Các bình luận chung quanh việc Đức
Bênêđíctô từ nhiệm
Truyền thông chính dòng bỗng nhiên chú mục tới các vụ việc
của Vatican ,
do đó, đã gửi rất nhiều phóng viên tới Rôma để nhào nặn khá nhiều tin đồn thất
thiệt. Trong khi đó, nhiều chuyên gia tự phong về Công Giáo đang phóng lên liên
mạng hàng loạt những lý thuyết giật gân. Thành thử, mỗi ngày đều có cả hàng
nghìn những câu truyện không chính xác.
Những bình luận sai lạc hoặc bất cập
Phil Lawler, trên catholicculture.org, cho rằng những câu truyện ấy nhiều đến nỗi không thể nào đính chính hết được. Tuy nhiên sau đây là một số những điều không đúng, nhưng đã “được” truyền thông thế tục thổi phồng sai lạc:
1)Vatican không hề che dấu chứng cớ
khủng hoảng y khoa khiến Đức Giáo Hoàng từ nhiệm. Đúng là mới đây Đức Thánh
Cha được thay pin cho chiếc máy trợ tim pacemaker của ngài, nhưng đây là
một thủ tục thông thường. Đúng là ngài bị té và bị thương ở đầu khi tông du
Mexico năm ngoái, nhưng vết thương không nặng, ngài đã hoàn tất cuộc tông du
như dự định và đã hoàn toàn bình phục. Những người được gặp Đức Giáo Hoàng
thường xuyên không ghi nhận bất cứ dấu hiệu nào cho thấy ngài mắc một trở ngại
đáng kể nào về thể lý, ngoại trừ các hiệu quả thông thường của việc về già nói
chung và của căn bệnh thấp khớp nói riêng. Rất có thể trong mấy tuần gần đây,
Đức Giáo Hoàng bị một trở ngại mới về y khoa, nhưng nếu đúng như thế, thì ngay
đến các chức sắc cao cấp nhất của Vatican cũng không hay biết gì cả. Cho nên lý
thuyết cho rằng có âm mưu che dấu một căn bệnh cũ hoàn toàn không chính xác.
2) Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI sẽ không ảnh hưởng trực tiếp tới việc chọn lựa người kế vị mình. Ngài sẽ rời Rôma sau khi từ nhiệm, để sống ít lâu tạiCastel Gandolfo . Có lẽ ngài sẽ không trở lại
Rôma trước khi có vị giáo hoàng mới. Ngài sẽ không tham dự cuộc họp của các vị
hồng y trước khi tham dự mật nghị bầu giáo hoàng. Mà dù gì đi chăng nữa, ngài
cũng không hội đủ điều kiện làm cử tri bầu cử vì đã quá 80. Dĩ nhiên, bất cứ
ngài nói điều gì từ nay cho tới 8 giờ tối ngày 28 tháng 2 cũng đều được truyền
thông “chẻ” ra làm tám làm mười để tìm ra dấu chỉ có thể ảnh hưởng tới cuộc bầu
cử sắp tới. Nhưng những ai biết rõ Đức Bênêđíctô đều nhất trí rằng ngài sẽ cố
gắng hết sức tránh ảnh hưởng tới cuộc bầu cử này.
3) Đức Giáo Hoàng không từ chức vì gương mù xách nhiễu tình dục, vì ngài từng gánh cái gánh nặng này cả mười năm nay và đã thực hiện được nhiều tiến triển. Cũng không phải vì vụ rối bời ở Ngân Hàng Vatican, vì với viễn tượng sẽ có vị chủ tịch mới được cử nhiệm nay mai (nay có tin đã cử nhiệm rồi, một luật gia Đức, ông Ernst von Freyberg), các rối bời sẽ được vượt qua. Cũng không phải vì ngài bị trầm cảm bởi những điều đọc được trên Twitter, vì ngài không hề sử dụng internet: các nhân viên phải trình các trích dẫn trên twitter cho ngài. Ngài đã hai lần cho biết động cơ khiến ngài từ nhiệm: không đủ năng lực để tiếp tục thi hành nhiệm vụ nữa. Một lần nữa, lý thuyết cho rằng có âm mưu là điều bịa đặt.
4) Đức Giáo Hoàng không có dự định gia nhập một đan viện. Ngài sẽ có trú sở tại một tòa nhà thuộc sở hữu củaVatican mà
trước đây có lúc đã được dùng làm đan viện. Các nữ đan sĩ từng cư ngụ ở đấy nay
đã rời khỏi và tòa nhà đang được trùng tu. Đức Giáo Hoàng cho hay ngài muốn
biến nó thành nhà cầu nguyện của mình.
5) Đức Bênêđíctô XVI không hề ra sắc chỉ buộc vị kế nhiệm ngài phải tham dự Ngày Giới Trẻ Thế Giới tạiRio de
Janeiro , hay vị thư ký riêng của ngài là TGM Georg
Ganswein tiếp tục đứng đầu phủ giáo hoàng sau khi ngài từ nhiệm. Dù hai việc
này rất có thể xẩy ra, nhưng Đức Giáo Hoàng không có quyền buộc vị kế nhiệm
mình bất cứ điều gì. Mà dù có ra sắc chỉ như thế, thì vị tân giáo hoàng cũng
không bắt buộc phải thi hành, ngài vẫn có thể không đi Rio
và không giữ TGM Ganswein tại chức vụ cũ.
6) Không vị hồng y nào mất quyền bầu giáo hoàng giữa ngày Đức Giáo Hoàng từ nhiệm và ngày mở mật nghị. Giáo luật qui định rằng một hồng y chỉ mất quyền bầu cử nếu ngài quá 80 tuổi trước khi Tòa Thánh trống ngôi. Ngày trống ngôi này là ngày 28 tháng 2. Như thế Đức Hồng Y Walter Kasper sẽ có quyền bầu giáo hoàng mới, vì ngài sẽ 80 vào ngày 5 tháng 3.
Những bình luận quân bình
Phil Lawler, cũng nhân dịp này, nêu ra một số bình luận đúng đắn:
1) Quyết định của Đức Bênêđíctô XVI là vì sứ mệnh của Giáo Hội. Đó là nhận định của Linh Mục Bernardo Cervellera, giám đốc AsiaNews. Ngài coi quyết định can đảm của Đức Giáo Hoàng là sản phẩm của đức tin. Sau nhiều lần cầu nguyện liên lỉ, Đức Giáo Hoàng đã đi đến kết luận đây là ý Chúa, chứ không là gì khác. Đây là thái độ được Đức Giáo Hoàng lấy làm điển hình cho tín hữu trong buổi triều yết vào Thứ Tư Lễ Tro. Linh Mục Cervellera viết: “khi đưa ra quyết định này, ngài đã trở thành bậc thầy cho mọi Kitô hữu, mọi linh mục, giám mục, hồng y… Với quyết định này, Đức Bênêđíctô XVI muốn nói với ta rằng sự hữu hiệu của cuộc sống hệ ở việc ta hoàn toàn phó thác trong tay Chúa Kitô, Đấng thực sự bảo đảm mọi hữu hiệu của ta”.
2) Cuộc canh tan của Đức Bênêđíctô. Đó là nhận định của John O’Sullivan. Trên tờ The Spectator, ông cho rằng quyết định từ nhiệm của Đức Giáo Hoàng cho thấy: ngài đặt các đòi hỏi Tin Mừng của Giáo Hội lên trước các đòi hỏi do áp lực chính trị đặt lên ngôi vị giáo hoàng. O’Sullivan nghĩ rằng “việc từ nhiệm của ngài là giai đoạn mới nhất trong cố gắng đã hai thế kỷ qua, ngôi vị giáo hoàng rũ bỏ quyền bính trần thế và các dây nhợ của nền quân chủ thiêng liêng”.
3) Làm bối rối các nhà phê bình cho tới chót. Đó là nhận định của Michael Kelly. Viết trên tờ Irish Catholic, Kelly tin rằng Đức Giáo Hoàng đã kiệt sức sau nhiều năm tiến hành cuộc chiến thành công chống lại những vận xui, với rất ít trợ giúp quí hóa của nhân viên. Nhớ lại những vụng về và ù lỳ của Giáo Triều dưới thời vị giáo hoàng này, Kelly cho rằng “Đức Bênêđíctô đã được phục vụ một cách hết sức thiếu sót bởi những người đáng lý phải giúp ngài trong việc quản trị Giáo Hội”.
Đem lại các cơ may cho Giáo Hội
Đó là nhận định của E.J. Dionne. Viết cho tờ Washington Post, Dionne cho rằng là một nhà duy định chế (institutionalist), nghĩa là người tin rằng Giáo Hội Công Giáo là người mang chân lý trong một thế giới tội lỗi, đương nhiên Đức Bênêđíctô phải lo lắng trước viễn tượng sức khỏe yếu ớt của ngài có tác động xấu đối với tiềm năng triển nở của Giáo Hội. Là một nhà duy truyền thống (traditionalist) nhưng chịu ảnh hưởng của thế giới tân tiến, Đức Bênêđíctô vừa không lạ gì trong lịch sử Giáo Hội từng đã có những vị Giáo Hoàng từ nhiệm vì lợi ích của Giáo Hội, vừa biết rõ: một vị giáo hoàng khập khiễng vì bệnh hoạn, yếu ớt quả là một biểu tượng chẳng hay chút nào đối với thời đại kỹ thuật số.
Dionne cũng cho rằng Đức Bênêđíctô XVI là một nhà tân bảo thủ, không theo nghĩa ngoại giao mà theo nghĩa xã hội học. Giống các nhà tân bảo thủ buổi đầu cách nay 40 năm, Đức Bênêđíctô XVI từng là một người cấp tiến ôn hòa trước khi trở thành bảo thủ. Ngài bị đẩy về cánh hữu, giống rất nhiều các nhà tân bảo thủ khác, do phản ứng mạnh mẽ chống lại những cuộc bạo động của thập niên 1960.
Năm 1985, khi viết về Hồng Y Joseph Ratzinger cho tờ The New York Times Magazine, Dionne được phỏng vấn ngài. Theo đó, thì cuộc bạo động của sinh viên năm 1968 đã khiến ngài xoay chiều hẳn. Ngài nói: “Lúc ấy, tôi là khoa trưởng phân khoa thần học của Đại Học Tubingen, và trong mọi cuộc tụ tập ở đại học mà tôi tham dự, tôi đều nhận ra đủ thứ khủng bố, từ khủng bố tâm lý nhẹ nhàng đến bạo động thực sự”. Bởi thế mà từ chỗ coi chủ nghĩa Mác như có tiềm năng sửa chữa một số sai lầm trong tư duy hiện đại, ngài đã nhìn nó như một thứ “khủng bố”. Ngài nói: “Tôi nghĩ trong những năm đó, tôi học được: đến lúc nào phải chấm dứt thảo luận vì nó đã trở thành dối trá và đối kháng cần được bắt đầu để duy trì tự do”
Từ đó, ta có thể thấy một người có thời cấp tiến đã trở thành người phê phán ra sao không những chủ nghĩa Mác mà cả các khuynh hướng cấp tiến hóa trong Giáo Hội, kể cả các cải cách của Vatican II và của Đức Gioan XXIII. Chính vì thế, trong loạt bài ký giả Ý Vittorio Messori phỏng vấn, trước khi làm giáo hoàng, ngài cho hay: “Ta đã và đang chứng kiến những bất đồng (trong Giáo Hội), những bất đồng xem ra đang từ tự phê tiến qua tự hủy”.
Chính vì thế, những người Công Giáo cấp tiến, như Dionne, rất lo âu khi ngài được bầu làm giáo hoàng năm 2005. Ấy thế nhưng cuối cùng, ngài tỏ ra ít bảo thủ hơn người cấp tiến lo ngại, và dù sao, cũng ít bảo thủ hơn người bảo thủ chờ mong. Các thông điệp quan trọng nhất của ngài nhất định có tính cấp tiến trong các vấn đề kinh tế, và ngài nhấn mạnh tới tình yêu Thiên Chúa hơn là phán xử của Người.
Các nghịch thường của Đức Bênêđíctô XVI, và cũng là các nghịch thường của chính Đạo Công Giáo, được thấy rõ trong hai tuyên bố dịp Giáng Sinh vừa qua. Người cấp tiến không thể không hoan hô bài ngài viết cho tờ Financial Times vào ngày 19 tháng 12, trong đó, ngài tuyên bố “Kitô hữu chiến đấu chống nghèo đói vì chân nhận phẩm giá tối cao của mọi con người nhân bản, được dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa và nhằm cùng đích sự sống đời đời”. Tuy nhiên, trong bài giảng Lễ Giáng Sinh, ngài không ngần ngại lên án hôn nhân đồng tính, bằng cách nhấn mạnh rằng người đồng tính đã quay lưng lại “yếu tính của con người nhân bản” và bác bỏ “bản nhiên của họ”.
Dù gì, Dionne cũng đồng ý với Michael Sean Winters khi ông này viết trên tờ National Catholic Reporter rằng việc từ nhiệm là “quyết định có tính hiện đại hóa hơn cả của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI” vì nó nhấn mạnh tới các trách nhiệm của vị giáo hoàng trong tư cách lãnh đạo chứ không phải “cái hào quang” của ngôi vị giáo hoàng.
Những bình luận sai lạc hoặc bất cập
Phil Lawler, trên catholicculture.org, cho rằng những câu truyện ấy nhiều đến nỗi không thể nào đính chính hết được. Tuy nhiên sau đây là một số những điều không đúng, nhưng đã “được” truyền thông thế tục thổi phồng sai lạc:
1)
2) Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI sẽ không ảnh hưởng trực tiếp tới việc chọn lựa người kế vị mình. Ngài sẽ rời Rôma sau khi từ nhiệm, để sống ít lâu tại
3) Đức Giáo Hoàng không từ chức vì gương mù xách nhiễu tình dục, vì ngài từng gánh cái gánh nặng này cả mười năm nay và đã thực hiện được nhiều tiến triển. Cũng không phải vì vụ rối bời ở Ngân Hàng Vatican, vì với viễn tượng sẽ có vị chủ tịch mới được cử nhiệm nay mai (nay có tin đã cử nhiệm rồi, một luật gia Đức, ông Ernst von Freyberg), các rối bời sẽ được vượt qua. Cũng không phải vì ngài bị trầm cảm bởi những điều đọc được trên Twitter, vì ngài không hề sử dụng internet: các nhân viên phải trình các trích dẫn trên twitter cho ngài. Ngài đã hai lần cho biết động cơ khiến ngài từ nhiệm: không đủ năng lực để tiếp tục thi hành nhiệm vụ nữa. Một lần nữa, lý thuyết cho rằng có âm mưu là điều bịa đặt.
4) Đức Giáo Hoàng không có dự định gia nhập một đan viện. Ngài sẽ có trú sở tại một tòa nhà thuộc sở hữu của
5) Đức Bênêđíctô XVI không hề ra sắc chỉ buộc vị kế nhiệm ngài phải tham dự Ngày Giới Trẻ Thế Giới tại
6) Không vị hồng y nào mất quyền bầu giáo hoàng giữa ngày Đức Giáo Hoàng từ nhiệm và ngày mở mật nghị. Giáo luật qui định rằng một hồng y chỉ mất quyền bầu cử nếu ngài quá 80 tuổi trước khi Tòa Thánh trống ngôi. Ngày trống ngôi này là ngày 28 tháng 2. Như thế Đức Hồng Y Walter Kasper sẽ có quyền bầu giáo hoàng mới, vì ngài sẽ 80 vào ngày 5 tháng 3.
Những bình luận quân bình
Phil Lawler, cũng nhân dịp này, nêu ra một số bình luận đúng đắn:
1) Quyết định của Đức Bênêđíctô XVI là vì sứ mệnh của Giáo Hội. Đó là nhận định của Linh Mục Bernardo Cervellera, giám đốc AsiaNews. Ngài coi quyết định can đảm của Đức Giáo Hoàng là sản phẩm của đức tin. Sau nhiều lần cầu nguyện liên lỉ, Đức Giáo Hoàng đã đi đến kết luận đây là ý Chúa, chứ không là gì khác. Đây là thái độ được Đức Giáo Hoàng lấy làm điển hình cho tín hữu trong buổi triều yết vào Thứ Tư Lễ Tro. Linh Mục Cervellera viết: “khi đưa ra quyết định này, ngài đã trở thành bậc thầy cho mọi Kitô hữu, mọi linh mục, giám mục, hồng y… Với quyết định này, Đức Bênêđíctô XVI muốn nói với ta rằng sự hữu hiệu của cuộc sống hệ ở việc ta hoàn toàn phó thác trong tay Chúa Kitô, Đấng thực sự bảo đảm mọi hữu hiệu của ta”.
2) Cuộc canh tan của Đức Bênêđíctô. Đó là nhận định của John O’Sullivan. Trên tờ The Spectator, ông cho rằng quyết định từ nhiệm của Đức Giáo Hoàng cho thấy: ngài đặt các đòi hỏi Tin Mừng của Giáo Hội lên trước các đòi hỏi do áp lực chính trị đặt lên ngôi vị giáo hoàng. O’Sullivan nghĩ rằng “việc từ nhiệm của ngài là giai đoạn mới nhất trong cố gắng đã hai thế kỷ qua, ngôi vị giáo hoàng rũ bỏ quyền bính trần thế và các dây nhợ của nền quân chủ thiêng liêng”.
3) Làm bối rối các nhà phê bình cho tới chót. Đó là nhận định của Michael Kelly. Viết trên tờ Irish Catholic, Kelly tin rằng Đức Giáo Hoàng đã kiệt sức sau nhiều năm tiến hành cuộc chiến thành công chống lại những vận xui, với rất ít trợ giúp quí hóa của nhân viên. Nhớ lại những vụng về và ù lỳ của Giáo Triều dưới thời vị giáo hoàng này, Kelly cho rằng “Đức Bênêđíctô đã được phục vụ một cách hết sức thiếu sót bởi những người đáng lý phải giúp ngài trong việc quản trị Giáo Hội”.
Đem lại các cơ may cho Giáo Hội
Đó là nhận định của E.J. Dionne. Viết cho tờ Washington Post, Dionne cho rằng là một nhà duy định chế (institutionalist), nghĩa là người tin rằng Giáo Hội Công Giáo là người mang chân lý trong một thế giới tội lỗi, đương nhiên Đức Bênêđíctô phải lo lắng trước viễn tượng sức khỏe yếu ớt của ngài có tác động xấu đối với tiềm năng triển nở của Giáo Hội. Là một nhà duy truyền thống (traditionalist) nhưng chịu ảnh hưởng của thế giới tân tiến, Đức Bênêđíctô vừa không lạ gì trong lịch sử Giáo Hội từng đã có những vị Giáo Hoàng từ nhiệm vì lợi ích của Giáo Hội, vừa biết rõ: một vị giáo hoàng khập khiễng vì bệnh hoạn, yếu ớt quả là một biểu tượng chẳng hay chút nào đối với thời đại kỹ thuật số.
Dionne cũng cho rằng Đức Bênêđíctô XVI là một nhà tân bảo thủ, không theo nghĩa ngoại giao mà theo nghĩa xã hội học. Giống các nhà tân bảo thủ buổi đầu cách nay 40 năm, Đức Bênêđíctô XVI từng là một người cấp tiến ôn hòa trước khi trở thành bảo thủ. Ngài bị đẩy về cánh hữu, giống rất nhiều các nhà tân bảo thủ khác, do phản ứng mạnh mẽ chống lại những cuộc bạo động của thập niên 1960.
Năm 1985, khi viết về Hồng Y Joseph Ratzinger cho tờ The New York Times Magazine, Dionne được phỏng vấn ngài. Theo đó, thì cuộc bạo động của sinh viên năm 1968 đã khiến ngài xoay chiều hẳn. Ngài nói: “Lúc ấy, tôi là khoa trưởng phân khoa thần học của Đại Học Tubingen, và trong mọi cuộc tụ tập ở đại học mà tôi tham dự, tôi đều nhận ra đủ thứ khủng bố, từ khủng bố tâm lý nhẹ nhàng đến bạo động thực sự”. Bởi thế mà từ chỗ coi chủ nghĩa Mác như có tiềm năng sửa chữa một số sai lầm trong tư duy hiện đại, ngài đã nhìn nó như một thứ “khủng bố”. Ngài nói: “Tôi nghĩ trong những năm đó, tôi học được: đến lúc nào phải chấm dứt thảo luận vì nó đã trở thành dối trá và đối kháng cần được bắt đầu để duy trì tự do”
Từ đó, ta có thể thấy một người có thời cấp tiến đã trở thành người phê phán ra sao không những chủ nghĩa Mác mà cả các khuynh hướng cấp tiến hóa trong Giáo Hội, kể cả các cải cách của Vatican II và của Đức Gioan XXIII. Chính vì thế, trong loạt bài ký giả Ý Vittorio Messori phỏng vấn, trước khi làm giáo hoàng, ngài cho hay: “Ta đã và đang chứng kiến những bất đồng (trong Giáo Hội), những bất đồng xem ra đang từ tự phê tiến qua tự hủy”.
Chính vì thế, những người Công Giáo cấp tiến, như Dionne, rất lo âu khi ngài được bầu làm giáo hoàng năm 2005. Ấy thế nhưng cuối cùng, ngài tỏ ra ít bảo thủ hơn người cấp tiến lo ngại, và dù sao, cũng ít bảo thủ hơn người bảo thủ chờ mong. Các thông điệp quan trọng nhất của ngài nhất định có tính cấp tiến trong các vấn đề kinh tế, và ngài nhấn mạnh tới tình yêu Thiên Chúa hơn là phán xử của Người.
Các nghịch thường của Đức Bênêđíctô XVI, và cũng là các nghịch thường của chính Đạo Công Giáo, được thấy rõ trong hai tuyên bố dịp Giáng Sinh vừa qua. Người cấp tiến không thể không hoan hô bài ngài viết cho tờ Financial Times vào ngày 19 tháng 12, trong đó, ngài tuyên bố “Kitô hữu chiến đấu chống nghèo đói vì chân nhận phẩm giá tối cao của mọi con người nhân bản, được dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa và nhằm cùng đích sự sống đời đời”. Tuy nhiên, trong bài giảng Lễ Giáng Sinh, ngài không ngần ngại lên án hôn nhân đồng tính, bằng cách nhấn mạnh rằng người đồng tính đã quay lưng lại “yếu tính của con người nhân bản” và bác bỏ “bản nhiên của họ”.
Dù gì, Dionne cũng đồng ý với Michael Sean Winters khi ông này viết trên tờ National Catholic Reporter rằng việc từ nhiệm là “quyết định có tính hiện đại hóa hơn cả của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI” vì nó nhấn mạnh tới các trách nhiệm của vị giáo hoàng trong tư cách lãnh đạo chứ không phải “cái hào quang” của ngôi vị giáo hoàng.
Vũ Văn An 2/15/2013 – vietcatholic.org
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét