Trang

Thứ Tư, 13 tháng 2, 2013

Thách đố trước sự kiện ĐGH Bênêđíctô XVI từ nhiệm


Thách đố trước sự kiện ĐGH Bênêđíctô XVI từ nhiệm


Như chúng ta đã được thông tin về Đức Giáo Hoàng xin từ nhiệm vì sức khỏe trên các truyền thông đại chúng, là người Công giáo, chúng ta không nên hiểu thông tin này theo chiều hướng thế tục.

Trước tiên, điều mà giới truyền thông hay làm nhất đó là thường xoay quanh về việc sẽ có chăng việc khởi sự cho sự thay đổi trong giáo triều: sẽ có một vị giáo hoàng KẾ NHIỆM thoáng hơn, cởi mở hơn để thay đổi Giáo Huấn của Giáo Hội, đặc biệt những vấn nạn liên quan đến luân lý cũng như những đề tài đang gây nóng bỏng như truyền chức linh mục cho phụ nữ.

Thông thường giới truyền thông hay đưa ý kiến từ phía các giáo sĩ cũng như nữ tu theo trường phái tự do, hiện đại hay cấp tiến. Trường phái này cho rằng đã dến lúc cần thiết cần cởi bỏ đi những ràng buộc khắc khe trong luật lệ như vấn đề ly dị, tái hôn, ngừa thai, hay ngay cả những mối quan hệ đồng giới, vì họ cho rằng đây chính là tác nhân mới nhất đang gây hủy hoại Giáo Hội, do bởi luật lệ cứng nhắc của truyền thống.

Bạn cũng không nên mất thời gian để bàn về những vấn nạn trên làm gì nữa, vì thực ra không một vị giáo hoàng nào có thể thay đổi bất cứ một tín lý hay Huấn Quyền của Giáo Hội cả.

Thế nhưng, những gì mà vị Giáo Hoàng có thể làm, trong số nhiều điều, đó là lèo lái con thuyền Giáo Hội theo một con đường phổ quát với những sáng kiến đặc thù. Vấn đề nằm ở chỗ này.

Rõ ràng rằng Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô đã và đang lèo lái con tàu Giáo Hội theo một con đường truyền thống hơn về mặt phụng vụ và kỷ luật, chưa nói đến rất nhiều những công việc bổ nhiệm khác.

Vẫn có những chỉ trích về Chân Phước Gioan Phaolô II, cho rằng ngài đã thực hiện rất nhiều việc bổ nhiệm trong triều đại của ngài và những việc bổ nhiệm này đã làm cho nhiều người đi theo trường phái tự do, và từ đó gây nên sự bất đồng trong một số giới chức trong lòng Giáo Hội. Đó chính là gánh nặng không dễ gì mang vác một khi người ta nhắm thẳng vào Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô.

Khi các Hồng Y bước vào Công Nghị vào giữa tháng Ba trước đây, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô đã bổ nhiệm một số lượng lớn các Hồng Y ngồi ở vị trí hàng đầu trong Hội Nghị Vatican về tín lý... ngài đã hiểu rất rõ nhiều điều về các vị ấy.

Nhưng trong suốt nhiệm kỳ Giáo Hoàng của ngài, có lẽ một điều mà làm cho ngài ngạc nhiên nhất đó là sự thù nghịch của một số chủ chăn trên thế giới trước cách thức hoạt động của ngài khi ngài chủ trương hướng dân Giáo Hội hoàn vũ theo một đức tin mang tính truyền thống hơn.

Cho dù nghi thức Thánh Lễ Rôma theo truyền thống Tridentinô được phục hồi, các quan sát viên nói rằng Đức Giáo Hoàng Bênêđictô đã bàng hoàng khi thấy có số giám mục khắp nơi trên thế giới đã chống đối những ước mong của ngài và họ đã hành động cách công khai để gây cản trở những đường lối ấy của ngài.

Rõ ràng cho thấy hiện cuộc chiến đang diễn ra đối với tâm trí và linh hồn của Giáo Hội, mà cuộc chiến lại xuất phát chính ngay trong lòng Giáo Hội. Cuộc chiến đang diễn ra giữa một bên là theo khuynh hướng chủ nghĩa hiện đại và tự do vốn đang nhanh chóng già cỗi dần nhưng vẫn còn nhiều sức mạnh và gây nhiều ảnh hưởng, và một bên là đám đông trẻ trung và tươi mới hơn vốn đang hình thành một cách đầy nhiệt huyết nhưng số lượng hiện giờ vẫn chưa đáng kể cho lắm.

Giáo Hội biết mình đang bị đình trệ, nếu không muốn nói là phần nào bị tê liệt khi Giáo Hội đã dùng nhiều phương cách để nỗ lực đối đầu với sự dữ trong thời đại hôm nay, từ những cuộc chiến hôn nhân đồng phái cho đến cuộc chiến về vấn đề ngừa thai nhân tạo, từ Châu Mỹ cho đến khắp nơi trên thế giới, và ngay tại Phi Luật Tân.

Càng ngày càng có nhiều quốc gia mà đã từng là cái nôi Công Giáo thì bây giờ đang quay lưng khỏi niềm tin vốn dựa trên những kết quả của các cuộc bầu cử mang tính chính trị. Ngay cả nước Ái Nhĩ Lan cũng đang thách thức và tổ chức nên cuộc chiến cay đắng để bảo vệ cho việc phá thai mà đang trở thành hợp pháp tại quốc gia này.

Sự xung khắc nội bộ ngay trong lòng Giáo Hội giữa chính thống và không chính thống đã làm hao mòn rất lớn sức lực của Đức Giáo Hoàng. Hẳn sẽ rất cam go cho một vị trẻ tuổi cường tráng kế nhiệm tới đây để dẫn dắt con thuyền Giáo Hội qua những sóng gió dữ dội này.


Khi ĐHY Joseph Ratzinger được bầu lên làm vị kế nhiệm thứ 264 của thánh Phêrô vào tháng 4 năm 2005, ngài đã nói trong bài giảng đầu tiên khi làm Giáo Hoàng: "xin hãy cầu nguyện cho tôi rằng tôi đừng sợ hãi để rồi bỏ chạy trước các bầy sói." Ngài hiểu rất rõ sự hỗn loạn trong Giáo Hội, từ những linh mục sai xót và những bầy sói dữ trong lốt áo chiên cừu.

Mới đây trong triều đại ngài, ngài đã phải trải qua một số thời điểm cam go nhất chưa từng thấy, từ sự bùng nổ xì-căn-dan lạm dụng tình dục của giới giáo sĩ cho đến tài chánh ngay trong Tòa Thánh Vatican, rồi đến những vụ xung đột trong lãnh vực thần học và với các nữ tu Hoa Kỳ, rồi đến vụ tiết lộ bí mật giấy tờ riêng tư của ngài năm vừa qua. Phần lớn những sự việc bộc lộ ra bên ngoài như thế là do xuất phát những đấu đá về ý thức hệ bên trong nội bộ.

Hoàn toàn dễ hiểu khi một ông lão 85 tuổi trở nên kiệt quệ dưới áp lực quá lớn không thể tưởng tượng được. Ngài rất nhân từ trước lỗi lầm của tha nhân, và ngài đã thực hiện sao có thể dẫn đưa con thuyền Giáo Hội qua những con sóng bên trong đang nổi lên. Vì thế sự từ nhiệm của ngài hôm nay cũng là một minh chứng nữa cho chúng ta thấy.

Đã 600 năm rồi, giờ đây chúng ta mới chứng kiến một vị Giáo Hoàng đầu tiên có lý do hợp lý để làm thế, và rõ ràng cho thấy rằng, với lý do đó, vị Giáo Hoàng NÀY sẽ bàn giao lại trác nhiệm cho một vị nào đó trẻ trung hơn, có sức lực hơn, để có khả năng chiến đấu bảo vệ Giáo Hội ngày hôm nay.

Với tâm tình mến yêu, chúng ta cũng nên nhớ lại một người với cái tên Joseph Ratzinger, và một vị Giáo Hoàng, với cái tên Bênêđíctô XVI đã cống hiến rất nhiều cho Giáo Hội. Hãy dâng lời tạ ơn Thiên Chúa với vô vàn những ân huệ của Ngài đã ban cho hết thảy chúng ta một vị mục tử như thế.


Giờ đây, chúng ta hãy hướng lòng cầu nguyện cho vị kế nhiệm thánh Phêrô TỚI ĐÂY. Chúng ta hãy thành khẩn xin Chúa Thánh Thần xin ban cho một vị Giáo Hoàng sắp tới đây cũng giống như Bênêđíctô của chúng ta vậy, là người cũng đã quen với cuộc vật lộn, là người cũng biết được những mưu lược của đối phương và hiểu các đối thủ của mình, là người cũng biết yêu mến truyền thống và hiểu thấu nhu cầu về phụng vụ hầu tiếp tục bày tỏ Đấng Thánh Càn Khôn cho nhân loại, chứ không phải là một tín hữu Công giáo chỉ phục vụ mang kiểu chống đối.

Một người Cha mà hiểu được rằng, chân lý minh bạch nhưng không kém phần táo bạo rất cần phải được bày tỏ ra trong một thế giới mà đang bị bóng tối che phủ, không phải do sự ác nói chung, nhưng mà là do chính những con người ác khi họ chọn lựa cái ác, chúng ta cần đối đầu với họ, đánh gục họ, cả bên trong lẫn bên ngoài Giáo Hội.

Một người hiểu biết là người biết vâng phục Huấn Quyền của Giáo Hội, những người đó không chỉ là dành cho các giáo dân mà thôi, nhưng mà còn các giáo sĩ, cũng như cả những giám mục nữa.

Chúng ta cần có được một vị phải vô cùng khiêm nhu trong lúc này, một đầy tớ thánh thiện của Thiên Chúa, chính vị này sẽ chiến đấu bảo vệ dân Chúa. Chúng ta hãy cùng nhau cầu xin Chúa Thánh Thần phái cho chúng ta một vị lãnh đạo có thể dẫn đưa chúng ta ra khỏi sa mạc của 40 năm trời ròng rã.

Chúng tôi gửi đến bạn những suy tư từ Phi Luật Tân nhân ngày lễ kính nhớ Đức Mẹ Lộ Đức. Thiên Chúa rất yêu bạn.

(Chuyển ngữ từ http://www.churchmilitant.tv/daily/ Tường trình từ Phi Luật Tân))
Khất Tuệ2/12/2013 – vietcatholic.org

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét