Thứ Bảy
23/02/2013
Tuần I
Mùa Chay Năm C
Đnl 26,16-19 |
BÀI
ĐỌC I: Đnl 26, 16-19
"Để ngươi trở
thành dân thánh của Chúa là Thiên Chúa ngươi".
Trích
sách Đệ Nhị Luật.
Môsê đã nói với dân chúng rằng: "Hôm nay
Chúa là Thiên Chúa truyền lệnh cho ngươi phải thi hành các lề luật và các huấn
lệnh này; ngươi phải tuân giữ và thực thi các điều đó hết lòng và hết tâm hồn.
Hôm nay ngươi đã chọn Chúa làm Thiên Chúa, thì hãy bước đi trong đường lối
Người, tuân giữ các lề luật, giới răn và huấn lệnh của Người; hãy vâng lệnh
Người. Hôm nay Chúa đã chọn ngươi làm dân riêng Chúa, như Người đã phán với
ngươi, thì ngươi hãy tuân giữ mọi giới răn của Người. Người sẽ làm cho ngươi
được vinh quang, thanh danh và huy hoàng hơn mọi dân tộc Người đã tạo dựng, để
ngươi trở thành dân thánh của Chúa là Thiên Chúa ngươi, như Người đã
phán". Đó là lời Chúa.
ĐÁP CA: Tv 118, 1-2. 4-5. 7-8
Đáp: Phúc cho những ai
tiến thân trong Luật pháp của Chúa (x. c. 1b).
1)
Phúc cho những ai theo đường lối tinh toàn, họ tiến thân trong Luật pháp của
Chúa. Phúc cho những ai giữ lời Ngài nghiêm huấn, những người đó tận tâm kiếm
tìm Ngài. - Đáp.
2)
Phần Chúa, Ngài ban bố những huấn lệnh, cốt để người ta tuân giữ hết sức ân
cần. Nguyện cho đường lối của con vững chắc, để tuân giữ các thánh chỉ của
Ngài. - Đáp.
3)
Con ca tụng Chúa với lòng đoan chính, khi học hỏi những thánh dụ của Ngài.
Thánh chỉ của Chúa, con tuân giữ, xin Chúa đừng triệt để bỏ rơi con! - Đáp.
CÂU XƯỚNG TRƯỚC PHÚC ÂM: Am 5, 14
Các
ngươi hãy tìm điều lành, chớ đừng tìm điều dữ, để các ngươi được sống và Chúa
sẽ ở cùng các ngươi.
PHÚC ÂM: Mt 5, 43-48
"Các ngươi hãy
nên trọn lành như Cha các ngươi trên trời".
Tin
Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, Chúa phán cùng các môn đệ rằng:
"Các con đã nghe dạy: Ngươi hãy yêu thân nhân, và hãy thù ghét địch thù.
Còn Ta, Ta bảo các con: Hãy yêu thương thù địch và làm ơn cho những kẻ ghét các
con; hãy cầu nguyện cho những ai bắt bớ và nguyền rủa các con, để như vậy các
con nên con cái của Cha các con, Đấng ngự trên trời: Người khiến mặt trời mọc lên
cho người lành kẻ dữ, và cho mưa xuống trên người liêm khiết và kẻ bất lương.
Vì nếu các con yêu thương những ai mến trọng các con, thì các con được công
phúc gì? Các người thu thuế không làm như thế ư? Nếu các con chỉ chào hỏi anh
em mình thôi, thì các con đâu có làm chi hơn? Những người ngoại giáo không làm
thế ư? Vậy các con hãy nên hoàn hảo như Cha các con trên trời là Đấng hoàn
hảo". Đó là lời Chúa.
SUY
NIỆM : Hãy Nên Trọn Lành Như Cha Trên Trời
Nữ tu Antoinet vẫn
thường nhắc đến bệnh nhân già khó tính nhất trong bệnh viện, gặp ai ông cũng
nhăn nhó nạt nộ. Có chuyện gì khó chịu một chút là ông la lớn, rùm beng lên.
Ngày kia, đang lúc mải mê phục vụ các bệnh nhân, nữ tu Antoinet đã nghe thấy
tiếng bệnh nhân già đó hét lên: "Ðem cho tôi quả trứng". Nữ tu
Antoinet vui vẻ đem quả trứng đến cho ông, nhưng bệnh nhân già lại nhăn nhó:
"Trứng chưa chín đủ mà lại mang cho tôi ăn à?" và nữ tu Antoinet vui
vẻ mang trứng đi luộc lại. Nhưng rồi bệnh nhân lại kiếm lý do khác để gây phiền
hà đến nữ tu: "Trứng luộc chín quá, tôi không ăn nổi đâu. Tôi muốn trứng
khác".
Nữ tu Antoinet không
biết phải làm sao, chị bèn có sáng kiến chế một lò nấu nhỏ kê ở bên giường ông,
và trao cho ông một quả trứng để chính ông có thể nấu lấy theo sở thích của
mình. Người bệnh nhân thấy thế lại nổi giận lên hơn nữa. Ông đạp đổ bếp, quẳng
trứng xuống sàn nhà và quát lớn: "Tôi là bệnh nhân mà đi luộc trứng
à!" Nữ tu Antoinet chẳng nói nửa lời, chỉ biết thinh lặng cúi xuống thu
sạch và quét dọn. Lát sau, nữ tu đem đến cho bệnh nhân khó tính ấy một quả
trứng khác và nhẹ nhàng nói với bệnh nhân: "Ông hãy dùng thử quả trứng
này, tôi luộc vừa chín mà thôi". Thái độ của nữ tu Antoinet đã làm cho
bệnh nhân cảm động và lập bập nói: "Cám ơn nữ tu. Tôi ăn trứng này và cũng
ăn cả lòng tốt của nữ tu nữa. Xin nữ tu tha thứ cho tôi".
Tình
thương bác ái phải được trải dài trong mọi giây phút, mọi hành động của cuộc
sống. Tình thương đó luôn bị thử thách bởi những thái độ nghi kỵ, đối nghịch,
khắt khe, khó thánh, thiếu cảm thông của những người sống xung quanh ta. Khi
phải đối diện với những người không thích mình, không hòa hợp, thông cảm với
mình; thay vì đối đầu trả đũa, thì hãy tự vấn mình xem có phải vì những tật
xấu, những khuyết điểm của mình đã khơi dậy thái độ đối nghịch hay không? Có
thể đôi khi chúng ta là thủ phạm đã gây nên những sự chống đối với người khác
mà chúng ta lại không hay biết. Cách sống, cách suy tư, cách hành động của ta
không phù hợp với những cách thức của anh em, hay cả những xúc phạm đến những
anh em xung quanh mà chính mình không hay biết. Chính vì thế mà ta cần phải
kiểm điểm lại đời sống của mình luôn để đừng khơi dậy những ngăn cách với người
khác.
Nhưng
cũng có những trường hợp ta bị đối xử oan ức, bị ghét bỏ cách bất công vì niềm
tin của mình vào Chúa. Lúc đó chúng ta không còn gì khác đáp lại hơn là cầu
nguyện xin Chúa thêm sức mạnh, để ta có thể tha thứ và yêu thương họ đến cùng
như Chúa muốn. Và chúng ta cũng đừng bỏ cuộc, không rút lại điều tốt ta đang
thực hiện như nữ tu Antoinet trong câu chuyện kể trên: "Phúc cho kẻ bách
hại vì lẽ công chính, vì nước trời là của họ". Tình yêu thương kiên trì
của ta chắc chắn sẽ không trở thành vô ích, nhưng sẽ cảm hóa được người làm
phiền lòng ta vào lúc chỉ có Chúa biết mà thôi. Phần ta, ta chỉ cần biết một
điều là: "Hãy yêu thương cho đến cùng".
Ðức
cố Hồng Y Phanxicô Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, tác giả tập sách
"Ðường Hy Vọng" đã chia sẻ như sau: "Bác ái là tu đức liên lỉ. Tu miệng lưỡi, tu quả tim, tu lỗ tai, tu con mắt, tu lá gan, tu bộ óc. Tất
cả con người con vùng vẫy, nhưng con phải yêu thương như Chúa Giêsu". Hãy
lấy một tờ giấy và bình tĩnh viết trên đó đức tính của người con bất bình, con
sẽ thấy họ không hoàn toàn xấu như con nghĩ từ đầu: "Tôi không muốn biết,
không muốn nhớ quá khứ của anh em tôi. Tôi chỉ muốn biết hiện tại của anh em để
thương nhau, giúp đỡ nhau và biết tương lai để tin nhau, để khuyến khích
nhau".
Sống
bổn phận hiện tại không phải là thụ động, nhưng là liên lỉ canh tân, là quyết
định chọn Chúa hay chối từ, và tìm nước Chúa là tin tưởng ở tình yêu vô bờ bến
của Ngài, là hành động với tất cả hăng say. Ðó là việc thể hiện đức mến Chúa và
yêu người ngay trong giây phút hiện tại. Ðó là những lời khuyến khích đầy kinh
nghiệm giúp mỗi người chúng ta sống sứ điệp Phúc Âm của Chúa xác thực hơn, hiệu
quả hơn.
Ðặc
biệt Lời Chúa hôm nay nhắc nhở mỗi người chúng ta rằng: "Con hãy yêu
thương kẻ thù nghịch và làm ơn cho kẻ ghét con. Hãy cầu nguyện cho tất cả những
ai bắt bớ và nguyền rủa con, để các con trở nên giống Cha các con, Ðấng ngự
trên trời. Ngài làm ơn cho người lành, kẻ dữ và cho mưa xuống trên người liêm
khiết và kẻ bất lương. Các con hãy nên hoàn thiện như Cha các con trên trời là
Ðấng hoàn hảo".
Mỗi
người Kitô hữu phải như tấm kính phản chiếu sự trọn lành tình yêu của Thiên
Chúa Cha. Nói theo mẫu gương của Chúa Giêsu Kitô, mỗi ngày cuộc sống của chúng
ta phải chiếu sáng hơn, để anh chị em xung quanh có thể nhìn thấy mà ngợi khen
tình thương Thiên Chúa trên trời.
Lạy
Chúa, trên Thập Giá Chúa đã nêu gương tha thứ cho những kẻ giết Chúa. Xin
thương củng cố tình thương của Chúa trong tim con, để con mỗi ngày được tiến
thêm và kiên trì đi trên con đường yêu thương của Chúa cho đến cùng. Amen.
(Veritas Asia)
Lời Chúa Mỗi
Ngày
Thứ Bảy
Tuần I MC
GIỚI
THIỆU CHỦ ĐỀ:
Trở nên
hòan thiện bằng yêu thương kẻ thù.
Tự do chọn lựa là hành động căn bản nhất của
con người và được làm hằng ngày. Khi phải chọn lựa, con người thường dựa trên
một số tiêu chuẩn căn bản như: mục đích, tiện lợi, dễ dàng, bền, rẻ, đẹp … Ví
dụ, khi con người chọn những nhà lãnh đạo để điều khiển quốc gia, thành phố,
đòan thể, họ thường lựa chọn những cá nhân có khả năng hơn người thường, để có
thể chu tòan sứ vụ được trao phó.
Thiên Chúa, Đấng dựng nên tất cả, cũng chọn
lựa dân tộc và các cá nhân để thi hành thánh ý của Ngài. Lịch sử của Cựu Ước cũng
như Tân Ước thể hiện đầy đủ những sự lựa chọn của Thiên Chúa: chọn Israel,
Abraham, Moses, Aaron, Joshua, Vua Saul, các tiên-tri, Chúa Giêsu … Các Bài Đọc
hôm nay nhấn mạnh đến lý do tại sao Thiên Chúa chọn dân tộc hay nhóm người.
Trong Bài Đọc I, tác giả đưa ra lý do tại sao Thiên Chúa chọn dân tộc Israel là dân
tộc riêng của Ngài: để tuân giữ các thánh chỉ và mệnh lệnh của Thiên Chúa.
Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu truyền cho các môn đệ phải yêu thương kẻ thù và cầu
nguyện cho họ, vì các môn đệ được kêu gọi để trở nên hòan thiện như Cha trên
trời là Đấng hòan thiện.
KHAI
TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/
Bài đọc I: Phải hết lòng tuân giữ và đem ra thực hành các thánh chỉ, mệnh lệnh
của Chúa.
1.1/
Israel là dân tộc được Thiên
Chúa chọn:
Một trong những điều chính yếu Sách Đệ Nhị Luật muốn nhấn mạnh tới là Thiên
Chúa chọn Israel .
Đức Chúa tuyên bố rằng Người sẽ là Thiên Chúa của anh em, và anh em sẽ là dân
thuộc quyền sở hữu của Người. Anh em sẽ là một dân tộc thánh hiến cho Đức Chúa.
Tại sao Thiên Chúa chọn Israel
trong bao nhiêu những dân tộc khác? Thiên Chúa chọn dân tộc Do-Thái vì họ là
con cái của tổ-phụ Abraham. Thiên Chúa chọn và chúc lành cho giòng dõi Abraham,
vì Tổ phụ hết lòng tin tưởng nơi Thiên Chúa và bước đi trong đường lối của
Ngài.
1.2/
Dân tộc được chọn phải khác với các dân tộc khác: Vì Israel là dân tộc được chọn, nên họ
phải phản ánh sự thánh thiện của Thiên Chúa. Tác giả Sách Đệ Nhị Luật liệt kê
bổn phận và quyền lợi của dân tộcIsrael:
(1)
Bổn phận:
“Anh em phải đem ra thực hành các thánh chỉ và quyết định này. Anh em phải hết
lòng hết dạ tuân giữ và đem ra thực hành các điều ấy.”
(2)
Quyền lợi:
“Thiên Chúa sẽ cho anh em vượt mọi dân tộc Người đã tạo dựng, xét về vinh dự,
danh tiếng, và vinh quang.”
Sự lựa chọn của Thiên Chúa là lựa chọn có điều
kiện: Ngài lựa chọn dân tộc Israel
để thi hành ý muốn của Ngài. Một cách cụ thể qua Giao Ước Sinai với Moses: Nếu
họ giữ các giới luật của Thiên Chúa, họ sẽ là dân riêng của Ngài, và được Ngài
che chở và gìn giữ. Nếu không, Thiên Chúa sẽ không nhận và không bảo vệ họ nữa.
Các tiên tri của Cựu Ước đã nhiều lần nhắc nhở dân về sự bất trung của họ và
cơn giận của Thiên Chúa.
-
Amos: Tôi
thấy Chúa Thượng đứng bên cạnh bàn thờ. Người phán: "Đập vào đầu trụ cho
khung cửa lung lay! Phá khung cửa cho vỡ tan trên đầu cả bọn! Những đứa còn sót
lại, Ta sẽ giết bằng gươm. Trong bọn chúng, không một tên trốn nổi, trong bọn
chúng, không một đứa thoát thân” (9:1).
-
Hosea:
“Khốn cho chúng vì chúng đã lìa bỏ Ta. Chúng sẽ bị tiêu diệt, vì đã dám xúc
phạm đến Ta. Ta, Ta muốn giải cứu chúng, còn chúng lại nói lời gian dối phạm
đến Ta” (7:13).
2/
Phúc Âm: Hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em.
2.1/
Hãy yêu thương kẻ thù: Chúa Giêsu biết rõ những gì Luật dạy: “Hãy yêu đồng loại và hãy
ghét kẻ thù.” Nhưng Ngài dạy các môn đệ: “Hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho
những kẻ ngược đãi anh em.” Ngài biết con người không dễ để yêu kẻ thù; nhưng
con người có thể làm được chuyện đó nếu họ được thấm nhuần tình yêu Thiên Chúa.
-
Điểm đầu tiên chúng ta cần chú ý là động từ “yêu,” đặc biệt dùng ở đây là
avgapa,w. Động từ này chỉ được dùng trong khuôn khổ của Kitô Giáo. Hai động từ
yêu khác trong tiếng Hy-Lạp là ejréevw và file,w. Con người phải thấm nhuần
tình yêu Thiên Chúa trước: “Hãy ở lại trong Thầy như Thầy ở lại trong anh em.
Cũng như cành nho không thể tự mình sinh hoa trái, nếu không gắn liền với cây
nho, anh em cũng thế, nếu không ở lại trong Thầy” (Jn 15:4). Sau khi thấm nhuần
tình yêu Thiên Chúa, họ có thể yêu kẻ thù bằng tình yêu này: “Như Thầy yêu anh
em thế nào, anh em cũng hãy yêu thương nhau như vậy” (Jn 13:34).
-
Cầu nguyện cho kẻ thù là cách tốt nhất để tha thứ và bắt đầu yêu thương họ. Nếu
không cầu nguyện cho họ, cũng không thể tha thứ. Chúa Giêsu không chỉ dạy,
nhưng Người đã làm gương cho môn đệ, khi cầu xin cho những người đã bách hại
Ngài trên Thập Giá: “Lạy Cha! Xin tha cho chúng vì chúng không biết việc chúng
làm” (Lk 23:34). Thánh Stephanô, tử đạo tiên khởi, cũng bắt chước gương Chúa
Giêsu: "Lạy Chúa, xin đừng chấp họ tội này" (Acts 7:60).
2.2/
Lý do tại sao phải yêu kẻ thù: Chúa Giêsu đưa ra 2 lý do:
(1)
Anh em là con Thiên Chúa: “Con nhà tông chẳng giống lông cũng giống cánh.” Chúa yêu
thương mọi người, vì mọi người đều là con cái của Ngài: “Người cho mặt trời của
Người mọc lên soi sáng kẻ xấu cũng như người tốt, và cho mưa xuống trên người
công chính cũng như kẻ bất chính.” Chúng ta yêu thương mọi người, vì mọi người
đều là anh chị em chúng ta. Hơn nữa,
-
Anh em phải khác người thu thuế: “Vì nếu anh em yêu thương kẻ yêu thương mình,
thì anh em nào có công chi? Ngay cả những người thu thuế cũng chẳng làm như thế
sao?”
-
Anh em
phải khác người ngọai đạo: “Nếu anh em chỉ chào hỏi anh em mình thôi, thì anh em có
làm gì lạ thường đâu? Ngay cả người ngoại cũng chẳng làm như thế sao?”
(2)
Được kêu gọi để trở nên hòan thiện: “Anh em hãy nên hoàn thiện, như Cha anh em
trên trời là Đấng hoàn thiện.” Trở nên hòan thiện đòi một luật sống khác với
người thường; nếu không chúng ta cũng chỉ là người tầm thường như họ. Nhưng nếu
họ nhìn thấy nơi chúng ta một lối sống không tầm thường, họ có thể nhận ra
chúng ta là con cái Thiên Chúa: “Mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của
Thầy ở điểm này: là anh em có lòng yêu thương nhau."
ÁP DỤNG
TRONG CUỘC SỐNG:
-
Chúng ta là những người được chọn để sống cho Thiên Chúa. Vì thế, chúng ta phải
sống theo lối sống của Thiên Chúa đề ra.
-
Một trong những đòi hỏi của lối sống môn đệ Chúa là phải yêu thương kẻ thù và
cầu nguyện cho những người bách hại chúng ta. Từ chối không thi hành điều Chúa
Giêsu dạy cũng đồng nghĩa với việc từ chối làm môn đệ Chúa.
-
Để có thể thực hiện điều khó khăn này, chúng ta phải được thấm nhuần tình yêu
của Thiên Chúa.
Linh mục Anthony Đinh
Minh Tiên OP
THỨ BẢY TUẦN
I MÙA CHAY
Thánh Pôlycarpô, giám mục, tử đạo
Mt 5, 43 - 48
Thánh Pôlycarpô, giám mục, tử đạo
Mt 5, 43 - 48
1. Ghi nhớ: Hãy yêu kẻ thù và cầu
nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em (Mt 5, 44)
2. Suy niệm: Người môn đệ của Chúa là người bước theo
Chúa và giống Chúa mỗi ngày một hơn. Chúa đã dạy và nêu gương cho các môn đệ
học biết. Trong cuộc đời của Chúa Giêsu, có rất nhiều người ganh ghét muốn loại
trừ Chúa nhưng Người không thù ghét một ai, kể cả những người đã làm hại mạng
sống Chúa "xin tha cho chúng vì
chúng không biết việc chúng làm".
Tại sao gọi là kẻ thù? Vì ta chẳng những không yêu mà còn muốn
loại trừ người đó. Chúa là tình yêu, ai sống trong tình yêu thì không có kẻ
thù. Như thế, khi Chúa mời gọi hãy yêu kẻ thù tức là Chúa muốn tất cả hãy sống
yêu thương nhau và như thế được ở trong tình yêu vô biên của Chúa.
Chúa mời gọi người môn đệ Chúa tiến bước trên con đường thập giá
hằng ngày, có thập giá, có vất vả, có hy sinh thì phần thưởng sau này mới xứng
đáng. Phần thưởng cao cả nhất là nên một với Chúa
3. Sống Lời Chúa: Làm hoà với anh chị em
4. Cầu nguyện: Lạy Chúa, để tha thứ
cho người khác quả là một điều khó. Xin Chúa cho chúng con biết học nơi Chúa
biết yêu thương tất cả mọi người không loại trừ ai.
23/02/13 THỨ BẢY TUẦN 1 MC
Th. Pôlicáp, giám mục, tử đạo
Mt 5,43-48
Th. Pôlicáp, giám mục, tử đạo
Mt 5,43-48
YÊU KẺ THÙ
“Còn Thầy, Thầy bảo anh em :
hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em. Như vậy, anh em mới
được trở nên con cái của Cha anh em, Đấng ngự trên trời, vì Người cho mặt trời
của Người mọc lên soi sáng kẻ xấu cũng như người tốt, và cho mưa xuống trên
người công chính cũng như kẻ bất chính.” (Mt 5,44-45)
Suy niệm: Sự
thường ở đời, mến người dễ mến, yêu người đáng yêu, thương người thương mình
thì rất dễ; nhưng yêu thương kẻ thù và cầu nguyện cho người làm hại mình lại
quá khó. Thế mà, Chúa Giêsu lại yêu cầu những ai tin vào Ngài phải vượt qua lối
hành xử thường tình đó để luôn sống yêu thương theo gương của Thiên Chúa là
Cha. Hơn nữa, chính bản thân Chúa Giêsu cũng đã sống trọn vẹn lời kêu gọi này.
Ngài chấp nhận chết vì nhân loại tội lỗi và tha thứ cho những kẻ đã làm khổ và
giết chết Ngài.
Mời Bạn:
Theo gương Chúa Giêsu và theo lời dạy của Ngài, chúng ta được mời gọi sống
quảng đại hơn nữa trong các mối tương quan với mọi người: yêu kẻ ghét mình và
cầu nguyện cho kẻ làm hại mình. Ngày hôm nay, mỗi người được mời gọi làm việc
hy sinh, hãm mình và bác ái để cầu nguyện cho một hoặc nhiều người đang gây khó
chịu, đang làm khổ, làm hại mình.
Sống Lời Chúa:
Nhắc lại nhiều lần trong ngày lời Chúa Giêsu trên Thánh gia: “Lạy Cha, xin
tha cho họ vì họ không biết việc họ làm” (Lc 23,34).
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, xin giúp con tập yêu và biết yêu như Chúa khi
cư xử với những người đang làm phiền, làm khổ con. Xin Chúa cũng cho con có
được tâm tình của Chúa để con biết sống và thi hành thánh ý Chúa trong cuộc
sống thường ngày. Amen.
YÊU KẺ THÙ
Chúng ta
được mời gọi trở nên hoàn thiện như Cha nhờ yêu kẻ thù như Cha đã yêu họ. Kẻ
thù cũng là anh em tôi, vì họ cũng là con được Cha yêu như tôi.
Suy niệm:
“Tại sao anh lại bắn tôi khi cả hai chúng ta
đều tin vào sự hiện hữu của một Thiên Chúa duy nhất.” Đó là một câu trong lá thư Đức Thánh Cha Gioan Phaolô định
gửi
cho anh Ali Agca, người đã ám sát
ngài vào ngày 13-5-1981 tại Rôma. Nhưng ngài đã
đích thân thăm anh trong tù năm 1983, và đã tha thứ cho anh.Vào Đại Năm Thánh
2000, ngài đã xin Tổng Thống Ý cho anh được ân xá. Điều đáng nói là anh đã chẳng bao giờ công khai xin ngài tha
lỗi.
“Hãy yêu đồng loại và hãy ghét kẻ thù”
(c.43). Thật ra Luật Môsê không dạy ghét kẻ
thù, nhưng ghét kẻ thù của Thiên Chúa là chuyện có trong các thánh vịnh.
“Lạy Chúa kẻ ghét Ngài làm sao con không
ghét?...
Con ghét chúng, ghét cay ghét đắng,
chúng trở thành thù địch của chính con” (Tv 139, 21-22).
Đức Giêsu
dạy các môn đệ yêu kẻ thù (c. 44), Nhưng vào sau
năm 70, kẻ thù của các môn đệ là ai? Là quân
xâm lược Rôma, là thế giới dân ngoại đang bắt đạo (Mt 10, 22). Là những người đồng bào thuộc hội đường đang ngược đãi các
Kitô hữu. Là những ai không phải là anh em,
nghĩa là những ai không tin Đức Giêsu. Đức Giêsu mời ta vượt qua khuynh hướng
tự nhiên là chỉ yêu kẻ yêu mình. Tình yêu Kitô
vươn đến cả những kẻ ghét và làm hại mình nữa. Hãy
yêu kẻ thù, nhưng yêu lại không phải là một tình cảm tự nhiên. Yêu là một thái độ của lòng nhân được diễn tả bằng những
hành động cụ thể. Yêu là cầu nguyện cho kẻ bách
hại, là chào hỏi và chúc bình an cho họ.
“Tôi luôn cầu nguyện cho người anh em đã bắn
vào tôi”, Đức Gioan Phaolô II đã tuyên bố
như thế sau khi hồi phục. Yêu kẻ thù làm chúng
ta được ơn trở nên con cái Cha trên trời (c. 45), trở nên giống Cha là Đấng ban mặt trời và mưa cho kẻ bất
chính. Trở nên con cái Cha là tiến trình dài
một đời, xuyên qua những hành vi yêu thương vượt trên tự nhiên. Cha yêu mọi người chẳng trừ ai bằng một tình yêu vô điều
kiện. Chúng ta được mời gọi trở nên hoàn thiện
như Cha nhờ yêu kẻ thù như Cha đã yêu họ (c.
48). Kẻ thù cũng là anh em tôi, vì họ cũng là
con được Cha yêu như tôi. Chúng ta nên nghĩ đến
những kẻ thù của mình, ở rất gần mình, những
người mình không muốn chào hỏi hay nhìn mặt, chỉ muốn nguyền rủa. Tôi sẽ làm gì để bày tỏ tình yêu tha thứ đối với họ trong
Mùa Chay này?
Cầu nguyện:
Lạy Chúa là Thiên Chúa của con, có những ngày đón nhận những người khác là điều vượt quá sức con, vì con kiêu hãnh, tự hào và yếu đuối.
Lạy Chúa là Thiên Chúa của con,
có những ngày con không thể nào kính trọng kẻ khác được, vì ý kiến, vì màu da, vì cái nhìn của người ấy.
Lạy Chúa là Thiên Chúa của con
có những ngày mà yêu mến người khác làm cho tim con đau nhói, vì nỗi sợ hãi, nỗi khổ
đau và những giới hạn của bản thân con.
Lạy Chúa là Thiên Chúa của con trong những ngày khó khăn
đó, xin hãy nhắc cho con nhớ rằng tất cả chúng con đều là con cái Chúa và đừng để con quên lời
Chúa nói :
“Điều gì chúng con làm cho người bé nhỏ nhất
là làm cho chính Ta.”
(Trích trong PRIER)
Lm Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ
Đời nước Tề, có một người nằm mơ thấy có người đem gươm vào nhà ông mắng chửi rồi giận dữ bỏ đi. Ông ta giật mình tỉnh dậy nhưng không tài nào ngủ lại được. Sáng hôm sau, ông nói với người bạn: “Từ nhỏ đến giờ, tôi vốn là người trí dũng, đến nay đã 80 tuổi, tôi chưa hề bị ai hạ nhục, thế mà đêm qua có người đến làm nhục tôi, tôi cảm thấy bứt rứt và cố tìm gặp cho được người đó, nếu không tôi phải chết mất”.
Thế là ngay sáng hôm ấy, ông cùng với người bạn đi tìm kẻ thù. Năm năm trôi qua mà ông vẫn chưa thấy được kẻ thù. Tức tối vì bị kẻ thù làm nhục, hậm hực vì không tìm được kẻ thù, ông ta về nhà mất ăn mất ngủ mà chết.
Cicéron đã nói: “Con người là kẻ thù khủng khiếp nhất của chính mình”, vì con người tự tạo cho mình kẻ thù để rồi tự tiêu diệt chính mình.
Chúa Giêsu không đến để chối bỏ hận thù, nhưng để bày tỏ bộ mặt thật của nó và đánh bại nó. Thù hận là dấu chỉ sự thống trị của Satan theo đúng nghĩa nhất. Chính Satan gieo thù hận trong lòng con người, đặt con người vào thế chống đối và huỷ diệt nhau. Chúa Giêsu đã đánh bại kẻ thù ấy bằng cái chết yêu thương tha thứ của của Ngài.
Chỉ có yêu thương, tha thứ mới là khí giới tiêu diệt được kẻ thù. Chúa Giêsu đã ban cho chúng ta khí giới ấy trong bài Tin mừng hôm nay, đó là: “Hãy yêu mến thù địch và làm ơn cho kẻ ghét ngươi”.
Mỗi người là kẻ thù của chính mình. Mỗi khi chúng ta cưu mang thù hận thì đó là lúc chúng ta tự tạo nên kẻ thù và tự tiêu diệt mình. Mỗi khi chúng ta khước từ tha thứ và không thi ân cho những kẻ thù ghét bách hại chúng ta, đó là lúc chúng ta tự giam hãm trong thù hận để tự huỷ hoại mình.
Kẻ thù khủng khiếp nhất, kẻ thù tiếp cận với con người nhất là cõi lòng tích chứa thù hận. Nếu loại bỏ thù hận ra khỏi lòng mình, chúng ta sẽ biến đổi kẻ thù thành bạn hữu, và lúc đó sự bình an và vui sống cũng được tái lập trong tâm hồn chúng ta.
www.gplongxuyen.net
Hãy Nâng Tâm Hồn Lên Tháng Hai
23 THÁNG HAI
Tấn Công Vào Tận Sào Huyệt Của Tội Lỗi
Thánh Vịnh 91 rung lên âm hưởng từ kinh nghiệm được mô tả trong
cuộc Xuất Hành của It-ra-en. Quả thế, thánh vịnh này được lặp lại trong phụng
vụ Lễ Phục Sinh. Đó là một khúc ca về niềm tin tưởng tuyệt đối vào Thiên Chúa,
Đấng giải cứu và che chở bất cứ ai tự đặt mình trong sự bảo vệ của Ngài:
“Hỡi ai nương tựa Đấng Tối Cao
và núp bóng Đấng quyền năng tuyệt đối,
hãy thưa với Chúa rằng:
‘Lạy Thiên Chúa, Ngài là nơi con náu ẩn,
là đồn lũy chở che, con tin tưởng vào Ngài.’”
(Tv 91, 1 – 2).
Trên con đường tiến về với Thiên Chúa, mọi tín hữu – giống như
gã Aramean lang thang – là một lữ khách phải đi qua bao rủi ro và nguy hiểm.
Như tác giả thánh vịnh nói: “Bạn có thể giẫm lên hùm thiêng rắn độc, đạp nát
đầu sư tử khủng long.” (câu 13). Nhưng hễ ai tin, thì Thiên Chúa sẽ giải cứu và
đưa vào mối quan hệ mật thiết với chính Ngài – và đấy là mục tiêu của tất cả
chúng ta là những lữ khách trên con đường dương thế. Tin Mừng Luca cho chúng ta
thấy rõ ràng rằng Giáo Hội – được hướng dẫn bởi Đức Giêsu là Chúa của mình –
bắt đầu cuộc hành trình cứu độ, cuộc hành trình đưa về sự giải phóng đích thực.
(cf. Lc 4, 1 – 13).
Giao ước mới của Đức Kitô cung ứng cho chúng ta sự tự do khỏi sự
dữ – tức khỏi sự tội và sự chết. Con đường giải phóng ấy bắt đầu với chiến
thắng của chúng ta trên những cám dỗ. Vì cám dỗ dẫn đến sự tội, và vượt qua cám
dỗ tức là vượt qua tội lỗi ở tận gốc rễ của nó! Và cái gốc rễ mà chúng ta phải
chặt bằng rìu trước hết là thói ích kỷ và kiêu căng nơi chúng ta: “Ai muốn theo
Ta, phải từ bỏ mình” (Lc 9, 23).
- suy tư 366 ngày của Đức Gioan Phaolô II -
Lm. Lê Công Đức dịch từ nguyên tác
LIFT
UP YOUR HEARTS
Daily
Meditations by Pope John Paul II
+++++++++++++++++
Lời Chúa Trong Gia Đình
Thánh Pôlycarpô, Giám Mục Tử Đạo
Đnl
26, 16-19; Mt 5, 43-48
LỜI SUY NIỆM: “Anh em đã nghe Luật dạy rằng: Hãy yêu đồng
loại và hãy ghét kẻ thù. Còn Thầy, Thầy bảo anh em hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện
cho những kẻ ngược đãi anh em” (Mt 5,43-44)
Luật của loài người đều có thiếu sót, và mọi sự khôn ngoan của
con người đều sẽ lỗi thời. Chúa Giêsu đến, Ngài muốn con người sống với nhau
được tốt hơn, yêu thương nhau hơn. Ngài đã thay đổi, điều chỉnh lại sự khôn
ngoan cao nhất của loài người, vì Ngài là Thiên Chúa. Ngài không cần phải tranh
luận. Ngài chỉ dạy. Những ai chân thành gặp Ngài, những ai thành thật muốn được
nghe lời Ngài đều nhận ra trong giáo huấn của Ngài có thẩm quyền tối cao của
Thiên Chúa. Chỉ có những ai thuộc về Chúa mới đón nhận còn kẻ chống đối
Ngài sẽ cho là chói tai. Chỉ có Ki-tô hữu mới có khả năng tuân giữ điều
răn này; chỉ có Chúa Giêsu mới có thể làm cho một người được lòng bao dung và
thiện chí bền bỉ trong tương quang với người khác.
Mạnh Phương
+++++++++++++++++
Gương Thánh Nhân
Ngày 23-02
Thánh POLYCARPÔ
Giám mục tử đạo (...... - 155)
Giám mục tử đạo (...... - 155)
Cuộc tử đạo của thánh Polycarp |
Từ khi thánh Inhaxiô qua đời, thánh Polycarpô đã trở thành khuôn
mặt sáng giá nhất của kitô giáo đông phương. Ngài đã trở thành giám mục Smyrna khoảng năm 96.
Thánh Inhaxiô, sau khi gặp Ngài đã viết cho Ngài rằng : -
"Hãy giúp đỡ người khác như Chúa đã trợ giúp Ngài... Hãy cầu nguyện không
mệt mỏi... hãy như các lực sĩ mang lấy các yếu đau của mọi người, bởi vì người
lực sĩ chiến thắng bất kể mọi cú đánh xâu xé thân mình".
Thực sự suốt cả đời, Polycarpô đã là một chiến sĩ chiến đấu cho đức
Kitô. Đến lượt Ngài, Ngài cũng đã đào luyện các môn đệ của mình trong số đó có
giám mục Lyon là thánh Irênê, người còn nhớ :
- "Tôi không bao giờ quên bước đi trịnh trọng, nét mặt uy nghiêm, cuộc
sống trong trắng của Ngài và nhận những lời khuyên thánh thiện Ngài dạy dỗ dân
chúng".
Lúc đã quá tám mươi tuổi, thánh Polycarpô đi Rôma nói chuyện với
Đức Giáo Hoàng Anicêtô về ngày thích đáng để kỷ niệm lễ phục sinh. Sau đó Ngài
trở lại Smyrna
để chịu tử đạo. Cuộc bách hại đã nghiêm trọng và Ngài sẵn sàng hiến đời mình.
Nhưng bạn bè thân thiết xin Ngài hãy sống vì đoàn chiên, nên Ngài đã nhận ẩn
mình ở miền quê. Các binh sĩ lùng tìm Ngài đã khám phá ra hai người giúp việc
của Ngài và tra tấn dã man đến độ một trong hai người, khi quá đau đớn, đã tố
cáo Ngài.
Và đã quá trễ khi họ đến căn nhà tại miền quê. Thấy họ đến, thánh
Polycarpô đã nói : - Xin cho ý Chúa được thể hiện.
Và Ngài từ chối không muốn trốn đi. Ngài đi xuống tìm đón các binh
sĩ, đàm thoại với họ, cho họ ăn uống, vì họ mệt nhọc tìm kiếm Ngài quá lâu và
cuối cùng thì những binh sĩ này đã hoàn thành nhiệm vụ của họ. Thánh Polycarpô
xin họ để giờ cho Ngài cầu nguyện. Ngài nói lớn với Thiên Chúa như người ta nói
chuyện với cha mình, Ngài ký thác cho Chúa những anh em của mình, giàu cũng như
nghèo, mọi Kitô hữu rải rác trên khắp thế giới. Suốt hai giờ liền, người ta
nghe Ngài cầu nguyện như vậy.
Các binh sĩ kinh ngạc khi nghe Ngài cầu nguyện như thế và coi như
là một phá hoại, khi họ ép buộc phải bắt giam một con người quảng đại và can
đảm. Nhưng trung thành với mệnh lệnh họ dẫn cụ già đi.
Trên đường họ gặp chỉ huy và vị chỉ huy mời Polycarpô lên xe mình,
ở đó ông muốn làm cho Ngài chối bỏ Thiên Chúa. Ông nói rằng : - Ngài xem
này, xấu xa gì khi nói vài lời người ta yêu cầu và dâng một của lễ cho các thần
minh của chúng ta... Sau đó Ngài được cứu thoát.
Trước sự từ chối của Polycarpô, viên lãnh binh đánh đập Ngài. Vị
giám mục già nua té xuống đường, bị thương, Ngài chỗi dậy và đi theo các binh
sĩ.
Một đám đông chờ đợi thánh Polycarpô tại vận động trường là nơi vui
chơi, diễn ra cả các trò chơi tiêu khiển lẫn những cuộc vui hành hình.
Nhà cầm quyền khuyên nhủ Ngài : - Hãy thương lấy thân mà khinh miệt
ông Kitô tôi sẽ trả tự do cho ông.
Nhưng thánh Polycarpô trả lời: - Đã tám mươi sáu năm tôi phụng sự
đức Kitô và người chỉ ban sự lành cho tôi, làm sao tôi có thể phạm thượng tới
Thiên Chúa và Đấng cứu chuộc tôi được ?
Dân chúng la hét ghê rợn, nhà cầm quyền nói: - Tôi có nhiều thú dữ,
tôi sẽ thải ông cho chúng ăn thịt.
Thánh Polycarpô điềm tĩnh trả lời: - Ông hãy cho chúng tới đây.
Nhà cầm quyền mất bình tĩnh nói: - Vì ông khinh thú dữ, tôi sẽ
thiêu sống ông, nếu ông không đổi ý.
Vị tử đạo trả lời: - Ông đe tôi bằng thứ lửa chỉ thấy có một lúc .
Ong không biết thứ lửa đời đời dành cho bọn bất lương sao ?
Và mặt Ngài sáng rực ánh sáng trên trời. Viên nhiếp chính cho người hô lớn ba lần : - Polycarpô xưng mình là Kitô hữu.
Và mặt Ngài sáng rực ánh sáng trên trời. Viên nhiếp chính cho người hô lớn ba lần : - Polycarpô xưng mình là Kitô hữu.
Nghe vậy, lương dân và người Do thái đòi mạng Ngài, Họ tố cáo: -
Nhà đại tiến sĩ của Á Châu, cha các Kitô hữu, kẻ phá hoại các đề thờ thần minh
của chúng ta đó.
Ba ngày trước, thánh Polycarpô đã được thị kiến thấy gối mình bốc
lửa và đã tin cho các bạn biết mình sẽ bị thiêu. Bây giờ Ngài nghe dân chúng la
ó: - Đốt nó đi.
Và dân chúng vơ chất củi thành giàn thiêu, Ngài điềm nhiên xem họ
làm. Khi mọi sự đã xong Ngài cởi áo, cởi giày, cầu nguyện. Ngài thờ lạy Chúa
cứu thế và tạ ơn Người đã cho mình được chết vì đạo.
Binh sĩ đốt lửa. Ngọn lửa bao quanh thánh Polycarpô và thân thể
Ngài sáng chói như vàng bạc. Người ta ngửi thấy mùi hương thơm quí giá.
Sau cùng một mũi giáo đâm vào thân xác đang bốc cháy và các Kitô
hữu thấy linh hồn Ngài như cánh chim bồ câu bay thẳng lên trời cao.
(Daminhvn.net)
++++++++++++++++++
23
Tháng Hai
Ánh Sáng Hồi Phục
Mới đây tại trường đại học y khoa Stanford bên Hoa Kỳ đã
sáng chế ra một loại cửa sổ nhân tạo đặt trong các phòng hồi sức, nhằm giúp cho
bệnh nhân chóng được hồi phục. Người vẽ kiểu cho loại cửa sổ nhân tạo này là
một phó nhòm thuộc tiểu bang California .
Ông đã chứng kiến cái cảnh thoi thóp thở của cha mình, khi nhìn lên trần bảng
của phòng hồi sức chỉ thấy toàn một màu trắng với những lỗ đen. Các bác sĩ cho
biết, vì phải nằm lâu ngày trong căn phòng thiếu cửa sổ, thiếu ánh sáng tự
nhiên, cho nên không những bệnh nhân khó hồi phục mà còn để lộ những triệu chứng
của bệnh tâm thần.
Với cánh cửa sổ nhân tạo nói trên, nhờ một hệ thống điện
toán tinh vi, bệnh nhân có thể cảm thấy như đang tiếp xúc với ánh sáng bên
ngoài. Trong 24 giờ đồng hồ, ánh sáng trên khung cửa nhân tạo thay đổi 650 lần.
Bệnh nhân có thể nhìn thấy ánh mặt trời lên cũng như những áng mây bay qua
khung cửa. Tất cả đều nhằm để giúp cho bệnh nhân cảm thấy mình gần gũi với
thiên nhiên và nhờ đó cảm thấy bớt cô đơn.
Trong tương lai gần đây, người ta cũng có thể tạo ra cảnh
trăng lên cũng như các vì lấp lánh trên khung cửa.
Con người cũng như vạn vật cần có ánh sáng để sống. Riêng với
con người, ánh sáng không những cần cho sự sống của thân xác, mà còn giúp cho
con người khỏi cô đơn. Bóng tối dễ làm cho con người cô đơn và sợ hãi...
Có nhiều thứ bóng tối trong cuộc sống chúng ta. Bóng tối của ích
kỷ, của ganh ghét, của hận thù, của đam mê... Càng giam mình trong bóng tối ấy,
chúng ta càng cảm thấy cô đơn và càng trở nên bệnh hoạn. Người càng sống ích
kỷ, người càng nghiền ngẫm đắng cay, hận thù, người đó càng hạ giảm nhân tính
của mình...
Chúng ta cần có ánh sáng để sống, để lớn lên trong tình người
cũng như để chữa trị những băng hoại trong tâm hồn. Có ánh sáng của Lời Chúa để
soi sáng dẫn từng đường đi nước bước của chúng ta. Có những ánh sáng của những
nghĩa cử hằng ngày. Không có một nghĩa cử nào qua đi mà không thêm một chút ánh
sáng để giúp chúng ta hồi phục vì những vết thương đau trong cuộc sống. Một
hành động bác ái, một biểu lộ tin yêu dù nhỏ mọn đến đâu cũng là một tia sáng
mang hy vọng đến cho tăm tối cô đơn trong tâm hồn chúng ta.
(Lẽ Sống)
Thứ Bẩy 23-2
Thánh
Polycarp
(c. 156)
L
|
Tuy nhiên các vị lãnh đạo Giáo Hội thuộc thế hệ thứ hai đã gặp những thử thách mà thế hệ trước không đề cập đến. Họ phải làm gì khi thế hệ chứng nhân thứ nhất ấy không còn nữa? Lời dạy dỗ xác thực của Chúa Giêsu phải truyền lại như thế nào? Phải trả lời thế nào với các câu hỏi chưa từng có?
Khi các tông đồ không còn ở trần gian nữa, các lạc thuyết bắt đầu xuất hiện ngụy trang chính giáo, sự bách hại lại mạnh mẽ và bắt đầu xuất hiện các tranh chấp về vấn đề phụng vụ mà Ðức Giêsu không bao giờ nói đến.
Polycarp, một người thánh thiện và là giám mục của
Khi đối diện với lạc giáo, Thánh Polycarp có "bộ mặt bộc trực" đến nỗi Thánh Ignatiô phải thán phục, vì ngài đã bắt chước cách Ðức Giêsu trả lời người Pharisêu. Marcion, người lãnh đạo lạc thuyết nhị nguyên (*), khi đối chất với Ðức Polycarp đã yêu cầu ngài thừa nhận họ, "Polycarp, hãy thừa nhận chúng tôi." Ðức Polycarp trả lời, "Tôi thừa nhận ngài, phải, tôi thừa nhận ngài là đứa con của Satan."
Trái lại khi đối diện với các bất đồng của Kitô Hữu, ngài lại rất khoan dung và tôn trọng. Một trong những tương tranh thời ấy là việc cử hành lễ Phục Sinh. Ðông Phương, là xuất xứ của Thánh Polycarp, cử hành mầu nhiệm Vượt Qua như sự Thương Khó của Ðức Kitô tiếp theo sau bằng một Thánh Lễ vào ngày kế tiếp. Tây Phương cử hành lễ Phục Sinh vào ngày Chúa Nhật sau tuần lễ Vượt Qua. Khi Thánh Polycarp đến Rôma để thảo luận về vấn đề này với Ðức Giáo Hoàng Anicetus, họ bất đồng ý kiến. Nhưng các ngài cũng không thấy sự khác biệt trong đức tin Kitô Giáo. Và Ðức Anicetus đã yêu cầu Thánh Polycarp cử hành Thánh Lễ ngay trong nhà nguyện của đức giáo hoàng.
Thánh Polycarp đối diện với sự bách hại cũng như Ðức Kitô đã làm. Chính giáo đoàn của ngài phải thán phục ngài vì đã theo sát "gương phúc âm" - không tìm cách để tử đạo như một số người đã làm, nhưng trốn tránh sự bách hại cho đến khi thánh ý Chúa được thể hiện như Ðức Giêsu Kitô đã làm. Họ coi đó là "một dấu chỉ tình yêu nói lên sự khao khát không muốn chỉ cứu chuộc có một mình, nhưng còn cứu chuộc tất cả anh chị em Kitô Hữu."
Trong thời kỳ đẫm máu tử đạo Kitô Hữu trong đấu trường, dân chúng trở nên điên cuồng đòi hỏi phải tìm bắt Thánh Polycarp, vì ngài nổi tiếng thánh thiện. Thánh Polycarp thật điềm tĩnh nhưng giáo dân thúc giục ngài đi trốn trong một nông trại gần thành phố. Quân lính tìm ra ngài sau khi tra khảo hai đứa bé. Ngài thết đãi họ ăn và xin họ để ngài cầu nguyện trước khi điệu về đấu trường.
Thấy đức tin vững vàng không lay chuyển của Thánh Polycarp, quan thống đốc ra lệnh thiêu sống, và khi quân lính châm lửa, nhiều người chứng kể lại họ được nhìn thấy một phép lạ. Lửa cháy thành một vòng cung chung quanh thánh nhân, bao bọc ngài như các cánh buồm, và thay vì bị đốt cháy, ngài lại rực sáng như vàng đang chảy trong lò lửa. Khi quân lính thấy ngài không hề hấn gì, chúng đã lấy dao đâm ngài. Máu ngài chảy ra đã dập tắt ngọn lửa.
Quan thống đốc ra lệnh đốt xác thánh nhân mà không để giáo dân lấy xác, vì ông sợ họ sẽ thờ Thánh Polycarp mà không thờ tà thần của người Rôma. "Chứng từ" tử đạo của Thánh Polycarp là chứng từ được ghi nhận một cách xác thực về sự tử đạo của người tín hữu Kitô ngay từ thuở ban đầu. Ngài chết vào khoảng năm 156.
Trong nhiều lá thư của Thánh Polycarp, chỉ còn một lá ngài viết cho Giáo
Lời Bàn
Thánh Polycarp được công nhận là vị lãnh đạo Kitô Giáo bởi tất cả các Kitô Hữu thuộc Giáo Hội Tiểu Á - một thành trì đức tin vững mạnh và trung thành với Ðức Giêsu Kitô. Sức mạnh của ngài là bởi tín thác vào Thiên Chúa, ngay cả khi các biến động của đời sống mâu thuẫn với sự tin tưởng này. Sống giữa những người ngoại giáo và dưới chế độ đàn áp một tôn giáo mới, ngài đã chăn dẫn đàn chiên của ngài. Cũng như vị Mục Tử Tốt Lành, ngài đã hy sinh mạng sống vì đàn chiên và gìn giữ họ khỏi bị bách hại thêm nữa. Sự tín thác vào Thiên Chúa của ngài được tóm lược trong câu nói trước khi chết: "Lạy Chúa Cha... Con ca tụng Ngài, vì đã giúp con xứng đáng cho đến ngày giờ này..." (Sổ Tử Ðạo, Chương 14).Lời Trích
"Hãy vững vàng trong cách ăn ở và noi gương Chúa, 'trung kiên trong đức tin, yêu thương anh chị em, đoàn kết trong chân lý,' giúp đỡ lẫn nhau với sự dịu dàng của Chúa, đừng khinh miệt một ai" (Thánh Polycarp, Thư Gửi Tín Hữu Philippi).
(*) Marcion chủ
trương có hai Chúa. Một Chúa trong Cựu Ước thì khác với Chúa của Tân Ước, và
Ðức Giêsu là Con của Thiên Chúa trong Tân Ước.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét