) Tất cả đều
đã phạm tội; và (2) Đức Kitô đã chết để gánh
tội cho con người: “Đấng chẳng hề biết tội là gì, thì Thiên Chúa đã biến
Người thành hiện thân của tội lỗi vì chúng ta, để làm cho chúng ta nên công
chính trong Người.”
2.2/
Đây là thời gian thuận tiện: Con người
lệ thuộc vào thời gian, phần hồn cũng như phần xác. Con người phải lệ thuộc
thời gian về phần xác, khi con người phải chờ thời để gieo cũng như gặt. Con
người phải lệ thuộc thời gian về phần hồn như giữ ngày Sabbath, Lễ Tuần, Năm
Thánh, hay Năm Đại Thánh.
Mỗi năm khi Mùa
Chay tới, Mẹ Giáo Hội nài nỉ và khuyến khích các tín hữu hãy ăn năn sám hối và
quay về với Thiên Chúa như Thánh Phaolô khuyên nhủ các tín hữu của Ngài: “Anh
em đã lãnh nhận ân huệ của Thiên Chúa, thì đừng để trở nên vô hiệu.” Mùa Chay
là mùa hồng phúc, mùa Thiên Chúa giáng phúc thi ân, mùa con người có cơ hội
nhìn lại và định vị cuộc đời để biết mình đang ở đâu trong hành trình về nhà
Cha trên trời. Nếu đã đi trật đường, Mùa Chay cung cấp cho con người bẻ lái cho
đúng hay kịp thời quay đầu trở lại.
3/ Phúc Âm:
Ba cột trụ của Mùa Chay
(1)
Làm việc lành phúc đức: Vì chiều kích
cộng đòan của tội, con người cũng phải đền bù tội bằng việc làm những việc lành
phúc đức: giúp đỡ người nghèo khó, thăm viếng bệnh nhân và tù nhân, khuyên bảo
tội nhân quay về với Chúa…
Khi làm những
việc lành phúc đức này, Chúa Giêsu dạy: “Anh em phải coi chừng, chớ có phô
trương cho thiên hạ thấy. Bằng không, anh em sẽ chẳng được Cha của anh em, Đấng
ngự trên trời, ban thưởng.”
(2)
Cầu nguyện: không thể thiếu trong đời
sống hằng ngày của các Kitô hữu. Tuy nhiên, họ phải gia tăng việc cầu nguyện
trong Mùa Chay vì là Mùa kỷ niệm Cuộc Thương Khó của Đức Kitô, Đấng đã hy sinh
đổ máu để chuộc tội cho con người. Hơn nữa, Mùa Chay cũng là mùa giúp con người
nhìn lại cuộc đời, con người cần nhiều thời gian để xét mình và ăn năn xám hối
xin Chúa tha thứ các tội đã xúc phạm đến Ngài.
Khi cầu nguyện,
Chúa Giêsu dạy: "Anh em đừng làm như bọn đạo đức giả: chúng thích đứng cầu
nguyện trong các hội đường, hoặc ngoài các ngã ba ngã tư, cho người ta thấy.
Thầy bảo thật anh em: chúng đã được phần thưởng rồi. Còn anh, khi cầu nguyện,
hãy vào phòng, đóng cửa lại, và cầu nguyện cùng Cha của anh, Đấng hiện diện nơi
kín đáo. Và Cha của anh, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả lại cho anh.”
(3) Ăn
chay: không phải là chỉ đơn giản bớt ăn
uống, nhưng còn phải để ý đến ý hướng của việc ăn chay. Trước tiên, ăn chay là
để cho mọi người đều có của ăn, chứ không phải ăn chay để tiết kiệm tiền; vì
thế, những gì chúng ta không ăn, phải được phân phát cho những người đang cần
của ăn. Ngòai ra, chúng ta cũng cần ăn chay con mắt để đừng nhìn những sự chẳng
nên nhìn; ăn chay trí óc để đừng có những ao ước bất chính hại người; ăn chay
miệng lưỡi để đừng đưa điều đặt chuyện làm thiệt hại danh giá của tha nhân.
Khi ăn chay, Chúa
Giêsu dạy: "Anh em chớ làm bộ rầu rĩ như bọn đạo đức giả: chúng làm cho ra
vẻ thiểu não, để thiên hạ thấy là chúng ăn chay. Thầy bảo thật anh em, chúng đã
được phần thưởng rồi. Còn anh, khi ăn chay, nên rửa mặt cho sạch, chải đầu cho
thơm, để không ai thấy là anh ăn chay ngoại trừ Cha của anh, Đấng hiện diện nơi
kín đáo. Và Cha của anh, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả lại cho anh.”
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
- Mùa Chay nhắc
nhở chúng ta tình thương Thiên Chúa qua việc trao ban Người Con Một để gánh tội
cho chúng ta. Hãy biết sống xứng đáng với tình thương này.
- Việc cần thiết
nhất mỗi người phải làm trong Mùa Chay là hòa giải với Thiên Chúa qua Bí-tích
Giao Hòa để lãnh nhận ơn tha thứ.
- Chúng ta phải
làm cho đời sống thiêng liêng trở nên vững mạnh qua việc làm cho 3 cột trụ của
Mùa Chay trở nên vững chắc: ăn chay, cầu nguyện, và làm các việc lành phúc đức.
Linh mục Anthony Đinh Minh Tiên OP
13/02/13 THỨ TƯ LỄ TRO
Mt 6,1-6.16-18
Mt 6,1-6.16-18
Bí quyết
kín đáo
“Khi ăn chay, nên rửa mặt cho
sạch, chải đầu cho thơm, để không ai thấy là anh ăn chay ngoại trừ Cha của anh,
Đấng hiện diện nơi kín đáo. Và Cha của anh, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ
trả lại cho anh.” (Mt 9,15)
Suy niệm:
Thời Cựu Ước, dân Chúa quen dùng các lễ nghi thanh tẩy, hiến tế để đền tội và
cầu xin ơn tha tội. Nhờ lời giảng dạy của các Ngôn sứ mà dân Chúa đã dần dần có
thêm những hình thức khác như bố thí, cầu nguyện và ăn chay để đền tội. Mục
đích của các việc này là bày tỏ lòng sám hối, từ bỏ tội lỗi để quay về với
Thiên Chúa. Tuy nhiên, người ta đã dừng lại ở những việc làm hình thức bên
ngoài. Để có tấm lòng đạo đức sâu xa đích thực, Chúa Giêsu dạy các môn đệ bí
quyết ‘kín đáo’: bố thí ‘kín đáo’, cầu nguyện ‘kín đáo’, ăn chay ‘kín đáo’
không phải vì muốn che dấu mà vì Cha là Đấng hiện diện nơi ‘kín đáo’, thấu suốt
những gì ‘kín đáo’ sẽ nhận biết và thưởng công xứng đáng.
Mời Bạn:
Mùa chay thánh này, bố thí, cầu nguyện, ăn chay là những điều cần thiết phải
thực hiện, nhưng phải làm đồng thới với việc từ bỏ chính mình, từ bỏ lối sống
ích kỷ để quy hướng mọi sự về Cha. Như thế, chúng ta sẽ thực hiện những việc
đạo đức trên trong một tâm trạng hân hoan của người con được trở về cùng Cha.
Chia sẻ: Bạn
làm cách nào để bố thí, cầu nguyện, ăn chay theo tinh thần Chúa dạy?
Sống Lời Chúa: Thực hiện các việc đạo đức (cầu nguyện, ăn chay, làm việc bác
ái) với lòng yêu mến và sám hối.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, xin hoán cải tâm hồn con. Xin cho con biết quay
trở về với Cha để sống niềm hân hoan hạnh phúc trong tình yêu tha thứ vô bờ bến
của Cha. Amen.
www.5phutloichua.netCHA HIỆN DIỆN NƠI KÍN ẨN
Chúng ta đã bắt đầu cuộc hành trình 40 ngày Mùa Chay. Không phải chỉ là ăn chay, mà là sống chay. Chay tịnh phải là một thái độ thấm vào cuộc sống.
Suy niệm:
Cứ đến Thứ
Tư Lễ Tro là chúng ta lại được nghe bài Tin Mừng này. Đức Giêsu nói đến ba việc
đạo đức quan trọng của người Do Thái: cầu nguyện, bố thí, ăn chay. Chẳng phải
cứ đợi đến Mùa Chay chúng ta mới làm ba việc đó. Nhưng Mùa Chay là thời gian
thuận lợi để ta tập trung chú ý hơn. Tập trung vào cầu nguyện là làm mới lại
tương quan với Thiên Chúa, từ bỏ những gì làm tôi xa Chúa và dứt bỏ mọi tội lỗi
quen phạm. Tập trung vào bố thí là chia sẻ của cải cho những người nghèo hơn,
tự nguyện bỏ bớt một phần tiện nghi để giúp những ai đói khổ. Tập trung vào
chay tịnh là làm cho thân xác, tâm hồn mình trở nên nhẹ nhàng, thoát khỏi những
kéo xuống nặng nề, những cám dỗ sống hưởng thụ, ích kỷ. Cả ba việc này có tương
quan chặt chẽ với nhau. Khi làm tốt một việc, ta sẽ dễ làm hai việc còn lại
hơn. Ăn chay giúp chúng ta hàn gắn lại tình bạn với Chúa, và lớn lên trong sự
thân mật đối với Ngài. Ăn chay giúp ta tránh tội và tránh mọi thứ dẫn đến tội.
Ăn chay là thoát ra khỏi sự thèm muốn tự nhiên về cơm bánh vật chất, để nếm cảm
sự cần thiết của tấm bánh tinh thần. Nhờ ăn chay con người thấy mình được tự do
hơn để sống theo ý Chúa. Khi chịu đói nơi thân xác, chúng ta sẽ thấy tim mình
đói khát Thiên Chúa và mong Ngài đến với ta để làm ta mãn nguyện. Nhưng ăn chay
cũng giúp ta mở mắt trước tình cảnh thiếu thốn của tha nhân. Nhờ ăn chay, chúng
ta không còn sống cho chính mình nữa, nhưng biết sống cho Chúa và tha nhân. Ăn
chay giúp ta chế ngự được tính ích kỷ làm ta co lại, nhờ đó ta có thể mở lòng
ra trước nhu cầu của anh chị em mình và chia sẻ cho họ điều mình đã tiết kiệm
được từ ăn chay. Ngay cả một người có hai áo cũng có thể chia sẻ được cho người
trần trụi. Người chỉ còn vài lon gạo cũng có thể chia cho người đang đói.
Chúng ta
đã bắt đầu cuộc hành trình 40 ngày Mùa Chay. Không phải chỉ là ăn chay, mà là
sống chay. Chay tịnh phải là một thái độ thấm vào cuộc sống. Khi bớt nuông
chiều những đòi hỏi ngày càng nhiều của thân xác, chúng ta sẽ thắng được những
cám dỗ của thèm muốn vô độ.
Cầu nguyện:
Lạy Chúa Giêsu, xin cho con trở nên đơn sơ bé nhỏ, nhờ đó con dễ nghe được tiếng Chúa nói, dễ thấy Chúa hiện diện và hoạt động trong đời con. Sống giữa một thế giới đầy lọc lừa và đe dọa, xin cho con đừng trở nên cứng cỏi, khép kín và nghi ngờ. Xin dạy con sự hiền hậu để con biết cảm thông và bao dung với tha nhân. Xin dạy con sự khiêm nhu để con dám buông đời con cho Chúa. Cuối cùng, xin cho con sự bình an sâu thẳm, vui tươi đi trên con đường hẹp với Ngài, hạnh phúc vì được cùng Ngài chịu khổ đau. Amen.
Lm Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ
Hoán
cải nội tâmLời Chúa hôm nay nhắc nhở chúng ta về thân phận mỏng dòn của con người, đồng thời mời gọi chúng ta hoán cải nội tâm trong tương quan với Thiên Chúa và tha nhân. Tiên tri Joel đã kêu gọi: “Hãy xé tâm hồn chứ đừng xé áo”, hãy phản đối lại chính tà dâm của mình. Nói khác đi, cần phải thay đổi cái nhìn, thay đổi tư tưởng và ước muốn sao cho phù hợp với giao ước tình yêu của Thiên Chúa. Sự biến cải nội tâm ấy được biểu lộ bằng những hành động cụ thể, như từ bỏ tập quán xấu, kìm hãm con người xác thịt, thực hành chay tịnh, tất cả là để tái lập thế quân bình giữa hồn và xác.
Do tội lỗi, con người đã bị cắt đứt khỏi nguồn mạch sự sống và bị dìm vào tình trạng bi thảm của sự chết. Màn tang chế đã bao trùm lên con người. Thiên Chúa mời gọi chúng ta trở về với Ngài để Ngài cất khỏi chúng ta tấm màn tang chế ấy và ban cho chúng ta niềm hoan lạc giao hoà. Sự giao hoà này trước tiên phải là một lời cầu nguyện khiêm tốn: “Lạy Chúa, xin thương xót con, vì con đã xúc phạm đến Chúa”. Đó là lời cầu nguyện đẹp lòng Chúa vì diễn tả tâm tình khiêm tốn tin cậy nơi lòng nhân hậu của Thiên Chúa, và chắc chắn sẽ được Thiên Chúa nhận lời.
Tuy nhiên, người ta không thể giao hoà với Thiên Chúa mà lại không hoà giải với tha nhân. Đó là điều Chúa Giêsu đã xác quyết: “Nếu ngươi dâng của lễ nơi bàn thờ và ở đó nhớ ra anh em có điều bất bình với ngươi, ngươi hãy đặt của lễ đó trước bàn thờ, đi làm hoà với anh em ngươi trước đã rồi bấy giờ hãy đến mà dâng lễ vật của ngươi”. Bởi vậy, nếu chúng ta cầu mong ơn giải hoà với Thiên Chúa, chúng ta cũng hãy tìm mọi cách xoá đi những xích mích, bất hoà hờn giận với người khác.
Không những là mùa hoà giải, mùa chay còn tưởng niệm 40 ngày Đức Kitô chay tịnh nơi sa mạc trước khi thi hành sứ mệnh cứu độ. Truyền thống Giáo Hội từ lâu vẫn giữ chay 40 ngày, nhưng vì hoàn cảnh và sự yếu đuối của con người, Giáo Hội đã giảm bớt tối đa chỉ buộc giữ chay hai ngày: thứ tư lễ tro và thứ sáu tuần thánh. Dù vậy tinh thần hãm dẹp xác thịt lúc nào cũng không thể bỏ qua được. Do đó “mỗi người hãy cố giữ đời sống hoàn toàn trong sạch, lợi dụng những ngày thánh này để gột rửa những sơ xuất trong các mùa khác, bằng cách chế ngự các thói hư, gia tăng cầu nguyện, siêng năng đọc sách, thành tâm thống hối, để tâm hồn được vui mừng mong đợi Lễ Phục Sinh”. (Tu luật Biển Đức).
Mùa chay là những ngày thánh, vì là thời thuận tiện, là ngày cứu độ. Thiên Chúa lúc nào lúc nào cũng sẵn sàng ban ơn cứu độ với điều kiện con người phải chuẩn bị tâm hồn để đón nhận. Cùng với Giáo Hội, chúng ta hãy dâng lời cầu nguyện: “Lạy Chúa, xin ban cho chúng con bắt đầu cuộc chiến thiêng liêng này bằng ngaỳ chay tịnh hôm nay. Ước gì những kiêng khem, hãm mình của chúng con giúp chúng con nên dũng mạnh để chiến đấu với sự dữ. Amen.”
(Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)
Hãy Nâng Tâm Hồn Lên Tháng Hai
13 THÁNG HAI
Theo Đuổi Kỷ Luật Bản Thân
Thánh Phao-lô
nhấn mạnh đến ý nghĩa tâm linh của thể thao: “Phàm là tay đua, thì phải kiêng
kỵ đủ điều” (1Cr 9, 25). Ngài nhận thức rằng sự quân bình, kỷ luật bản thân, sự
điều độ và nhất là nhân đức là những yếu tố không thể thiếu trong hoạt động thể
thao.
Để trở thành một
vận động viên chân chính, người ta cần phải trung thực với chính mình và với
người khác. Người ta cần có lòng trung thành và nghị lực tinh thần hơn cả sức
lực thể lý. Người ta phải biết kiên trì, phải có tinh thần cộng tác, tính cách
hào hiệp, lòng quảng đại, thái độ cởûi mở bao dung. Tất cả những điều ấy đều là
những đòi hỏi của một căn bản đạo đức. Nhưng, Tông Đồ Phao-lô còn thêm: “Các
vận động viên làm thế để chiến thắng một triều thiên tạm bợ chóng qua, còn
chúng ta, chúng ta nhắm đến một triều thiên vĩnh cửu”. Qua những lời ấy, chúng
ta tìm thấy sự phác họa một nền đạo đức thể thao và thậm chí một nền thần học
soi sáng cho tất cả các giá trị của thể thao.
- suy tư 366 ngày của Đức Gioan Phaolô II -
Lm. Lê Công Đức dịch từ nguyên tác
LIFT
UP YOUR HEARTS
Daily
Meditations by Pope John Paul II
+++++++++++++++++
Lời Chúa Trong Gia Đình
Lễ Tro. Ge 2, 12-18; 2Cr 5, 20-6,2; Mt 6, 1-6.16-18.
LỜI SUY NIỆM: Hôm nay Giáo Hội Khai mạc Mùa Chay Thánh bằng một nghi thức:
các Ki-tô hữu đều nhận tro. Tro được xức trên trán hay là rắc trên đầu gợi nhớ
thân phận của mình là tro bụi mai ngày sẽ trở về với bụi tro. Những suy nghĩ,
những ước muốn thấp hèn, những toan tính ích kỷ chỉ muốn đem cái lợi về cho
mình, còn thiệt hại cho người anh em thì không quan tâm. Những điều này chúng
ta cần phải thiêu hủy đề trở thành tro. Khi bước lên nhận tro là chấp nhận bước
theo con đường của Tin Mừng. Mỗi người phải tự mình nhìn lại cuộc sống đã qua,
để dứt khoát chọn lựa cho mình một cuộc sống mới trong tình yêu cứu độ của
Thiên Chúa. Ước gì tất cả chúng ta đều thành tâm sám hối, để đổi mới cuộc sống
theo giáo huấn của Giáo Hội, theo Tin Mừng mời gọi.
Mạnh Phương
+++++++++++++++++
13
Tháng Hai
Mang Tên Một Vị Thánh
Hiện
nay, những người vẽ bản đồ tại Liên Xô đang phải điên đầu vì tên của các thành
phố. Khắp nơi trong toàn lãnh thổ, dân chúng yêu cầu hoàn lại tên cũ cho thành
phố, tên mà Stalin và những người kế vị của ông đã xóa bỏ. Tại Leningrat chẳng
hạn, dân chúng yêu cầu đòi lại đô thị của họ với tên cũ là Petersburg hay St.
Petersburg, nghĩa là đô thị của Thánh Phêrô. Ðây là một trong những đề tài nóng
bỏng mà hội đồng thành phố đang đưa ra thảo luận. Trong một chương trình truyền
hình địa phương người hướng dẫn chương trình đã tránh dùng tên Lenigrat mà lại
gọi tắt là Peter, nghĩa là tên gọi cũ của đô thị. ngững người yêu cầu hoàn trả
tên cũ lại cho các đô thị nói rằng: cũng như những người có quyền giữ tên cha
sinh mẹ đẻ của mình, thì cũng thế, một đô thị cũng phải được quyền giữ tên khai
nguyên của nó.
Tại
cộng hòa Georgia, trường đại hoạc kỹ thuật Tbilisi đã xóa bỏ tên của Lênin và ngay cả
tượng của ông cũng bị đạp đổ. Tại nhiều nơi khác, người ta cũng xóa bỏ tên mới
của các đô thị để lấy lại tên cũ vốn đã có từ thời các đô thị này được thiết
lập. Gorky sẽ được phục hồi lại như trước kia là
Novgorod .
Bezhnev sẽ được mang tên cũ là Nabereznye, Zhadanov sẽ được phuc hồi là
Mariupol, nghĩa là đô thị của Ðức Maria.
Mỗi
người chúng ta, khi chịu phép rửa cũng đều mang một tên mới. Chúng ta thường
gọi đó là tên thánh. Thánh bởi vì đó là tên của một vị Thánh, nhưng thánh bởi
vì tất cả chúng ta đều được mời gọi để nên thánh, hay nói như Thánh Phaolô, tất
cả chúng ta đều là những người thánh. Thật thế, nhờ Phép Rửa, người tín hữu
Kitô được tham dự vào chính sự thánh thiện của Thiên Chúa; nhờ Phép Rửa, người
tín hữu Kitô trở thành Ðền Thờ thánh thiện của Chúa Thánh Thần.
Ðó
là nguồn gốc, là căn tính của người Kitô chúng ta. Mang lấy tên của một vị
thánh, người Kitô luôn được nhắc nhở rằng bản chất của họ chính là nên thánh,
nguồn gốc của họ chính là sự thánh thiện. Chính vì nguồn gốc ấy, cho nên họ
luôn được mời gọi để làm việc thiện, để cầu nguyện, để chịu đựng, để sống tử
tế, để sống vui tươi, để sống phục vụ. Nói tóm lại, vì thông dự vào sự thánh
thiện của Thiên Chúa, người Kitô luôn được mời gọi để sống như Ðức Kitô, Ðấng qua
cái chết và sự Phục Sinh, đã thể hiện chính sự thánh thiện của Thiên Chúa.
(Lẽ Sống)
Thứ Tư 13-2
Thánh
Ciryl và Thánh Methodius
(c. 869, c. 884)
V
|
Sau thời gian học tập, Cyril (thường được gọi là Constantine cho đến khi ngài trở thành tu sĩ ít lâu trước khi từ trần) đã từ chối địa vị trong chính quyền mà anh ngài đã chấp nhận làm việc cho những người nói tiếng Slav. Ngài gia nhập một đan viện là nơi anh ngài, Methodius, đã là một đan sĩ sau thời gian giữ chức vụ trong chính quyền.
Một quyết định đã thay đổi cuộc đời của các ngài khi Công Tước của
Công việc đầu tiên của Cyril là sáng chế ra bản mẫu tự, giống như mẫu tự vẫn được dùng trong phụng vụ ở các phần của Nam Tư cũ. Những người theo ngài có lẽ đã hình thành mẫu tự Cyrillic từ các chữ cái của Hy Lạp. Ngày nay, họ dịch Phúc Âm, Thánh Thi, Thánh Thư và các sách phụng vụ sang tiếng Slav, và sáng tác phần phụng vụ bằng tiếng Slav rất đặc biệt.
Vì lý do đó và vì việc xử dụng tiếng mẹ đẻ đã dẫn đến việc chống đối của hàng giáo sĩ Ðức. Các giám mục Ðức từ chối việc tấn phong các giám mục và linh mục Slav, và Cyril buộc phải thỉnh cầu lên Rôma. Trong chuyến viếng thăm Rôma, hai anh em thánh nhân đã vui sướng khi thấy bản văn phụng vụ mới của họ được Ðức Giáo Hoàng Adrian II chấp thuận. Nhưng Cyril không bao giờ trở lại
Methodius tiếp tục công cuộc truyền giáo trên 16 năm nữa. Ngài là đại diện giáo hoàng đối với toàn thể người dân Slav, được tấn phong giám mục và được giao cho trông coi một giáo phận cũ (thuộc Nam Tư). Khi lãnh thổ trước đây thuộc về họ nay bị tước khỏi quyền tài phán, vị giám mục
Hàng giáo sĩ người Frank vẫn còn ấm ức nên họ tiếp tục chụp mũ, và Ðức Methodius phải sang Rôma để bảo vệ ngài khỏi điều cáo buộc về tội lạc giáo và xin duy trì việc dùng bản văn phụng vụ Slav. Một lần nữa ngài lại thành công.
Truyền thuyết nói rằng, trong một giai đoạn cực kỳ hăng say, Ðức Methodius đã chuyển dịch toàn bộ Phúc Âm sang tiếng Salv chỉ trong vòng tám tháng. Ngài từ trần vào ngày thứ Ba Tuần Thánh, với các môn đệ tụ tập chung quanh. Sau khi ngài chết sự chống đối vẫn chưa dứt, và công trình của hai anh em thánh nhân ở
Là quan thầy của Moravia, và được đặc biệt sùng kính bởi người Công Giáo Czech, Slovak, Croatia, Chính Thống Giáo Serb và người Bulgaria, Thánh Cyril và Methodius thật xứng đáng là người bảo vệ sự hiệp nhất Ðông và Tây, là điều được mọi người khao khát từ lâu.
Lời Bàn
Thánh thiện có nghĩa dùng tình yêu Thiên Chúa để đối xử với thói đời: đời sống con người lúc nào cũng vậy, luôn chằng chịt những vấn đề chính trị và văn hóa, sự mỹ miều cũng như sự xấu xa, sự ích kỷ cũng như sự thánh thiện. Với Thánh Cyril và Methodius, hầu như thập giá hàng ngày của các ngài là phải đương đầu với những khó khăn giống như của chúng ta ngày nay: vấn đề ngôn ngữ trong phụng vụ. Các ngài là thánh không phải vì đã đưa phụng vụ vào tiếng Slav, nhưng vì các ngài đã thi hành điều ấy với sự can đảm và khiêm tốn của Ðức Kitô.Lời Trích
"Ngay cả trong phụng vụ, Giáo Hội không muốn áp đặt một sự đồng nhất cứng rắn nào trong các vấn đề không liên hệ đến đức tin hay không có lợi cho toàn thể cộng đoàn. Ðúng hơn, Giáo Hội tôn trọng và khuyến khích những tinh hoa và những đặc tính riêng của các chủng tộc và dòng giống... Miễn sao sự hợp nhất cốt yếu của nghi lễ Rôma vẫn được duy trì, việc tu chỉnh các sách phụng vụ phải được phép thay đổi và thích nghi với các tổ chức khác nhau, sự sùng bái và các dân tộc khác nhau, nhất là trong xứ truyền giáo" (Hiến Chế về Phụng Vụ, 37, 38).www.nguoitinhuu.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét