GIÁO HOÀNG BENEDICT XVI VÀ NHÀ THẦN HỌC RATZINGER
Sáng thứ hai 11.02.2013, tôi phải vất vả lắm lái xe từ Thủ đô BERNE trở vềVề được đến nhà tại Geneva, cú điện thoại đầu tiên mà tôi nhận được là từ đài RFI báo tin Đức Giáo Hoàng BENEDICT XVI tuyên bố “Démission“ vào ngày 28.02.2013 đúng 20 giờ. Chúng tôi không dám dịch nguyên văn tiếng Pháp “Démission“ là TỪ CHỨC. Cuối cùng, đài RFI rất thông minh và tế nhị, đề nghị dịch là TỪ NHIỆM. Tôi hoàn toàn đồng ý với hai chữ TỪ NHIỆM.
Thế rồi, suốt ngày, tôi theo rõi và ghi lại Tin Tức và Bình Luận từ các đài Truyền Hình như EURONEWS, CNN, TSR1 (Thụy sĩ), TF1 (Pháp), A2 (Pháp).
Tháng 4 và 5 năm 2005, nghĩa là cách đây 8 năm, tôi đã có dịp viết về nhà Thần Học Josef RATZINGER được mau chóng bầu lên Tân Giáo Hoàng. Và tháng 2 năm nay 2013, tôi lại có dịp viết về Giáo Hoàng BENEDICT XVI từ nhiệm để dành quãng đời còn lại sống ẩn dật tại một Nhà Dòng trong khuôn viên Vatican để cầu nguyện và viết sách. Giáo sư Thần Học Josef RATZINGER trở lại với suy tư và viết sách trong một phòng vắng của Nhà Dòng.
Con người của Nhà Trí thức Tôn giáo này đã được sự tin tưởng của Đức Cố Giáo Hoàng GIOAN-PHAOLÔ II để bảo vệ Đức Tin Công Giáo. Một số người nói rằng Ngài là bảo thủ. Đức Tin Công Giáo, dựa trên nền tảng của Lời Dậy Phúc Âm, đã trải qua trên 20 Thế kỷ, không thể nhân danh “Cấp Tiến“ mà vẽ vời ngang dọc thay đổi theo thời tiết mùa đông tuyết rơi hay mùa hè nắng cháy. Thời đại ngày nay có những ồn ào cho phép hai tên “đực rựa râu xồm“ ôm nhau hôn hít và lấy nhau. Đó chỉ là nhất thời xung động. Quan điểm Công giáo về Gia đình không thể thay đổi theo với ồn ào xung động nhất thời. Nhà Thần Học Josef RATZINGER tuy thân xác đã yếu với tuổi 86, nhưng tinh thần và Đức Tin của Ngài vẫn vững như bàn thạch.
Nhà Thần Học Josef RATZINGER âm thầm sống tại một căn phòng nhỏ bé tại Nhà Dòng ở
Trong bài này, chúng tôi sẽ viết về những điểm sau đây:
1- Nhà Thần Học Josef RATZINGER được mau chóng bầu lên Giáo Hoàng năm 2000.
2- Con người Giáo sư Thần Học RATZINGER vững chắc bảo vệ Đức Tin.
3- Giáo Hoàng BENEDICT XVI về hưu để âm thầm cầu nguyện và viết sách.
+++
I. Nhà Thần Học Josef
RATZINGER được mau chóng bầu lên Giáo Hoàng thứ 265 năm 2005
Tin Vatican (Vis 19/04/2005) - Vào khoàng
06 giờ 15 chiều ngày thứ Ba, ngày 19 tháng 4 năm 2005, giờ Roma, tức 11 giờ 15
tối thứ Ba, ngày 19/04/2005, giờ Việt Nam, chuông Đền Thờ Thánh Phêrô vang dội
và một làn khói trắng đã thoát ra từ ống khói của Nhà Nguyện Sistina, dân chúng
vui mừng vỗ tay và càng lúc càng đông từ khắp nơi tuôn tới, hồi hộp đứng chờ
tuyên bố tên của vị tân Giáo Hoàng vừa được 115 vị Hồng Y tuyển chọn.Vào khoảng 06 giờ 40 chiều thứ Ba, ngày 19/04/2005, mọi người vui mừng lắng nghe báo tin, Đức Hồng Y Josef Ratzinger, người Đức, được bầu làm Giáo Hoàng thứ 265 của Giáo Hội Công Giáo, với tên hiệu là Benedict XVI.
Đức Josef Ratzinger, niên trưởng Hồng Y Đoàn, nguyên tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin, chủ tịch Ủy Ban Tòa Thánh về Thánh Kinh, chủ tịch Ủy Ban Thần Học Quốc Tế, sinh ngày 16/4/1927 tại Marktlam Inn, Đức quốc. Ngài được thụ phong linh mục ngày 29/6/1951.
Thân phụ ngài là một cảnh sát viên xuất thân từ một gia đình nông dân miền Hạ Baviera. Thời thiếu niên, ngài theo học tại Traunstein và bị gọi nhập ngũ phục vụ với tư cách quân nhân dự bị trong lực lượng phòng không Đức Quốc Xã vào những tháng sau cùng của Thế Chiến Thứ Hai.
Sau chiến tranh, từ 1946 đến 1951, ngài theo học Triết Học và Thần Học tại Đại Học Munich. Sau khi được thụ phong linh mục năm 1951, ngài tiếp tục học Cao Học tại Traunstein. Năm 1953, ngài được cấp bằng Tiến Sĩ Thần Học với đề tài: "Dân Chúa trong học thuyết của Thánh Augustinô về Giáo Hội".
Bốn năm sau đó, ngài trở thành Giáo Sư Đại Học. Ngài dạy Tín Lý và Thần Học Căn Bản tại Viện Cao Học Freising, sau đó, tại Bonn từ 1959 đến 1969, tại Munster từ 1963 đến 1966, tại Tubinga từ 1966 đến 1969. Từ năm 1969, ngài là Giáo Sư Thần Học Tín Lý và Lịch Sử Tín Lý tại Đại Học Regensburg và là phó Giám Đốc viện Đại Học này.
Năm 1962, lúc 35 tuổi, ngài đã rất nổi tiếng trên thế giới và trở thành cố vấn cho Tòa Thánh tại Công Đồng Chung Vatican II, cũng như cố vấn cho Đức Hồng Y Joseph Frings, lúc ấy là Tổng Giám Mục Cologne.
Trong vô số các tác phẩm của ngài, nổi tiếng nhất là cuốn "Nhập Môn Kitô Giáo" xuất bản năm 1968, và cuốn "Tín Lý và Mạc Khải" tổng hợp các suy tư, bài giảng và tiểu luận dành riêng cho việc mục vụ, xuất bản năm 1973.
Tháng 3 năm 1977, Đức Giáo Hoàng Phaolô VI bổ nhiệm ngài là Tổng Giám Mục Munich và Freising. Ngài được tấn phong ngày 28/5/1977.
Liền đó, ngài được Đức Giáo Hoàng Phaolô VI tấn phong Hồng Y ngày 27/6/1977.
Ngày 25/11/1981, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II cử ngài giữ chức tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin, chủ tịch Ủy Ban Tòa Thánh về Thánh Kinh, và chủ tịch Ủy Ban Thần Học Quốc Tế.
Ngài đã từng là phát ngôn viên tại Thượng Hội Đồng Giám Mục kỳ 5 (1980), chủ tịch Đại Biểu tại Thượng Hội Đồng Giám Mục kỳ 6 (1983).
Ngài được bầu làm phó niên trưởng Hồng Y Đoàn ngày 6/11/1998. Ngày 30/11/2002, Đức Thánh Cha đã phê chuẩn việc các Hồng Y bầu ngài là niên trưởng Hồng Y Đoàn.
Trong 6 năm (1986-1992), ngài đã là chủ tịch Ủy Ban Soạn Thảo Sách Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo.
Tại giáo triều Rôma, ngài là thành viên:
-Bộ Quan Hệ với Các Dân Nước.
-Bộ Giáo Hội Đông Phương, Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích, Bộ Giám Mục, Bộ Rao Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc, Bộ Giáo Dục Công Giáo.
-Hội Đồng Tòa Thánh về Hiệp Nhất Các Tín Hữu Kitô, Hội Đồng Tòa Thánh đặc trách Văn Hóa.
-Ủy Ban Châu Mỹ La Tinh và Ủy Ban Giáo Hội Chúa.
Và đã được bầu làm vị Giáo Hoàng thứ 265 của Giáo Hội Công Giáo ngày 19/04/2005.
Chỉ sau 26 tiếng họp và 5 lần bỏ phiếu, Hội Đồng Hồng Y đã nhanh chóng bầu được một Đức Giáo Hoàng mới (Habemus Papam). Khói trắng bay lên báo tin mừng vào 17 giờ 50 vào chiều hôm nay. Điều đáng mừng hơn nữa, chính Đức Hồng Y Joseph Ratzinger được chọn lựa vào chức vụ cao quý này. Bởi vì trong quá khứ, Ngài được coi như một cộng sự viên tín cẩn và có ảnh hưởng lớn nhứt đối với Cố Giáo Hoàng GIOAN-PHAOLÔ II và nhờ vậy, đường lối Giáo Hội sẻ được tiếp tục không thay đổi.
+++
II. Con người Giáo Sư Thần
Học RATZINGER vững chắc bảo vệ Đức Tin
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế(VietTUDAN Số/No.vtdi0213/05.05.05)
Tân Giáo Hoàng với Tên BENEDICT XVI
Trong Lịch sử bầu Giáo Hoàng, chưa lần nào bầu lẹ như lần này. Các nhà bình luận đưa ra 4 lý do chính sau đây:
Hồng Y Joseph RATZINGER, nhà Thần học nổi tiếng, đã được các Hồng Y biết tới nhiều.
Ngài là cánh tay phải của Cố Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II. Hồng Y đoàn muốn sự nối tiếp của Cố Giáo Hòang
Trước những trào lưu mới tục hóa Tôn giáo, Lập trường bảo vệ Tín Lý Công giáo của Hồng Y Joseph RATZINGER là vững chãi nhất.
Lớp tuổi trẻ, qua sự tạo dựng của Cố Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II, cần những điểm tựa vững chắc trước những trào lưu có thể làm lung lay Đức Tin.
Lập trường của con người Hồng Y Josef RATZINGER
Đức Hồng Y COTTIER, Thụy sĩ, cố vấn thường trực của Cố Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II, nay đã về hưu, từng biết Hồng Y Joseph RATZINGER, đã tả Hồng Y Josef RATZINGER là một người sống đơn giản, khiêm nhường. Linh mục Paul VALADIER, Giáo sư Phân Khoa Dòng Tên tại Paris, nói rằng mặc dầu Hồng Y Joseph RATZINGER trước công chúng, tỏ ra lạnh lùng, nhưng trong những thảo luận tư, Ngài là người lưu ý lắng nghe, tươi cười và rất tế nhị.
Tìm hiểu về con người và Lập trường của Hồng Y Joseph RATZINGER để thấy tầm ảnh hưởng của con người này khi trở thành Lãnh đạo tối cao của Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ.
Linh mục Paul VALADIER, trong cuộc Phỏng vấn của báo L’EXPRESS, tuần từ 25.04—01.05.2005, đã trình bầy hai khía cạnh của con người Hồng Y Joseph RATZINGER: đó là con người TRÍ THỨC và con người GIÁO ĐIỀU.
Con người TRÍ THỨC (Intellectuel)
Hồng Y Josef RATZINGER là Giáo sư Thần học của nhiều Đại Học. Luận án Tiến sĩ của Ngài là về Thánh AUGUSTIN, một Vị Thánh lớn của Giáo Hội. Nhưng Thánh AUGUSTIN đã là người sống cuộc sống trần thế rất sôi nổi. Một số Triết gia Hiện Sinh đã nói nhiều về cuộc sống thế tục hiện sinh của Thánh AUGUSTIN. Luận án Tiến sĩ của Hồng Y Josef RATZINGER chắc chắn tìm hiểu những khía cạnh hiện sinh này của Thánh AUGUSTIN.
Là Giáo sư Thần Học của nhiều Đại Học, và với thái độ của một nhà Trí thức, tinh thần tìm hiểu và đón nhận những khía cạnh khác nhau của đời sống tôn giáo, phải có trong con người của Hồng Y Josef RATZINGER. Con người Trí thức ấy phải mang tinh thần cởi mở trước những trào lưu tư tưởng mới.
Con người GIÁO ĐIỀU (Doctrinaire)
Nhưng đứng về phương diện Tín Lý Công Giáo, thì Hồng Y Josef RATZINGER lại tỏ là con người Giáo điều. Con người Giáo điều là con người khăng giữ những điều mình tin và chấp nhận. Giáo sư Paul VADADIER phân biệt rằng một con người Giáo điều mà không trí thức, rất dễ trở thành độc đoán, độc tài, bắt người khác phải theo mình, trong khi ấy con người Giáo điều mà Trí thức là con người giữ vững lòng tin của mình sau khi đã lắng nghe, tìm hiểu và nhận ra sự thật của lòng tin của mình.
Chính khía cạnh Trí thức của con người Hồng Y Josef RAZINGER làm cho con người Giáo điều của Ngài có sự lắng nghe những mới mẻ. Nhưng những mới mẻ theo thời gian này rất khó lay chuyển những điều mà Hồng Y đã xác tín.
Nhận xét sự biến chuyển của Hồng Y Josef RATZINGER
Người ta đã nhận xét Hồng Y Josef RATZINGER ở ba giai đoạn biến chuyển:
Khi Đức Tổng Giám Mục Cologne, Joseph FRINGS, chọn Giáo sư Thần Học Josef RATZINGER làm chuyên viên cho mình trong Công Đồng Vatican II, thì nhà chuyên viên này được coi là có khuynh hướng cấp tiến (progressiste). Đây là khía cạnh trí thức của con người Josef RATZINGER ở thời điểm có những nhen nhúm xáo động, đòi hỏi của tuổi trẻ thời ấy. Hồng Y Josef RATZINGER đã nói nhiều sau này về những năm 1968 của tuổi trẻ.
Khi Hồng Y Josef RATZINGER làm việc tại Roma, nhất là về việc bảo vệ Đức Tin, thì người ta nhận thấy nơi Ngài hình ảnh của con người Giáo điều, mệnh danh Ngài là con người bào thủ (conservateur).
Trong thời gian là cánh tay phải của Cố Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II, với sự cởi mở của Cố Giáo Hoàng, Hồng Y Josef RATZINGER chịu những ảnh hưởng, nghĩa là khía cạnh trí thức nơi Ngài làm việc nhiều hơn. Qua những bài nói mới đây, nhất là khi Ngài lên làm Giáo Hoàng, người ta bắt đầu nghĩ rằng vị Tân Giáo Hoàng không phải hoàn toàn bị gán cho chữ bào thủ nữa. Con người trí thức sẽ làm việc và có thể có những biến chuyển mở rộng căn bản.
Lập trường về một số vấn đề thời đại
Lập trường của Hồng Y Josef RATZINGER rất rõ rệt về những vấn đề sau đây của thời đại:
Vấn đề ly dị: Ngài không chấp nhận.
Vấn đề phá thai: Ngài không chấp nhận.
Vấn đề Gia đình: Ngài coi Gia đình là nền tảng của bộ mặt xã hội. Tại gia đình, Đức tin được nuôi dưỡng.
Lập gia đình đồng phái: Ngài không chấp nhận.
Nữ giới làm Linh mục: Ngài không chấp nhận.
Âu châu văn hóa: Ngài nói rằng Âu châu là một châu về Văn hóa, chứ không phải về Địa lý, vì vậy Ngài thấy Thổ Nhĩ Kỳ nhập vào Liên Âu sẽ có những việc rắc rối.
+++
III. Giáo Hoàng BENEDICT XVI về hưu để âm thầm cầu
nguyện và viết sách
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
(VietTUDAN Số/No.vtd0569/14.02.2013)
Khi đài RFI báo tin Đức Giáo
Hoàng BENEDICT XVI tuyên bố “Démission“, tôi cũng rất sửng sốt như mọi
người lần đầu tiên nghe tin này, từ những người đang thăm viếng Đền Thánh Phêrô
đến những nhân vật Tôn giáo, Chính trị. Lần từ chức cuối cùng của một Vị Giáo
Hoàng đã cách đây 600 năm. Khoảng thời gian dài 6 thế kỷ này đã làm người ta
không còn tưởng tượng đến một Vị Giáo Hoàng xin từ nhiệm. Đó là lý do khi Đức
Gáo Hoàng BENEDICT XVI tự ý tuyên bố TỪ NHIỆM, thì mọi người sửng sốt. Nhưng từ
sửng sốt, người ta tìm hiểu thêm, thì theo Báo, Đài, người ta bắt đầu khen
quyết định TỪ NHIỆM của Ngài là: (i) Sức khỏe của Ngài không cho phép, chứ
không phải Ngài sợ sệt trước những vấn đề sôi động thời cuộc; (ii) Ngài tự mình
suy tư và lấy quyết định quan trọng, đó là hành động can đảm của một Trí thức;
(iii) Tâm trí Ngài còn rất sáng suốt nghĩ đến tương lai Giáo Hội; (iv) Ngài làm
Cách Mạng trong Giáo quyền.Sức khỏe của Ngài không cho phép, chứ không phải Ngài sợ sệt trước những vấn đề sôi động thời cuộc.
Có một số nhà bình luận cho rằng vào đầu Thế kỷ mới này, Giáo Hội Công giáo gặp nhiều những trào lưu xã hội tấn công, nên Giáo Hoàng BENEDICT XVI trốn chạy. Nhưng một số những nhà bình luận khác lấy ra những tỉ dụ Lịch sử, cho thấy rằng con người của Giáo sư Thần Học Josef RATZINGER luôn luôn vững tin ở mình và sẵn sàng tìm hiểu để giải quyết.
Thực vậy, vào những năm 60-70, Phong trào Thần Học Giải Phóng nổi lên tại Nam Mỹ do ảnh hưởng quá mạnh của Ý thức hệ Cộng sản thời thịnh hành nhất. Có thể nói đây là Phong trào tấn công vào Vatican còn mạnh hơn những vấn đề thời nay. Nhưng Nhà Thần Học Josef RATZINGER không những không trốn chạy, mà còn quyết tâm chống lại Phong trào Thần Học Giải Phóng. Chính bản thân chúng tôi vào năm 1968 đã chứng kiến một Giám Mục từ Nam Mỹ đến AULA MAGNUM của Đại Học Fribourg để thuyết giảng về Thần Học Giải Phóng. Có lẽ Giám Mục NGUYỄN THÁI HỢP, hồi ấy cũng học tại Fribourg, còn nhớ đến buổi Diễn Thuyết này về Thần Học Giải Phóng của Vị Giám Mục đến từ Nam Mỹ. Giáo sư Thần Học Josef RATZINGER, trong môi trường Đại học thời ấy tràn đầy “Gauchistes“, đã là cột trụ chống lại trào lưu Thần Học Giải Phóng này.
Việc Giáo Hoàng BENEDICT XVI từ nhiệm không phải là Ngài ngại sợ những trào lưu tấn công vào Giáo Hội Công Giáo, nhưng chính vì thân xác của Ngài yếu đi về sức khỏe, không giống như thời Ngài còn đầy đủ sức khỏe như những năm 1960-1970 để đối chọi với những trào lưu tấn công.
Chính Đức Giáo Hoàng BENEDICT XVI đã tuyên bố rõ rệt việc từ nhiệm là do sức khỏe:
“Après avoir examiné ma conscience devant Dieu, à diverses reprises, je suis parvenu à la certitude que mes forces, en raison de l’avancement de mon âge, ne sont plus aptes à exercer adéquatement le ministère.” (Journal LA LIBERTE, Mardi 12 Février 2013, page 3)
(Sau khi đã đã duyệt xét lương tâm của mình trước Thiên Chúa, với những trường hợp khác nhau, tôi đã đi đến điều chắc chắn rằng sức khỏe của mình, vì tuổi tác càng lớn, không cho phép tôi thi hành tương xứng nhiệm vụ.”
Ngài tự mình suy tư và lấy quyết định quan trọng, đó là hành động can đảm của một Trí thức
Sau 600 năm không còn tiền lệ Giáo Hoàng từ nhiệm, nhưng Đức BENEDICT XVI đã từ nhiệm, không phải là vì tiền lệ, nhưng là từ suy tư tự do với tất cả những đắn đo. Đây là quyết định của một Trí thức can đảm, đã gạt ra ngoài những ảnh hưởng xã hội vây quanh, gạt ra một bên những ràng buộc tập tục, mà chỉ hành động hoàn toàn theo suy tư ĐỘC LẬP của đầu óc mình. Ngài đã lấy Lý trí và Lương tâm mình để thắng ngoại cảnh ràng buộc. Người ta gọi đây là sự CAN ĐẢM của một Trí thức.
Chính Đức Giáo Hoàng GIOAN-PHALÔ II, trong cuốn “Universi dominici gregis “, xuất bản tháng 2 năm 1996, đã viết:
“S’il arrive que le Pontife Romain renonce à sa charge, il est requis pour la validité que la renonciation soit faite librement et qu’elle soit dûment manifestée, mais non pas qu’elle soit acceptée par qui que ce soit.” (Nếu xẩy ra việc một Giáo Hoàng La Mã từ nhiệm, thì việc đó có hiệu lực khi mà việc từ nhiệm phải được làm với TỰ DO và việc từ nhiệm phải công khai tuyên bố, chứ không phải buộc chấp nhận bởi bất cứ ai mặc lòng)
Tâm trí Ngài còn rất sáng suốt nghĩ đến tương lai Giáo Hội
Việc từ nhiệm này không phải là quyết định của một người già đã lú lẫn. Tâm trí Giáo Hoàng còn minh mẫn. Ngài nghi đến tương lai Giáo Hội trước những sôi động mới của xã hội và Ngài chân nhận rằng sức khỏe của Ngài không cho phép đối chọi với toàn thể những sôi động ấy. Ngài không cố chấp khư khư giữ lấy vị trí của mình mà Giáo Hội phải thiệt thòi. Đây là sự sáng suốt của một nhà Trí thức và đồng thời, cũng là sự khiêm nhường của một con người biết chân nhận khả năng thân xác của mình.
Pierre VEYA, nhà Bình Luận của nhật báo LE TEMPS (Thụy sĩ) ngày 12.02.2013, viết ở trang nhất:
“La renonciation de Benoît XVI est la réponse honnête d’un intellectuel dont le corps se dérobe. Il y a dans ce geste une grandeur et une lucidité qui forcent le respect. En cela, Benoît XVI est un homme fidèle à lui-même, modeste et sans grands calculs. (LE TEMPS Mardi 12 Février 2013, page 1)
(Việc từ nhiệm của Giáo Hoàng BENEDICT XVI là câu trả lời thành tâm của một Trí thức mà thân xác đã mệt lả không vững. Có trong cử chỉ này một sự cao thượng to lớn và một sự sáng suốt để bắt người ta phải kính trọng. Trong việc này, Giáo Hoàng BENEDICT XVI là một người trung thực với chính mình, khiêm nhường và không có những tính toán lớn lao.)
Ngài làm Cách Mạng trong Giáo quyền
Điều mà các Báo, Đài nhắc ra nhiều nhất để ca tụng Đức Giáo Hoàng BENEDICT XVI, đó là việc TỪ NHIỆM này là một cuộc Cách Mạng trong truyền thống Giáo quyền của Giáo Hội Công Giáo. Người ta thường nói rằng “những quyết định của Giáo Hội chậm rì vì các Hồng Y già nua phải chống gậy rê từng bước, chứ không đi nhanh được.“
Hành động TỪ NHIỆM khi tuổi tác đã cao, thân thể yếu đi, là hành động Cách Mạng trong Giáo quyền Công Giáo. Giáo Hoàng BENEDICT XVI muốn nói rằng trong Giáo quyền, một Tâm trí linh hoạt cần một thân thể khỏe mạnh. Tính cách Cách Mạng của việc TỪ NHIỆM, từ nay, làm gương để Giáo quyền nghĩ đến những khía cạnh sau đây:
-Khi Giáo Hoàng già nua có thể TỪ NHIỆM, thì những Hồng Y, những Giám Mục đã quá lớn tuổi cũng phải nghĩ đến việc VỀ HƯU, nhường trách nhiệm lại cho những người còn sức khỏe lanh lợi.
-Sau 600 năm không có Giáo Hoàng nào TỪ NHIỆM vì truyền thống của 600 năm, thì nay chính Giáo Hoàng BENEDICT VI mở ra một tiền lệ mới ở thời đại tân tiến ngày nay. Đó là quyết định Cách Mạng trong Giáo quyền.
-Người ta phê bình đầu óc của Hồng Y Josef RATZINGER là bảo thủ, nhưng hành động TỪ NHIỆM cho thấy rằng Ngài là “Cấp tiến“, muốn phá đi tryuền thống đã kéo dài trong 600 năm. Cấp tiến không phải là theo những sôi động nhất thời. Bảo thủ không phải là cứ khư khư giữ lấy truyền thống. Nhà Thần Học Josef RATZINGER bảo vệ những giá trị Đức Tin ngàn đời, không phải là bảo thủ. Cũng vậy Giáo sư Thần Học Josef RATZINGER sẵn sàng theo những cái mới, không phải vì hai chữ Cấp tiến, mà chính vì Lý luận Trí thức của Ngài thấy việc làm đó là đúng.
Nhật báo TRIBUNE DE GENEVE ngày thứ Ba, 12.02.2013, đã đăng đầu đề lớn ở trang nhất: LE RETRAIT DU PAPE SONNE COMME UNE RÉVOLUTION (Việc rút lui của Giáo Hoàng reo lên tiếng chuông của một cuộc Cách Mạng)! Mở đầu bình luận cho cả trang báo, tác giả viết:
“La démission de Benoît XVI peut aussi ouvrir la porte à une modernisation de l’Église. RÉVOLUTION: En renonçant à son Pontificat pour des raisons de santé, Josef RATZINGER bouleverse l’Église catholique!”
(Việc từ nhiệm của Giáo Hoàng BENEDICT XVI cũng có thể mở cửa cho việc cải tiến Giáo Hội. CÁCH MẠNG: Khi từ bỏ triều đại Giáo Hoàng của mình vì lý do sức khỏe, Nhà Thần Học Josef RATZINGER khuấy động Giáo Hội Công Giáo!)
Giáo Sư Tiến Sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét