Cơ hội
Hồng Y Hoa Kỳ: ĐHY Dolan hay ĐHY O'Malley trở thành Giáo hoàng không
Lý do một người Mỹ có
thể trở thành giáó hoàng.
Trong
bài nói về ĐHY Tagle cuả Phi Luật Tân, chúng ta đã bàn về một câu ngạn ngử rằng
:"Vị nào đi vào cuộc Mật Nghị giống như một giáo hoàng thì khi ra vẫn là
một hồng y" (he who enters a conclave as pope exits as a cardinal), nghiã
là không có gì chắc chắn cả, dù cho dư luận có thuận lợi thế nào chăng nữa thì
vẫn luôn luôn có những bất ngờ từ những cuộc Mật Nghị. Lịch sử cuả các cuộc Mật
Nghị chứng minh một điều "Mưu sự tại nhân, thành sự tại Thiên".
Tuy
nhiên những cơ hội bàn về thân thế cuả các hồng y 'có khả năng làm giáo hoàng'
cũng đem lại một kết quả tích cực, đó là nêu cao những đức độ cuả các đấng bản
quyền đang chăm sóc giaó hội ngày hôm nay, điều mà báo chí thường xuyên và cố
tình bỏ qua.
Một
Giaó Hoàng người Mỹ là một điều khó tưởng tượng bởi vì cũng như Liên Hiệp Quốc,
người ta không chọn một công dân cuả một siêu cường làm Tổng Thư Ký, vì như vậy
Liên Hiệp Quốc sẽ có nguy cơ trở thành một sân chơi riêng cho một cường quốc.
"Hoa
Kỳ đang thống trị thế giới về chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa" theo
lời cuả Linh mục dòng Tên Thomas Worcester, giáo sư Sử cuả đại học Holy
Cross...chỉ còn lại Tôn Giáo, "người ta không muốn nhìn thấy bị thống trị
cả về tôn giáo nữa".
Tuy
nhiên đã có một số suy đoán, rằng quyền lực chính trị cuả Hoa Kỳ đã suy yếu, và
sự 'toàn cầu hóa' đã làm giảm bớt tầm quan trọng của vấn đề quốc tịch, do đó
các vị hồng y có thể mạo hiểm chọn một người Mỹ.
Theo
tờ báo La Repubblica bên Roma thì các hồng y cuả nước Ý có vẻ đi tiên phong
trong việc mạo hiểm này, tờ báo loan tin đồn rằng Đức Hồng Y Tarcisio Bertone
đầy quyền lực đang lặng lẽ làm việc đằng sau những vận động hành lang để thúc
đẩy 'ứng viên' Dolan.
Đức Hồng Y Timothy Dolan |
Đức
Hồng Y Timothy Dolan, tổng giám mục New York, có biệt tài ăn nói và là chủ tịch của
Hội đồng giám mục Công giáo Hoa Kỳ. Ngài đang tranh đấu chống lại những đạo
luật 'phá thai' cuả Chính Quyền Mỹ với lý do bảo vệ Tự Do Tôn Giáo.
Ngay
sau khi tin thoái vị loan ra, cuộc sống thường nhật cuả HY Dolan bị xaó trộn
hoàn toàn. Bất kỳ những sinh hoạt nào trong các chương trình mục vụ cuả ngài
đều bị báo chí và ánh sáng truyền hình theo dõi 'hơn bình thường'. Và có vẻ sự
'xâm lấn ồn ào' như thế sẽ còn tiếp tục cho tới khi cuộc Mật Nghị bầu giáo
hoàng chấm dứt.
Các
chính khách Hoa Kỳ cũng tìm cách xuất hiện bên cạnh DHY, hôm thứ Hai, cả hai
Thị trưởng Michael R. Bloomberg và Thống đốc. Andrew M. Cuomo cuả New York cùng tới tham
dự cuộc gây quĩ cuả giáo phận. Trong dịp này, HY Dolan đã trả lời một số câu
hỏi từ các phóng viên về khả năng có thể có một 'Giáo Hoàng Dolan'.
Với
sự hài hước điển hình cố hữu, trước một câu hỏi Ngài sẽ làm gì khi thấy tên
mình lọt vào danh sách ứng viên, ngài noí : "Tôi sẽ bảo họ, quí vị chọn
nhầm người rồi." (“I’ll tell them
they have the wrong guy.”)
"Đừng
đánh cá tiền ăn trưa của bạn vào việc đó," Ngài nói thêm, ý nói rằng sẽ
'thua là cái chắc'. "Đánh cá vào đội Mets thì hơn." (đội bóng chày cuả New York )
Nhưng
đó là ở bên Hoa Kỳ, ở bên Ý, theo ông John Thavis, tác giả sách "The
Vatican Diaries: ..." ("Nhật ký
Vatican:..."), thì sự chú ý cuả các nhà báo trong tuần qua đã không
dành cho DHY Dolan mà lại đổ dồn về một nhân vật 'trong bóng tối', Đức Hồng Y
Sean Patrick O'Malley, OFM Cap,Tổng Giám Mục Boston.
Trong
hồng y đoàn, Ngài là vị hồng y duy nhất thuộc Dòng Anh Em Hèn Mọn, còn gọi là
Dòng PhanXiCô (Order of Friars Minor
Capuchin).
"Có
lẽ là vì thiếu tin tức sốt dẻo do việc các vị hồng y đều giữ im lặng, cho nên
các nhà báo Ý muốn 'điền vào những chỗ trống' đó," ông Thavis phỏng đóan
như vậy.
Về
việc phẩm chất cuả báo chí Ý là đáng tin cậy bao nhiêu, thì theo linh mục dòng
Tên Thomas J. Reese, một giáo sư của Đại học Georgetown, cho rằng "báo chí
Ý vẽ vời tin tức giống như đang viết tiểu thuyết hơn là làm phóng sự."
Tuy
nhiên, theo ông Thavis thì vấn đề quan trọng là ở việc báo chí vẫn có ảnh hưởng
trên cuộc Mật Nghị, (xin xem Chuyên gia ít thế tục nhất nhìn cơ mật viện tương
lai của Vũ Văn An ) ít ra là có ảnh hưởng tới số 28 phiếu cuả các hồng y người
Ý. Thí dụ trong năm 2005 đã có một hồng y thú nhận với Thavis rằng ngài đã đọc
báo và nhận thấy cơ hội cuả HY Ratzinger đang 'trên đà đi lên'.
Và
vì thế "Chúng ta không nên hạ giá cái tác dụng cuả báo chí Ý, đặc biệt là
ở trong giai đoạn sớm suả này, nó có thể định nghiã ai sẽ có khả năng làm giáo
hoàng."
Thân thế sự nghiệp HY
O'Malley
Đức Hồng Y O'Malley |
Hồng
Y O'Malley, 68 tuổi, sinh tại Ohio, lớn lên ở miền tây Pennsylvania, nhập tiểu
chủng viện dòng Phanxicô lúc 12 tuổi. Ngài có bằng thạc sĩ về giáo dục tôn giáo
và bằng Tiến sĩ về văn học Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha từ Đại học Công Giáo Hoa
Kỳ ở Washington (Catholic University of America).
Ngài
ở lại dạy trường Đại học Công giáo và thành lập trung tâm cho người Hispanics
(Centro Hispano Católico), một tổ chức giúp đỡ những người nhập cư. Sau đó ngài
được cử đi làm giám mục ở đảo St Thomas, quần đảo Virgin, rồi ở các giáo phận
Fall River, Mass., và Palm Beach, Fla.
Ngài
được bổ nhiệm Tổng Giám Mục Boston năm 2003 và được thăng tước hồng y năm 2006.
Hồng
Y O'Malley nổi tiếng là một tu sĩ khiêm tốn, thích mặc áo choàng nâu đơn giản
của Dòng Capuchin và thích người ta gọi 'tên thánh' cuả mình là 'Hồng Y Seán'
(Gioan). Thành quả được ghi nhận ở Mỹ và ở Roma là đã làm sạch Tổng Giáo Phận
Boston sau khi ngài tiếp nhận từ HY Bernard Law, sau những vụ cáo buộc gây chấn
động toàn cầu về những lạm dụng tình dục cuả hàng giáo sĩ và về những che đậy
cuả giáo quyền.
Vào
tháng Giêng năm 2012, kỷ niệm 10 năm cuộc khủng hoảng nói trên, HY O'Malley nói
ưu tiên hàng đầu của ngài vẫn là tiếp tục tiếp cận và chăm sóc cho các nạn nhân
của việc lạm dụng tình dục và "làm tất cả những gì khả thi để cho tình
trạng lạm dụng này không bao giờ xảy ra nữa. '
Ngài
sử dụng thông thạo các phương tiện truyền thông, dùng Twitter và blog để kết
nối với giáo dân và làm việc truyền giáo.
Những lợi thế
Theo
ông John Allen thì có hai lý do chính tạo ra làn sóng quan tâm tới HY O'Malley,
đó là (1) danh tiếng là một nhà cải cách trên những vụ bê bối lạm dụng tình dục
và (2) là hình ảnh cuả một tu sĩ Capuchin khó nghèo khiêm tốn không vướng mắc
vào những cái bẫy giàu sang. Những nhân đức này được nhiều báo chí Ý coi như là
những tài sản cần có để bù lấp vào những tai tiếng chia rẽ đấu đá nội bộ và
tham nhũng tài chính ở Vatican .
Những
nhà bình luận khác thêm vào (3) một ưu thế khác đang thiếu ở Vatican là làm sao
để giao tiếp cách tốt hơn với những người trẻ tuổi với một tốc độ cao, trong
một môi trường truyền thông công nghệ cao, thì Hồng Y O'Malley đã là người đầu
tiên có blog riêng của mình. Ngài cập nhật nó hàng tuần, cung cấp cho thế giới
một cửa sổ nhỏ vào cuộc đời của một hồng y.
(4)
Ngài nói thông thạo tiếng Tây Ban Nha và có nhiều kinh nghiệm mục vụ tại Nam Mỹ
và vùng biển Caribbean, là những nơi mà 42% tổng số giáo dân Công Giáo toàn cầu
đang cư ngụ.
Những nhược điểm
Mặt
khác, cũng theo ông Allen, HY O'Malley có tính nhút nhát, và đôi khi dường như
đau buồn tuyệt vọng về gánh nặng giám mục trong bối cảnh những năm tồi tệ nhất
của cuộc khủng hoảng và phải đóng cửa nhiều nhà thờ.
"Rỏ
ràng một nhân vật để tháo gỡ cái mớ bòng bong cuả Vatican
ngày nay thì không có vẻ là Sean O'Malley," Allen nói.
James
Weiss, một giáo sư thần học cuả Boston College, thì cho rằng HY O'Malley thiếu
kinh nghiệm về giáo triều Vatican, cũng như nhân cách của ngài không thích hợp
với chức vụ giáo hoàng: "Ngài không cởi mở, không thích hiện diện nơi công
cộng. Điều đó (sự hiện diện công cộng) đã trở thành cái mốt từ thời giáo hoàng
Gioan Phaolô II, và thực sự bị thiếu ở giáo hoàng Benedict. "
Và
một chỉ trích nữa từ ông Allen là tuy HY O'Malley đã công bố trực tuyến danh
sách những giáo sĩ bị buộc tội lạm dụng tình dục ở Boston , nhưng hình như quá muộn và không đầy
đủ.
Phản ứng
Nếu
người ta tham khảo trực tuyến để xem có những báo chí nào đã đề cập đến chữ
"O'Malley" thì thấy rằng không chỉ ở Hoa Kỳ, ở Ý mà đã tiếp tục loan
truyền qua cả bên Đức nữa.
"Tôi
có thể xác nhận những lời đồn về HY O'Malley từ kinh nghiệm cá nhân. Ngay bây
giờ, thật là khó khăn cho một nhà báo Mỹ như tôi bước vào Văn phòng báo chí Vatican mà không bị ai đó đặt một câu hỏi về ngài ",
theo lời ông Allen.
Cảm
tưởng cuả DHY O'Malley về chuyện này thì sao? tại cuộc họp báo tuần trước ở
Braintree Ngài cho biết "Tôi đã không bị mất bất kỳ giấc ngủ nào về chuyện
ấy cả, và tôi đã mua một vé khứ hồi rồi, tôi đã tính sẽ trở về nhà. "
Trên
blog cá nhân của mình, DHY O'Malley viết thêm:
"Tôi
biết mọi người đang muốn ủng hộ gà nhà - ai mà không muốn có một Giáo Hoàng đến
từ giáo phận quê hương của mình nhỉ ? - và, tất nhiên, tôi hân hạnh vì được
tham gia vào các cuộc họp kín bầu Giáo hoàng. Nhưng, tôi đảm bảo với tất cả mọi
người, không một vị hồng y nào đi vào cuộc họp kín bầu Giáo hoàng với tham vọng
được bầu làm Đức Thánh Cha. "
DHY
O'Malley nói rằng bất kỳ lời đồn đãi nào thì cũng toàn là những việc "nhàn
rỗi trò chuyện" mà thôi:
"Tôi
biết rằng đã có nhiều dự đoán về những người có thể thay thế đức Giáo hoàng
Benedict. Tuy nhiên, tôi cho những dự đóan đó toàn là những chuyện hão huyền.
Thay vào đó, chúng ta nên tập trung vào việc cầu nguyện để Đức Thánh Linh ngự
xuống giúp đỡ và hướng dẫn các vị hồng y bầu cho được một Người cần cho Giáo
Hội tại thời điểm này. "
2/26/2013-vietcatholic.org
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét